id
int64
39
19.8M
url
stringlengths
31
264
title
stringlengths
1
182
text
stringlengths
1
316k
__index_level_0__
int64
1
7.91M
19,787,005
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19787005
Giải đua ô tô Công thức 1 Ấn Độ
Giải đua ô tô Công thức 1 Ấn Độ là một chặng đua Công thức 1 từng xuất hiện trong lịch Công thức 1. Nó được tổ chức tại trường đua Buddh International ở khu vực 25 dọc theo đường cao tốc Yamuna ở huyện Gautam Buddh Nagar, bang Uttar Pradesh từ năm 2011 đến 2013. Chặng đua đầu tiên diễn ra vào ngày 30 tháng 10 năm 2011 và là cuộc đua thứ 17 của mùa giải Công thức 1 năm 2011. Cuộc đua khai mạc thuộc về tay đua người Đức Sebastian Vettel. Jaypee Sports International Limited là nhà tổ chức giải đua ô tô Công thức 1 ở Ấn Độ và đã ký hợp đồng 5 năm với Công ty quản lý Công thức 1 (FOM) để tổ chức sự kiện này ở Ấn Độ. Vào tháng 8 năm 2013, FIA thông báo rằng giải đua ô tô Công thức 1 Ấn Độ sẽ không diễn ra vào năm 2014 trước khi quay trở lại thời điểm đầu mùa giải vào năm 2015. Sau đó, vì tranh chấp thuế với chính quyền Uttar Pradesh, điều đó cũng đã bị từ bỏ. Trường đua. Trường đua Buddh International được xây dựng cách New Delhi khoảng 50 km về phía nam ở Greater Noida, có chiều dài 5,137 km và được thiết kế bởi nhà thiết kế trường đua nổi tiếng người Đức Hermann Tilke. Trường đua dự kiến hoàn thành vào mùa xuân năm 2011 nhưng không thể đáp ứng được do chậm tiến độ. Tuy nhiên, việc bàn giao chính thức diễn ra 12 ngày trước ngày đua đầu tiên (30/10/2011). Chi phí xây dựng của trường đua này là từ 290 đến 400 triệu euro. Lịch sử. Kế hoạch tổ chức giải đua ô tô Công thức 1 Ấn Độ đã có sẵn vào năm 1997, dự kiến ở . Năm 2003, Ấn Độ chỉ có hai trường đua cố định, một ở Chennai (Irungattukottai) và trường đua Kari ở Coimbatore. Vào thời điểm đó, hai địa điểm rộng 240 ha ở vùng lân cận sân bay Bengaluru đã được kiểm tra. Ngoài ra, ở bang Andhra Pradesh, Thủ hiến Chandrababu Naidu đã dành 610 ha đất gần sân bay ở Hyderabad. Vào tháng 12 năm 2003, một thỏa thuận trước bảy năm để tổ chức sự kiện này ở Hyderabad vào năm 2007 đã được ký kết và trường đua đó đã được xây dựng gần làng Gopanapally, gần ngoại ô Hyderabad với diện tích bao gồm 553 ha đất. Tất cả các tay đua giành chiến thắng. Tất cả các chặng đua được tổ chức tại trường đua Buddh International.
7,901,457
19,787,057
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19787057
Vi Đức Thọ
Vi Đức Thọ (sinh ngày 22 tháng 11 năm 1976, người Thái) là chính trị gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ông hiện là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sơn La, Đại biểu Quốc hội khóa XV từ Sơn La, Ủy viên Ủy ban Xã hội của Quốc hội. Ông từng là Bí thư Huyện ủy Sông Mã, tỉnh Sơn La. Vi Đức Thọ là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, học vị Cử nhân Kinh tế xây dựng, Thạc sĩ Quản lý dự án xây dựng, Cao cấp lý luận chính trị. Ông có sự nghiệp đều công tác ở quê nhà Sơn La. Xuất thân và giáo dục. Vi Đức Thọ sinh ngày 22 tháng 11 năm 1976 tại xã Mường Bon, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, quê quán ở xã Tú Nang, huyện Yên Châu. Ông là người dân tộc Thái, lớn lên và tốt nghiệp phổ thông ở Mai Sơn, thi đỗ Trường Đại học Xây dựng Hà Nội vào năm 1995, đến thủ đô nhập học rồi tốt nghiệp Cử nhân chuyên ngành Kinh tế xây dựng. Từ ngày 19 tháng 9 năm 2011 đến ngày 28 tháng 9 năm 2012, ông sang Anh theo học cao học ở Đại học Portsmouth, nhận bằng Thạc sĩ Quản lý dự án xây dựng. Ông được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 2 tháng 6 năm 2006, trở thành đảng viên chính thức sau đó 1 năm, từng theo học các khóa chính trị ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và có chứng chỉ Cao cấp lý luận chính trị. Hiện ông thường trú ở Tổ 7, thành phố Sơn La. Sự nghiệp. Tháng 4 năm 2002, sau khi hoàn thành quá trình học tập, Vi Đức Thọ được tuyển dụng công chức vào Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La, bổ nhiệm làm Chuyên viên Văn phòng Sở Xây dựng tỉnh. Ông công tác liên tục thời gian dài ở đây, lần lượt là Chuyên viên, Chuyên viên chính, Phó Chánh Văn phòng rồi Chánh Văn phòng Sở Xây dựng Sơn La. Tháng 9 năm 2012, sau khi trở về từ Anh, ông được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Sở Xây dựng Sơn La. Đến tháng 11 năm 2014, ông được điều về huyện Sông Mã, chỉ định vào Ban Thường vụ Huyện ủy, nhậm chức Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện. Tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2015–2020, ông được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, rồi sau đó được phân công làm Bí thư Huyện ủy huyện Sông Mã. Vào ngày 7 tháng 5 năm 2019, Vi Đức Thọ được Tỉnh ủy giới thiệu, rồi được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sơn La, Bí thư Đảng đoàn. Sau đó, ngày 26 tháng 8 cùng năm, ông được bầu bổ sung vào Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La, tiếp tục tái đắc cử Thường vụ Tỉnh ủy tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020–2025. Năm 2021, ông ứng cử đại biểu quốc hội từ Sơn La, bầu cử ở đơn vị bầu cử số 3 gồm huyện Vân Hồ, Mộc Châu, Phù Yên, Bắc Yên, rồi trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV với tỷ lệ 83,56%. Trong nhiệm kỳ này, ông được phân công làm Ủy viên Ủy ban Xã hội của Quốc hội.
7,901,465
19,787,406
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19787406
Tống Văn Băng
Tống Văn Băng (sinh ngày 17 tháng 7 năm 1974) là chính trị gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ông hiện là Đảng ủy viên, Trưởng Ban Tổ chức Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội khóa XV từ Hải Phòng. Ông từng là Thành ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng. Tống Văn Băng là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, học vị Cử nhân tiếng Anh, Thạc sĩ Luật Quốc tế, Cao cấp lý luận chính trị. Ông có khởi đầu từ nghề giáo trường đại học rồi chuyển sang ngành công đoàn Việt Nam. Xuất thân và giáo dục. Tống Văn Băng sinh ngày 17 tháng 7 năm 1974 tại xã An Hòa, huyện An Hải, nay là huyện An Dương, thành phố Hải Phòng. Ông lớn lên và tốt nghiệp phổ thông ở Hải Phòng, học đại học ngoại ngữ và tốt nghiệp hai bằng gồm Cử nhân tiếng Anh và Cử nhân Luật Quốc tế, sau đó học cao học và nhận bằng Thạc sĩ Luật Quốc tế. Ông được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 14 tháng 3 năm 2001 tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, trở thành đảng viên chính thức sau đó 1 năm, từng theo học các khóa chính trị ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị. Hiện ông thường trú ở phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, Hải Phòng. Sự nghiệp. Tháng 11 năm 1998, sau khi hoàn thành chương trình đại học và cao học, Tống Văn Băng được tuyển dụng vào Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, bắt đầu công tác ở vị trí Giảng viên Luật, Bộ môn Luật Hàng hải. Tháng 9 năm 2002, ông vừa giảng dạy, vừa công tác thanh niên, được bầu làm Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Thành đoàn Hải Phòng khóa X, nhiệm kỳ 2002–2007, và Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Trường. Hết nhiệm kỳ khóa X, ông chuyển sang ngành công đoàn, được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Công đoàn Trường Hàng hải, bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động thành phố khóa XII, nhiệm kỳ 2008–2013, và đồng thời là Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Giới thiệu việc làm của trường. Kết thúc nhiệm kỳ ở trường, vào tháng 5 năm 2013, ông được bầu vào Ban Thường vụ, là Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Liên đoàn Lao động thành phố khóa XIII, nhiệm kỳ 2013–2018, và cũng là Ủy viên Ủy Ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Sau đó ông chuyển sang làm Trưởng Ban Tổ chức Liên đoàn Lao động thành phố từ tháng 5 năm 2015, rồi Phó Chủ tịch thường trực Liên đoàn Lao động thành phố từ tháng 7 năm 2016. Tháng 6 năm 2018, Tống Văn Băng được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bí thư Đảng đoàn, Bí thư Đảng ủy cơ quan, Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng. Ông được bầu bổ sung vào Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố trong năm 2018, đến tháng 10 năm 2020 thì tái đắc cử Thành ủy viên tại Đại hội Đảng bộ thành phố Hải Phòng lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020–2025. Năm 2021, với sự giới thiệu của Đảng ủy, ông tham gia ứng cử đại biểu quốc hội, tại đơn vị bầu cử số 1 gồm quận Hồng Bàng, Lê Chân, huyện Thủy Nguyên, Cát Hải, Bạch Long Vĩ, rồi trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV với tỷ lệ 90,59%. Trong khóa này, ông cũng là Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội. Vào ngày 29 tháng 8 năm 2022, ông được miễn nhiệm công tác tại Hải Phòng, được bổ nhiệm làm Trưởng Ban Tổ chức Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
7,901,515
19,787,413
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19787413
Mazaceae
Mazaceae là một họ thực vật trong bộ Lamiales. Họ này được James L. Reveal mô tả vào năm 2011. Các chi trong họ này trước đây được gộp vào họ Phrymaceae và trong các phân loại cũ hơn thì được xếp vào họ Scrophulariaceae. Các chi. Các chi bao gồm:
7,901,517
19,787,639
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19787639
Downsizing (phim)
Downsizing (tạm dịch: Thu nhỏ) là một bộ phim hài kịch, khoa học viễn tưởng của Hoa Kỳ năm 2017 do Alexander Payne làm đạo diễn, kịch bản đồng viết bởi Payne và Jim Taylor với sự tham gia diễn xuất của Matt Damon, Christoph Waltz, Hồng Châu và Kristen Wiig. Phim kể về câu chuyện của Paul Safrânek - một gã trung niên bị mắc kẹt trong mớ công việc trị liệu nhàm chán đã quyết định thực hiện quy trình thu nhỏ cơ thể được khoa học phát minh nhằm bắt đầu cuộc sống mới trong một cộng đồng thử nghiệm, hành trình của Paul rẽ sang hướng bất ngờ sau khi anh kết bạn với một nhà hoạt động xã hội nghèo đói. Quá trình quay phim được thực hiện tại Ontario, Canada vào ngày 1 tháng 4 năm 2016. "Downsizing" công chiếu lần đầu tại Liên hoan phim Quốc tế Venice lần thứ 74 vào ngày 30 tháng 8 năm 2017 và được hãng Paramount Pictures chính thức phát hành chiếu rạp tại Hoa Kỳ gần 4 tháng sau đó. Phim là bom xịt phòng vé, chỉ thu được 55 triệu USD so với kinh phí sản xuất 68–76 triệu USD và nhận về nhiều đánh giá trái chiều từ phía các nhà phê bình. Tuy nhiên, "Downsizing" vẫn được Ủy ban Quốc gia về Phê bình Điện ảnh bình chọn là một trong mười bộ phim hay nhất năm 2017, màn nhập vai của Hồng Châu được xem là nhân tố nổi bật nhất trong toàn bộ dàn diễn viên khi mang về cho cô một đề cử hạng mục Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất tại Lễ trao giải Quả cầu vàng lần thứ 75. Cốt truyện. Để giải quyết bài toán đau đầu về tình trạng bùng nổ dân số và sự nóng lên toàn cầu, nhà khoa học người Na Uy - Tiến sĩ Jørgen Asbjørnsen đã đi một nước cờ táo bạo - phát minh ra "Downsizing" - quy trình thu nhỏ vật liệu hữu cơ không thể đảo ngược. Ông trở thành một phần của nhóm đối tượng thử nghiệm đầu tiên trên con người khi tình quyện thu nhỏ cơ thể xuống còn khoảng 5 inch nhằm giảm thiểu tối đa diện tích đất đai chiếm hữu, không gian sinh hoạt cũng như tiết kiệm nguyên liệu. Sau khi công bố kết quả trong một hội nghị 5 năm sau đó, toàn thế giới đã chấn động trước sự kiện mang tính bước ngoặt này. Mười năm sau, Paul và Audrey Safrânek - một cặp vợ chồng ở Omaha đang vật lộn khó khăn về tài chính đến mức không có đủ tiền mua nổi căn nhà - tình cờ gặp bộ đôi thu nhỏ Dave và Carol Johnson tại buổi họp mặt trường trung học cũ của Paul. Thay vì chú tâm vào những mánh khóe quảng cáo bảo vệ môi trường, Dave cho rằng lý do thực sự đằng sau "Downsizing" chính là việc tiết kiệm được một khoảng tiền khổng lồ khi con người nhỏ lại. Hồ hởi vào hy vọng những khó khăn do gánh nặng cơm áo gạo tiền trong cuộc sống sẽ được hóa giải hết, nhà Safrânek quyết định đăng ký thủ tục "Downsizing" và chuyển đến Leisureland, New Mexico. Tuy nhiên cho đến phút cuối khi nằm trong phòng hồi sức, Paul lại nhận được cuộc gọi từ Audrey báo rằng cô hối hận và không muốn thực hiện theo kế hoạch nữa, hai vợ chồng cãi nhau gay gắt rồi ly thân kể từ đó. Một năm sau, Paul ký giấy ly dị, chia đôi tài sản, chuyển đến căn hộ nhỏ và bắt đầu hành nghề dịch vụ khách hàng để trang trải chi phí sinh hoạt vì giấy phép vật lý trị liệu trước đó của anh đã hết hiệu lực. Rồi anh theo đuổi mối tình với một bà mẹ đơn thân nhưng cuối cùng mọi chuyện chẳng đi đến đâu. Tức giận, anh lao đầu vào tiệc tùng thâu đêm do người hàng xóm mờ ám Dušan tổ chức. Sáng hôm sau, Paul nhận ra một trong những người dọn dẹp nhà cửa của Dušan là Trần Ngọc Lan - thời sự đưa tin nhân vật này là nhà hoạt động chính trị người Việt Nam bị buộc phải thu nhỏ trái với ý muốn và nhốt vào nhà tù. Sau đó cô trốn thoát trong chiếc hộp đựng Tivi, xém mất mạng khi chuyển đến Hoa Kỳ và được đưa về Leisureland một năm trước đó để đoạn chi. Vì muốn giúp Ngọc Lan lắp chân giả, Paul đến căn hộ của cô và bị sốc bởi đây là khu ổ chuột tồi tàn nhất nằm ngay bên ngoài bức tường Leisureland - khu sinh sống tạm bợ của nhân viên dịch vụ cộng đồng. Ngọc Lan nhờ Paul cố gắng giúp đỡ người bạn bệnh nặng đang hấp hối, tuy nhiên vì không phải là bác sĩ nên Paul chỉ có thể cho cô một ít thuốc giảm đau. Khi lắp đặt linh kiện vào chân giả, Paul vô tình làm gãy mất nên buộc phải trở thành trợ lý của Lan cho đến khi cô có một chiếc chân mới thay thế. Anh không chỉ hoàn thành công việc dọn dẹp mà còn phải đi đến nhiều nhà hàng khác nhau để gói thức ăn thừa, mang nó về khu ổ chuột và trao cho những người già neo đơn tại đây. Sau khi biết những gì Paul đang làm, Dušan cố gắng giúp Paul thoát thân bằng cách giao nhiệm vụ cho anh vận chuyển đồ tiếp tế đến khu dân cư đầu tiên của những người thu nhỏ. Điều bất ngờ là Ngọc Lan cũng quyết định đi cùng vì tình cờ cô có lời mời đến thăm tiến sĩ Asbjørnsen, trước đó ông đã nghe được về hành trình vượt thoát đầy đau đớn của Lan. Tại một vịnh hẹp ở Na Uy, trên chiếc thuyền do Joris Konrad - bạn của Dušan lái, tiến sĩ Asbjørnsen thông báo các nhà khoa học vừa xác định do phản hồi tích cực của lượng khí thải mêtan ở Bắc Cực, tận thế sẽ đến nhanh hơn và loài người sẽ sớm bị tuyệt chủng. Paul hỏi liệu việc thu nhỏ có cứu được nhân loại không, tiến sĩ cho biết quy trình này đến quá muộn vì cho đến nay chỉ có 3% dân số thế giới chọn thu nhỏ. Và trên chuyến hành trình ấy, Paul thường mát xa bàn chân đau buốt bị đoạn của Lan, dần dần hai người có ấn tượng tốt và đã ân ái cùng nhau. Khi đến khu vực tập trung, mọi người trong đoàn lữ hành phát hiện tại đây đang thực hiện một kế hoạch dự phòng bí ẩn. Nhằm tránh ngày tận thế, những người thu nhỏ đến trước đã đào một căn hầm lớn dưới lòng đất để trú ẩn trong khoảng 8000 năm cho đến khi môi trường bề mặt ổn định. Dušan và Joris hoài nghi về kế hoạch này, trong khi Paul rất hào hứng được vào hầm và muốn Ngọc Lan đi cùng, tuy nhiên cô từ chối và nói rằng ngay cả khi loài người tuyệt chủng, thì đó cũng là chuyện sẽ diễn ra vài trăm năm nữa, những cá nhân cần giúp đỡ chính là những người còn sót lại trên mặt đất. Khi cửa hầm gần đóng lại, Paul đã thay đổi quyết định trong phút cuối, anh chạy ra ngoài và ôm chầm lấy Lan. Trở lại Leisureland, Paul cùng Ngọc Lan tiếp tục chăm sóc những người dân trong khu ổ chuột, họ cảm thấy mãn nguyện từ những hành động nhỏ nhặt như mang bữa tối cho một cụ già. Diễn viên. Có rất nhiều vai diễn khách mời trong phim, tiêu biểu trong số đó phải kể đến như Joaquim de Almeida trong vai giám đốc hội nghị - tiến sĩ Oswaldo Pereira. James Van Der Beek nhập vai bác sĩ gây mê - bạn học cũ của Paul và cũng là người trò chuyện trong buổi họp mặt trường trung học của họ. Neil Patrick Harris và Laura Dern vào vai Jeff/Laura Lonowski - một cặp vợ chồng chào bán quảng cáo cho Leisureland. Niecy Nash với tư cách là nhân viên bán hàng của Leisureland, Margo Martindale hóa thân thành người phụ nữ nhỏ bé trên xe buýt đưa đón, Donna Lynne Champlin trở thành quản trị viên của Leisureland, Don Lake là hướng dẫn viên Matt của Leisureland và cuối cùng là Kerri Kenney-Silver nhập vai bà mẹ đơn thân Kristen - đối tượng Paul hẹn hò sau khi anh ly hôn. Sản xuất. Trong suốt bảy năm gián đoạn giữa những lần phát hành các tác phẩm hợp tác "Sideways" (2004) và "The Descendants" (2011). Bộ đôi Alexander Payne và Jim Taylor đã dành hai năm rưỡi để viết kịch bản cho "Downsizing", dự tính ban đầu đây sẽ là bộ phim tiếp theo Payne thực hiện sau "Sideways" cho đến khi bị thay thế bởi "The Descendants" và "Nebraska" (2013). Đến ngày 5 tháng 11 năm 2014, báo chí chính thức truyền thông "Downsizing" sẽ là dự án tiếp theo của Payne sau "Nebraska". Payne, Taylor và Mark Johnson đồng sản xuất "Downsizing" trong khi khâu kịch bản được chấm bút bởi Payne và Taylor. Vào ngày 8 tháng 1 năm 2015, cánh truyền thông đưa tin Annapurna Pictures sẽ tài trợ và sản xuất bộ phim, Ad Hominem Enterprises - công ty của Payne và Taylor góp phần tham gia vào giai đoạn hậu kỳ. Hãng 20th Century Fox dự định ban đầu sẽ phân phối bộ phim nhưng đến ngày 2 tháng 10 năm 2015 thì Paramount Pictures chính thức giành được quyền phát hành. Reese Witherspoon đã tham gia dự án vào năm 2009, thời điểm đó Paul Giamatti và Sacha Baron Cohen cũng được chọn gia nhập dàn diễn viên thủ vai chính. Vào ngày 5 tháng 11 năm 2014, Matt Damon chính thức được nhận vai trong phim thay thế Giamatti. Đến ngày 7 tháng 1 năm 2015, Witherspoon xác nhận vẫn tiếp tục tham gia dự án và đây sẽ là lần hợp tác tiếp theo của cô với đạo diễn Payne kể từ tác phẩm "Election" (1999). Một ngày sau, thông báo cho biết Alec Baldwin, Neil Patrick Harris và Jason Sudeikis sẽ đồng hành cùng bộ phim tuy nhiên sau đó Baldwin lại quyết định rời dự án. Hơn một năm sau, Christoph Waltz và Hồng Châu tham gia "Downsizing", trong khi Kristen Wiig sẽ thay thế vị trí của Witherspoon làm vợ nhân vật do Damon thủ vai. Đến tháng 8 năm 2016, Margo Martindale được chọn vào một vai nhỏ trong phim. Quá trình quay phim chính thức bắt đầu vào ngày 1 tháng 4 năm 2016 lần lượt tại các địa điểm thuộc vùng Mississauga, Toronto, Ontario, đại học Toronto Mississauga và bảo tàng Aga Khan. Việc ghi hình sau đó tiếp tục diễn ra ở Markham, Omaha, Los Angeles và Trollfjorden tại Na Uy. Rolfe Kent đảm nhận phần soạn nhạc cho bộ phim. Phát hành. "Downsizing" công chiếu lần đầu tiên tại Liên hoan phim Venice lần thứ 74 vào ngày 30 tháng 8 năm 2017 và sau đó có màn ra mắt tại Liên hoan phim quốc tế Toronto 2017. Phim được Paramount Pictures phát hành ở các rạp chiếu Mỹ vào ngày 22 tháng 12 năm 2017. Tại Hoa Kỳ và Canada, "Downsizing" phát hành cùng thời điểm với "Father Figures" và "Pitch Perfect 3", cũng như phiên bản mở rộng của "The Shape of Water" và "Darkest Hour", phim được dự đoán sẽ thu về 10–12 triệu đô la Mỹ từ 2.668 rạp trong suốt bốn ngày khai trương cuối tuần. "Downsizing" đã kiếm được 2.1 triệu trong ngày đầu tiên (bao gồm 425.000 đô la Mỹ từ các bản xem trước vào tối thứ Năm) và tiếp tục thu về 4.95 triệu trong ba ngày cuối tuần công chiếu, đứng vị trí thứ 7 phòng vé. Doanh thu đánh dấu sự thất bại tài chính trong nước lần thứ 3 của hãng Paramount Pictures, nối đuôi sau "Mother!" và "Suburbicon". Tuần tiếp theo, phim tuột 5% doanh thu xuống còn 4.7 triệu, xếp thứ 9 trong danh sách. Đóng màn, bộ phim đã thu về lợi nhuận tổng cộng 24.4 triệu USD tại hai quốc gia là Hoa Kỳ và Canada, cùng với 30.6 triệu USD ở các vùng lãnh thổ khác. Tổng doanh thu đạt ngưỡng 55 triệu USD so với kinh phí sản xuất khoảng 68 triệu USD. Video tại gia. Phim được phát hành trên Digital HD vào ngày 6 tháng 3 năm 2018 và theo 3 định dạng Ultra HD Blu-ray, Blu-ray, DVD ở ngày thứ 20 trong cùng tháng. Đón nhận. Trên trang web tổng hợp bình luận Rotten Tomatoes, bộ phim nhận được tỷ lệ tán dương đạt ngưỡng 47% dựa trên 301 bài đánh giá, với điểm trung bình ở mức 5.7/10. Phần lớn những lời phê bình đồng thuận trong nhận định: ""Downsizing" tập hợp một dàn diễn viên tài năng để theo đuổi một số ý tưởng thực sự thú vị - điều này có thể vừa đủ để một số khán giả tha thứ cho những thiếu sót gây khó chịu trong thành phẩm cuối cùng." Trên Metacritic, phim có số điểm trung bình 63/100 dựa trên 48 nhà phê bình, cho thấy "các bài đánh giá nhìn chung là thuận lợi". Cuộc thăm dò ý kiến khán giả bởi CinemaScore đã cho điểm trung bình bộ phim là "C" trên thang điểm từ A+ đến F. Cây bút Todd McCarthy của tờ "The Hollywood Reporter" - người cuối cùng đã bình chọn "Downsizing" là bộ phim hay nhất năm 2017 của bản thân - đã ca ngợi tác phẩm "to lớn và đẹp", ông đánh giá cao về phần chỉ đạo và màn thể hiện của dàn diễn viên chính, đồng thời nhận định "đây là một bộ phim mang tính nhân văn sâu sắc, giống như những tác phẩm kinh điển hay nhất của Hollywood, nó mang đến cảm giác trọn vẹn trong từng khoảnh khắc và vượt thời gian. Đây là cú tung xúc xắc đầy rủi ro, nhưng lại trúng số độc đắc sáng tạo." Nhà phê bình Xan Brooks của tờ "The Guardian" ưu ái dành cho "Downsizing" số điểm 5/5 sao, gọi bộ phim là "kiệt tác thu nhỏ của Alexander Payne". Bên cạnh đó, Peter Travers của tờ "Rolling Stone" chấm 3.5/4 sao và cho biết "với những màn trình diễn đáng kinh ngạc và hiệu ứng đặc biệt, tác phẩm châm biếm khoa học giả tưởng của đạo diễn Alexander Payne tràn ngập niềm vui của những điều bất ngờ." Ngược lại, cây bút David Sims của "The Atlantic" lại đánh giá tiêu cực về bộ phim và viết: "Nếu Payne có sự kết hợp của nhiều thể loại, thì "Downsizing" có thể là một kiệt tác. Tiết lộ nhé (không cần phải in nhỏ): anh ấy thì không." Keith Uhlich của "tạp chí Slant" đã chấm bộ phim 1.5/4 sao và cho biết: "Payne [...] có vẻ như nghĩ rằng anh ấy đang đưa ra một tuyên bố vĩ đại nào đó. Vì vậy, bạn chỉ cần ngồi lại và ngạc nhiên về cái cách mà tầm với của anh liên tục vượt xa khỏi tầm tay chính mình." Ngoài ra, nhà phê bình Richard Brody của tờ "The New Yorker" nhận định thêm "Downsizing" là "ba phim trong một - một phim khá, một phim xuất sắc và một phim khủng khiếp. Chúng thống nhất trong việc hiện thực hóa ý tưởng lớn của tác phẩm, nhưng sức căng của phim chạy theo ý tưởng lớn lại là điểm yếu bao trùm của nó."
7,901,546
19,787,648
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19787648
Các bài toán của Landau
Tại hội nghị toán học quốc tế năm 1912, Edmund Landau đã liệt kê ra bốn bài toán về số nguyên tố. Các bài toán được nói theo lời của ông "chưa thể tấn công được tại trạng thái hiện tại của toán học" và nay được gọi là các bài toán của Landau. Các bài toán đó như sau: , cả bốn bài toán vẫn chưa được giải. Quá trình giải. Giả thuyết Goldbach. Giả thuyết yếu của Goldbach phát biểu rằng mọi số lẻ lớn hơn 5 có thể viết thành của ba số nguyên tố, giả thuyết này là hệ quả của giả thuyết Goldbach. Ivan Vinogradov chứng minh giả thuyết yếu cho "n" đủ lớn (xem định lý Vinogradov) trong 1937, lúc sau được Harald Helfgott mở rộng thành bài chứng minh đầy đủ cho giả thuyết yếu trong 2013. Định lý Chen, một dạng yếu hơn khác của giả thuyết, phát biểu rằng cho mọi "n" đủ lớn, formula_1 trong đó "p" là số nguyên tố còn "q" là số nguyên tố hoặc nửa nguyên tố. Bordignon, Johnston, và Starichkova, sửa lại và củng cố bài của Yamada, đưa ra bản cụ thể hơn của định lý Chen: mọi số chẵn lớn hơn formula_2 là tổng của số nguyên tố và tích của tối đa hai số hai nguyên tố. Bordignon & Starichkova giảm nó đi còn về formula_3 nếu giả sử Giả thuyết Riemann tổng quát cho L-hàm Dirichlet. Montgomery và Vaughan đã chứng minh tập ngoại lệ của các số chẵn không thể viết thành tổng của hai số nguyên tố có mật độ bằng không, mặc dù tập này vẫn chưa được chứng minh là hữu hạn. Cận tốt nhất hiện tại trên tập ngoại lệ là formula_4 (với "x" đủ lớn) được tìm bởi Pintz, và formula_5 dưới giả định RH, do Goldston tìm ra. Linnik đã chứng minh rằng các số chẵn đủ lớn có thể viết thành của tổng của hai số nguyên tố và một hằng số không hiệu quả "K" là luỹ thừa của 2. Sau rất nhiều cải tiến (xem bài của Pintz), Pintz và Ruzsa đã rút về "K" = 8. Giả thuyết số nguyên tố sinh đôi. Yitang Zhang đã chứng minh rằng có vô số cặp số nguyên tố có khoảng cách giữa chúng nhỏ hơn 70 triệu, kết quả này sau được cải tiến chỉ còn 246 nhờ nỗ lực hợp tác của dự án Polymath. Dưới giả thuyết Elliott–Halberstam tổng quát, kết quả chỉ lui về còn 6, mở rộng các công trình đi trước của Maynard và Goldston, Pintz & Yıldırım. Trần Cảnh Nhuận chứng minh có vô số số nguyên tố "p" (sau được gọi là số nguyên tố Chen) sao cho "p" + 2 là số nguyên tố hoặc nửa nguyên tố. Giả thuyết Legendre. Ta chỉ cần kiểm tra mỗi khoảng cách số nguyên tố bắt đầu từ "p" nhỏ hơn formula_6. Bảng của các khoảng cách tối đại cho thấy giả thuyết vẫn đúng cho đến 264 ≈ 1.8. Nếu có ví dụ phản chứng gần kích thước đó thì nó cần phải có khoảng cách gấp trăm triệu lần khoảng cách trung bình. Järviniemi, cải tiến bài của Heath-Brown và Matomäki, chứng minh rằng có tối đa formula_7 số nguyên tố ngoại lệ có khoảng cách đứng sau lớn hơn formula_8; cụ thể hơn, nghĩa là Một kết quả được tìm bởi Ingham chứng minh rằng tồn tại số nguyên tố nằm giữa formula_10 và formula_11 cho "n" đủ lớn. Số nguyên tố gần chính phương. Bài toán thứ tư của Landau hỏi liệu có vô số số nguyên tố có dạng formula_12 với "n" nguyên. (Danh sách các số nguyên tố dưới dạng này nằm trong .) Bài toán này là hệ quả của một số giả thuyết lý thuyết số khác chẳng hạn như giả thuyết Bunyakovsky và giả thuyết Bateman–Horn. , bài toán này vẫn còn mở. Một ví dụ của các số nguyên tố gần chính phương là số nguyên tố Fermat. Henryk Iwaniec chứng minh có vô số số có dạng formula_13 và có tối đa hai ước nguyên tố. Ankeny và Kubilius chứng minh rằng nếu giả sử giả thuyết Riemann mở rộng cho các "L"-hàm số trên ký tự Hecke, thì có vô số số nguyên tố dưới dạng formula_14 với formula_15. Giả thuyết Landau là dạng mạnh hơn khi formula_16. Kết quả tốt nhất không điều kiện là của Harman & Lewis và nó cho formula_17. Merikoski, cải tiến từ các công trình trước, chứng minh có vô số số nguyên dạng formula_13 có ước nguyên tố lớn nhất của nó ít nhất formula_19. Thay số mũ đó với 2 sẽ ra giả thuyết Landau. Sàng Brun tìm ra cận trên của mật độ các số nguyên tố có dạng formula_12: có formula_21 số nguyên tố như thế cho tới formula_22. Do đó hầu như mọi số có dạng formula_13 là hợp số.
7,901,550
19,787,659
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19787659
Cao nguyên Arabia
Cao nguyên Arabia (tiếng Anh: Arabia Terra) là một vùng cao nguyên rộng lớn ở phía Bắc Sao Hỏa, nằm phần lớn trong Tứ giác Arabia, một phần nhỏ nằm trong Tứ giác Mare Acidalium. Vùng này có mật độ hố va chạm dày đặc và bị xói mòn nghiêm trọng. Kiểu địa hình như vậy cho thấy cao nguyên Arabia đã tồn tại từ rất lâu, đây cũng là một trong những cao nguyên lâu đời nhất trên hành tinh này. Chiều dài ở nơi rộng nhất lên đến 4.500 km, khu vực phía đông và phía nam cao hơn 4 km so với phía tây-bắc. Trung tâm của vùng có tọa độ là 21°B, 6°Đ. Bên cạnh nhiều hố va chạm, cao nguyên Arabia còn có các hẻm núi uốn lượn đổ về vùng đất thấp phía bắc của hành tinh. Tên gọi. Cao nguyên Arabia được đặt tên vào năm 1879 sau khi nhà thiên văn học Giovanni Schiaparelli quan sát Sao Hỏa và chỉ ra các khu vực địa hình albedo trên bản đồ, ông đặt tên vùng này theo Bán đảo Ả Rập ở Trái Đất. Điểm nổi bật. Cao nguyên Arabia có nhiều kiểu địa hình thú vị. Ở vùng này có nhiều hố va chạm dạng bệ đỡ, là những hố va chạm mà địa hình quanh nó tương đối bằng phẳng để rồi khi kết thúc sẽ tạo thành một vách núi thẳng đứng, trông như những bệ đỡ tượng. Các gò đất bằng phẳng quanh hố va chạm có nhiều lớp, có thể được hình thành trong lúc núi lửa hoạt động, do gió hoặc do lắng đọng dưới nước. Các vệt dốc tối được quan sát thấy ở lưu vực Tikhonravov, một hố va chạm lớn bị xói mòn. Các vệt này xuất hiện trên sườn dốc và thay đổi dần theo thời gian. Lúc đầu, chúng có màu sẫm, sau đó chuyển sang màu sáng hơn, có thể là do sự lắng đọng của bụi mịn sáng màu từ khí quyển. Theo các nhà khoa học, những vệt này có thể được hình thành do bụi lăn xuống dốc, tương tự như tuyết lở ở Trái Đất. Các vụ thiên thạch rơi gần đây. Một thiên thạch đã rơi xuống ở cao nguyên Arabia vào khoảng thời gian từ ngày 30 tháng 6 năm 2002 đến ngày 5 tháng 10 năm 2003. Người ta thấy một hố va chạm nhỏ có đường kính khoảng 22,6 mét được bao quanh bởi vật chất sáng và tối đang phun ra. Hố nằm gần 20,6 độ bắc, 356,8 độ tây. Quan sát qua thiết bị chụp ảnh hồng ngoại, chúng ta thấy rõ sự xuất hiện của hố va chạm này.
7,901,551
19,787,741
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19787741
Louis I, Thân vương xứ Condé
Louis I de Bourbon, Thân vương xứ Condé (7 tháng 5 năm 1530 – 13 tháng 3 năm 1569) là một nhà lãnh đạo và tướng quân nổi tiếng của Kháng cách Pháp (Huguenot), người sáng lập chi nhánh Condé của Nhà Bourbon. Xuất thân từ một vị trí tương đối không quan trọng về mặt chính trị dưới thời trị vì của Vua Henri II, sự ủng hộ của Thân vương xứ Condé đối với các tín hữu Huguenot, và vai trò lãnh đạo trong âm mưu của Amboise và hậu quả của nó đã đẩy ông trở thành trung tâm của chính trị Pháp. Bị bắt dưới triều đại của François II sau đó được trả tự do, ông đã lãnh đạo lực lượng Huguenot trong ba cuộc nội chiến đầu tiên trong Chiến tranh Tôn giáo Pháp trước khi bị xử tử sau thất bại trong Trận Jarnac năm 1569.
7,901,569
19,787,747
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19787747
Classy (nhóm)
Classy (; ; cách điệu thành CLASSy hoặc CLASS:y) là một nhóm nhạc nữ Hàn Quốc được thành lập thông qua chương trình thi đấu thực tế "My Teenage Girl" của đài MBC và được đồng quản lý bởi M25, công ty con của MBK Entertainment và Universal Music Japan. Nhóm bao gồm bảy thành viên: Won Ji-min, Kim Seon-you, Myung Hyung-seo, Hong Hye-ju, Kim Ri-won, Park Bo-eun và Yoon Chae-won. Họ chính thức ra mắt vào ngày 5 tháng 5 năm 2022, với đĩa mở rộng (EP) "Class Is Over". Tên. Tên của nhóm, Class:y, được đề xuất bởi những người xem "My Teenage Girl" thông qua trang web Naver và được chọn bởi M25. Nó được lấy cảm hứng từ sự quyến rũ "classy" ("sang trọng") của các thành viên và tiếp tục chủ đề liên quan đến trường học của "My Teenage Girl", đề cập đến "class" ("lớp học") và "highest grade". Sự nghiệp. Sự thành lập thông qua "My Teenage Girl". Classy được thành lập thông qua chương trình thi đấu thực tế "My Teenage Girl" của đài MBC phát sóng từ ngày 28 tháng 11 năm 2021 đến ngày 27 tháng 2 năm 2022. Chương trình có 83 thí sinh nữ đến từ các quốc gia khác nhau. Trong đêm chung kết trực tiếp vào ngày 27 tháng 2 năm 2022, các thành viên cuối cùng được xác định bởi người xem thông qua bình chọn và tính điểm. Myung Hyung-seo là cựu thành viên của Busters; Kim Ri-won là cựu diễn viên nhí và người mẫu. 2022–nay: "Class is Over", "Lives Across", "Day&Night" và "Dancing Dol Stage". Vào tháng 3, nhóm đã biểu diễn bài hát "Surprise" trên nhiều chương trình ca nhạc. Đĩa mở rộng đầu tay của họ, "Class Is Over", được phát hành vào ngày 5 tháng 5. Vào ngày 26 tháng 5 năm 2022, Classy phát hành series thứ hai của đĩa mở rộng đầu tay, "Lives Across". Vào ngày 10 tháng 5 năm 2022, họ thông báo sẽ ra mắt tại Nhật Bản với đĩa đơn "Shut Down -JP Ver.-" vào ngày 22 tháng 6. Vào ngày 20 tháng 9 năm 2022, Classy đã xác nhận rằng sẽ trở lại với một album mới vào ngày 26 tháng 10 năm 2022. Vào ngày 11 tháng 10, Classy đã đăng một bức ảnh về lịch trình cho album mới "Day&Night" của họ qua SNS. Vào tháng 11 năm 2022, Classy được thông báo sẽ phát hành một album tiếng Nhật vào tháng 1 năm 2023. Vào ngày 22 tháng 11, Classy được thông báo sẽ tham gia với tư cách là thí sinh trong mùa thứ hai của chương trình thi đấu thực tế "Dancing Dol Stage" của đài SBS. Vào ngày 21 tháng 12, có thông báo rằng Classy sẽ trở lại với đĩa đơn tiếng Nhật thứ hai mang tên "TARGET" và tổ chức buổi hòa nhạc dành cho người hâm mộ đầu tiên tại Nhật Bản vào tháng 2 năm 2023. Vào ngày 7 tháng 2, Classy được thông báo sẽ là thí sinh trong chương trình sống còn thứ ba của họ, "The Next - Battle of The K-Pop Girl Groups".
7,901,573
19,787,894
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19787894
Chính sách đối nội của Vladimir Putin
Chính sách đối nội của Vladimir Putin là những quan điểm, hành động liên quan đến các chính sách đối nội của Vladimir Putin trong nhiệm kỳ của ông với tư cách là Tổng thống Nga, cũng như những ảnh hưởng của Chủ nghĩa Putin và chương trình lập pháp của Putin trong nước Nga. Trước đây ông từng là Tổng thống từ năm 2000 đến 2008, và đã giữ vị trí này từ năm 2012. Các chính sách đối nội của Putin, đặc biệt là trong giai đoạn đầu trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông, nhằm mục đích tạo ra sự tập quyền chặt chẽ. Vào ngày 13 tháng 5 năm 2000, ông ban hành sắc lệnh phân chia 89 đối tượng liên bang của Nga thành 7 các quận liên bang do các đại diện do chính ông chỉ định giám sát để tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý liên bang. Putin cũng theo đuổi chính sách mở rộng các chủ thể liên bang đó là giảm số lượng từ 89 chủ thể năm 2000 xuống còn 83 chủ thể hiện nay sau khi các khu tự trị của Nga được hợp nhất với các chủ thể mẹ. Theo Stephen White, nước Nga dưới thời Tổng thống Putin đã nói rõ rằng họ không có ý định thiết lập một "phiên bản thứ hai" của hệ thống chính trị Mỹ hay Anh, mà là một hệ thống gần gũi hơn với truyền thống và hoàn cảnh của Nga. Chính quyền của Putin thường được mô tả là một chế độ "dân chủ có chủ quyền". Thuật ngữ này lần đầu tiên được đề xuất từ Vladislav Surkov vào tháng 2 năm 2006, thuật ngữ này nhanh chóng trở nên phổ biến ở Nga và được cho là đã thống nhất các giới tinh hoa chính trị khác nhau xoay quanh nó. Theo những người ủng hộ nó, các hành động và chính sách của chính phủ trên hết phải nhận được sự ủng hộ phổ biến trong chính nước Nga và không được quyết định từ các thế lực bên ngoài đất nước. Thành tích ấn tượng nhất của Putin trong nhiệm kỳ tổng thống thứ nhất là ngay khi vừa lên cầm quyền ông đã vực dậy nền kinh tế Nga từ chỗ suy thoái nhiều năm liền chuyển sang tăng trưởng. Nước Nga bắt đầu hồi sinh dưới sự lãnh đạo của Putin. Các chính sách. Củng cố quyền lực. Khi bộ máy chính phủ mới của Putin hình thành sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2000, các bộ mặt nhiều ảnh hưởng cũ thời Yeltsin gồm cả Lãnh đạo Nhân sự Aleksandr Staliyevich Voloshin và Thủ tướng Mikhail Mikhailovitch Kasyanov vẫn giữ được nhiều quyền kiểm soát đối với các chính sách và sự chỉ đạo của chính phủ mới. Mặt khác, Putin cũng được hậu thuẫn bởi một nhóm các nhà cải cách kinh tế từ quê hương Sankt-Peterburg của ông, và có thể tin cậy cũng như có được ủng hộ từ cái gọi là "siloviki". (Nhóm này được gọi là những thành viên vẫn giữ nhiều quyền lực bên trong các cơ quan an ninh Nga, họ tự coi mình là những người bảo vệ quyền lợi quốc gia khỏi các chính trị gia và các quan chức tham lam, và thường được cung cấp đầy đủ thông tin về mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị Nga.) Sự đấu tranh – và hợp tác – giữa nhiều nhóm đó là đặc trưng lớn nhất của nhiệm kỳ thứ nhất của Tổng thống Putin. Ngày 24 tháng 2 năm 2004, chưa tới một tháng trước cuộc bầu cử, Putin đã cách chức Thủ tướng Kasyanov và toàn bộ chính phủ Nga và chỉ định Viktor Borisovich Khristenko làm quyền thủ tướng. Ngày 1 tháng 3, ông chỉ định Mikhail Yefimovich Fradkov vào vị trí này. Ngay khi trúng cử, Putin đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm tái lập quyền lực tuyệt đối của Kremlin đối với đời sống chính trị Nga. Thời Yeltsin, 89 vùng lãnh thổ chính trị cấp dưới liên bang ở nước Nga (các nước cộng hoà, vùng, krai, Moskva và Sankt-Peterburg) đều được trao những quyền tự trị rất lớn. Trong khi hành động cải cách triệt để này có mục tiêu nhằm giúp cho các thủ đoạn chính trị của Yeltsin trong giai đoạn đầu thập niên 1990, nó cũng dẫn tới tình trạng phá vỡ các quy tắc liên bang và góp phần làm lớn mạnh các phong trào li khai, nổi tiếng nhất như tại Chechnya. Vì thế, một trong những đạo luật đầu tiên của Putin, nhằm tái lập lại cái mà ông gọi là "quyền lực theo chiều dọc" – nghĩa là quay trở lại với hệ thống liên bang từ trên xuống theo truyền thống. Trong hành động đầu tiên, Putin thông báo chỉ định bảy vị "đại diện toàn quyền" của tổng thống. Trong khi được coi là hành động thức hai nhằm phá vỡ kiểu nhà nước liên bang thời Yeltsin, vì nhiều lý do hệ thống đại diện toàn quyền đã mang lại một số thành công. Những tháng đầu tiên trong nhiệm kỳ tổng thống thứ nhất của Putin được đánh dấu bằng sự dàn xếp quan hệ với các nhóm tài chính-công nghiệp lớn, mà các nguồn tài chính cũng như các đế chế truyền thông của họ từng là những vũ khí quan trọng trong cuộc chiến tranh chính trị xảy ra trong nước những năm trước đó. Các thành viên chủ chốt trong bộ máy cũ của Yeltsin – thường được gọi thông tục là "Gia đình" – do ông trùm tài phiệt Vladimir Aleksandrovich Gusinsky, người từng ủng hộ bộ đôi Primakov/Luzhkov cầm đầu. Trong vòng một năm từ khi Putin lên nắm quyền, Gusinsky từ lúc là một kẻ có ảnh hưởng trở thành người bị giam vào tù. Những lời chỉ trích trong nước và quốc tế buộc tội Putin đã đạo diễn các phiên tòa xử các nhân vật đầu sỏ chính trị như Boris Abramovich Berezovsky, Vladimir Aleksandrovich Gusinsky, và sau này là Mikhail Borisovich Khodorkovsky như một phần trong nỗ lực của Kremlin nhằm kiểm soát toàn bộ phương tiện truyền thông Nga và các lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế Nga. Về phần mình, chính quyền của Putin đã đưa ra lập luận rằng những hành động của họ chống lại các nhân vật đầu sỏ trên dựa trên tinh thần pháp luật và nhằm kìm chế cũng như hủy bỏ những vấn đề xung đột nghiêm trọng trong nền kinh tế Nga sau nhiều năm có được đặc quyền đặc lợi. Kế thừa quá khứ. Putin không ủng hộ việc xóa bỏ quá khứ Liên bang Xô viết ra khỏi lịch sử nước Nga — vốn là chính sách trước kia của Yeltsin nhằm mục đích chính là đối phó với các đối thủ của Đảng Cộng sản Nga. Ông đã miêu tả niềm tin của mình rằng Liên Xô trước kia là một phần quan trọng trong lịch sử Nga và những di sản của Liên Xô có một ảnh hưởng lớn trên việc hình thành xã hội Nga hiện đại. Vì thế, Putin đã đưa một số biểu tượng thời Xô viết đã quay trở lại nước Nga, như lá cờ đỏ của Hồng quân, tiêu ngữ "Ngôi sao Xô Viết", và Quốc ca Liên Xô (được sửa chữa lời nhưng giữ nguyên nền nhạc) – tất cả những thứ đó đã tạo được ấn tượng tốt với đa số dân chúng Nga. Trả lời những người chỉ trích các hành động đó, Putin đã đưa ra lý lẽ rằng ông là tổng thống của mọi người Nga - gồm cả những người về hưu đã mất mọi thứ cùng với sự chuyển tiếp thời hậu Xô viết, những người vẫn trung thành với những biểu tượng của quá khứ. Tổng thống Putin và ê kíp cầm quyền mới cho rằng, con đường phát triển duy nhất đúng cho nước Nga không phải là đoạn tuyệt với quá khứ và thực hiện chủ nghĩa tư bản mô thức phương Tây, mà Nga phải đi một con đường phù hợp với truyền thống, lịch sử, giá trị riêng có của Nga với tư cách là một cường quốc Âu - Á, và triết lý phát triển của nước Nga là: phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết thống nhất xã hội; xây dựng một nhà nước trung ương hùng mạnh, tập trung quyền lực cao; một “"nền dân chủ có thể kiểm soát"”; một “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội”; nâng cao đời sống của nhân dân; bảo đảm an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ; cải thiện vị thế nước Nga trên trường quốc tế với tính cách là một cường quốc. Có thể nói, tư duy về triết lý phát triển nước Nga như vậy đã kế thừa phần nào đó từ lịch sử và truyền thống của nước Nga và của cả Liên Xô. Vấn đề Chechnya. Cách tiếp cận và xử lý vấn đề khủng hoảng Chechnya một cách cứng rắn của Putin đã nhanh chóng lôi cuốn sự ủng hộ của dân chúng. Việc Putin lên nắm quyền chỉ đạo chính phủ vào tháng 8 năm 1999 trùng khớp với sự tái hiện tình trạng gây hấn của cuộc xung đột hầu như đã yên tĩnh tại Bắc Caucasus, khi những người Chechnya tập hợp với nhau và xâm nhập nước Daghestan láng giềng. Cả trong nước Nga và bên ngoài, uy tín của Putin trước công chúng ngày càng tăng qua cách xử lý cứng rắn nhiệm vụ khó khăn này. Trong chiến dịch vận động bầu cử Duma mùa thu năm 1999, các phương tiện truyền thông đại chúng do Kremlin kiểm soát hoặc có liên minh với họ đã cáo buộc các đối thủ chính của Putin không cương quyết với chủ nghĩa khủng bố. Khi đã lên nắm quyền tổng thống ngày 31 tháng 12 năm 1999, Putin đã thực hiện một cuộc viếng thăm chưa từng có tới doanh trại quân đội Nga ở Chechnya, một trong những hình ảnh sớm nhất mà dân chúng Nga thấy được là vị tổng thống tạm quyền của họ đang thị phạm những con dao săn cho các binh sĩ. Suốt mùa đông năm 1999, chính phủ Putin thường xuyên tuyên bố thắng lợi đã ở gần tầm tay. Quân đội Nga đã chiếm được thủ đô Grozny sau một cuộc vây hãm từ cuối năm 1999 đến tháng 2 năm 2000. Các nhóm nhỏ phiến quân Chechnya tiếp tục đánh du kích ở khu vực Bắc Kavkaz trong 9 năm tiếp theo cho đến năm 2009, về cơ bản quân Nga đã dập tắt được phiến quân Chechnya và còn thu phục họ, sử dụng như một lực lượng tinh nhuệ (Lực lượng Chechen). Ưu tiên mới. Năm 2018, Tổng thống Nga Putin nêu ưu tiên đối nội trong nhiệm kỳ mới bằng cách nỗ lực hướng tới mục tiêu tạo công ăn việc làm, gia tăng thu nhập, cải thiện y tế và xây dựng cơ sở hạ tầng mới. Trong bài diễn văn toàn quốc sau khi chiến thắng của ông Putin trong cuộc bầu cử tổng thống cuối tuần qua được công nhận, nhà lãnh đạo này thừa nhận sẽ là vô trách nhiệm khi cam kết toàn bộ những thiếu sót sẽ được khắc phục ngay. Tổng thống tái đắc cử Nga khẳng định, việc tiến hành tranh luận về hoạt động của nhà chức trách nước này là cần thiết, song cho rằng không có chỗ cho các đối thủ của Điện Kremlin thực hiện chủ nghĩa dân túy vô trách nhiệm. Kinh tế phục hồi đã tạo điều kiện cho chính quyền của Tổng thống Putin thực hiện các chính sách xã hội tích cực như xây dựng, sửa chữa hạ tầng cơ sở, trường học, bệnh viện, tăng lương cho người lao động và lương hưu để làm cải thiện rõ rệt đời sống nhân dân lao động Nga. Tuy vậy, về kinh tế, Nga chưa khắc phục được tình trạng mất cân đối của cơ cấu kinh tế, thu ngân sách còn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu nhiên, nguyên liệu. Nhìn chung, kinh tế Nga phát triển chưa bền vững, khả năng cạnh tranh của các ngành sản xuất trong nước chưa cao, môi trường đầu tư, kinh doanh cũng chưa thuận lợi. Các chính sách trừng phạt và mang tính thù địch của các nước phương Tây đối với Nga vẫn tác động tiêu cực đến kinh tế Nga..
7,901,601
19,787,954
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19787954
Bùi Hoài Sơn
Bùi Hoài Sơn (sinh ngày 24 tháng 10 năm 1975) là nhà văn hóa, Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ông hiện là Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội, Phó Chủ tịch Nhóm nghị sĩ Việt Nam – Azerbaijan, Đại biểu Quốc hội khóa XV từ Hà Nội. Ông từng là Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam, Thành viên Tổ tư vấn của Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh, là Ủy viên các cơ quan như Hội đồng Lý luận trung ương, Hội đồng Lý luận văn học nghệ thuật trung ương, Hội đồng Quốc gia về giáo dục và phát triển nguồn nhân lực. Bùi Hoài Sơn là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, học hàm và học vị Phó Giáo sư, Tiến sĩ Văn hóa, Cao cấp lý luận chính trị. Ông có hơn 20 năm công tác khoa học ngành văn hóa trước khi tham gia hoạt động Quốc hội. Xuất thân và giáo dục. Bùi Hoài Sơn sinh ngày 24 tháng 10 năm 1975 tại xã Bản Nguyên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Ông lớn lên và tốt nghiệp phổ thông ở Phú Thọ, thi đỗ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 1992, theo học và tốt nghiệp Cử nhân Xã hội học vào năm 1996. Tháng 9 năm 2001, ông sang Vương quốc Anh để học cao học ở Đại học Bắc London, tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý di sản và nghệ thuật vào tháng 8 năm 2002. Sau đó, ông là nghiên cứu sinh chuyên ngành quản lý văn hoá ở Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam, bảo vệ thành công luận án tiến sĩ đề tài "Quản lý lễ hội của người Việt ở châu thổ Bắc Bộ từ năm 1945 đến nay", trở thành Tiến sĩ Văn hóa vào năm 2007. Ông được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 25 tháng 5 năm 2001, trở thành đảng viên chính thức sau đó 1 năm, từng theo học các khóa chính trị ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị. Hiện ông thường trú ở phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Sự nghiệp. Tháng 4 năm 1997, sau khi tốt nghiệp trường Nhân văn, Bùi Hoài Sơn được tuyển dụng viên chức vào Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam – đơn vị sự nghiệp khoa học thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, bắt đầu ở vị trí Nghiên cứu viên của Ban Nghiên cứu thông tin. Ông công tác 4 năm rồi đi du học Vương quốc Anh, trở về vào năm 2002 thì tiếp tục hoạt động ở Viện, được bổ nhiệm làm Trưởng ban Nghiên cứu văn hóa nước ngoài. Tháng 1 năm 2008, ông được điều chuyển sang làm Trưởng phòng Khoa học, Đào tạo, Hợp tác quốc tế, rồi tiếp tục điều chuyển làm Trưởng phòng Đào tạo của Viện. Giai đoạn này, ông nghiên cứu và được phong học hàm Phó Giáo sư ngành Văn hóa. Tháng 1 năm 2012, ông được bổ nhiệm làm Phó Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam, rồi được phân công là Phó Viện trưởng phụ trách từ tháng 8 năm 2017. Đến tháng 11 cùng năm, ông được bổ nhiệm làm Viện trưởng, rồi lần lượt kiêm nhiệm các vị trí Thành viên Tổ tư vấn của Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh từ tháng 3 năm 2020, Bí thư Đảng ủy Viện từ tháng 6, và Ủy viên Ban Chấp hành Đảng ủy Bộ Văn hóa, Thế thao và Du lịch từ tháng 8. Bên cạnh đó, ông giữ các vị trí khác của nhiệm kỳ 2021–2026 như Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, Ủy viên Hội đồng Lý luận Văn học nghệ thuật trung ương, Ủy viên Hội đồng quốc gia về giáo dục và phát triển nguồn nhân lực. Năm 2021, Bùi Hoài Sơn tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội từ Hà Nội, tại đơn vị bầu cử số 5 gồm các quận Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, và huyện Hoài Đức, rồi trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV với tỷ lệ 73,53%. Ngày 23 tháng 7 năm 2021, ông được phê chuẩn bổ nhiệm làm Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội, Phó Chủ tịch Nhóm nghị sĩ Việt Nam – Azerbaijan từ tháng 11 cùng năm.
7,901,613
19,788,102
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19788102
Trình Lam Sinh
Trình Lam Sinh (sinh ngày 1 tháng 1 năm 1972) là Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ông hiện là Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh An Giang, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội khóa XV từ An Giang. Trình Lam Sinh là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, học vị Cử nhân Hành chính, Cử nhân Lý luận chính trị, Thạc sĩ Xây dựng Đảng. Ông có sự nghiệp đều công tác ở quê nhà An Giang. Xuất thân và giáo dục. Trình Lam Sinh sinh ngày 1 tháng 1 năm 1972 tại phường Long An, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang. Ông lớn lên và tốt nghiệp phổ thông 12/12, học đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh và có hai bằng đại học gồm Cử nhân Hành chính, tổ chức, và Cử nhân Lý luận chính trị, tiếp tục học cao học và nhận bằng Thạc sĩ Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Ông được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 20 tháng 8 năm 1998, trở thành đảng viên chính thức sau đó 1 năm. Sự nghiệp. Tháng 4 năm 1992, Trình Lam Sinh bắt đầu sự nghiệp với chức danh phóng viên quay phim, công tác tại Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh An Giang. Sau đó 5 năm, vào tháng 5 năm 1997, ông chuyển công tác từ Đài Phát thanh truyền hình về Xí nghiệp In An Giang – xí nghiệp nhà nước mà nay là Công ty cổ phần In An Giang, làm việc với chức danh nhân viên văn phòng. Trong giai đoạn này, từ ngày 20 tháng 6 năm 1997, ông được bầu làm Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Xí Nghiệp In An Giang. Vào tháng 1 năm 2003, ông được chuyển công tác từ Công ty cổ phần In An Giang về Công ty Phà An Giang, là nhân viên hành chính tổ chức. Đến tháng 7 năm 2005, ông được chuyển ngạch công chức, chuyển công tác về Sở Nội vụ tỉnh An Giang với vị trí Chuyên viên Phòng Tổ chức công chức, đến tháng 1 năm sau thì nhậm chức Trưởng phòng Cải cách hành chính. Sau đó, tháng 3 năm 2007, ông được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Sở Nội vụ, đồng thời là Phó Bí thư Chi bộ Sở Nội vụ từ năm 2013, Phó Bí thư Đảng ủy Sở Nội vụ từ năm 2014. Tháng 9 năm 2016, ông được luân chuyển về huyện Tịnh Biên, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Huyện ủy, giữ chức Phó Bí thư thường trực Huyện ủy huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Tháng 6 năm 2020, Trình Lam Sinh được Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang điều động về Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, giữ chức Phó Trưởng ban, đến tháng 10 năm 2020 thì được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020–2025, được phân công làm Phó Trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang. Năm 2021, với sự giới thiệu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, ông tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội từ An Giang, bầu cử ở đơn vị bầu cử số 1 gồm thành phố Long Xuyên, huyện Thoại Sơn, Châu Thành, rồi trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV với tỷ lệ 69,77%. Ngày 23 tháng 7 năm 2021, ông được phê chuẩn làm Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh An Giang, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội.
7,901,639
19,788,423
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19788423
Jeremy Zucker
Jeremy Scott Zucker (sinh ngày 3 tháng 3 năm 1996) là một ca sĩ và nhạc sĩ người Hoa Kỳ, nổi tiếng với các bài hát "Comethru" (2018), "All the Kids Are Depressed" (2018) và "You Were Good to Me" (2019). Kể từ lần đầu tiên bắt đầu xuất bản âm nhạc vào năm 2015, Zucker đã phát hành nhiều EP và hai album đầy đủ, "Love Is Not Dying" (2020) và "Crusher" (2021). Tiểu sử. Xuất thân từ Franklin Lakes, New Jersey, Zucker lớn lên trong một gia đình âm nhạc với cha mẹ và hai anh trai. Khi còn là học sinh tại Trường trung học Ramapo, anh ấy bắt đầu sáng tác nhạc trong phòng ngủ của mình và sau đó tham gia một ban nhạc tên là "Foreshadows". Bài hát đầu tiên anh ấy từng viết thực ra là về chứng sợ độ cao của anh trai mình. Sau khi tốt nghiệp trung học, anh ấy theo học tại Cao đẳng Colorado, nơi anh ấy tốt nghiệp vào năm 2018 với bằng sinh học phân tử. Trước khi sản xuất âm nhạc của riêng mình, công việc đầu tiên của anh ấy là hướng dẫn viên trượt tuyết. Sự nghiệp. 2015–2019: "Beach Island", "Breathe", "Motions" và "glisten". Năm 2015, Zucker phát hành EP đầu tay "Beach Island". Anh ấy đã phát hành Breathe chứa bản hit đột phá "'Bout It" vào tháng 12 năm 2016. Năm 2017, Zucker phát hành "Motions", bao gồm bài hát "Heavy", sau này Blackbear phối lại thành "Make Daddy Proud" và đưa vào album "Digital Druglord" của anh ấy. Zucker và Blackbear sau đó đã hợp tác trong đĩa đơn "Talk Is Overrated" trong EP "Idle" của Zucker. Zucker đã phát hành "Stripped." vào tháng 2 năm 2018, tiếp theo là "Glisten" vào tháng 5 năm 2018. Vào tháng 9 năm 2018, Zucker phát hành "Summer,", trong đó có bài hát "Comethru." Anh ấy đã viết "Comethru" để đáp lại việc tốt nghiệp đại học vào tháng 5 năm 2018 và chuyển về ngôi nhà thời thơ ấu của mình ở New Jersey. 2019-present: "brent", "love is not dying", "brent ii" và "CRUSHER". Năm 2019, Zucker hợp tác với ca sĩ Chelsea Cutler trong "You Were Good to Me." Bài hát là đĩa đơn chính trong EP "Brent" hợp tác đầu tiên của họ được phát hành vào ngày 19 tháng 4 năm 2019. Vào ngày 26 tháng 7, Zucker phát hành "Oh, Mexico," đĩa đơn chủ đạo cho album đầu tay "Love Is Not Dying". Các đĩa đơn tiếp theo "Always, I'll Care", "Not Ur Friend" và "Julia" lần lượt được phát hành vào ngày 7 tháng 2 năm 2020, ngày 28 tháng 2 và ngày 24 tháng 3, dẫn đến việc phát hành album vào ngày 17 tháng 4. Album là một tuyển tập tự truyện gồm các bài hát được thu âm tại Brooklyn trong nửa cuối năm 2019. Vào ngày 24 tháng 7, anh ấy đã phát hành đĩa đơn "Supercuts". Anh ấy đã thể hiện bài hát "Backyard Boy" và "Nothing's the Same" của Claire Rosinkranz với Alexander 23. Vào ngày 15 tháng 1 năm 2021, Zucker và Cutler phát hành "This Is How You Fall In Love" và họ tổ chức chương trình phát trực tiếp "Brent: Live on the Internet" nơi họ giới thiệu "Brent II", được phát hành vào ngày 5 tháng 2. Bắt đầu từ tháng 6 năm 2021 , Zucker đã phát hành các bài hát "18" vào ngày 24 tháng 6, "Honest" vào ngày 23 tháng 7, "Cry With You" vào ngày 20 tháng 8 và "Therapist" vào ngày 17 tháng 9 dưới dạng đĩa đơn cho album thứ hai của anh ấy "Crusher" được phát hành vào ngày 1 tháng 10 năm 2021.
7,901,689
19,788,452
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19788452
Sa Ty
Sa Ty (sinh ngày 4 tháng 4 năm 2001) là cầu thủ bóng đá Campuchia chơi ở vị trí tiền đạo cho câu lạc bộ Visakha ở Giải bóng đá Ngoại hạng Campuchia và Đội tuyển bóng đá quốc gia Campuchia.
7,901,692
19,788,480
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19788480
Bóng vợt nữ
Bóng vợt nữ (tiếng Anh gọi là "Women's lacrosse" hoặc "girls' lacrosse", đôi khi gọi ngắn gọn là "lax") là môn bóng vợt dành cho phái nữ nhưng cũng đồng thời là môn thể thao có mười hai cầu thủ trên sân cùng một lúc (bao gồm cả thủ môn). Ban đầu môn thể thao này được người bản địa châu Mỹ chơi tiêu khiển nhưng thể loại thi đấu dành cho nữ như thời hiện đại ngày nay mới được giới thiệu vào năm 1890 tại Trường St Leonard ở St Andrews, Scotland. Các quy tắc của bóng vợt nữ khác biệt đáng kể so với bóng vợt nam. Hai môn thể thao này thường được coi là khác nhau nhưng có chung nguồn gốc đây là điểm thú vị không như nhiều môn thể thao khác đơn thuần là phân loại đối tượng theo giới, còn luật chơi không thay đổi đáng kể. Đại cương. Mục tiêu của trò bóng vợt nữ là sử dụng một cây gậy có cán dài (được gọi là "gậy vợt" hoặc gậy "lacrosse") để bắt, đỡ và chuyền một quả bóng vợt bằng cao su đặc nhằm ghi bàn bằng cách ném bóng vào khung thành đối phương. Ôm bắt ("Cradling") được tính là khi người chơi di chuyển cổ tay và cánh tay của họ theo chuyển động hình bán nguyệt để giữ bóng trong "túi vợt" trên đầu gậy bằng lực hướng tâm Đầu của gậy vợt có một miếng lưới hoặc lưới da được xâu vào để người chơi có thể giữ bóng gọi là túi lưới. Về mặt phòng thủ, mục tiêu là ngăn không cho đội đối phương ghi bàn và tước bóng bằng việc sử dụng gậy và định vị cơ thể. Luật chơi bóng vợt nữ khác với bóng vợt nam. Dụng cụ và trang thiết bị cần thiết để thi đấu môn bóng vợt nữ cũng khác với bóng vợt nam. Tại Hoa Kỳ, phụ nữ chỉ được yêu cầu đeo kính mắt hoặc kính bảo hộ bóng vợt và miếng bảo vệ miệng. Gậy chơi cũng có những hạn chế, vì nó phải có độ dài nhất định và túi lưới phải đủ nông để đưa quả bóng lên trên mặt khi cầm ngang tầm mắt. Ở cấp độ đại học ở Hoa Kỳ, bóng vợt nữ được Hiệp hội thể thao đồng nghiệp quốc gia (NCAA) đại diện, họ tổ chức tổ chức ba "Giải vô địch bóng vợt nữ" NCAA, một giải cho mỗi phần tranh tài diễn ra vào mỗi mùa xuân. Trên bình diện quốc tế, bóng vợt nữ có một cơ quan quản lý gồm 31 thành viên được gọi là "Hiệp hội bóng vợt nữ thế giới" (World Lacrosse), tổ chức tài trợ cho Giải bóng vợt nữ thế giới bốn năm một lần. Trước khi trận đấu có thể bắt đầu, mọi cây gậy mà mỗi người chơi dự định sử dụng trong trận đấu phải được trọng tài chấp thuận dựa trên một bộ tiêu chuẩn do "U.S.Lacrosse" và "NCAA" quy định. Các tiêu chuẩn này liên tục thay đổi khi các loại gậy mới được tạo ra bởi các công ty bóng vợt khác nhau. Các quy tắc của bóng vợt nữ khác biệt đáng kể so với bóng vợt nam. Các chi tiết phổ biến là các quy tắc đại học Hoa Kỳ. Luật chơi bóng vợt nữ quốc tế hơi khác một chút.
7,901,698
19,788,515
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19788515
Phúc Bình Niê Kdăm
Phúc Bình Niê Kdăm (sinh ngày 8 tháng 9 năm 1983, người Êđê) là nữ Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bà hiện là Tỉnh ủy viên, Phó Bí thư thường trực Huyện ủy Cư Kuin, Ủy viên Ủy ban Xã hội của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội khóa XV từ Đắk Lắk. Bà từng là Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đắk Lắk; Phó Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk. Phúc Bình Niê Kdăm là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, học vị Cử nhân Kinh tế, Cử nhân Luật, Thạc sĩ Quản lý công, Cao cấp lý luận chính trị. Bà có sự nghiệp đều công tác ở quê nhà Đắk Lắk. Xuất thân và giáo dục. Phúc Bình Niê Kdăm sinh ngày 8 tháng 9 năm 1983 tại xã Ea Pôk, huyện Krông Búk, nay là thị trấn huyện lỵ huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Bà lớn lên và tốt nghiệp phổ thông ở Cư M’gar, theo học đại học và tốt nghiệp song bằng gồm Cử nhân Kinh tế và Cử nhân Luật, tiếp tục học cao học và nhận bằng Thạc sĩ Quản lý công. Bà được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16 tháng 7 năm 2012, trở thành đảng viên chính thức sau đó 1 năm, từng theo học các khóa chính trị ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị. Sự nghiệp. Tháng 12 năm 2008, sau khi hoàn thành các chương trình học đại học, sau đại học, Phúc Bình Niê Kdăm trở về Đắk Lắk, được tuyển dụng làm Chuyên viên Chương trình hỗ trợ ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk. Hơn nửa năm sau, vào tháng 7 năm 2009, bà được điều sang Phòng Kế hoạch Đầu tư của Sở làm Chuyên viên, đồng thời là Bí thư Chi đoàn Văn phòng Sở, Ủy viên Ban Chấp hành công đoàn văn phòng Sở, kiêm Trưởng nan Nữ công. Bà công tác liên tục ở đơn vị này, đến tháng 6 năm 2014 thì thăng chức làm Phó Trưởng phòng Kế hoạch Đầu tư, phụ trách phòng, kiêm nhiệm Phó Bí thư đoàn cơ sở của Sở, và tiếp tục là Trưởng ban Nữ công của công đoàn Sở. Đến tháng 12 năm 2015, bà được điều sang Văn phòng Sở, nhậm chức Phó Chánh Văn phòng, tiếp tục kiêm nhiệm các chức vụ tổ chức Đảng, đoàn thể trước đó, rồi thăng chức Chánh Văn phòng, kiêm Bí thư Chi đoàn cơ sở của Sở, Phó Chủ tịch công đoàn Văn phòng Sở từ tháng 3 năm 2016. Vào tháng 12 năm 2018, Phúc Bình Niê Kdăm được điều tới Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk, nhậm chức Phó Chánh Văn phòng. Tháng 10 năm 2020, tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020–2025 thì được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, đồng thời được điều chuyển làm Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đắk Lắk. Năm 2021, với sự giới thiệu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, bà tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội từ Đắk Lắk, bầu cử ở đơn vị bầu cử số 3 gồm thị xã Buôn Hồ, huyện Ea H'leo, Krông Búk, Krông Năng, Ea Kar, rồi trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV với tỷ lệ 81,78%. Trong nhiệm kỳ này, bà là Ủy viên Ủy ban Xã hội của Quốc hội. Ngày 1 tháng 12 năm 2022, bà được điều về huyện Cư Kuin, nhậm chức Phó Bí thư thường trực Huyện ủy Cư Kuin.
7,901,702
19,788,524
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19788524
Earth vs. the Flying Saucers
Earth vs. the Flying Saucers (hay còn gọi là Invasion of the Flying Saucers và Flying Saucers from Outer Space) là bộ phim khoa học viễn tưởng Mỹ năm 1956 của hãng Columbia Pictures. Phim do Charles H. Schneer sản xuất, Fred F. Sears đạo diễn, Hugh Marlowe và Joan Taylor đóng vai chính. Hiệu ứng đặc biệt hoạt hình tĩnh vật do Ray Harryhausen tạo ra. Cốt truyện của phim này được gợi ý từ cuốn sách phi hư cấu bán chạy nhất năm 1953 mang tên "Flying Saucers from Outer Space" của Thiếu tá Donald Keyhoe. Bộ phim này được phát hành dưới dạng phim kép với "The Werewolf". Cốt truyện. Nhà khoa học Tiến sĩ Russell Marvin và cô vợ mới cưới Carol đang lái xe đi làm thì đột nhiên có một chiếc đĩa bay xuất hiện ngay trên đầu. Không có bằng chứng nào về cuộc gặp gỡ ngoài một đoạn băng ghi âm âm thanh của con tàu, Tiến sĩ Marvin do dự khi thông báo cho cấp trên của mình. Ông phụ trách Dự án Skyhook, một chương trình không gian của Mỹ đã phóng mười vệ tinh nghiên cứu lên quỹ đạo. Tướng Hanley, cha của Carol, thông báo cho Marvin rằng nhiều vệ tinh đã rơi trở lại Trái Đất. Marvin thừa nhận rằng ông đã mất liên lạc với tất cả số vệ tinh này và nghi ngờ về sự liên quan của người ngoài hành tinh. Sau đó, Marvins chứng kiến ​​quả thứ 11 từ trên trời rơi xuống ngay sau khi phóng. Khi một chiếc đĩa hạ cánh xuống Skyhook vào ngày hôm sau, một nhóm người ngoài hành tinh trong bộ đồ kim loại bước chân ra ngoài, và binh lính bèn nổ súng, giết chết một người ngoài hành tinh, trong khi những người khác và chiếc đĩa bay được trường lực bảo vệ. Nhóm người ngoài hành tinh liền ra tay giết hết tất cả mọi người tại khu căn cứ này ngoại trừ Marvins; Tướng Hanley bị bắt và đưa đi trong chiếc đĩa bay. Quá muộn, Russell đã phát hiện và giải mã một thông điệp trên máy ghi âm của mình: người ngoài hành tinh muốn gặp Tiến sĩ Marvin và hạ cánh yên bình tại Skyhook vì mục đích này nhưng thay vào đó họ lại gặp phải bạo lực. Marvin bắt được liên lạc với người ngoài hành tinh qua radio và lẻn đi gặp họ, theo sát là Carol và Thiếu tá Huglin. Họ và một sĩ quan tuần tra mô tô đang truy đuổi được đưa lên một chiếc đĩa bay rồi bị người ngoài hành tinh trích xuất kiến ​​thức trực tiếp từ bộ não của vị tướng. Người ngoài hành tinh bèn giải thích rằng họ là những người cuối cùng của chủng tộc mình, đã chạy trốn khỏi hệ mặt trời bị phá hủy. Họ đã rất già yếu và chỉ được duy trì sự sống nhờ quần áo bảo hộ. Họ bắn hạ tất cả các vệ tinh được phóng vì sợ chúng là vũ khí. Để chứng minh sức mạnh của mình, người ngoài hành tinh đã cung cấp cho Tiến sĩ Marvin tọa độ của một tàu khu trục hải quân nổ súng vào họ và họ cho phá hủy con tàu này kể từ lúc đó. Kinh hoàng trước bản chất lạnh lùng, vô cảm của người ngoài hành tinh, Carol bắt đầu suy sụp, và viên sĩ quan tuần tra, bất chấp nỗ lực ngăn cản của Marvin, đã rút khẩu súng lục ổ quay của anh ta và bắn vào người ngoài hành tinh nhưng họ buộc anh ta phải tuân theo quy trình kiểm soát tâm trí giống như Tướng Hanley. Người ngoài hành tinh nói rằng cuối cùng họ sẽ trả lại Hanley và sĩ quan tuần tra. Khi sự tương tác tiếp tục diễn ra, Carol ngày càng trở nên mất lý trí, trong khi Marvin cố gắng giữ bình tĩnh. Thiếu tá Huglin và Marvins được phóng thích với thông điệp rằng người ngoài hành tinh muốn gặp các nhà lãnh đạo thế giới sau 56 ngày tại Washington, D.C. để thương lượng về việc chiếm đóng Trái Đất. Những quan sát sau đó của Tiến sĩ Marvin dẫn đến việc phát hiện ra rằng bộ quần áo bảo hộ của người ngoài hành tinh được làm bằng điện đông đặc và mang lại cho họ khả năng nhận thức thính giác nâng cao. Marvin bèn ra công phát triển một loại vũ khí chống lại đĩa bay của họ, vũ khí này sau đó được ông thử nghiệm thành công với một chiếc đĩa bay đơn. Khi họ trốn thoát, người ngoài hành tinh bèn vứt bỏ Hanley và sĩ quan tuần tra đã chết trong tay họ. Các nhóm đĩa bay ngoài hành tinh liền lao vào tấn công Washington, Paris, Luân Đôn và Moskva, và sự kháng cự bằng vũ khí thông thường tỏ ra vô ích. Nhưng những chiếc đĩa bay này lại bị thứ vũ khí âm thanh của Tiến sĩ Marvin phá hủy dễ dàng. Nhóm bảo vệ cũng phát hiện ra rằng người ngoài hành tinh có thể dễ dàng bị loại súng nhỏ hạ gục khi họ ở bên ngoài trường lực của đĩa bay. Sau khi đẩy lùi cuộc tấn công và không còn mối đe dọa nào theo như dự đoán, Dự án Skyhook được chính phủ Mỹ tái lập rồi lại giao cho Tiến sĩ Marvin phụ trách công việc này. Sản xuất. Hiệu ứng hình ảnh. Ray Harryhausen đã sử dụng hiệu ứng hoạt hình tĩnh vật nhằm tạo ra cảnh tàu vũ trụ đang bay. Để tăng tính hiện thực trong những cảnh mô tả những chiếc đĩa bay đâm vào tượng đài và tòa nhà chính phủ, ông còn tạo hoạt ảnh cho phần xây nề rơi xuống. Một số hình ảnh hoạt cảnh được dùng để cho thấy người ngoài hành tinh xuất hiện từ đĩa bay. Nhiều cảnh quay ghép được sử dụng, bao gồm các cảnh quay trong cuộc xâm lược đoạn phóng tên lửa và các khẩu đội pháo M3 90 mm khai hỏa. Phim về sự hủy diệt của HMS "Barham" trong Thế chiến thứ hai được dùng để mô tả vụ chìm tàu ​​khu trục. Các cảnh phóng vệ tinh sử dụng cảnh quay tên lửa Viking cất cánh và một vụ phóng tên lửa V-2 thất bại. Một cảnh mô tả máy bay rơi sau khi bị tia ngoài hành tinh đâm vào sử dụng bộ phim về vụ tai nạn năm 1944 tại một triển lãm hàng không gần Spokane, Washington liên quan đến máy bay quân sự. Thiết kế đĩa bay mang tính biểu tượng của bộ phim—một cabin trung tâm cố định được một vòng ngoài xoay bao quanh với các cánh quạt có rãnh bên trong—khớp với mô tả của nhân chứng do Thiếu tá Donald Keyhoe ghi lại trong cuốn sách phi hư cấu bán chạy nhất của ông về UFO. Tại một buổi lễ vinh danh Harryhausen được tổ chức ở Sydney, Úc, nhà dựng hoạt cảnh nói rằng ông đã tham khảo ý kiến của George Adamski, "người tiếp xúc UFO" nổi tiếng trong thập niên 1950 về việc mô tả đĩa bay trong phim. Ông lưu ý rằng Adamski trở nên khá hoang tưởng vào thời điểm đó. Giọng nói của những người ngoài hành tinh được tạo ra bằng cách ghi âm Paul Frees—trong vai trò không được ghi công—trên băng ghi âm cuộn. Bộ điều khiển tốc độ sau đó được tăng và giảm nhanh chóng bằng tay trong khi băng được phát lại, điều này có tác dụng khiến giọng của Frees bị dao động về cao độ cũng như tốc độ. Đón nhận. Một nhà phê bình của tờ "Variety" nhận xét rằng các hiệu ứng đặc biệt là những ngôi sao thực sự của "Earth vs. the Flying Saucers": "Chương trình khai thác này thực hiện tốt công việc giải trí ở thể loại khoa học viễn tưởng. Các hiệu ứng kỹ thuật do Ray Harryhausen tạo ra thể hiện xuất sắc trong phần Charles H. Schneer sản xuất, bổ sung thêm yếu tố hình ảnh ngoài thế giới cần thiết vào kịch bản, lấy từ một câu chuyện trên màn ảnh của Curt Siodmak, được gợi ý từ cuốn sách "Flying Saucers from Outer Space" của Thiếu tá Donald E. Keyhoe". "Los Angeles Times" cũng khá tích cực khi viết rằng mặc dù những chiếc đĩa bay "trông giống như sự dàn dựng của bộ phận nghệ thuật", bộ phim vẫn "có một sức hấp dẫn giả khoa học". "Monthly Film Bulletin" bèn đưa ra lời đánh giá tiêu cực, nói rằng "kỹ thuật phim bán tài liệu" mang tính "khoe khang" và việc sử dụng các cảnh quay ghép, "tác phẩm mô hình thô thiển" và hầu hết khuôn sáo khoa học viễn tưởng nổi tiếng nhất đã tạo ra cho bộ phim này "một cuộc xâm lược kéo dài và khá ảm đạm từ ngoài vũ trụ". Bosley Crowther của tờ "The New York Times" cũng tỏ ra tiêu cực, gọi đó là "điều hoàn toàn vô nghĩa được bày ra một cách trẻ con và thiếu hài hước". "Earth vs. the Flying Saucers" đã tạo ra một nhánh nhỏ dòng phim về đĩa bay tiếp theo, nhiều bộ phim trong số đó kết hợp các yếu tố do Harryhausen đóng góp cho bộ phim danh tiếng. Trong một bài báo viết cho tờ "The New York Times", nhà phê bình phim Hal Erickson từng lưu ý rằng, "Bất kỳ ai đã xem bộ phim châm biếm khoa học viễn tưởng năm 1996 "Mars Attacks!" có thể gặp khó khăn khi xem "Earth vs. the Flying Saucers" với khuôn mặt thẳng thắn". Bộ phim sau này có thể được coi là một sự tôn kính sâu sắc đối với thời đại, đặc biệt là những đổi mới của "Earth vs. the Flying Saucers". Di sản. Loạt truyện tranh bốn số ngắn tập "Flying Saucers vs. the Earth" (2008), do TidalWave Productions phát hành như một phần của sẹ-ri Ray Harryhausen Signature Series của họ, mô phỏng lại các sự kiện trong phim từ góc nhìn của những kẻ xâm lược ngoài hành tinh, được xác định trong truyện tranh là những Đứa con nhà Aberrann. Bản xem trước của số đầu tiên đã được đưa vào bản phát hành DVD kỷ niệm 50 năm của bộ phim này.
7,901,705
19,788,528
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19788528
Làng du lịch Bình Quới
Làng du lịch Bình Quới là một điểm du lịch ở quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Làng du lịch này bao gồm hai phần của Khu du lịch Bình Quới là Khu du lịch Bình Quới I được chính phủ Việt Nam thành lập vào năm 1975–1976, trong khi Khu du lịch Bình Quới II được xây dựng từ năm 1979 đến năm 1980, riêng Làng du lịch chính thức thành lập vào năm 1994. Khu vực này nằm trên bán đảo Thanh Đa bên sông Sài Gòn, cách trung tâm thành phố khoảng 8 km (20 đến 30 phút lái xe tùy theo giao thông. Làng du lịch được đặt trên khuôn viên giống như khu vườn với bãi cỏ, cây dừa, con rạch và những ngôi nhà tranh, thể hiện khung cảnh ngày xưa ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Các món ăn truyền thống của miền Nam Việt Nam đều được phục vụ tại đây và khu vực này có cả nhà hàng nổi ba tầng với sức chứa 700 chỗ ngồi ở Bến Bạch Đằng. Một số hoạt động cho du khách tham quan bao gồm chương trình văn nghệ tái hiện một đám cưới truyền thống hoàn chỉnh của Việt Nam, trong đó bao gồm lễ rước dâu, nghi lễ và điệu múa trên mặt nước.
7,901,709
19,788,573
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19788573
Trường Song ngữ Quốc tế EMASI
Trường EMASI hay Trường Song ngữ Quốc tế EMASI là hệ thống trường song ngữ quốc tế liên cấp dành cho học sinh Mẫu giáo đến Trung học Phổ thông từ 3 đến 18 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Trường EMASI đồng thời là thành viên của Hệ thống các Trường Quốc tế Cambridge tại Việt Nam. Lịch sử. Công ty Cổ phần Khai Sáng công bố Học hiệu của EMASI vào tháng 03/2019, chính thức khánh thành và khai giảng vào ngày 12/08/2019 với chức năng mang đến chương trình đào tạo chất lượng cao nhưng có chi phí hợp lý cho các gia đình Việt Nam; đồng thời, kiến tạo những thế hệ học sinh tiên phong, làm chủ tri thức và công nghệ. Tổ chức. Ban giám hiệu. Hội đồng sáng lập nhà trường và ban giám hiệu gồm : Đào tạo. Chương trình học tại EMASI là chương trình Song ngữ Quốc tế được xây dựng trên nền tảng của chương trình Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và chương trình Phổ thông Quốc tế Cambridge. Ngôn ngữ sử dụng trong nhà trường là tiếng Việt và tiếng Anh. Chương trình học EMASI tập trung vào Tiếng Anh (E – English), Toán học (M – Mathematics), các môn nghệ thuật (A – Arts), các môn khoa học (S – Sciences) và Công nghệ Thông tin (I – ICT). Chương trình Quốc tế của trường được xây dựng từ chương trình phổ thông Cambridge và giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh. Trường chú trọng đến giáo dục thể chất và giáo dục nghệ thuật cùng các hoạt động ngoại khóa. Cơ sở vật chất. Các cơ sở. Hệ thống Trường Song ngữ Quốc tế EMASI hiện tại có 2 cơ sở ở TP HCM, mỗi cơ sở được đầu tư khoảng 350 tỷ đồng: Khuôn viên và Phòng chức năng. Khuôn viên đạt tiêu chuẩn quốc tế, được thiết kế bao gồm khối phòng học hiện đại; phòng chức năng; thư viện lớn với các đầu sách tiếng Việt và tiếng Anh; hội trường lớn; nhà ăn; sân chơi ngoài trời… Khối phòng chuyên dụng được thiết kế dành riêng cho các chuyên môn: tiếng Anh, phòng thí nghiệm khoa học. Trong các phòng thí nghiệm khoa học đều có thiết bị hỗ trợ sơ cấp cứu, rửa mắt, sàn chống cháy. Trang bị các phòng hội họa, sảnh khiêu vũ, nhà hát theo mô phỏng mô hình "Black Box Theatre" của Mỹ; phòng thể chất hiện đại: nhà thi đấu, hồ bơi dài 25 m; sân bóng rổ và bóng đá ngoài trời; tường leo núi. Không gian Nghệ thuật. Các cơ sở EMASI đều được xây dựng không gian nghệ thuật (Art Space) được vận hành và hợp tác bởi Đội ngũ Sư phạm của trường và đối tác nghệ thuật Nguyen Art Foundation – một tổ chức nghệ thuật đương đại.
7,901,720
19,788,612
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19788612
Jim Hall
James Stanley Hall (4 tháng 12 năm 1930 – 10 tháng 12 năm 2013) là nghệ sĩ guitar và nhạc sĩ người Mỹ. Với phong cách chơi mềm mại và ngẫu hứng, ông được coi là nghệ sĩ guitar thành công nhất của nhạc jazz. Sinh ra tại Buffalo, New York và lớn lên ở Cleveland, Ohio trong một gia đình âm nhạc, Hall tiếp xúc với đàn guitar từ khi 10 tuổi. Ông kể rằng lần đầu được nghe Charlie Christian đã giúp ông "bừng tỉnh". Khi còn là thiếu niên, ông đã đi diễn guitar chuyên nghiệp, thậm chí thỉnh thoảng chơi contrabass. Năm 1955, ông theo học tại Học viện âm nhạc Cleveland và tốt nghiệp thủ khoa với hai môn phụ là piano và bass. Năm 1956, ông trở về New York và chơi cho nhiều nhóm cool jazz đương thời của Ben Webster, Ella Fitzgerald, Paul Desmond, Sonny Rollins và Art Farmer. Cùng với Bill Evans, Hall thu âm 4 album phòng thu và đều đạt tiếng vang lớn. Trong suốt 30 năm tiếp theo, ông là nghệ sĩ guitar jazz tham gia trình diễn cùng nhiều tên tuổi hàng đầu như như Chet Baker, Paul Desmond, Johnny Hartman, Gerry Mulligan, Roland Hanna, Ron Carter... Hall vẫn đi tour đều đặn tới năm 2011 và tích cực xuất hiện trên nhiều chương trình truyền hình. Năm 1995 ông được trao bằng Tiến sĩ danh dự tại Trường Cao đẳng âm nhạc Berklee. Hall kết hôn vào năm 1965 với Jane Herbert, một nhà tâm lý học. Jane sáng tác một vài tác phẩm từng được Jim thu âm như "O Gato", "It's Nice to Be with You", "Where Would I Be?", "Goodbye, My Love" hay "The Answer Is Yes". Ngày 10 tháng 12 năm 2013, Hall qua đời ở Manhattan khi đang ngủ vì trụy tim.
7,901,729
19,788,648
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19788648
Danh sách cuộc thi sắc đẹp tại Việt Nam
Bài này viết về các cuộc thi sắc đẹp từ cấp vùng trở lên từng được cấp phép tổ chức tại Việt Nam, cùng năm mà cuộc thi được tổ chức lần đầu tiên. Nữ giới. Các cuộc thi sắc đẹp cấp quốc gia. Năm 2022, có tới 25 cuộc thi sắc đẹp được tổ chức tại Việt Nam. Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội cho rằng trong số đó có ba cuộc thi hoa hậu uy tín và có thương hiệu, được công chúng biết đến rộng rãi nhất tại Việt Nam là Hoa hậu Việt Nam, Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam và Hoa hậu Thế giới Việt Nam. Tranh cãi. Trước 2007, ở Việt Nam chỉ tồn tại một cuộc thi sắc đẹp chính thống dành cho nữ giới là Hoa hậu Việt Nam do báo "Tiền Phong" tổ chức, người chiến thắng có thể giành quyền đại diện Việt Nam dự thi quốc tế. Sau thành công của hoa hậu Mai Phương Thúy trở về từ Hoa hậu Thế giới 2006, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xóa bỏ độc quyền tổ chức thi hoa hậu của "Tiền Phong" theo Quyết định 37/2006/QĐ-BVHTT khiến các đơn vị tư nhân khác bắt đầu tổ chức thêm nhiều cuộc thi sắc đẹp mang danh "hoa hậu" mới, việc này dẫn đến tình trạng "loạn hoa hậu". Nhiều đơn vị đứng ra tổ chức thi hoa hậu coi đây là dịp để quảng bá thương hiệu cho công ty, tập đoàn của họ chứ không phải tôn vinh vẻ đẹp của cô gái đăng quang như Quyết định 37, báo "Zing News" mô tả "Sự chung chung, không rõ ràng trong qui định, khiến cho cuộc thi bị lợi dụng thành một cuộc "làm ăn"". Viết cho báo "Người Lao Động", tác giả Yến Anh đánh giá:Mỗi năm trên dưới 10 cuộc thi sắc đẹp được tổ chức đã khiến nhiều người đặt câu hỏi: Liệu có đủ người đẹp để tham dự tất cả các cuộc thi? Câu trả lời là không. [...] Thế nhưng, chưa nhìn thấy tính đa dạng của các cuộc thi thì người ta đã gặp ngay sự luộm thuộm, thậm chí chụp giật trong khâu tổ chức. Năm 2008, để giải quyết vấn đề này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định 87/2008/QĐ-BVHTTDL thay thế cho Quyết định 37. Theo đó, một năm sẽ chỉ cấp phép cho hai cuộc thi hoa hậu được tổ chức, một cuộc thi chỉ được tổ chức hai năm một lần. Năm 2009 là năm đầu tiên sau khi Quyết định 87 có hiệu lực, chỉ có một cuộc thi sắc đẹp được cấp phép tổ chức là Hoa hậu Quý bà Việt Nam. Việc chỉ có duy nhất cuộc thi hoa hậu trong năm đã khiến nhiều người cho rằng Bộ VH-TT-DL đã chuyển từ “loạn” sang “siết” quá chặt, mà cả hai thái cực này đều không tốt. Đến năm 2020, Nghị định 144/2020/NÐ-CP của Chính phủ quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn chính thức có hiệu lực. Một trong những điểm mới của nghị định là lần đầu tiên, việc tổ chức các cuộc thi sắc đẹp sẽ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố chấp thuận, không cần phải xin cấp phép của Cục Nghệ thuật biểu diễn như trước đó, đồng thời không còn giới hạn số lượng các cuộc thi hoa hậu, hoa khôi, người mẫu trong 1 năm. Điều này khiến làn sóng tổ chức các cuộc thi hoa hậu diễn ra còn mạnh hơn năm 2007 sau những thành công mới về danh tiếng của Phạm Hương, H'Hen Niê, Nguyễn Thúc Thùy Tiên, được báo giới và công chúng mô tả là "bội thực hoa hậu", "lạm phát hoa hậu" hay "hoa hậu cũ chưa qua, hoa hậu mới đã tới". Trong một bài viết về tình trạng này, báo "Đại Đoàn Kết" đưa ra một thống kê:Được biết, năm 2022, toàn quốc có khoảng 25 cuộc thi người đẹp, người mẫu được tổ chức. Địa phương có nhiều cuộc thi nhất (12/25 cuộc thi, chiếm 48%) là Đà Nẵng, trong đó, có 8 cuộc thi được điều chỉnh thời gian từ năm 2021 do tình hình dịch bệnh. “Như vậy, nếu tính riêng trong năm nay, chỉ có 13 cuộc thi được đăng ký mới”. :Với những số liệu được đưa ra, Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn khẳng định “các cuộc thi tổ chức như vậy không phải là nhiều”. Tuy nhiên, dư luận chung cho rằng đã và đang có quá nhiều cuộc thi hoa hậu, khiến “bội thực” và “loạn người đẹp”. Tất cả các cuộc thi, dù được phép hay “thi chui” thì cũng đều được tổ chức rình rang, hào nhoáng với nhiều chiêu thức PR, khiến cho người ta không còn nhớ đâu là hoa hậu tầm cỡ nào, mà người đẹp nào đứng đầu cuộc thi thì cũng đều là hoa hậu cả. Tác giả Thảo Dung từ báo "Công an nhân dân" đưa ra lời đánh giá khi đứng ở góc độ một nhà đầu tư: "Việc ngày càng nhiều doanh nghiệp không ngại rút hầu bao tài trợ hoặc đứng ra kêu gọi tổ chức các cuộc thi nhan sắc phù hợp với xu thế của thị trường, đáp ứng quy luật cung – cầu hiện có." Bởi đằng sau các cuộc thi là những "thương vụ bạc tỷ" với hàng loạt khoản lợi nhuận cho nhà tổ chức. Nhiều người cũng lo ngại rằng nếu tiếp tục “cởi trói” như hiện nay, nỗi lo "loạn hoa hậu" sẽ còn kéo dài mà không có hồi kết. Á hậu 2 Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2008 – Nguyễn Thụy Vân cho rằng: “Nhiều mà chất thì không sao nhưng nhiều mà không chất lượng, lại mua danh bán giải thì là câu chuyện đáng nói. Các bạn trẻ cần thấy được sự khó khăn để vươn tới được vinh quang chứ không phải mua danh bán giải và sau đó có những hệ lụy không tốt, ảnh hưởng tới giới trẻ”. Khi nhiều người mong danh hiệu để đổi đời, nhiều tổ chức muốn có thêm cuộc thi để thu lợi thì chắc chắn các cuộc thi sẽ vẫn còn diễn ra bát nháo và lộn xộn.
7,901,732
19,788,673
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19788673
Hình tượng con hổ trong văn hóa Việt Nam
Hình tượng con hổ hay Chúa sơn lâm đã xuất hiện từ lâu đời và gắn bó với lịch sử của loài người. Với đặc thù là miền nhiệt đới ẩm, có nhiều rừng rậm, đồi núi, Việt Nam là nơi có môi trường phù hợp cho sự phát triển của loài hổ (phân loài hổ Đông Dương) do đó hổ là động vật xuất hiện nhiều trong tự nhiên tại đây, Hình ảnh con hổ đi vào nền văn hoá dân gian Việt Nam một cách phong phú, đa dạng và đặc sắc. Ít nơi nào con hổ mang nhiều tên gọi như ở Việt Nam. Điều đó chứng tỏ vị trí quan trọng của nó trong đời sống văn hóa của người dân. Cùng với thời gian, sự phát triển của đời sống và tôn giáo, con hổ đã trở thành một linh thú mang rất nhiều nét tính cách của xã hội Việt Nam. Con hổ là một hình tượng đặc biệt trong cuộc sống vật chất và tinh thần của người Việt Nam từ xưa cho đến nay, đối với văn hóa Việt Nam, hổ là biểu tượng của sự hùng cường, thể hiện sức mạnh vô song, Do sức mạnh và sự nhanh nhẹn của chúng, người ta thường phong cho hổ là chúa sơn lâm., không những thế, trong đời sống văn hóa ở Việt Nam, hổ được quan tâm đặc biệt, loài mãnh thú, chúa tể rừng xanh này được mổ xẻ kỹ lưỡng, từ chuyện xây nhà, lấy vợ, sinh con năm dần, đến tác dụng của cao hổ cốt, thậm chí, đến pín hổ cũng được mổ xẻ tỉ mỉ. Xiếc hổ Việt Nam cũng xuất hiện từ khá sớm với nhiều nghệ sĩ tài năng như nhà luyện hổ Tạ Duy Hiển. Tổng quan. Hình tượng con hổ đã xuất hiện từ lâu trong văn hóa của cư dân Việt. Những chiếc trống đồng Đông Sơn có cách đây khoảng 2500 đến 3000 năm tuổi, nhưng trên mặt trống đã xuất hiện hình con hổ, điều này cho thấy con hổ đã gắn bó hàng nghìn đời nay với người dân Việt Nam với sự trân trọng và sau này được nhân nhân thờ cúng trong các miếu, đền. Con hổ còn xuất hiện rất nhiều trong các tác phẩm mỹ thuật Việt Nam và những bức tranh thờ Hàng Trống đã trở thành mẫu mực trong tranh Việt Nam. Ngoài ra, hình ảnh con hổ đi vào nền văn hoá dân gian Việt Nam với những biểu hiện, những hình thức phong phú và đặc sắc. Theo thống kê sơ bộ, người Việt Nam có hơn 1.200 câu ngạn ngữ, phương ngữ, thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca liên quan tới hổ. Hổ còn là đề tài trung tâm của nhiều câu chuyện cổ tích, ngụ ngôn, huyền thoại, giai thoại. Hổ còn gợi nguồn cảm hứng mạnh cho nhiều thi sĩ để họ viết nên những bài thơ độc đáo như bài thơ "Nhớ rừng" kể về lời con hổ trong vườn bách thú của Thế Lữ. năm 1932). Hổ cũng là đối tượng nghệ thuật hấp dẫn thể hiện trên các vật dụng sinh hoạt thường ngày, nơi thờ tự, nhà cửa. Câu chuyện về Hùm thiêng Yên Thế đề về lòng yêu nước của Hoàng Hoa Thám. Truyện Trí khôn của ta đây nhắc về câu chuyện trí tuệ chiến thắng sức mạnh. Tục ngữ "Hổ dữ chẳng nỡ ăn thịt con" nói về tình cha mẹ dành cho con và mong muốn con cháu giỏi giang, làm vinh hiển gia đình, đất nước như câu: "Hổ phụ sinh hổ tử". Trong văn hóa Việt Nam tồn tại hai quan điểm song song về hổ, một quan điểm văn hóa đề cao và sùng kính sức mạnh, vẻ đẹp, tài trí của loài hổ đồng thời một quan điểm sợ và khinh gét, bài trừ loài mèo lớn này vì những nổi ám ảnh của loài hổ trong mối quan hệ với con người (câu chuyện trí khôn của ta đây, hổ thành tinh, yêu tinh hổ, phong trào săn giết hổ). Nhưng nhìn chung thì quan điểm văn hóa thứ nhất luôn thắng thế. Người Việt Nam kính sợ hổ, gọi hổ bằng Ông Ba Mươi, ông cọp, ông hổ, ông khái, ngài, chúa tể sơn lâm, chúa sơn lâm, chúa tể rừng xanh, mãnh hổ rừng xanh, mãnh chúa sơn lâm, mãnh hổ, ngoài ra, tùy địa phương, tùy sinh hoạt, quan hệ giữa người và hổ không đồng nhất ở các vùng miền. Tuy rằng ở đâu cũng sợ cọp, kiêng dè gọi bằng ông cọp, ông ba mươi, ông thầy, ông kễnh, ông Cả… nhưng dường như người dân Bắc Bộ kinh sợ cọp hơn người dân Đồng bằng sông Cửu Long vấn đề sau là trong tâm lý người dân Miền Bắc và Miền Nam, cách tiếp cận với con cọp, hay Thần Hổ, có phần khác nhau. Phía Bắc, từ đồng bằng lên Mạn Ngược, có nơi sùng bái hùm thiêng, thờ phụng đến mê tín. Người dân Miền Nam cũng sợ cọp, nhưng chỉ là nỗi sợ hãi cụ thể, vật chất mà không sùng tín. Tâm lý này thể hiện từ giới cầm quyền, các Chúa Nguyễn, Đàng Trong, đã tổ chức những trận đấu Voi và Cọp. Voi được xem như thú vật tuân phục và hữu ích, trái với cọp hung tợn và phá hoại. Dù là con vật hoang, rất ít khi được thuần phục nhưng hổ đã có sự gắn bó chặt chẽ với cuộc sống của người dân Việt, trong đời sống thường nhật và tôn giáo. Nó không chỉ là biểu tượng của sức mạnh mà còn mang quyền uy chi phối hung dữ của kẻ anh hùng. Sức mạnh này buộc con người phải nghĩ cách để khuất phục hổ. Có thể thấy trong dân gian còn tồn tại câu chuyện về một cuộc đấu trí giữa hổ và người, trong đó, con trâu, kẻ vốn đã bị con người thuần phục và con hổ, kẻ luôn tìm cách áp chế con người được đặt đối xứng nhau để so sánh. Con hổ, từ khía cạnh phá hoại, nó đã mang lại cho con người nhiều mối lo. Người Việt Nam đánh giá rất cao tầm quan trọng và lợi ích kinh tế (nhất là giá trị dược liệu) của hổ, đồng thời cũng từng phải chịu không ít hậu quả do hổ gây ra. Nhiều trường hợp hổ mò vào các bản làng miền núi, bắt gia súc, gia cầm và cả người, gây tổn thất vật chất cùng tâm lý lo sợ cho nhân dân. Chuyện hổ ăn thịt người không hiếm gây kinh sợ cho cả cả cộng đồng người (nhất là một con hổ có tên là cọp ba móng hoành hành dọc hữu ngạn sông Đồng Nai đã vồ chết và ăn thịt 128 người). Mối quan hệ ban đầu của hổ với con người là sự đối địch. Tuy nhiên, sự ý thức được của con người thông minh về sức mạnh của loài hổ đã khiến họ nhận ra việc đối phó và chung sống với hổ là cần thiết. Trong lịch sử viết theo thể ký có rất nhiều chuyện đã kể lại mối quan hệ của hổ với con người mà điển hình là câu chuyện Bố cái đại vương Phùng Hưng là một người phục hổ bằng tay không hoặc nhiều vị anh hùng, võ tướng, các vị hảo hán khác đã đánh được hổ. Cho đến giờ, khi con người đã có nhiều cách để khuất phục và thuần phục loài hổ nhưng về mặt văn hóa, tư tưởng quan hệ giữa loài hổ và loài người vẫn không phải là quan hệ chủ tớ như các loài gia cầm, gia súc, vật nuôi, voi, ngựa. mà hổ luôn chiếm một vị trí ngang hàng. Suy nghĩ thông thường khi đàn thú xa rời môi trường tự nhiên, sống trong điều kiện nuôi nhốt, chăm sóc của con người, nó sẽ bị thuần hóa. Tuy nhiên, với loài hổ thì hoàn toàn ngược lại, càng bị nuôi nhốt trong điều kiện ngặt nghèo, chật chội, bản năng hoang dã của chúng trỗi dậy càng mạnh mẽ, càng dữ dằn, nguy hiểm hơn và chắc chắn, hổ chưa bao giờ là con vật như con mèo con trong nhà. Hình tượng con hổ qua các thời kỳ. Người Việt cổ. Hình ảnh có thể là của một con hổ đã được phát hiện trên một phiến đá mềm nằm trong tầng văn hóa gần 20 ngàn năm trước ở hang Xóm Trại. Cư dân thuộc văn hóa Hòa Bình đã rạch lên phiến đá này những đường khắc ngoệch ngoạc mang dáng hình giống một con hổ. Nhưng dấu tích hổ dường như ít hơn trong các làng xóm trồng lúa thời tiền sử và điều này cho thấy hổ không bao giờ là đối tượng săn bắt lấy thịt làm thức ăn của các cư dân tiền sử mà trái lại, với sự phát triển của những làng xóm nông nghiệp định cư hổ dần trở thành con vật huyền thoại được đề phòng và tôn thờ. Hình tượng cọp, hổ đã từng xuất hiện nhiều trong nghệ thuật Đông Sơn, hình tượng hổ săn hươu và người săn hổ trên mặt và tang những trống đồng Đông Sơn ở các vùng Kur, Sangeang ở miền Đông Indonesia. Trên mặt trống Kur, hổ mình vằn đang đuổi theo một con hươu, trong khi chính nó là mục tiêu của một người cầm cung đang ngắm bắn. Trên tang chiếc trống này một con hổ mình vằn khác cũng đang trong tư thế đuổi theo một con hươu sừng. Trên phần tang của trống Sangeang có cảnh một người tay phải cầm khiên, tay trái cầm kiếm dạng tước (đốc tay cầm hình khuyên tròn) đang trong tư thế đánh nhau với một con hổ chồm lên đứng bằng hai chân sau. Một con chó đứng sau hình người cũng đang chồm lên sủa hỗ trợ cho chủ nhân đánh hổ. Kiểu cách những con hổ như vậy còn xuất hiện ở trên thân một chiếc bình trang trí hoa văn Đông Sơn hiện được trưng bày tại phần Việt Nam của Bảo tàng Guimet (Pháp). Tại phần vai rộng của chiếc bình này có một băng hoa văn thể hiện cảnh những con hổ nhởn nhơ bên cạnh đàn hươu nai. Một số trống đồng có vẽ chi tiết một con hổ quay ngược đầu với hướng truyền thống của đàn chim (ngược chiều kim đồng hồ) phản ánh sự phá vỡ quy chuẩn trang trí Đông Sơn. Hình hổ khá rõ ràng, một con quay đầu lại, mắt hổ được thể hiện bằng hình tròn có chấm ở giữa, trên thân có các chấm nhỏ tạo thành đường vằn ngang thân, bên trong vành chim và hổ này là một vành trang trí cảnh lễ hội mùa lúa. Những chiếc trống có hình hổ kể trên đều thuộc loại trống Đông Sơn muộn (từ khoảng thế kỷ II trước Công nguyên trở về sau). Ngoài những hình hổ trang trí trên mặt phẳng, người Đông Sơn còn thể hiện hình tượng hổ thông qua việc tạo ra những khối tượng kim loại. Chiếc thạp đồng Đông Sơn tại khu mộ Vạn Thắng, trên nắp thạp hiển hiện bốn khối tượng hổ cắp mồi rất sinh động. Ở chuôi một thanh kiếm đồng Đông Sơn được khai quật ở vùng miền núi Nghệ An - Thanh Hóa do một người Pháp là Gallery Hioco sưu tầm cũng có một bức tượng hổ trong tư thế đang rón rén lại gần con mồi. Tại một địa điểm khảo cổ khác thuộc tỉnh Bắc Ninh có tên là Lãng Ngâm (huyện Gia Bình), các nhà khảo cổ học cũng đã phát hiện nhiều tấm đồng trổ thủng mang hình hươu và hổ. Sự xuất hiện hình ảnh loài hổ trong nghệ thuật Đông Sơn có liên quan đến quan niệm tôn thờ sức mạnh và sự nguy hiểm của loài vật này. Sự tôn thờ này tồn tại khá đậm nét trong số các bộ lạc và tiểu quốc người Ba Thục và người Việt ở vùng đất Dạ Lang, Tây Âu, Âu Lạc. Thời kỳ Đại Việt. Con hổ là một đối tượng đặc biệt trong cuộc sống vật chất và tinh thần của người Việt Nam xưa nay cho nên các triều đại phong kiến coi hổ, rồng là những biểu trưng vương quyền, vì vậy hình ảnh hổ xuất hiện phổ biến và trang trọng nơi cung cấm. Từ thời nhà Đinh (968 - 979), hầu hết các vua chúa đều nuôi hổ để giải trí và làm đao phủ trừng phạt phạm nhân. Từ thời nhà Trần (1226 - 1400), những cuộc đấu giữa hổ với voi gọi là hổ quyền được tổ chức rầm rộ, đến thời Nguyễn được nâng lên thành lễ hội và tận năm 1904 mới chấm dứt. Hình tượng con Hổ cũng xuất hiện liên tục trong thời kỳ phong kiến Việt Nam qua các triều đại kế tiếp nhau. Trong lịch sử, Từ thời nhà Đinh (968-978), sử sách có ghi chép lại việc các vị hoàng đế đều cho nuôi hổ để giải trí và làm đao phủ để trừng phạt các phạm nhân. Đại Việt sử ký toàn thư có chép về sự kiện Vua Đinh Tiên Hoàng muốn dùng uy chế ngự thiên hạ, bèn đặt vạc lớn ở sân triều, nuôi hổ dữ trong chuồng cũi, hạ lệnh rằng: Kẻ nào trái phép phải chịu tội bỏ vạc dầu, cho hổ ăn thịt và cũng trong thư tịch cổ này có đoạn viết: "Tiên Hoàng Đế ban hành nhiều luật lệ rất khắt khe. Ngài đặt vạc dầu ở trước điện, nuôi hổ trong vườn, dựng cột đồng nung đỏ để trừng trị những kẻ gian ác và phản bội". Thời nhà Lý, trong Chiếu dời đô, Lý Thái Tổ có đề cập đến Đại La với thế rồng cuộn, hổ ngồi là nơi để dựng nghiệp đế vương muôn đời. Trong lịch sử phong kiến, có kể về Vụ án hoá hổ đây là một kỳ án còn có nhiều uẩn khúc và nhiều lý giải, về sự kiện Lê Văn Thịnh hoá hổ mưu hại vua, Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Bấy giờ vua ra hồ Dâm Đàm, ngự trên thuyền nhỏ xem đánh cá. Chợt có mây mù nổi lên, trong đám mù nghe có tiếng thuyền bơi đến, tiếng mái chèo rào rào, vua lấy giáo ném. Chốc lát mây mù tan, thấy trong thuyền có con hổ, mọi người sợ tái mặt, nói: "Việc nguy rồi!". Người đánh cá là Mục Thận quăng lưới trùm lên con hổ, thì ra là Thái sư Lê Văn Thịnh. Vua nghĩ Thịnh là đại thần có công giúp đỡ, không nỡ giết, đày lên trại đầu Thao Giang". Thời nhà Trần so với thời Nhà Lý thì hình tượng con hổ hiện diện trong thời kỳ Nhà Trần (1226-1400) đậm nét hơn, dùng để phản ánh một xã hội, quốc gia thượng võ với lực lượng quân đội thiện chiến dũng mạnh đã từng lập nên nhiều chiến công hiển hách. Viên tướng Phạm Ngũ Lão đã so sánh quân đội nhà Trần đương thời khí thế như hổ báo qua bài thơ Thuật hoài với câu: "Tam Quân tỳ hổ khí thôn ngưu" ("Ba quân khí thế mạnh như hổ báo nuốt trâu"). Trước đó Hổ được nhắc đến trong bài hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo với điển tích "Lấy thịt mà nuôi hổ đói" chỉ về sự tham lam của quân Nguyên Mông. Đầu tập Lĩnh Nam Chích Quái cũng nói đến tương quan giữa Thần Hổ và Thần Mộc Tinh. Hổ chính thức đi vào nghệ thuật tạo hình sớm nhất vào thời nhà Trần với những tượng hổ ở lăng Trần Thủ Độ, lăng vua Hiến Tông, hổ chạm ở bệ đá tại chùa Quế Dương (Hà Tây cũ) được lưu truyền đến những con hổ đá thời Lê ở Nam Kinh (Thanh Hoá). Cũng trong thời kỳ nhà Trần tinh thần thượng võ, chuộng bạo lực được thể hiện qua hành vi của các quý tộc thích đánh nhau để chứng tỏ sức mạnh, địa vị, tục xăm mình ngày càng thịnh hành, việc rèn luyện thao trường, các hội thề được phổ biến thì các vị hoàng đế cũng thích nuôi nhiều hổ để đấu với voi xem đó làm tiêu khiển, ở thời kỳ này thì các trận quyết đấu này chỉ giới hạn trong Hoàng thành. Sử cũ cho biết vua Trần Nhân Tông có một thú vui là được xem quân lính đấu với hổ vì thế ông đã cho làm chuồng đấu hổ ở Vọng Lâu. Và trong thời nhà Trần từng diễn ra sự kiện một con hổ đã gây kinh hoàng đến vị vua này, theo đó thì có tù trưởng vùng sơn cước dâng triều đình một con hổ lớn vằn đen vàng, lưng thẳng, bụng thon. Vua Trần Nhân Tông bèn cho tổ chức buổi đấu hổ trước Vọng Lâu với sự tham gia của Hoàng hậu, phi tần và các quan trong triều. Bảo Thánh Hoàng hậu thấy chuồng cũi không an toàn, vô cùng lo lắng nên gọi viên tổng quản nhắc nhở: Ông cho kiểm tra cái cũi này chưa? Con hổ to lớn dữ dằn đấy. Hôm nay, bệ hạ đến ngự xem, ông phải rất cẩn thận mới được. Viên tổng quản đáp: "Bẩm Hoàng hậu, đây là con hổ mới được đưa vào cung, thần đã lo liệu đầy đủ cả. Xin lệnh bề trên cứ yên tâm". Một lúc sau, quân lính khiêng một cũi sắt nữa vào chuồng đấu. Nhưng sự thực thì con hổ đã bị bỏ đói mấy hôm, khi thấy đông người, hổ nhe nanh gầm gừ đe dọa. Trong khi tất cả đang hào hứng chuẩn bị xem màn đấu hổ thì bất ngờ con hổ thoát ra khỏi cũi rồi nhảy lên, lao về phía chỗ ngồi của vua Trần Nhân Tông cùng Hoàng hậu, phi tần và bá quan văn võ. Mọi người đứng chết lặng trong giây lát rồi hoảng sợ bỏ chạy, duy có Bảo Thánh tiến lên phía trước, xả thân che cho nhà vua, đối diện hổ dữ. Không hiểu vì khiếp sợ uy lực của bà hay vì lý do nào đó mà con hổ chỉ lúc lắc cái đầu, nhìn Hoàng hậu một lúc, rồi quay đi, nhảy xuống chuồng thú). Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết về chuyện này như sau: "Thượng hoàng (tức Trần Nhân Tông) thường làm chuồng hổ ở thềm Vọng Lâu rồi sai quân sĩ đánh nhau với hổ. Có lần Thượng hoàng ngồi xem, Thái hậu (tức Bảo Thánh) và phi tần đều theo hầu. Vì thềm lầu thấp, chuồng và thềm cũng thấp, con hổ bỗng nhảy ra khỏi chuồng leo lên lầu, mọi người đều sợ chạy tan cả, duy chỉ còn có Thái hậu và bốn, năm người thị nữ vẫn ở đấy. Thái hậu nghĩ bụng không khỏi bị hại, mới lấy chiếu che cho Thượng hoàng và cả mình. Con hổ lên lầu kêu gầm rồi vội vàng nhảy xuống, không vồ hại ai cả". Sử thần Ngô Sĩ Liên khi nhắc đến Bảo Thánh đã ca ngợi rằng: "Voi và hổ là bậc hung dữ, ai cũng phải sợ, thế mà lúc voi, hổ hung tợn làm ngang, Hoàng hậu vẫn thản nhiên không sợ. Hoàng hậu thực sự là một anh hùng trong đám nữ lưu vậy" (Đại Việt sử ký tiền biên). Theo Đại Việt sử ký bản kỷ chép: "Khâm Từ Bảo Thánh Hoàng Thái Hậu là vợ Trần Thánh tông thượng hoàng. Thượng hoàng thích xem đấu hổ. Một hôm, ngồi trên vọng lâu, sai quân sĩ tổ chức thả hổ ra đấu với voi. Thái hậu cùng các phi tần ngồi xem cùng thượng hoàng. Cửa chuồng hổ mới mở, hổ bất ngờ nhảy lên vọng lâu. Các quan văn võ đều sợ hãi, bỏ chạy tán loạn, chỉ còn trơ Thượng hoàng và hoàng thái hậu. Thái hậu không biết làm cách nào, vội vàng lấy tấm chiếu lót dưới chân vua bao quanh che cho Thượng hoàng và mình. Hổ trèo lên lầu nhìn chung quanh không thấy ai, gầm thét dữ dội và lao xuống. Thượng hoàng và thái hậu vô sự". Một lần khác, Thượng hoàng Trần Thánh Tông ngồi trên điện Thiên An xem đấu voi. Hôm ấy, con voi hung tợn này chưa gặp được hổ, nhưng đã hăm hở rống lên và xông lên điện, quần thần tả hữu một phen mất vía, may có đội ngự vệ binh cầm giáo chĩa ra che chở nên voi rút lui, thượng hoàng và thái hậu bình an. Đời hậu Lê, trường hổ quyền - đấu hổ - ở kinh đô Thăng Long, trước sân đấu võ. Các quan võ sợ hổ làm dữ có thể nguy hiểm đến tính mệnh mọi người và để bảo vệ loài voi quý có ích cho chiến trận nên cùng bàn với quan phủ liêu ngầm sai người dùng kìm cắt hết móng vuốt của hổ một tuần trước trận đấu. Vì vậy, chỉ đấu độ vài ba hiệp, hổ đã bị voi gục Thời Nhà Lê có lưu truyền câu chuyện về một con hổ có nghĩa. Con hổ này được Nguyễn Hợp, cha của danh tướng Nguyễn Xí nuôi từ nhỏ, khi con hổ này lớn lên thì được giao nhiệm vụ canh giữ đơm tôm cá ở đập Hạng và lò muối để phòng chống ăn trộm, sau đó lúc đêm đó trời tối, trời chuyển mưa, khi ông trở về nơi đặt đó thì con hổ đang canh chừng ở đó phát hiện ra và lầm tưởng có kẻ gian đang ăn trộm cá của chủ mình, hổ liền lao thẳng vào vồ khiến ông Hội chết ngay tại chỗ. Sau khi vồ chết người, con hổ mới nhận ra đó là ông chủ của mình. Nó liền vác ông lên lưng cõng vào khu Đồng Lầm, thuộc làng Mượu Nậy rồi bới đất để an táng cho chủ. Ngày hôm sau, gia nhân và bà con làng xóm bủa đi tìm thì tìm thấy xác đã được hổ chôn lấp tại Đồng Lầm. Con hổ nằm canh giữ bên cạnh mộ và nhe răng và gầm gừ nhất quyết không cho mang xác chủ đi. Gia đình tìm cách đưa thi hài đến nơi khác an táng, nhưng ban đêm hổ lại mang xác cụ về vùi lấp ở chỗ cũ. Sau khi ông Hội chết được 100 ngày thì con hổ bỏ đi vào núi Riềng, thuộc xã Nghi Thiết ngày nay. Tuy vậy vào giỗ đầu của ông, trước ngày làm giỗ 1 ngày, hổ tinh đã tha về một con lợn rừng khoảng 50 – 60 kg đặt giữa sân rồi chạy vào rừng. Cứ thế, đều đặn hàng chục năm trời năm nào cũng vậy trước ngày giỗ của ông Hội hổ tinh lại vác lợn rừng về để con cháu làm giỗ cho ông, cho đến khi con hổ già và chết mới thôi. Trong văn hóa người Việt còn lưu truyền câu chuyện trước đó về việc Phùng Hưng đánh hổ. Theo đó có một thời ở vùng Đường Lâm, Hà Tây có một con hổ dữ từ rừng về giết người, bắt gia súc, Phùng Hưng liền làm con bù nhìn bằng rơm, cho mặc quần áo như người thật, đặt ở nơi hổ thường xuất hiện. Hổ đi qua thấy bù nhìn tưởng người, lao vào cắn xé nhưng chỉ có cọc gỗ độn rơm. Vài lần như thế, hổ không còn chú ý tới bù nhìn rơm nữa. Một hôm trời chập choạng tối, Phùng Hưng cởi trần, thân đóng khố, trát bùn khắp người đứng thế vào chỗ hay đặt bù nhìn rơm. Khi hổ xuất hiện, hơi bùn non át hơi người nên hổ không phân biệt được, cứ rảo bước qua như mọi lần. Phùng Hưng bất ngờ xông tới nhảy lên mình hổ, ghì chặt con mãnh thú, sau một hồi người hổ vật nhau, hổ đuối sức, Phùng Hưng giáng một cú đập vỡ sọ hổ. Sau này, Những câu chuyện dân gian lưu truyền sau này chuyện hổ cõng lợn về góp giỗ tại đình Tổng, hàng năm, từ tờ mờ sáng mùng một tháng hai, dân làng lần nào cũng thấy giữa sân đình một con lợn to, đứng im một chỗ, và đồn lên về huyền thoại huyền thoại Hổ cõng lợn góp giỗ Phùng Hưng Nhà Nguyễn. Vào thời kỳ nhà Nguyễn, hình ảnh con hổ cũng trở nên phổ biến gắn với sự hình thành và kiện toàn nhà nước phong kiến chuyên chế quân chủ tập quyền ở Việt Nam, Truyền thuyết kể rằng, lúc Nguyễn Ánh bị nhà Tây Sơn truy lùng, gặp hoàn cảnh ngặt nghèo, hết cả lương thực, may nhờ có thịt thú rừng do hổ tha tới tiếp tế mỗi ngày mà sống. Về sau, khi lên ngôi vua, ông đã cho lập miếu thờ tại vùng Mô Xoài thuộc tỉnh Bà Rịa để tạ ơn. Dân gian thường gọi là miếu Ông Hổ. Tục truyền, vua còn ban lệnh cấm giết hổ. Nếu kẻ nào lỡ tay giết chết hổ thì bị phạt 30 trượng. Còn nếu bắt sống thì được thưởng 30 quan tiền. Cũng vì lệ này mà hổ còn được gọi là Ông Ba Mươi. Nhà Nguyễn đã cho xây dựng đấu trường bên bờ sông Hương gọi là Hổ Quyền để cho voi và hổ đấu nhau trước sự chứng kiến của vua quan và dân chúng kinh thành. Hổ quyền là tên gọi một đấu trường là chuồng nuôi hổ Hổ Quyền là một di sản văn hóa độc đáo, một đấu trường không hề có ở bất cứ nơi đâu trên thế giới: đấu trường của voi và hổ. Nó là một phần quan trọng của di tích văn hóa lịch sử ở Cố đô Huế. Dưới triều Nguyễn, chính nơi đây đã diễn ra những cuộc tử chiến vô cùng ác liệt giữa voi và hổ nhằm tế thần trong ngày hội và phục vụ nhu cầu giải trí, tiêu khiển cho vua, quan và dân chúng. Trong cuộc quyết đấu đầu tiên giữa voi và hổ năm 1750 tại cồn Dã Viên trên sông Hương, 40 con voi đã giết chết 18 con hổ trước sự chứng kiến của chúa Nguyễn Phúc Khoát và triều thần ngồi xem trên 12 chiếc thuyền. Đây là trận đấu kinh hoàng, khủng khiếp và đẫm máu nhất. Những trận tử chiến giữa voi và hổ thường mỗi năm tổ chức một lần. Những trận đấu không chỉ để vui xuân mà cốt huấn luyện cho voi tập dượt thêm can đảm khi lâm trận và ngoài ra còn nhằm để tế thần trong ngày hội và phục vụ nhu cầu giải trí tiêu khiển cho nhà vua, hoàng tộc và quan lại. Trước mỗi trận đấu, hổ đều bị cắt nanh, bẻ vuốt, và buộc chặt vào cột cho nên voi luôn giết chết và chà nát hổ, tuy nhiên tai nạn đôi khi vẫn xảy ra vì hổ chiến đấu vô cùng dũng mãnh. Sau này, để bảo đảm an toàn, năm Canh Dần 1830, vua Minh Mạng đã hạ chiếu cho xây dựng một đấu trường lớn gần đồi Long Thọ phía tây kinh thành Huế lấy tên là Hổ quyền. Những mô tả của sử sách và ghi chép của người Phương Tây đã tái hiện cảnh chiến đấu đẫm máu giữa voi và hổ, một trận chiến có tính bất công dành cho loài hổ, tuy nhiên qua những ghi chép này cũng có thể thấy sự hung hãn và nguy hiểm của con hổ trong điều kiện hoàn toàn bất lợi. Những chi chép mô tả về trình tự trận đấu khi ba tiếng trống lệnh đánh lên thì cửa chuồng hổ mở toang, một con hổ vằn loang lổ nhảy vọt ra, ngoảnh nhìn trừng trừng bốn phía rồi gầm lên vang dội. Bên kia, voi ngần ngại chần chừ chưa xông ra. Quân tượng phải lấy búa đánh thúc voi xông trận. Thấy voi, hổ hung hăng sấn lại, tung mình bấu vào cổ voi mà cấu xé. Voi chạy quanh lựa thế, lấy vòi lôi hổ xuống, định đưa chân dẫm lên mình cọp. Nhưng càng đấu, hổ nhanh nhẹn tránh khỏi. Hai bên hăng máu hăm hở vật lộn nhau mãi. Voi khỏe, hổ nhanh, hai bên không bên nào chịu kém. Đấu gần hai tiếng đồng hồ, có khi kéo dài đến trưa, đợi khi hổ yếu dần, voi lừa thế ép hổ vào tường, đưa vòi quật hổ rồi tung hổ lên cao, đưa ngà đón hổ. Hổ rơi xuống, voi lấy chân đá hổ, rồi cả thân mình voi nặng như núi Ngự Bình dẫm lên đè nát hổ. Dân chúng hò reo hoan hỉ, vì nghĩ voi là con vật có công với nước, đã hạ được hổ thì vỗ tay reo mừng. Theo Michel Chaigneau trong cuốn "Souvenirs de Huế" thì trước khi đấu bao giờ cũng dũa móng vuốt của hổ hoặc bọc chân hổ trong những túi da dày để tránh nguy hại đến voi và khán giả. Kết quả cuộc đấu voi - hổ bao giờ cũng ấn định theo ý người tổ chức đó phải là voi thắng hổ, voi được quyền ưu tiên, còn hổ thì ngược lại, bị tước đi vũ khí lợi hại. Khi vào cuộc đọ sức, voi đã được chăm sóc bồi dưỡng chu đáo, có quản tượng điều khiển, có vài người lính cầm vũ khí ngồi trên bảo vệ, hỗ trợ. Còn hổ đã bị nhốt lâu ngày, ăn uống kém, răng nanh bị bẻ, miệng bị khâu lại, móng bị cắt hết, chân bị đút vào túi da kín, cổ phải mang xích sắt buộc chặt vào cọc đấu trường. Dù vậy, sự việc không diễn ra dễ dàng thuận lợi cho voi do với sự hung hãn của mình, trong những trận chiến, khi bắt đầu, hổ gầm gào vang động, nhảy dựng lên, mắt trừng làm voi sợ hãi lùi. Quản tượng phải dùng búa đánh thúc voi tiến lại. Hổ hung hăng, lồng lộn xông về phía voi nhưng bị dây xích gìm giữ, khi voi đến gần, hổ bất ngờ tót lên đầu voi tấn công quản tượng và mắt, tai, cổ voi. Voi luống cuống hất hổ ngã nhào xuống đất, hổ nhanh chóng bật dậy, bám vào vòi voi, voi giũ vòi. Móng vuốt đã bị cắt, chân lại bị đút vào túi da nên được một lúc hổ bị tụt khỏi ngà voi rắn chắc và ngã xuống đất. Quản tượng điều khiển voi xông lại dùng chân và cặp ngà tấn công hổ. Cuộc chiến đấu giằng co kéo dài. Nếu hổ chưa chết mà con voi thứ nhất tháo chạy, thì con voi khác vào đấu tiếp với hổ cho đến khi hổ chết. Nhưng nếu một con hổ khỏe mạnh mới bị bắt ở rừng về còn hung hăng thì dẫu có bẻ răng cưa móng vẫn còn nguy hiểm. Chính Michel Chaigneau đã chứng kiến một sự xảy ra dưới thời Gia Long. Có một trận đấu mà con hổ to lớn khác thường và khi cửa chuồng vừa mở, nó đã vọt như một mũi tên ra xa, kề sát bên voi, quật ngã ngay quản tượng. Voi như mất phương hướng vì không có người điều khiển, quay đầu chạy đạp lên người quản tượng, lúc này con voi thứ hai được đưa ra đấu trường, trên lưng voi có mấy binh sĩ cầm khí giới bảo vệ voi và quản tượng. Hổ vờn vài hiệp, thấy thế cố xé rào tìm lối thoát. Ba bốn khán giả bị hổ vồ cấu xé bị thương. Viên võ quan chỉ huy thấy vậy, ra lệnh phóng giáo giết hổ. Các vệ binh kéo xác con hổ bị thương vào giữa đấu trường cho ba bốn con voi lấy vòi tung lên như quả bóng rồi dẫm nát. Ngoài việc đấu voi với hổ thì sử sách vẫn chép về việc đấu giữa người và hổ. Theo Lê Đình Chân trong cuốn "Cuộc đời oanh liệt của Tả quân Lê Văn Duyệt" thì khi Lê Văn Duyệt giữ chức tổng trấn thành Gia Định, một hôm, có sứ thần Xiêm La ngồi trên vọng đài xem các võ sĩ ta đấu với hổ. Dân chúng thành Gia Định chen chúc nô nức đến xem. Lệnh của Tả quân là chỉ được bắt sống. Nhưng võ sĩ Lê Văn Khôi gặp con hổ dữ đã bị nó chồm lên và tát ngay vào gáy. Ông này né mình đánh một côn sắt vào hổ, hổ ngã lăn giãy giụa một lúc rồi chết. Sứ thần Xiêm La tấm tắc khen ngợi. Nhưng Tả quân tức giận truyền cho quân sĩ bắt trói chịu tội. Lê Văn Khôi đến trước vọng đài cúi đầu xin tha tội vì đã giết lỡ hổ mà lệnh chỉ bắt sống. Võ sĩ xin đấu lại để chuộc tội, Tả quân đã bớt giận, truyền lính thả hổ khác cho Khôi bắt sống. Cuộc tỉ thí lần này thật hồi hộp, vờn nhau với hổ dữ, Khôi đã dùng miếng võ hiểm đá vào hàm dưới của hổ bất ngờ. Hổ đau quá, nằm lăn ra. Khôi lấy cuộn thừng giắt trong mình trói lại, trước khán đài xin chuộc tội. Sứ thần không dứt lời khen dũng sĩ đấu với hổ. Tả quân Lê Văn Duyệt trả lời rằng: "Bọn quân sĩ dưới trướng tôi đều như thế cả, có gì mà đại nhân phải ngợi ca". Đến cuối đời Tự Đức, hổ quyền mới bãi bỏ nhưng trận đấu cuối cùng diễn ra ở nơi đây vào 1904 dưới thời vua Thành Thái. Trong dân gian, vào thời này, trong dân gian cũng lập am, miếu thờ những con hổ hung dữ hại người hoặc những con hổ được truyền miệng là linh thiêng. Chẳng hạn như ở Miếu thờ Bạch Hổ ở đình Tân Lộc Đông ở Cần Thơ, con Bạch Hổ còn gắn liền với truyền thuyết về con cọp trắng thường lội qua sông đến ở cù lao Tân Lộc vào mùa nước nổi những năm 1780 - 1800. Hiện nay, miếu thờ Bạch Hổ vẫn còn ở chùa Ông Đạo Xuân, đình Tân Lộc Đông. Hằng năm, vào ngày vía Bà Chúa Xứ, người dân địa phương vẫn tổ chức cúng, dâng tờ cử xin Bạch Hổ bảo vệ dân làng. Cũng ở Cần Thơ có miếu cổ Long Tuyền thờ Thần Hổ từ năm 1844 và gắn liền với giai thoại địa phương về vùng này có một con cọp tu lâu năm, tánh linh như người, nó nghe được lời cầu khấn của một phụ nữ có thai, khi người phụ nữ này trở dạ thì nó đã bắt một bà mụ (người đỡ đẻ) về giúp cho phụ nữ này, sau đó nó bắt một con heo rừng (trên thân heo đầy vết móng cọp) để trả lễ. Hai phụ nữ này rằng đó là hổ thần bảo vệ dân làng và cùng dựng một ngôi miếu để thờ Thần Hổ. Ngoài ra, cư dân địa phương còn truyền tụng rất nhiều giai thoại khác liên quan đến việc Thần Hổ cứu người khi gặp hoạn nạn. Khi hổ chết, dân làng tiếc thương lấy thi thể làm tượng cốt đặt trong miếu thờ. Ở đình Võ Lâm,tỉnh Kon Tum có thờ hình con bạch hổ được chạm khắc ở ngay bình phong vào chính điện thờ, bạch hổ ở đây không chỉ trừ tà mà còn ngăn ngừa được "ma rừng" theo quan niệm của người bản địa, điều này xuất phát từ câu chuyện một con bạch hổ ba chân, nó vốn hung bạo ở rừng này, đã tấn công và ăn thịt tất cả các loài thú. Khi thiếu mồi, nó còn tấn công cả người. Một khi bạch hổ đã ăn thịt người thì nó càng hung tợn, càng dữ hơn bất cứ loài thú ác nào từ rừng đi vào chùa. Con bạch hổ này đi về chùa để nghe tụng kinh và từ khi về chùa Bác Ái nghe kinh Phật, xung quanh chùa thú dữ tránh đi hết, trong vùng không còn xảy ra các chuyện như người bị hổ vồ, hay thú dữ tấn công vật nuôi của làng Võ Lâm. Những bản làng người Mường ở miền tây Thanh Hóa, kéo dài từ vùng Thạch Thành lên đến Quan Hóa, Mường Lát, ngoài việc thờ cúng tổ tiên, thần rừng, thần núi, thì họ còn cúng Ông Hổ tượng trưng cho thần rừng, đặc biệt người dân còn lập miếu thờ một con hổ gọi là "Thần hổ xám khổng lồ" hung dữ, chuyên ăn thịt người, người dân còn đồn rằng, năm nào không cúng hổ thần, mùa màng sẽ thất bát, lúa trồng chẳng thành hạt, cây cối chẳng chịu trổ hoa. Ở vùng Phú Yên còn có câu chuyện về hang hổ, gắn liền với câu chuyện thầy tu đả hổ, trước khi thầy tu này đến, hổ sống rất nhiều ở trong và xung quanh hang. Ngày ngày, dân sống dưới chân núi luôn khiếp sợ bởi tiếng gầm hú ghê rợn của hổ. Không ít người vì mải mê săn bắn thú rừng mà bỏ mạng dưới nanh vuốt của hổ dữ. Từ ấy, dân quanh vùng không ai dám bén mảng đến gần hang hổ. Mãi cho đến khi vị thầy tu xuất hiện và sống ở đó, người dân mới an tâm làm rẫy, săn thú. Theo lưu truyền, vị thầy tu đã làm cho bầy hổ trở nên thân thiện với người dân. Để nhớ ơn, khi ông qua đời, dân lập miếu thờ ông Tạ Từ ngay trong hang, nay đã không còn dấu vết. Khi vị thầy tu mất, thì hổ tái chiếm hang, những bầy hổ bỏ đi nơi xa cũng quay trở lại. Tại tỉnh tỉnh Quảng Ngãi, có câu chuyện bạch hổ và đôi rắn khổng lồ, theo đó một người già nằm mơ thấy một con hổ trắng đến bảo rằng Ta là bạch hổ coi ngó xứ này. Nay ta giao giấy tờ trông coi đình lại cho ông rồi từ nay trở đi vào núi tu hành, không coi đình và xứ này nữa. Từ đó dân làng cúng đầu heo không bị mất như ngày trước. Thời hiện đại. Trong chiến tranh Việt Nam, con hổ đã là hình tượng để ví von cho quân đội nhân dân Việt Nam với cách đánh theo kiểu du kích, dựa vào núi rừng để tiêu hao sinh lực địch, đây chính là luận điểm trong Tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự. Ngày nay, hình ảnh con hổ đã trở thành biểu tượng cho sự khát vọng, mong muốn của người dân Việt Nam về một nền kinh tế hùng cường, có tầm ảnh hưởng và một xã hội thịnh vượng với hình tượng "hóa hổ". Nhiều người Việt Nam, các nhà quản lý và nhiều chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước đều nhận định cùng mong muốn kinh tế Việt Nam sẽ chuyển biến trở thành một con hổ mới của châu Á hay một con hổ mới về giáo dục và đào tạo ở châu Á, nhiều người Việt Nam còn mong muốn Việt Nam sẽ là con hổ của thế giới trong 15 - 20 năm sau khi đổi mới và nhiều người khác mong rằng Việt Nam sẽ là con hổ châu Á Bên cạnh đó, quan niệm thái quá của con người khiến hổ ở Việt Nam từ xưa đã bị săn bắt ráo riết chẳng kém gì ở những nơi khác trên thế giới, có những người chuyên nghề dọi dấu (tìm dấu vết hổ) của làng Tịnh Yên Đông Tây chuyên đi săn hổ, Săn hổ ở đây đã trở thành nghề cha truyền con nối. Thậm chí đến nay, ở vùng biên giới Quảng Trị - nơi mà người ta tàn sát hổ, coi hổ như kẻ thù và tổ chức săn bắt như ở Làng Thủy Ba. Do hổ thường xuyên thâm nhập vào các bản làng của con người bắt gia súc như trâu bò dê heo và ăn thịt người dân, đây được coi là trận chiến giữa người với mãnh thú mà còn là câu chuyện kể về sức mạnh của người dân Việt chống loài ác thú và chống ngoại xâm… chính quyền, triều đình phong kiến trước đó còn tặng thưởng cho những người săn hổ công với giá trị y học và kinh tế mà hổ đem lại như xương hổ để nấu cao hổ cốt, da hổ để trang trí, bộ móng vuốt, răng của hộ để đeo như những trang sức, pín hổ để tăng cường sinh dục, còn được dùng để trưng bày hoặc làm thành các sản phẩm lưu niệm, điều này dẫn đến những cuộc săn hổ, tàn sát loài hổ. Ở Việt Nam có tập quán đi săn Hổ của người Sán Dìu, từ xa xưa, người Sán Dìu thường đi săn thú rừng nói chung và săn Hổ nói riêng lấy thịt để cải thiện bữa ăn trong gia đình. Họ thường tổ chức đi săn vào dịp nông nhàn, dịp đầu xuân mới hoặc khi phát hiện được con thú lớn là Hổ đi kiếm ăn. Dụng cụ đi săn Hổ chủ yếu là súng kíp, ngoài ra mỗi người đi săn có thêm 1-2 con chó săn đi cùng để hộ người quây đuổi thú. Nếu bắn được con Hổ to thì đem về nhà người trực tiếp bắn trúng để làm thịt, và cúng báo mời tổ tiên về ăn mừng để cầu xin tổ tiên phù hộ độ trì cho lần sau đi săn bắn được nhiều con Hổ và an toàn hơn. Sau khi cúng xong, họ lấy thịt Hổ ra để chia phần cho người trực tiếp bắn trúng được riêng một vai, đầu và bốn chân, số thịt còn lại chia đều cho những người đi săn, nếu ai có chó đi săn cùng thì được thêm nửa phần của người đi săn. Nếu bắn được Hổ nhỏ thì họ sẽ không chia phần, mà chỉ mang về nhà người trực tiếp bắn trúng, làm thịt, không phải cúng tổ tiên rồi liên hoan một bữa vui vẻ, chúc mừng nhau lần sau sẽ săn được một con Hổ to hơn. Món thịt Hổ cũng được người Sán Dìu coi là món đặc sản từ lâu đời, đặc biệt là kiểu chế biến món ăn thịt Hổ kiến đốt, người Sán Dìu biết dùng phổi của con Hổ để làm thuốc chữa bệnh ho lao rất hiệu nghiệm. Nếu săn được con Hổ và dịp dầu xuân thì người ta tin rằng năm ấy sẽ có sức khoẻ như Hổ, và luôn gặt hái được nhiều thành công, may mắn. Câu chuyện đầu xuân về tập quán đi săn Hổ và những món ăn đặc sản, những vị thuốc Nam được chế biến từ thịt Hổ là nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá tinh thần của người Sán Dìu. Tại Việt Nam, hổ bị buôn bán trái phép chủ yếu sử dụng trong các loại sản phẩm được cho là thuốc như cao hổ cốt, rượu hổ cốt. Ngoài ra, thịt, da của chúng được dùng để trưng bày hoặc làm thành các sản phẩm lưu niệm, Việt Nam vẫn là điểm nóng buôn bán hổ từ các quốc gia Đông Nam Á sang Trung Quốc, đồng thời để phục vụ nhu cầu trong nước. Tại thị trường chợ đen giá 2,5 - 3 triệu đồng/kg hổ, còn giá cao hổ cốt lên tới 7 - 8 triệu đồng/lạng. Số lượng hổ giảm nhanh chóng, cả nước Việt Nam ước chừng 200 con hổ hoang dã và 95 con trong các vườn thú, trại chăn nuôi. Bình Dương đang có nhiều nhất với một số chủ doanh nghiệp tỉnh này nuôi tổng cộng tới 63 con hổ trong đó có 3 chủ nuôi gồm một người nuôi 23 con, hai người còn lại mỗi người nuôi 09 con, chính quyền từng định tịch thu toàn bộ số hổ đang nuôi nhốt bất hợp pháp, giao cho tổ chức có chức năng nuôi nhằm bảo tồn nhưng gặp phải sự phản đối, nhiều người dân cho rằng nên để các chủ cơ sở được tiếp tục nuôi hổ vì mục đích bảo tồn. Ngoài ra ở Thanh Hóa hiện nay còn có trang trại nuôi dưỡng 11 cá thể hổ trưởng thành, con to nhất nặng trên 150 kg (Thức ăn của hổ chủ yếu là thịt lợn, thịt gà. Trung bình mỗi ngày hổ ăn hết khoảng 5 kg thịt lợn, thị gà). Ngoài ra, tại Khu du lịch Đại Nam còn có nuôi một số cá thể hổ Đông Dương. Bên cạnh đó, còn phát hiện được bốn con hổ trưởng thành tại điểm nuôi nhốt hổ trái phép tại xã Đô Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An) trong căn phòng chưa đầy 15m2 của một hộ dân, có tới bốn con hổ một phát hiện khác cho thấy còn có khoảng trên chục hộ cũng làm nghề này trong đó chính quyền đã bắt và xử lý 02 cá thể hổ để đưa về Khu Du lịch sinh thái trại bò ở xã Diễn Lâm (Diễn Châu). Nơi đó, hiện đang nuôi hàng chục cá thể hổ và nhiều động vật hoang dã khác. Ngay từ năm 1963, Nhà nước Việt Nam đã ban hành sắc lệnh bảo vệ hổ. Những năm gần đây, nhiều biện pháp cụ thể cũng được thực hiện như ban hành Nghị định, Quyết định, Thông tư, Chỉ thị về cấm săn bắt, buôn bán hổ và tiến hành xử lý nghiêm những kẻ vi phạm, lập nhiều khu bảo vệ, rừng cấm, phối hợp với WWF khảo sát, tạo môi trường sống thuận lợi tại những nơi hổ thường xuất hiện như Mường Nhé, Vụ Quang, Cát Lộc, Nam Cát Tiên. Chính quyền Việt Nam từng có dự án chi 49 triệu USD để bảo tồn hổ trong một dự án nhân đôi đàn hổ hoang dã ở Việt Nam trong 10 năm, theo tính toán, chi phí cho việc nuôi một cá thể hổ đến tuổi trưởng thành tốn gấp 250 lần so với bắt một con trong hoang dã, trung bình mỗi con hổ cần không dưới 400 ha sinh cảnh rừng đặc dụng, nơi có nhiều loại thú khác nhau cùng tồn tại. Năm 2011, Ngày Quốc tế Hổ lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam với nhiều hoạt động thiết thực nhằm nâng cao nhận thức về việc bảo vệ loài vật đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, Hoạt động này sẽ diễn ra hằng năm trên toàn thế giới
7,901,735
19,788,736
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19788736
Múa giật
Múa giật là một triệu chứng vận động bất thường không chủ ý, một trong nhóm các rối loạn thần kinh được gọi là rối loạn vận động. Từ tiếng Anh của triệu chứng này là "chorea", có nguồn gốc từ ("khiêu vũ). Thuật ngữ múa giật nửa người đề cập đến múa giật ở một bên cơ thể, chẳng hạn như múa giật ở một cánh tay chứ không phải cả hai. Nguyên nhân. Bệnh Huntington. Bệnh Huntington là một bệnh thoái hóa thần kinh và là nguyên nhân di truyền phổ biến nhất của múa giật. Tình trạng này trước đây được gọi là múa giật Huntington nhưng đã được đổi tên vì đặc điểm chủ yếu của bệnh là suy giảm nhận thức và thay đổi hành vi chứ không phải là múa giật. Nguyên nhân di truyền khác. Các nguyên nhân di truyền khác của múa giật rất hiếm, gồm hội chứng giống bệnh Huntington type 1, 2 và 3; bệnh prion di truyền, thất điều gai-tiểu não type 1, 3 và 17, neuroacanthocytosis, dentatorubral-pallidoluysian atrophy (DRPLA), neuroferritinopathy (tạm dịch: "rối loạn tích tụ sắt trong não"), bệnh Wilson, múa giật di truyền lành tính, thất điều Friedreich, bệnh ty thể và hội chứng Rett. Nguyên nhân mắc phải. Các nguyên nhân phổ biến nhất của chứng múa giật là bệnh mạch máu não và ở các nước đang phát triển là nhiễm HIV —thường là do liên quan đến bệnh cryptococcus. Múa giật Sydenham xảy ra do biến chứng của nhiễm trùng liên cầu. 20% trẻ em và thanh thiếu niên bị thấp tim có kèm múa giật Sydenham như một biến chứng. Triệu chứng ngày càng hiếm, có thể một phần là do penicillin, điều kiện xã hội được cải thiện và/hoặc sự suy giảm tự nhiên của vi khuẩn ("Streptococcus"). Các triệu chứng tâm lý có thể xảy ra trước hoặc đi kèm với múa giật mắc phải này và có thể tái phát và thuyên giảm. Phổ rộng hơn của các rối loạn tâm thần kinh tự miễn ở trẻ em liên quan đến nhiễm trùng liên cầu khuẩn có thể gây ra múa giật và được gọi chung là PANDAS. Múa giật trong thai kỳ là các triệu chứng múa giật xảy ra trong thời kỳ mang thai. Nếu không được điều trị, bệnh sẽ tự khỏi ở 30% bệnh nhân trước khi sinh nhưng 70% còn lại vẫn tồn tại. Các triệu chứng sau đó dần dần biến mất trong vài ngày sau khi sinh. Múa giật cũng có thể do thuốc gây ra (thường là levodopa, thuốc chống co giật và thuốc chống loạn thần). Các nguyên nhân mắc phải khác bao gồm rò dịch não tủy, lupus ban đỏ hệ thống, hội chứng kháng phospholipid, bệnh giao tử đơn dòng chuỗi nhẹ kappa có ý nghĩa không xác định, cường giáp, đa hồng cầu nguyên phát, bệnh truyền nhiễm gây bệnh tích nhũn não, bệnh coeliac và thất điều gluten. Điều trị. Không có phác đồ điều trị tiêu chuẩn cho múa giật. Điều trị phụ thuộc vào loại múa giật và bệnh liên quan. Mặc dù có nhiều loại thuốc có thể kiểm soát múa giật nhưng vẫn chưa có cách chữa trị nào cụ thể. Lịch sử. Trong lịch sử, múa giật như bệnh Huntington và múa giật Sydenham được gọi là vũ điệu của Thánh Vitus, liên quan đến dịch bệnh nhảy múa (dancing mania).
7,901,750
19,788,775
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19788775
Vụ tai nạn xe buýt Lasbela 2023
Vào ngày 29 tháng 1 năm 2023, một chiếc xe buýt chở ít nhất 43 người đã lao xuống một vách núi và bốc cháy ở khu vực Bela Tehsil, quận Lasbela, Balochistan, Pakistan. Vụ va chạm đã khiến 40 người thiệt mạng và 3 người khác bị thương, một trong số những người bị thương cũng đã tử vong ngay sau đó. Hai người sống sót còn lại đang trong tình trạng "nguy kịch". Vụ tai nạn. Theo trợ lý ủy viên Lasbela, Hamza Anjum, chiếc xe buýt đang trên đường từ Quetta đến Karachi thì đâm vào một cây cầu dẫn đến vụ tai nạn. Người đứng đầu dịch vụ cứu hộ địa phương Asghar Ramazan nói với Agence France-Presse chiếc xe buýt "chở đầy dầu". Hầu hết thi thể của nạn nhân trong vụ tai nạn đã bị đốt cháy đến mức không thể nhận dạng được. Tất cả đã được đưa đến Karachi để xét nghiệm DNA nhằm xác định danh tính. Phản ứng. Chủ tịch Đảng Nhân dân Pakistan kiêm Ngoại trưởng Pakistan Bilawal Bhutto Zardari cho biết cả nước rất đau buồn và riêng ông gửi lời chia buồn tới các nạn nhân. Ông cũng cho biết một cuộc điều tra sẽ được tiến hành. Điều tra. Phó ủy viên Lasbela Murad Kasi cho biết nguyên nhân vụ tai nạn là do chạy quá tốc độ, tài xế không thể kiểm soát được phương tiện khi quay đầu xe. Có những báo cáo chưa được xác nhận cho rằng chiếc xe buýt đang vận chuyển dầu nhập lậu của Iran. Liên đoàn All Quetta-Karachi đổ lỗi vụ tai nạn là do đường trơn trượt và chập điện trong hệ thống dây điện của xe buýt.
7,901,761
19,788,839
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19788839
Vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm Việt Nam 2022
Vào nửa cuối năm 2022, hàng loạt những sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới, các trung tâm đăng kiểm đường thủy và Cục Đăng kiểm Việt Nam đã bị phơi bày thông qua các hành vi nhận hối lộ khi các chủ phương tiện đi đăng kiểm. Khởi phát của vụ án đã được diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh sau khi lực lượng cảnh sát giao thông phát hiện bất thường ở một số phương tiện. Đến đầu năm 2023, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tiêu cực đã đưa vụ án vào diện theo dõi và điều tra. Tính đến ngày 23 tháng 2 năm 2023, đã có 66 đăng kiểm viên bị khởi tố với 54 người bị bắt giữ và 12 người tại ngoại. Nguyên nhân. Vào ngày 26 tháng 10, lực lượng Cảnh sát giao thông đã một chiếc xe tải có biển số 50H-100.20 để kiểm tra thành thùng và giấy kiểm định. Sau khi kiểm tra, đơn vị cảnh sát đã phát hiện việc thùng xe đã được hợp pháp hóa cơi nới lên tới 71 cm với mục đích chở thêm hàng hóa. Từ lời khai của tài xế, cảnh sát đã phát hiện thêm nhiều chiếc xe tương tự đã bị cơi nới và có dấu hiệu sai phạm. Ngoài ra, theo Công an Thành phố Hồ Chí Minh, trong quá trình tuần tra và kiểm soát giao thông đã phát hiện nhiều phương tiện không đảm bảo an toàn kỹ thuật nhưng vẫn được cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới. Đây được xem là khởi phát của vụ án. Điều tra và khởi tố. Cục Đăng kiểm Việt Nam và các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới. Vào lúc 15 giờ ngày 14 tháng 10 năm 2022, Công an huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp đã bắt giữ Nguyễn Thành Nguyễn (32 tuổi; Bạc Liêu) cùng 3 nhân viên là Trần Thị Ngọc Dung (53 tuổi; Sóc Trăng), Lê Minh Nhí (27 tuổi; Sóc Trăng) và Trần Thanh Nhã (49 tuổi; Tiền Giang) đang thực hiện hành vi nhận hối lộ 900 nghìn đồng từ nhiều tài xế để bỏ qua các lỗi đăng kiểm. Theo chính quyền địa phương, chỉ trong ngày bắt quả tang, đơn vị này đã hối lộ được hơn 20 triệu đồng từ 44 phương tiện đến đăng kiểm. Đến ngày 26 tháng 10, Công an huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp đã tiếp tục khởi tố, bắt tạm giam Trần Lập Nghĩa (47 tuổi; Sóc Trăng) và Kim Thị Huỳnh Duy (23 tuổi; Trà Vinh) do liên quan vụ án "Nhận hối lộ" tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 66-02D. Đến ngày 28 tháng 12 năm 2022, Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp Công an Thành phố Hà Nội cùng đơn vị nghiệp vụ trực thuộc Bộ Công an lệnh khám xét khẩn cấp phòng kiểm định xe cơ giới thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam tại số 18 Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Thậm chí tại Trung tâm Đăng kiểm 50 – 17D, bị can Hồ Hữu Tài (52 tuổi) giữ chức Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm này không biết chữ, không viết được và không đọc được và chỉ mới học lớp 3 cách đây 50 năm nhưng lại được giữ chức vụ này. Ngay sau đó, ông đã bị khởi tố về tội danh "nhận hối lộ". Tính đến ngày 11 tháng 1 năm 2023, 33 trung tâm đăng kiểm đã phải tạm dừng hoạt động tại 13 tỉnh, thành phố. Trong số đó đã có 30 trung tâm đăng kiểm phải đóng cửa để phục vụ công tác điều tra, 1 trung tâm đăng kiểm do vấn đề nhân sự, 1 trung tâm đăng kiểm do không đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy, 1 trung tâm đăng kiểm do nhân viên đăng kiểm bị đình chỉ công tác và 1 trung tâm đăng kiểm bị thu hồi đất. Theo "VTC News", miền Bắc có 15 trung tâm đăng kiểm bị tạm dừng với Hà Nội 11 trung tâm. Hòa Bình, Phú Thọ, Bắc Ninh, Bắc Giang, mỗi địa phương có 1 trung tâm đăng kiểm bị dừng hoạt động. Trong khi đó ở miền Nam thì có 18 trung tâm đăng kiểm với Thành phố Hồ Chí Minh là 10 trung tâm, Đồng Nai có 2 trung tâm. Các tỉnh còn lại gồm Sóc Trăng, Bến Tre, Đồng Tháp, Tiền Giang, Long An, Bình Dương đều có 1 trung tâm đăng kiểm bị tạm dừng hoạt động. Chiều tối cùng ngày, Trung tướng Tô Ân Xô đã xác nhận Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định khởi tố bị can, bắt giam ông Đặng Việt Hà, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam về tội "Nhận hối lộ". Theo thiếu tá Nguyễn Thành Hưng, Phó trưởng Phòng Cảnh sát Hình sự Công an Thành phố Hồ Chí Minh thông tin, "Hằng tháng, hằng quý, các trạm, các trung tâm đều phải chung chi tiền cho cán bộ Cục Đăng kiểm và lãnh đạo các phòng, ban thuộc cục cũng như Cục trưởng Hà". Sáng ngày 12 tháng 1, trong phiên họp thứ 23, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tiêu cực đã bổ sung vụ án "Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Môi giới hối lộ; Giả mạo trong công tác" xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam và một số Trung tâm Đăng kiểm vào diện theo dõi và chỉ đạo. Đến giữa tháng 1, công an tỉnh Đắk Lắk đã bắt giữ Mai Huỳnh Lệ Thu, Phó Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn An Phát; Lại Phú Hợp, Giám đốc Trung tâm đăng kiểm 47 – 06D; Nguyễn Phước Quang, đăng kiểm viên; Đinh Công Kiên, nhân viên nghiệp vụ; Đỗ Trọng Quân, kế toán; Nguyễn Quang Thành và Nguyễn Trung Cang, nhân viên trung tâm và bảo vệ. Tính đến ngày 17 tháng 2, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Hồ Chí Minh đã khởi tố 128 bị can. Theo điều tra của lực lượng cảnh sát, các bị can là giám đốc trung tâm đăng kiểm chỉ đạo nhân vật kiểm định chất lượng và đo tiêu chuẩn khí thải bảo vệ môi trường bỏ qua những lỗi như: Lỗi vi phạm trong công đoạn kiểm tra thủ công, cho thuê phụ tùng thay thế, sử dụng phần mềm can thiệp vào hệ thống đăng kiểm... của 70 nghìn phương thiện giao thông cơ giới đường bộ. Ngày 25 tháng 2, Công an thành phố Hà Nội đã thông tin về việc Cơ quan điều tra Công an huyện Đông Anh đã ra lệnh bắt giữ khẩn cấp Lê Thành Chung (sinh năm 1982), Giám đốc Trung tâm đăng kiểm 29 – 07D; Hoàng Tuấn Anh (sinh năm 1983), Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm 29 – 07D và các đăng kiểm viên gồm Lê Văn Ngọc (sinh năm 1989); Đỗ Văn Huân (sinh năm 1992); Đào Huy Chung (sinh năm 1977). Các trung tâm đăng kiểm đường thủy. Ngày 9 tháng 2, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Hồ Chí Minh đã mở rộng vụ án khám xét Chi cục Đăng kiểm số 9 ở Bà Rịa – Vũng Tàu và Chi cục Đăng kiểm số 6 ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là hai chi cục đăng kiểm thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam phụ trách đăng kiểm giao thông đường thủy. Đến ngày 16 tháng 2, 14 đối tượng có liên quan bao gồm: Hoàng Văn Duy (Giám đốc Chi cục Đăng kiểm số 9), Lê Hải Hòa, Vũ Phương Huy, Nguyễn Văn Hiển (đăng kiểm viên Chi cục Đăng kiểm số 9); Phạm Việt Dũng, Phạm Tiến Bình, Phạm Văn Dương, Nguyễn Văn Duẩn, Mai Ngọc Cường, Nguyễn Văn Đồng (đăng kiểm viên Chi cục Đăng kiểm số 6) bị khởi tố về tội "nhận hối lộ" cùng Thái Việt Anh, Bùi Long Khương, Phạm Mạnh Hùng, Dương Xuân Chế về tội "đưa hối lộ". Theo Thượng tá Trần Thị Kim Lý, sau khi nhận được tiền các đăng kiểm viên tại các Chi cục Đăng kiểm số 6 và 9 đã cắt bớt quy trình đăng kiểm, không cho tàu lên đà và bỏ qua các lỗi vi phạm như về phòng cháy, chữa cháy... Ngày 22 tháng 2, Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã ra lệnh khởi tố và tạm giam Đào Hồng Đức (57 tuổi), Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm tàu Cá thuộc Tổng cục Thủy sản có Trụ sở tại Thành phố Hà Nội cùng hai cán bộ thuộc Trung tâm này là Nguyễn Vũ Hà (45 tuổi, trưởng phòng) và Nguyễn Quốc Công (35 tuổi, đăng kiểm viên). Liên quan vụ án, vào ngày 13 tháng 2 trước đó, ông Nguyễn Đức Hoàng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cùng Đinh Cao Thượng, Phó trưởng phòng Chi cục Thủy sản đã bị bắt giữ. Nhận xét. Tại Hội nghị tổng kết năm 2022 trước Quốc hội Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng đã cho rằng "Không còn con đường nào khác, Cục Đăng kiểm Việt Nam phải nhìn thẳng vào sự thật, tự soi tự sửa, vấp ngã phải đứng dậy". Đồng thời, ông cũng yêu cầu Cục đăng kiểm Việt Nam rà soát lại 4 vấn đề: Xây dựng thể chế; Ban hành các quy định liên quan đến đăng kiểm; Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính; Thực hiện phân cấp phân quyền.
7,901,772
19,788,926
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19788926
Leng Nora
Leng Nora ( ; sinh ngày 19 tháng 9 năm 2004) là cầu thủ bóng đá Campuchia chơi ở vị trí hậu vệ biên tấn công cánh trái cho câu lạc bộ Visakha và Đội tuyển bóng đá quốc gia Campuchia. Đời tư. Nora được sinh ra ở Phnôm Pênh, là người gốc Ghana.
7,901,785
19,788,972
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19788972
Yasuhiro Hanada
là một cầu thủ bóng đá người Nhật Bản thi đấu ở vị trí hậu vệ.
7,901,792
19,788,989
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19788989
Quân Cảng
Quân Cảng (hay gọi là Cảng Quân sự) là khu vực bờ biển, sông, hồ được xây dựng công trình và có thiết bị cần thiết phục vụ cho tàu, thuyền trú đậu, xếp dỡ hàng hóa, sửa chữa, bảo đảm hậu cần và vận tải sông, biển do quân đội quản lý. Đặc điểm. Quân Cảng bao gồm hệ thống các công trình quân sự gồmː Quân Cảng đặc biệt. Một số Quân Cảng dùng để đồn trú các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo, với hàng trăm các hạng mục công trình chuyên dụng. Trong đó, có nhiều hạng mục công trình quan trọng, như: hệ thống các công trình thủy; hệ thống neo đậu, sửa chữa, bảo dưỡng, bao gồm các bến tàu, ụ cạn (ụ khô), trạm sữa chữa kỹ thuật, khu nhà làm việc của bộ phận hành chính, kỹ thuật; bến cảng chuyên dụng dành cho việc xếp tên lửa vào các hầm phóng của tàu ngầm, lắp đặt và tháo dỡ ngư lôi, lượng tên lửa dự trữ; các trung tâm thực hành dành cho việc chuẩn bị và hành quân luyện tập của kíp chiến đấu của tàu ngầm; nguồn dự trữ ngư lôi; trạm bảo đảm cung cấp điện (năng lượng) khi có sự cố; các trạm phòng cháy, chữa cháy và nhiều công trình chức năng khác. Tất cả các Quân Cảng đều có hệ thống giao thông và hệ thống thông tin liên lạc, một số Quân Cảng đặc biệt lớn còn có các sân bay quân sự. Ngoài ra, Quân Cảng cũng có thể là một khu vực quân sự chiến lược hợp thành không thuần nhất của lực lượng hải quân với nhiệm vụ tạo ra các điều kiện tác chiến chiến lược thuận lợi trong vùng hoạt động, bảo đảm cho việc triển khai các lực lượng hải quân cũng như việc thu quân về địa điểm đóng quân nhằm hồi phục khả năng chiến đấu của các lực lượng đó cũng như bảo đảm cho các hoạt động vận tải biển và tổ chức đóng quân cho các lực lượng hải quân. Quân Cảng có thể bao gồm các lữ đoàn (hoặc sư đoàn), tàu quét lôi, tàu bảo vệ vùng nước, các đơn vị của lực lượng bờ biển, đơn vị hoặc phân đội của các lực lượng đặc công (lực lượng đặc biệt tinh nhuệ) và cả các đơn vị, cơ quan hậu phương. Quân Cảng ở Việt Nam. Quân cảng Cam Ranh. Quân Cảng lớn nhất của lực lượng Hải quân Việt Nam là Quân Cảng Cam Ranh, tại vịnh Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, được Pháp xây dựng năm 1935. Năm 1940, phát xít Nhật đánh chiếm Cam Ranh, làm bàn đạp tiến đánh Malaysia và các đảo thuộc địa của Hà Lan (nay là Indonesia). Sau Chiến tranh thế giới lần 2, Pháp trở lại và tiếp tục sử dụng Quân Cảng Cam Ranh. Sau 1954, Mỹ đã đầu tư xây dựng Cam Ranh trở thành một căn cứ quân sự khổng lồ. Trong Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, hầu hết các bến neo tàu, đường giao thông, sân bay, hệ thống đường dây tải điện… tại Cam Ranh bị phá hủy. Từ năm 1979, theo hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Liên bang Xô viết, Cam Ranh được Liên Xô và sau này là Liên bang Nga (từ năm 1991) trực tiếp khai thác, sử dụng làm Trạm cung ứng vật tư kỹ thuật 922 của hạm đội Thái Bình Dương (Hải quân Liên bang Nga). Trong thời gian này, Quân Cảng Cam Ranh đã khôi phục và xây dựng thêm hàng loạt công trình quân sự. Năm 2002, Quân Cảng Cam Ranh được Việt Nam trực tiếp khai thác, sử dụng.
7,901,795
19,789,095
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19789095
Paracaesio gonzalesi
Paracaesio gonzalesi là một loài cá biển thuộc chi "Paracaesio" trong họ Cá hồng. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1979. Từ nguyên. Từ định danh "gonzalesi" được đặt theo tên của Pedro C. Gonzales, Phụ trách Động vật học tại Bảo tàng Quốc gia Philippines, người đầu tiên để ý đến loài cá này tại chợ cá Manila. Phân bố. "P. gonzalesi" được biết đến tại Philippines, đảo New Ireland (Papua New Guinea), Vanuatu, Tuvalu, Fiji (gồm cả Rotuma), Nouvelle-Calédonie và bang New South Wales (Úc). "P. gonzalesi" được thu thập ở độ sâu khoảng từ 140 đến 250 m. Mô tả. Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở "P. gonzalesi" là 42 cm. Cá có màu nâu nhạt từ lưng đến thân trên, xám bạc xuống thân dưới và bụng. Dải vàng đặc trưng dọc gốc đường bên đến khoảng giữa vây lưng, đôi khi có 8 vạch sọc dọc sẫm màu ở hai bên. Thùy đuôi trên màu tím xám, thùy dưới màu vàng tươi. Số gai ở vây lưng: 10; Số tia vây ở vây lưng: 10; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 8; Số tia vây ở vây ngực: 16; Số vảy đường bên: 48–49. Thương mại. "P. gonzalesi" được bán tươi trong các chợ cá, thịt được đánh giá là ngon.
7,901,817
19,789,098
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19789098
Lê Hữu Trí
Lê Hữu Trí (sinh ngày 13 tháng 2 năm 1968) là Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ông hiện là Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Khánh Hòa, Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội khóa XV từ Khánh Hòa. Ông từng là Chánh Thanh tra tỉnh Khánh Hòa; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa. Lê Hữu Trí là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, học vị Cử nhân Hành chính, Thạc sĩ Kinh tế, Cao cấp lý luận chính trị. Ông có sự nghiệp đều công tác ở quê nhà Khánh Hòa. Xuất thân và giáo dục. Lê Hữu Trí sinh ngày 13 tháng 2 năm 1968, quê quán ở phường Ninh Hải, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Ông lớn lên và tốt nghiệp phổ thông ở Ninh Hòa, theo học đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh và tốt nghiệp Cử nhân Hành chính, tiếp tục học cao học và nhận bằng Thạc sĩ Kinh tế. Ông được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 19 tháng 5 năm 1988, trở thành đảng viên chính thức sau đó 1 năm, từng theo học các khóa chính trị ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị. Sự nghiệp. Tháng 8 năm 1989, Lê Hữu Trí bắt đầu công tác tại Phòng Cảnh sát kỹ thuật hình sự của Công an tỉnh Khánh Hòa. Ông làm vị ở đây được 2 năm cho đến tháng 11 năm 1991 thì được điều về Thanh tra tỉnh Khánh Hòa, được bổ nhiệm làm Thanh tra viên. Vào tháng 5 năm 2002, ông được phân công làm Phó Bí thư Chi bộ, Trưởng Phòng Tổng hợp, Thư ký Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa, và là Thư ký Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa Võ Lâm Phi. Đến tháng 10 năm 2009, ông trở lại Thanh tra tỉnh, nhậm chức Chi ủy viên Chi bộ, Phó Chánh Thanh tra tỉnh, đồng thời là Chủ tịch Công đoàn cơ sở Thanh tra tỉnh Khánh Hòa. Tháng 4 năm 2012, ông được điều về huyện Vạn Ninh, nhậm chức Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Vạn Ninh, rồi được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2015–2020 vào tháng 9 năm 2015, đồng thời được điều lên tỉnh làm Phó Chánh Thanh tra tỉnh, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Khánh Hòa. Tháng 3 năm 2016, Lê Hữu Trí được bổ nhiệm làm Chánh Thanh tra tỉnh Khánh Hòa, đồng thời được bầu làm Bí thư Đảng bộ Thanh tra tỉnh từ tháng 8 năm 2019, rồi tái đắc cử Tỉnh ủy viên tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2020–2025 vào tháng 10 năm 2020. Năm 2021, với sự giới thiệu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, ông tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội từ Khánh Hòa, thuộc đơn vị bầu cử số 3 gồm thành phố Cam Ranh, huyện Khánh Vĩnh, Diên Khánh, Cam Lâm, Khánh Sơn, Trường Sa, rồi trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV với tỷ lệ 70,72%. Ngày 23 tháng 7 năm 2021, ông được phê chuẩn làm Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Khánh Hòa.
7,901,820
19,789,152
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19789152
Tỉnh Qena
Tỉnh Qena (Tiếng Ả Rập: قنا "Qinā", tiếng Coptic: ⲕⲱⲛⲏ "Konē") là tỉnh lớn nhất trực thuộc thủ đô của Ai Cập, nằm cách thủ đô Cairo khoảng 596 km về phía Nam. Tỉnh này có dân số là 4.354.020 người năm 2020. Tỉnh này được nhiều người từ tất cả các quốc gia đến thăm vì đây là một thành phố du lịch liên kết với thành phố Luxor.
7,901,826
19,789,288
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19789288
Phạm Trọng Nghĩa
Phạm Trọng Nghĩa (sinh ngày 14 tháng 11 năm 1978, người Tày) là luật gia, Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ông hiện là Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội của Quốc hội, Phó Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam – Slovakia, Đại biểu Quốc hội khóa XV từ Lạng Sơn. Ông từng là Giám đốc Trung tâm Thông tin khoa học lập pháp của Viện Nghiên cứu lập pháp. Phạm Trọng Nghĩa là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, học vị Tiến sĩ Luật, Cao cấp lý luận chính trị. Ông có sự nghiệp nhiều năm nghiên cứu khoa học pháp lý và xây dựng pháp luật về quyền con người, luật lao động, tiêu chuẩn lao động quốc tế và các hiệp định thương mại tự do, rồi tham gia hoạt động tại Quốc hội. Xuất thân và giáo dục. Phạm Trọng Nghĩa sinh ngày 14 tháng 11 năm 1978 tại thị trấn Phù Yên, huyện Phù Yên, tỉnh Yên Bái, quê quán ở xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Ông là người dân tộc Tày, lớn lên và tốt nghiệp phổ thông 12/12, thi đỗ Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, nay là Trường Đại học Luật vào năm 1996, theo học và tốt nghiệp Cử nhân Luật. Ông thành thạo tiếng Anh, du học và là nghiên cứu sinh ở Vương Quốc Anh tại Đại học Brunel từ tháng 1 năm 2008, bảo vệ thành công luận án tiến sĩ đề tài "Incorporating the core international labour standards on freedom of association and collective bargaining into Vietnam's legal system", trở thành Tiến sĩ Luật vào tháng 10 năm 2010. Ở Vương quốc Anh, ông là nghiên cứu sinh đầu tiên của Khoa Luật thuộc Đại học Brunel được trao giải thưởng Walduck Prize for Research Impacts – là giải thưởng danh giá của trường cho chất lượng và tác động của luận án tiến sĩ. Ông được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16 tháng 8 năm 2006, trở thành đảng viên chính thức sau đó 1 năm, từng theo học các khóa chính trị ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị. Hiện ông thường trú ở phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Sự nghiệp. Tháng 8 năm 2002, sau khi tốt nghiệp Đại học Quốc gia Hà Nội, Phạm Trọng Nghĩa ở lại trường, là Thư ký Chủ nhiệm Khoa Luật của Đại học Quốc gia Hà Nội. Sau đó hơn nửa năm, vào tháng 4 năm 2003, ông được tuyển dụng công chức vào Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Molisa), được bổ nhiệm làm Chuyên viên Thanh tra Bộ. Sang tháng 10 năm 2005, ông chuyển vị trí làm Chuyên viên Vụ Pháp chế của Bộ, công tác đến năm 2008 thì được cử đi du học Vương quốc Anh, trở về vào tháng 11 năm 2010, nhậm chức Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, đồng thời là Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn Molisa ở tuổi 32. Tháng 8 năm 2012, ông được điều tới Văn phòng Quốc hội làm Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật. Tháng 9 năm 2015, ông được Văn phòng Quốc hội cử đi nghiên cứu sinh sau tiến sĩ theo Chương trình Lãnh đạo toàn cầu tại Đại học Princeton, Hoa Kỳ, đến tháng 9 năm 2016 thì tiếp tục nghiên cứu ở Đại học Oxford, Vương quốc Anh, kết thúc vào tháng 8 năm 2017. Ở trường Oxford, ông đồng thời là học giả nghiên cứu của Trường Quản lý Nhà nước Blavatnik thuộc Oxford, hướng dẫn cho học viên thạc sĩ chính sách công. Trong thời gian tham gia Chương trình Nghiên cứu Lãnh đạo toàn cầu, Phạm Trọng Nghĩa đã công bố nhiều công trình, trong đó có một sách chuyên khảo tại nhà xuất bản Kluwer Law International, một bài báo trên tạp chí khoa học quốc tế và một tài liệu nghiên cứu của Chương trình Quản trị kinh tế toàn cầu thuộc Oxford. Những kết quả nghiên cứu của ông được các giáo sư và đồng nghiệp, trong đó có Giáo sư Robert Keohance, đồng sáng lập và Giám đốc Chương trình nghiên cứu Lãnh đạo toàn cầu tại Đại học Princeton đánh giá cao. Tháng 3 năm 2021, Phạm Trọng Nghĩa được bổ nhiệm làm Giám đốc Trung tâm Thông tin khoa học lập pháp của Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, kế nhiệm Nguyễn Danh Tú. Bên cạnh đó, ông tham gia các tổ chức khoa học xã hội, là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Hữu nghị Việt Nam – Vương quốc Anh; Thư ký Hội đồng nghiên cứu ngành khoa học xã hội – nhân văn, Thành viên Hội đồng khoa học nghiên cứu cơ bản ngành Luật học, tức 2 hội đồng của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia. Trong năm này, với sự giới thiệu của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ông tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội từ Lạng Sơn, thuộc đơn vị bầu cử số 1 gồm huyện Bắc Sơn, Bình Gia, Văn Quan, Chi Lăng, Hữu Lũng, rồi trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV với tỷ lệ 84,37%. Ngày 21 tháng 7 năm 2021, ông được phê chuẩn làm Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội của Quốc hội, Phó Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam – Slovakia.
7,901,847
19,789,328
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19789328
Cách mạng kỹ thuật quân sự
Cách mạng kỹ thuật quân sự là bước nhảy vọt về chất trong quá trình phát triển các phương tiện kỹ thuật quân sự nhờ ứng dụng các thành tựu mới của khoa học và công nghệ, dẫn tới những thay đổi sâu sắc về hiệu quả chiến đấu và nghệ thuật quân sự. Trong lịch sử quân sự đã có một số cuộc cách mạng kỹ thuật quân sự với quy mô khác nhau: chuyển từ vũ khí lạnh sang hỏa khí (do phát minh ra thuốc phóng); xuất hiện và ứng dụng vũ khí hạt nhân (do phát minh ra phản ứng hạt nhân)... Cuộc cách mạng kỹ thuật quân sự hiện đại dựa trên những thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực vật lí, hóa học, vật liệu học, điều khiển, sinh học, năng lượng, điện tử, công nghệ thông tin, du hành vũ trụ... tạo ra các hệ vũ khí và trang bị mới có chất lượng và hiệu quả cao hơn trước nhiều lần. Các thành tựu mới tiêu biểu của khoa học và công nghệ thể hiện đậm nét tập trung vào sự thay đổi hệ thống công nghệ. Những biến đổi. Trong lịch sử công nghệ, hệ thống công nghệ đã trải qua 3 lần biến đổi (chủ yếu xảy ra ở các nước phương Tây), lần thứ nhất trong thời gian từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 13, lần thứ hai vào cuối thế kỷ 18 và thế kỷ 19 và lần thứ ba bắt đầu từ giữa thế kỷ 20 và hiện còn đang tiếp diễn. Những biến đổi đó ảnh hưởng đến các yếu tố cơ bản trong những hoạt động của con người: sự sống, vật liệu, các tài nguyên (chủ yếu là năng lượng) và sự cấu trúc hóa thời gian (hay xử lí thông tin). Bốn yếu tố này được gọi là 4 cực của hệ thống công nghệ, sự tiến hóa của chúng diễn ra theo chiều hướng ngày càng tinh vi và phức tạp. Trong hệ thống công nghệ, nổi lên 4 lĩnh vực chủ yếu: công nghệ thông tin, vật liệu, công nghệ sinh học và năng lượng mới. Ngoài ra, còn 2 lĩnh vực công nghệ có tính bao trùm đối với toàn bộ hệ thống công nghệ: công nghệ vũ trụ và công nghệ bền vững. Những bước tiến trong khoa học, công nghệ từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 13 là phát minh ra công cụ (cối xay) chạy bằng nước và được sử dụng trong nhiều hoạt động khác nhau, sắt là vật liệu được dùng phổ biến trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt trong quân sự và cuối cùng là sự đột biến có liên quan đến thời gian và nhịp độ lao động. Nhờ sự ra đời của các đồng hồ dùng chỉ giờ, cuộc sống được sắp xếp theo phân chia thời gian. Biến đổi lớn thứ hai đã diễn ra mạnh mẽ từ thế kỷ 18 cho đến thế kỷ 20 là: sắt nhường chỗ cho thép và xi măng; năng lượng nước được thay bằng năng lượng của máy hơi nước; các vi sinh vật được sử dụng trong nông nghiệp cũng như trong y học; thời gian được đo bằng đồng hồ bấm giây với những hệ quả như sự ra đời cách quản lí Taylor hợp lí hóa các động tác lao động. Sự biến đổi thứ ba là từ thép và xi măng đã chuyển dần sang thế giới của rất nhiều vật liệu khác nhau có thể thay thế nhau. Về năng lượng, không phải chỉ sử dụng một dạng nhất định mà là “hỗn hợp” bao gồm dầu, khí, than, hạt nhân, địa nhiệt… Nhờ kĩ thuật gen, các tế bào và vi khuẩn đã được biến thành những nhà máy sản xuất ra các sản phẩm mong muốn hoặc dùng để thay đổi các sản phẩm phục vụ lợi ích của con người. Sự cấu trúc thời gian đã phát triển tới mức rất tinh vi: lĩnh vực nano giây (10-9 giây) sự cấu trúc hóa này ngày nay đã trở thành đồng nhất với một hoạt động vô cùng rộng lớn của con người: xử lí thông tin. Sự thay đổi trên đã kéo theo những thay đổi về chất trong các hệ thống kinh tế, xã hội và văn hóa, nhất là trong quân sự. Đặc điểm. Lịch sử tiến hóa của loài người đã chỉ ra: sự phát triển của vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự phụ thuộc vào phương thức sản xuất và đặc biệt vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, gắn liền với lịch sử văn minh của loài người. Tốc độ phát triển nhanh hay chậm của từng thời kì phụ thuộc vào trình độ khoa học và công nghệ. Việc phát minh ra những quy luật vật lí, hóa học và các nguồn năng lượng mới dẫn tới sự xuất hiện các chủng loại vũ khí, trang bị kĩ thuật mới có hiệu quả to lớn hơn, đồng thời cho phép thay đổi nghệ thuật tác chiến trong chiến tranh. Mặt khác, sự phát triển của vũ khí, trang bị kĩ thuật còn chịu ảnh hưởng trực tiếp của nghệ thuật quân sự, yêu cầu hoàn thiện hoặc nâng cao tính năng của vũ khí, trang bị kĩ thuật hiện có và nhu cầu tạo ra nhiều chủng loại vũ khí, trang bị kĩ thuật mới có nhiều tính năng vượt trội hơn. Ở thời kì xa xưa không có sự phân biệt giữa công cụ lao động và vũ khí. Tới thời kì đồ đá giữa, cung và tên xuất hiện; quan trọng nhất là loài người tìm ra lửa, một công cụ phương tiện sinh tồn đưa loài người thoát khỏi thời kì mông muội ăn đồ sống. Tiếp theo là thời kì đồ đá mới, những vũ khí mới như rìu đá, búa đá mài xuất hiện. Một bước nhảy vọt về chất là con người đã biết tạo ra vũ khí từ kim loại như đồ đồng, đặc biệt là đồ sắt, dẫn đến những bước biến đổi thực sự sâu sắc về chủng loại và hình thức của phương tiện chiến đấu; đã tạo ra công cụ quân sự chuyên dụng như kiếm, đao, mác… và hàng loạt công cụ khác bằng đồng, sau đó bằng thép. Thời kì này ở Đông Nam Á đã xuất hiện nỏ, đặc biệt là nỏ bắn được nhiều mũi tên liền một lúc (như nỏ Liên Châu), một dạng vũ khí phòng ngự lợi hại. Sau đó, xuất hiện máy bắn đá - một loại nỏ khổng lồ, tiền thân của pháo (thạch pháo). Thế kỷ 18-19. Tuy nhiên, cách mạng kỹ thuật quân sự chỉ được khẳng định từ khi tìm ra thuốc phóng, thuốc nổ vào đầu Công nguyên (ở Trung Quốc). Sự phát minh này đã làm thay đổi căn bản chất lượng vũ khí, chuyển từ vũ khí lạnh sang hỏa khí. Đây là giai đoạn thứ nhất của cuộc CMKTQS. Các loại súng, pháo, tên lửa ra đời đã được sử dụng khá phổ biến ở các nước. Đặc biệt, vào cuối thế kỷ 19, nhờ những tiến bộ trong khoa học và công nghệ, con người đã tìm ra thuốc nổ phá, thuốc phóng không khói, đã nâng cao chất lượng vũ khí lên một bước mới, đã kéo theo hàng loạt sự thay đổi (ra đời) của vũ khí về kiểu cách, tầm bắn xa và độ chính xác… Vào đầu thế kỷ 20, máy bay được sử dụng như một phương tiện chiến đấu mới, gắn súng máy và các loại bom trong Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất (1914-1918), sau đó xe tăng xuất hiện cùng với pháo xe tăng (1916), pháo phòng không (1918); trên biển, ngoài pháo hạm tàu và trang bị ngư lôi, bom chìm chống tàu, máy bay hải quân còn mang theo bom và ngư lôi; xuất hiện súng phun lửa và vũ khí hóa học. Cuối Thế chiến 2. Giai đoạn thứ hai trong cuộc cách mạng kỹ thuật quân sự diễn ra vào cuối Chiến tranh Thế giới lần thứ hai đã xuất hiện loại vũ khí mới (vũ khí hạt nhân) như bom nguyên tử của Mỹ (1945) có sức tàn phá lớn. Các năm sau đó, các nước Liên Xô, Anh, Pháp, Trung Quốc và một số nước khác đã có bom nguyên tử. Cùng với đạn dược hạt nhân, các loại phương tiện mang vũ khí hạt nhân, như: tên lửa, máy bay, tàu chiến chuyên dụng để mang và phóng tên lửa gắn đầu đạn hạt nhân cũng được phát triển. Trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, vũ khí khí tượng xuất hiện, những biện pháp và phương tiện nhân tạo khác nhau làm thay đổi điều kiện khí tượng tự nhiên tại một vùng không gian cục bộ nào đó theo hướng có lợi cho mình, bất lợi cho đối phương. Vũ khí khí tượng được nghiên cứu thử nghiệm từ đầu những năm 40 của thế kỷ 20, trong đó tạo ra mưa nhân tạo là sớm nhất. Trên thế giới có khoảng 94 nước tiến hành nghiên cứu và thử nghiệm loại vũ khí này, trong đó Mĩ là nước đầu tiên. Quân đội Mỹ đã tạo ra lớp mù nhân tạo dài 5 km, cao 1,6 km trên bờ sông Po của Italia, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị vượt sông thành công. Trong chiến tranh ở Việt Nam, Mỹ đã giúp Pháp gây mưa cục bộ, gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động tiếp tế của ta ở Điện Biên Phủ (1954) và trên dọc đường mòn Hồ Chí Minh (1965-75), Mỹ đã sử dụng 2.602 lần chiếc máy bay, phóng ra 47.409 quả đạn khí tượng, tiêu tốn tới 21,6 triệu USD… Vũ khí hạt nhân và các vũ khí công nghệ tiên tiến đã làm thay đổi tận gốc rễ quan điểm và phương thức tiến hành tác chiến và chiến tranh, cũng như cơ cấu tổ chức quân đội. Những năm 50 của thế kỷ 20. Giai đoạn thứ ba, nhờ vào cuộc Cách mạng khoa học và công nghệ đã tạo ra những thay đổi về chất đối với các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự, đặc biệt sự phát triển nhanh các ngành công nghệ mới như công nghệ vật liệu, năng lượng, công nghệ sinh học và công nghệ điện tử - thông tin, vi điện tử… đã tạo ra sự phát triển mang tính toàn diện, hiệu quả rất lớn. Năm 1970, xuất hiện loại vũ khí chính xác, vũ khí hủy diệt lớn, cho phép dùng vũ khí thông thường tạo hiệu quả tương đương vũ khí hạt nhân chiến thuật. Đến năm 1980, hàng loạt phương tiện trinh sát mới ra đời… Từ đây, con người giải quyết được về cơ bản vấn đề phát hiện và định vị mục tiêu. Đầu những năm 90 của thế kỷ 20, phương tiện chiến đấu tàng hình được đưa vào sử dụng: máy bay, tên lửa, tàu chiến, xe tăng tàng hình… Hiện nay, các loại vũ khí thông thường được nghiên cứu, chế tạo theo nguyên lí mới tác động đến mục tiêu bằng các dạng năng lượng, như vô tuyến (vũ khí điện tử phi hạt nhân), quang lượng tử (vũ khí lade), âm thanh (vũ khí hạ âm)… Tuy nhiên, năm 1958 Mỹ bắt đầu nghiên cứu, chế tạo loại vũ khí chùm hạt hay vũ khí năng lượng định hướng, loại vũ khí hoàn toàn mới về nguyên lí, dùng trực tiếp năng lượng cao của chùm tia để phá hủy mục tiêu, thay cho việc phóng gián tiếp các yếu tố sát thương mục tiêu. Vũ khí phi sát thương có tác dụng phá hoại phương tiện vật chất; đối với con người, tiêu diệt ý chí và năng lực hành động, vô hiệu hóa khả năng chiến đấu, làm mất năng lực lao động, thậm chí biến con người thành sinh vật mất khả năng tư duy độc lập, sống lệ thuộc vào ý chí người khác. Cách mạng kỹ thuật quân sự đã tạo ra một tập hợp phương tiện kỹ thuật hiện đại, như các vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí truyền thống, vũ khí phản lực, tên lửa, mìn (trên bộ và dưới nước), ngư lôi và đặc biệt gần đây là hệ thống vũ khí, trang bị kĩ thuật công nghệ cao (uy lực lớn, chính xác, tàng hình…) đã làm thay đổi nghệ thuật tác chiến và cách thức tiến hành chiến tranh, lấy tiến công từ xa bằng hỏa lực là chủ yếu, đánh cả hậu phương và phía trước của đối phương cùng lúc và làm “mềm” chiến trường, đặc biệt là tác động tới việc tổ chức quân đội, theo hướng: gọn nhẹ, cơ động, phản ứng nhanh; nhờ vào sự phát triển của công nghệ thông tin, việc chỉ huy bộ đội theo quá trình tự động hóa, ra những quyết định hợp lí, nhanh chóng. Ba yếu tố trên đã làm thay đổi tận gốc chất lượng chiến đấu trong chiến tranh, tàn khốc hơn, mặc dù không cần phải sử dụng vũ khí giết người hàng loạt; đó là một thách thức rất lớn đối với các bên tham gia chiến tranh. Sự thành công trong cách mạng kỹ thuật quân sự đã thúc đẩy ngược lại cho khoa học, công nghệ phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực ứng dụng năng lượng hạt nhân phục vụ đời sống con người (nhà máy điện nguyên tử, tàu nguyên tử phá băng, cho ngành y, nông nghiệp…); trong lĩnh vực vũ trụ, người ta đã tạo ra những động cơ phản lực cực mạnh hoặc trong lĩnh vực người máy công nghiệp và hình thành ngành công nghiệp hóa nổ phục vụ khai khoáng… Cách mạng kỹ thuật quân sự ở Việt Nam. Ở Việt Nam, cuộc cách mạng kỹ thuật quân sự diễn ra theo đà chung của các nước đang phát triển, nhưng với những nét tiêu biểu riêng: thực tiễn của chiến tranh đã tạo ra các loại vũ khí phù hợp với cách đánh của các lực lượng vũ trang trong chiến tranh nhân dân, trên chiến trường bị chia cắt… không chỉ tạo ra vũ khí thô sơ, những vũ khí hiện đại, vũ khí chính xác, thích hợp với cách đánh trong thành phố, các cứ điểm kiên cố, đánh bại các cuộc tiến công bằng hỏa lực với vũ khí, trang bị kĩ thuật tối tân của kẻ thù. Hiện nay, nền công nghiệp quốc phòng của Việt Nam là một hệ thống tương đối hoàn chỉnh, đặc biệt bảo đảm cho việc khai thác có hiệu quả các vũ khí, trang bị kĩ thuật hiện đại do các nước viện trợ, thu được của địch, làm chủ các công nghệ sản xuất một số vũ khí cơ bản cho lực lượng vũ trang, tiền đề cho sự phát triển công nghệ quốc phòng sau này.
7,901,858
19,789,457
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19789457
Giải vô địch bóng đá U-20 thế giới 2013
Giải vô địch bóng đá U-20 thế giới 2013 là lần thứ 19 của Giải vô địch bóng đá U-20 thế giới, kể từ khi thành lập năm 1977 với tên gọi "Giải vô địch bóng đá trẻ thế giới". Giải diễn ra từ 21 tháng 6 đến ngày 13 tháng 7 năm 2013. Tại cuộc họp bất thường của FIFA ở Zürich, Thụy Sĩ vào ngày 3 tháng 3 năm 2011, Thổ Nhĩ Kỳ đã đánh bại các ứng cử viên khác để giành quyền đăng cai giải đấu bóng đá trẻ danh giá nhất hành tinh, từ sự cạnh tranh đăng cai của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Uzbekistan. Trong cuộc đua đăng cai giải đấu, Thổ Nhĩ Kỳ đề xuất sử dụng 13 sân vận động tại 10 thành phố, trước khi đưa ra quyết định vào tháng 2 năm 2012 rằng 7 thành phố sẽ tổ chức giải đấu này. Giải đấu đánh dấu lần đầu tiên cả hai đội tuyển giàu thành tích nhất là Argentina và Brasil đều không vượt qua vòng loại. Đây là lần thứ hai Brasil không góp mặt tại giải (lần đầu tiên vào năm 1979). Pháp lần đầu tiên vô địch giải đấu, trở thành quốc gia đầu tiên giành được tới 11 danh hiệu môn bóng đá nam (Giải vô địch bóng đá thế giới, Cúp Liên đoàn các châu lục, Giải vô địch bóng đá U-20 thế giới, Giải vô địch bóng đá U-17 thế giới, và Thế vận hội Mùa hè). Bầu chọn chủ nhà. Vào ngày cuối của cuộc đăng cai (17 tháng 1 năm 2011), ba hiệp hội thành viên xác nhận họ sẽ làm chủ nhà của giải đấu. Cả Thổ Nhĩ Kỳ lẫn Uzbekistan đều chưa từng đăng cai một giải đấu thuộc FIFA, trong khi UAE đã đăng cai giải đấu cấp FIFA (U-20) và giải đấu U-20 này diễn ra vào năm 2003. Vòng loại. Ngoài chủ nhà Thổ Nhĩ Kỳ, 23 quốc gia đủ điều kiện từ sáu châu lục sẽ tham gia tranh vé tới giải đấu. Bốc thăm. Lễ bốc thăm phân nhánh được tổ chức tại Khách sạn Grand Tarabya ở Istanbul vào ngày 25 tháng 3 năm 2013, lúc 19:00 . Ngày 12 tháng 2 năm 2013, FIFA công bố thứ tự bốc thăm. 24 đội được chia thành bốn nhóm khác nhau: Thổ Nhĩ Kỳ được xếp vào vị trí C1 và Tây Ban Nha được xếp vào bảng A. Theo nguyên tắc bốc thăm, các đội cùng một liên đoàn không được đối đầu với nhau ở vòng bảng, ngoại trừ ở bảng A có hai đội từ UEFA. Vì Giải vô địch bóng đá U-20 châu Phi chưa hoàn thành vào thời điểm bốc thăm, nên một lễ bốc thăm riêng đã diễn ra khi giải đấu kết thúc vào ngày 30 tháng 3 tại Oran, Algeria để xác định các bảng xếp hạng nhì, ba và các đội CAF xếp thứ tư sẽ thi đấu. Vì Giải vô địch bóng đá U-20 châu Đại Dương được tổ chức sau thời điểm bốc thăm, New Zealand xuất hiện ở Nhóm 1 với tư cách là Nhà vô địch châu Đại Dương. Trọng tài. 23 trọng tài đã được FIFA công bố vào ngày 13 tháng 5 năm 2013. Đội hình. Các đội tuyển phải đặt tên cho một đội gồm 21 người (ba trong số họ phải là thủ môn) trước thời hạn của FIFA. Tất cả các đội tham dự giải phải công bố đội hình trước ngày 14 tháng 6 năm 2013. Vòng bảng. Các đội nhất và nhì của mỗi bảng, cũng như bốn đội xếp thứ ba có thành tích tốt nhất, giành quyền vào vòng 16 đội. Thứ hạng của mỗi đội trong mỗi bảng được xác định như sau: Nếu hai hoặc nhiều đội bằng điểm dựa trên ba tiêu chí trên, thứ hạng của họ được xác định như sau: Tất cả các trận đấu diễn ra theo giờ địa phương (). Bảng A. <onlyinclude> </onlyinclude> Bảng B. <onlyinclude> </onlyinclude> Bảng C. <onlyinclude> </onlyinclude> Bảng D. <onlyinclude> </onlyinclude> Bảng E. <onlyinclude> </onlyinclude> Bảng F. <onlyinclude> </onlyinclude> Xếp hạng các đội xếp thứ ba. Bốn đội nhất nhì trong số các đội xếp thứ ba được xác định như sau: Vòng đấu loại trực tiếp. Trong vòng đấu loại trực tiếp, hiệp phụ và loạt sút luân lưu được sử dụng để quyết định đội thắng nếu cần thiết. Giải thưởng. Các giải thưởng sau đây đã được trao khi kết thúc giải đấu. Tất cả giải thưởng đều được tài trợ bởi Adidas, ngoại trừ giải phong cách. Tiếp thị. Biểu trưng chính thức. Để đánh dấu một năm đếm ngược ngày diễn ra giải đấu, FIFA, cũng như các thành viên của Liên đoàn bóng đá Thổ Nhĩ Kỳ, đã thông báo rằng biểu trưng sẽ được giới thiệu với truyền thông vào ngày 25 tháng 6 năm 2012 tại Ciragan Palace Mabeyn Hall ở Istanbul. Biểu trưng của thành phố đăng cai cho mỗi sân vận động tham gia đã được trình chiếu cho công chúng vào ngày 20 tháng 3 năm 2013, với mỗi biểu trưng lấy cảm hứng từ môi trường xung quanh. Biểu trưng chính thức là hình ảnh một Người bảo vệ Mắt ác, được đeo hoặc treo trong nhà ở Thổ Nhĩ Kỳ để mang lại may mắn. Linh vật. Linh vật chính thức của giải đấu là Kanki, một chú chó con Kangal mắt xanh. Bài hát chính thức. Bài hát chủ đề chính thức của giải đấu là "Yıldızlar Buradan Yükseliyor", được dịch là "Xây dựng những cây cầu cho những ngôi sao đang lên", do ban nhạc rock Thổ Nhĩ Kỳ Gece trình diễn. Vé. Chi tiết về khu vực truy cập bán vé đã được công bố rộng rãi vào ngày 30 tháng 11 năm 2012.
7,901,875
19,789,589
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19789589
Cầm Hà Chung
Cầm Hà Chung (sinh ngày 23 tháng 10 năm 1975, người Thái) là Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ông hiện là Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Phú Thọ, Đại biểu Quốc hội khóa XV từ Phú Thọ. Ông từng là Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Phú Thọ. Cầm Hà Chung là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, học vị Cử nhân tiếng Anh, Thạc sĩ Quản lý kinh tế, Cao cấp lý luận chính trị. Ông có sự nghiệp đều công tác ở tỉnh Phú Thọ. Xuất thân và giáo dục. Cầm Hà Chung sinh ngày 23 tháng 10 năm 1975 tại xã Phúc Khánh, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ, quê quán ở xã Tường Phong, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La. Ông là người dân tộc Thái, lớn lên và tốt nghiệp phổ thông ở Yên Lập, học đại học ở Hà Nội và có hai bằng cử nhân gồm Cử nhân Kinh tế, chuyên ngành tài chính – tín dụng và Cử nhân ngôn ngữ Anh, sau đó tiếp tục học cao học và nhận bằng Thạc sĩ Quản lý kinh tế. Ông được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 2 tháng 9 năm 2001, trở thành đảng viên chính thức sau đó 1 năm, từng theo học các khóa chính trị ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị. Nay ông thường trú ở phường Dữu Lâu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Sự nghiệp. Tháng 9 năm 1997, sau khi tốt nghiệp đại học, Cầm Hà Chung trở lại Phú Thọ, ký kết hợp đồng lao động với Sở Tài chính – Vật giá tỉnh Phú Thọ, nay là Sở Tài chính tỉnh , là cán bộ hợp đồng, sau đó được tuyển dụng vào Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, là cán bộ tập sự, Chuyên viên Phòng Quản lý ngân sách huyện, xã của Sở. Tháng 4 năm 2000, ông được điều tới Văn phòng Tỉnh ủy Phú Thọ, là Chuyên viên Phòng Tổ chức, Hành chính, Quản Trị, rồi kế toán cơ quan Văn phòng Tỉnh ủy Phú Thọ. Bên cạnh đó, ông tham gia công tác Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, là Bí thư Chi đoàn Văn phòng Tỉnh ủy. Tháng 7 năm 2005, ông được điều sang Phòng Tổng hợp của Văn phòng Tỉnh ủy, được thăng chức Phó Trưởng Phòng, rồi Trưởng phòng Tổng hợp năm 2010, đồng thời là Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ, Phó Bí thư, Bí thư Chi bộ Tổng hợp, Đảng bộ Văn phòng Tỉnh ủy. Tháng 1 năm 2013, ông được điều vệ huyện Yên Lập, nhậm chức Phó Bí thư Huyện ủy, trúng cử Đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Yên Lập. Sang tháng 8 năm 2018, ông được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Phú Thọ. Năm 2021, Cầm Hà Chung được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh giới thiệu tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội từ Phú Thọ, thuộc đơn vị bầu cử số 1 gồm thành phố Việt Trì, huyện Tam Nông, Tân Sơn, Thanh Sơn, Thanh Thủy, Yên Lập, rồi trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV với tỷ lệ 86,59%. Tháng 12 năm 2022, ông được bổ nhiệm làm Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Phú Thọ, Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh.
7,901,903
19,789,591
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19789591
Vũ Tuấn Anh
Vũ Tuấn Anh (sinh ngày 8 tháng 11 năm 1969) là chính trị gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ông hiện là Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội khóa XV từ Phú Thọ. Ông từng là Ủy viên Ban Thư ký của Quốc hội, Vụ trưởng Vụ Tài chính – Ngân sách, Văn phòng Quốc hội. Vũ Tuấn Anh là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, học vị Cử nhân Kinh tế, Thạc sĩ Tài chính – Ngân hàng, Cao cấp lý luận chính trị. Ông có sự nghiệp từng công tác ở nhiều cơ quan địa phương, trung ương trước khi tập trung hoạt động Quốc hội. Xuất thân và giáo dục. Vũ Tuấn Anh sinh ngày 8 tháng 11 năm 1969 tại xã thị xã Lào Cai, nay là thành phố của tỉnh Lào Cai, quê quán ở xã Hoàn Long, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Ông lớn lên và tốt nghiệp phổ thông ở Lào Cai, học đại học ở Hà Nội và tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế, chuyên ngành ngân hàng, sau đó tiếp tục học cao học và nhận bằng Thạc sĩ Tài chính – Ngân hàng. Ông được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 1 tháng 2 năm 2000, trở thành đảng viên chính thức sau đó 1 năm, từng theo học các khóa chính trị ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị. Nay ông thường trú ở phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Sự nghiệp. Tháng 10 năm 1991, sau khi tốt nghiệp đại học, Vũ Tuấn Anh được tuyển dụng công chức vào Cục Thuế tỉnh Yên Bái, bắt đầu ở vị trí Kiểm soát viên thuế. Ông công tác liên tục gần 10 năm 1991–2000, rồi chuyển sang làm Chuyên viên Cục Thuế từ tháng 4 năm 2000. Vào tháng 6 năm 2003, ông được điều lên Bộ Tài chính, được bổ nhiệm làm Chuyên viên Thanh tra Bộ, và sau đó là Thanh tra viên từ tháng 9 năm 2005. Tháng 12 năm 2008, ông được điều tới Văn phòng Quốc hội, là Chuyên viên Vụ Tài chính – Ngân sách, nâng ngạch Chuyên viên chính từ tháng 12 năm 2010. Tháng 6 năm 2012. ông được bổ nhiệm làm Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính – Ngân sách, là Chi ủy viên Chi bộ Vụ, được giao công tác phụ trách vụ từ tháng 7 năm 2016. Tháng 1 năm 2017, Vũ Tuấn Anh được nâng ngạch Chuyên viên cao cấp, là Quyền Vụ trưởng Vụ Tài chính – Ngân sách, rồi chính thức là Vụ trưởng từ tháng 7, đồng thời kiêm nhiệm là Ủy viên Ban Thư ký Quốc hội, Phó Bí thư Chi bộ Vụ từ tháng 9 cùng năm. Năm 2021, ông được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giới thiệu tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội từ Phú Thọ, thuộc đơn vị bầu cử số 3 gồm huyện Thanh Ba, Hạ Hòa, Cẩm Khê, rồi trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV với tỷ lệ 86,89%. Ngày 21 tháng 7 năm 2021, ông được phê chuẩn làm Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội.
7,901,905
19,789,611
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19789611
Chất cháy
Chất cháy là chất (hợp chất, hỗn hợp) cùng với chất ôxi hóa tạo ra phản ứng ôxi hóa khử mạnh, nhanh, tỏa nhiệt lượng lớn, có nhiệt độ cao và thường phát sáng. Trong quân sự, một số chất cháy được dùng vào nguồn năng lượng cho động cơ máy bay, tàu chiến, xe tăng, ô tô, tên lửa… một số được nạp vào đạn cháy, bom cháy, mìn cháy, súng phun lửa nhằm gây cháy, sát thương sinh lực, phá hủy cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, công trình quân sự và môi sinh của đối phương. Lịch sử. Chất cháy được sử dụng từ rất sớm, nạp vào các loại hỏa khí (hỏa hổ), bắn gây cháy cho đối phương. Trung Quốc sử dụng chất cháy từ thế kỷ 10, Arập thế kỷ 12, châu Âu thế kỷ 14. Từ thế kỷ 19 các loại súng sử dụng chất cháy phát triển mạnh, năm 1915 quân Đức là nước đầu tiên có súng phun lửa. Quân đội Pháp và Quân đội Mỹ đã sử dụng chất cháy trong chiến tranh xâm lược Việt Nam. Ở Việt Nam, Quân đội Nhà Trần, Quân đội Tây Sơn đã sử dụng hỏa khí có hiệu quả trong kháng chiến chống quân phong kiến phương Bắc. Phân loại. Một số loại chất cháy thường dùng trong quân sự:
7,901,910
19,789,613
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19789613
Chất độc hại da
Chất độc hại da (hay chất độc loét da), nhóm chất độc quân sự lâu tan, gây tổn thương cho người và động vật, chủ yếu ở da khi sử dụng ở trạng thái giọt lỏng, tổn thương đường hô hấp ở dạng hơi và xon khí, có thể gây chết người. Thuộc chất độc mạnh, khi xâm nhập vào tế bào, làm biến dạng protein, giết chết tế bào, gây hoại tử da và niêm mạc (trúng độc tại chỗ). Dễ thấm qua da vào máu truyền đi khắp cơ thể (trúng độc toàn thân), gây tổn thương cho hệ thần kinh, hệ tim mạch và làm rối loạn quá trình trao đổi chất. Thuộc nhóm này có: yperit, nitơ yperit và lewisit. Đặc điểm và phân loại. Yperit. Yperit (S(CH2CH2Cl)2, dichlorodiethyl sulfide) kí hiệu HD, chất lỏng sánh như dầu, không màu, thoảng mùi mù tạt; tỉ trọng 1,28, nhiệt độ sôi 217,5°C, nhiệt độ đông đặc 13°C, mật độ hơi 5,4. Ít tan trong nước (700-800 mg/L), tan trong các dung môi hữu cơ, mỡ và lipoid. Sản phẩm kĩ thuật màu nâu tối, dễ dàng thấm qua da. Liều tử vong trung bình LC50-50 mg/kg. Nồng độ tử vong trung bình LC50-0,15 mg/L (15 phút). Nitơ yperit. Nitơ yperit (chứa nhóm chức chloroethylamin ((ClCH2)2NR2)), kí hiệu HN, chất lỏng nhớt, không màu, không mùi, tỉ trọng 1,24, nhiệt độ sôi 230°C, nhiệt độ đông đặc -4°C, mật độ hơi 7,0. Ít tan trong nước (500 mg/L), tan tốt trong các dung môi hữu cơ, mỡ và lipoid. Sản phẩm kĩ thuật màu nâu nhạt. Dễ dàng thấm qua da. Liều tử vong trung bình LC50-20 mg/kg. Nồng độ tử vong trung bình LC50-0,2 mg/L (15 phút). Lewisit. Lewisit (ClCH=CHAsCl2, chlorovinylarsine dichloride), kí hiệu L, chất lỏng không màu, tỉ trọng 1,83, nhiệt độ sôi 190°C, nhiệt độ đông đặc (-10°C), mật độ hơi 7,2. Ít tan trong nước (0,5 g/L), tan tốt trong các dung môi hữu cơ, mỡ và lipoid. Sản phẩm kĩ thuật màu nâu thẫm. Dễ dàng thấm qua da. Liều tử vong trung bình LC50-30 mg/kg. Nồng độ tử vong trung bình LC50-0,25 mg/L (15 phút). Cuối Chiến tranh thế giới thứ nhất, L được đưa vào trang bị cho Quân đội Mỹ; đến Chiến tranh thế giới thứ 2, Quân đội Mỹ có một lượng dự trữ lớn L nhưng không được sử dụng do họ tìm ra những chất độc có hiệu quả hơn nên L được đánh giá là không có ý nghĩa về mặt quân sự. Trạng thái sử dụng. Chất độc hại da được sử dụng chủ yếu ở trạng thái giọt lỏng, hơi và sol khí. Tổn thương da kéo dài 2-6 giờ mà không có triệu chứng. Sau thời kì ủ bệnh (trừ lewisit không có thời kì ủ bệnh, sau khi trúng độc L, chỉ sau 5-7 phút các triệu chứng lâm sàng sẽ xuất hiện trên da), xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti tạo cảm giác rất ngứa, dần dần chúng kết hợp lại thành những mảng phồng rộp lớn, gây loét lớp biểu bì và lớp dưới biểu bì, khi vào máu, chúng phân tán đi khắp cơ thể gây trúng độc toàn thân. Cơ chế tác hại. Trong cơ thể, chất độc hại da là những nhân alkyl hóa, phản ứng với các nhóm amin, hydroxyl và nhóm sulfhydryl của protein, làm chết tế bào dẫn đến hiện tượng viêm tại chỗ và gây thành vết loét. Trong máu chúng alkyl hóa DNA của nhân tế bào và RNA của bào tương làm biến đổi cấu trúc DNA, gây tổn thương thể nhiễm sắc, tức là làm rối loạn quá trình di truyền. Sự hủy hoại DNA trước hết làm giảm đột ngột quá trình sinh sản tế bào - tế bào chết ngay trong giai đoạn phân bào đồng thời phá vỡ đặc điểm của gen gây đột biến gen, dẫn đến hiện tượng quái thai. Yperit ức chế enzym hexokinase (enzym duy trì sự phosphoryl hóa glucose) làm rối loạn quá trình trao đổi hydrocarbon khi xâm nhập vào cơ thể, yperit có thể gây tổn thương cho thận, gan, phổi, trúng độc toàn thân và ung thư. Điều trị vết loét do yperit gây ra kéo dài vài tuần đến vài tháng. Triệu chứng trúng độc yperit: đau đầu, ù tai, run tay, chán ăn, mệt mỏi, sức khỏe suy sụp, dẫn đến thoái hóa các tế bào não, gây tổn thương nặng cho hệ thần kinh trung ương; còn nitơ yperit lại ức chế enzym acetylcholinesterase gây ra sự co giật tương tự như khi bị trúng độc chất độc thần kinh, lewisit ức chế enzym urease, carboxylase bằng cách acid hóa các nhóm sulfuhydryl. Thuốc giải độc đặc hiệu của lewisit là dithiopropanol và muối natri của nó. Triển khai thực tế. Yperit được Quân đội Đức sử dụng lần đầu tiên trong Chiến tranh thế giới thứ 1, ngày 12.7.1917 ở Ypres (Bỉ), nhằm tạo ra lợi thế cho việc chống trả thành công những cuộc tiến công mùa hè của quân Đồng minh. Trong 10 ngày đầu của Chiến dịch Flaudern, pháo binh Đức đã bắn hơn một triệu quả lựu pháo (cối) chứa yperit (khoảng 2.500 tấn) làm cho khoảng 20 nghìn binh lính Anh bị thương do nhiễm độc yperit. Trong Chiến tranh thế giới thứ 1 cả 2 phía Đức và Đồng minh đã sử dụng 9 triệu quả đạn pháo chứa yperit (khoảng 12.000 tấn yperit), trong đó phía Đức 5.000 tấn. Số chất độc trên đã loại khỏi vòng chiến đấu 400 nghìn binh lính. Năm 1936, mặc dù Italia và Ethiopia là thành viên của Nghị định thư cấm vũ khí hóa học 1925, nhưng Quân đội phát xít Ý đã 19 lần sử dụng quy mô lớn bom đạn hóa học (yperit, phosgen, chất độc kích thích) chống lại Ethiopia làm trên 15 nghìn người bị chết và bị thương. Trong cuộc chiến tranh Trung - Nhật (1940-1943) đã có hơn 2 nghìn lần Quân đội Nhật sử dụng vũ khí hóa học yperit, lewisit để sát hại nhân dân và Hồng quân Công nông Trung Quốc làm 300 nghìn người chết và rất nhiều người bị ảnh hưởng bởi các chất độc trên. Hiện nay, ở đông bắc Trung Quốc số lượng đạn pháo hóa học mà Quân đội Nhật để lại ước chừng khoảng trên 1 triệu quả. Gần đây nhất trong cuộc chiến tranh giữa Iran và Irăc (1979), 2 bên nhiều lần sử dụng chất độc thần kinh và chất độc hại da. Theo đánh giá của Iran, số thiệt hại về người do vũ khí hóa học của Irăc đối với binh sĩ Iran khoảng 50 nghìn người.
7,901,911
19,789,624
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19789624
Chất độc hóa - sinh
Chất độc hóa - sinh (hay chất độc sinh - hóa) là chất độc mang bản chất hóa học nhưng có nguồn gốc sinh học và được điều chế bằng công nghệ sinh học. Lịch sử. Từ thế kỷ 4 TCN, người Ấn Độ đã dùng cây tương tư tử và các cây có độc khác đốt tạo khói để chống lại kẻ thù. Năm 1483, người Maroc lấy chất độc từ đầu một loài chim, người Anh Điêng châu Mĩ lấy chất độc ở da một loại ếch, tẩm vào đầu mũi tên để chống lại người Tây Ban Nha. Trước và trong Chiến tranh thế giới thứ 2, một số nước bắt đầu tiến hành nghiên cứu độc tố của chất độc hóa - sinh đồng thời với nghiên cứu vũ khí sinh học: Liên Xô năm 1930, Anh, Mĩ năm 1940-1941. Trong Chiến tranh thế giới thứ 2, Anh và Mĩ đã sản xuất 1.700 kg độc tố vừng độc ricinus commumis (kí hiệu WA); Mĩ còn bí mật tàng trữ loại độc tố sản xuất từ rong biển (kí hiệu T2), nghiên cứu độc tố vi khuẩn (kí hiệu AX) và trong thập niên 60, 70 của thế kỷ 20, tiến hành nghiên cứu, thử nghiệm trên cơ thể người chất độc tâm thần LSD-25. Từ những năm cuối thế kỷ 20, sự phát triển của công nghệ sinh học, mà chủ yếu là kĩ thuật gen, kĩ thuật tế bào và kĩ thuật lên men... đã làm xuất hiện nhiều khả năng cải tạo sinh vật độc và tổng hợp độc tố trên quy mô công nghiệp. Cơ chế xâm nhập. Chất độc hóa - sinh xâm nhập vào cơ thể sống qua đường hô hấp, da và đường tiêu hóa khi tiếp xúc trực tiếp hoặc qua tiếp xúc với các vật dụng bị nhiễm. Chất này mang bản chất hóa học, vì vậy chỉ gây hại cho người bị nhiễm, không lây truyền rộng tạo thành dịch như vũ khí sinh học. Độc tính của chất độc hóa - sinh rất cao, gấp hàng chục lần so với các chất độc thần kinh hiện có. Cách đề phòng. Chất độc hóa - sinh được đề phòng bằng cách sử dụng các loại khí tài phòng da, phòng hô hấp loại hiện đại và tiêm phòng vacxin. Khi bị nhiễm, phải sử dụng các loại thuốc giải độc để điều trị theo các triệu chứng nhiễm độc đối với từng loại chất độc. Cách giải độc: đối với da, sử dụng bao tiêu độc cá nhân; đối với vũ khí, trang bị, quần áo trang dụng, dùng các phương tiện chuyên dùng, theo các phương pháp tiêu độc áp dụng cho các nhóm chất độc hóa học. Công ước cấm phát triển. Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ vũ khí vi trùng (sinh học), độc tố và tiêu hủy chúng (gọi tắt: Công ước Vũ khí Sinh học) đã có hiệu lực từ ngày 26 tháng 3 năm 1975. Nhưng do những hạn chế của công ước, đến nay khoảng 10 nước có thể sản xuất chất độc hóa - sinh, trong đó có Mĩ, Nga, Anh, Israel... Hiện tại. Hiện nay, một số tổ chức bị lợi dụng đang nghiên cứu tìm ra các chất siêu độc, có độ độc lớn hơn chất độc thần kinh cơ photpho hiện có hàng nghìn lần bằng 2 phương pháp:
7,901,913
19,789,682
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19789682
Đỗ Chí Nghĩa
Đỗ Chí Nghĩa (sinh ngày 5 tháng 1 năm 1975) là nhà báo, chính trị gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ông hiện là Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, Đại biểu Quốc hội khóa XV từ Phú Yên. Ông từng là Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Đảng ủy Văn phòng, Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân. Đỗ Chí Nghĩa là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, học hàm và học vị Phó Giáo sư, Tiến sĩ Báo chí, Cao cấp lý luận chính trị. Ông có sự nghiệp tập trung cho ngành báo chí, với 20 năm giảng dạy đại học, rồi tham gia hoạt động ở Quốc hội. Xuất thân và giáo dục. Đỗ Chí Nghĩa sinh ngày 5 tháng 1 năm 1975 tại xã Đại Cương, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, quê quán ở phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên. Ông lớn lên và tốt nghiệp phổ thông ở Duy Tiên, thi đỗ và học Học viện Báo chí và Tuyên truyền, có hai bằng cử nhân gồm Cử nhân Báo chí và Cử nhân Quản lý xã hội, sau đó tiếp tục học cao học, rồi nghiên cứu sinh về truyền thông đại chúng và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ đề tài "Vai trò báo chí trong định hướng dư luận xã hội", trở thành Tiến sĩ Báo chí năm 2010. Ông được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 22 tháng 11 năm 1995, trở thành đảng viên chính thức sau đó 1 năm, từng theo học các khóa chính trị ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị. Nay ông thường trú ở phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Sự nghiệp. Tháng 11 năm 1996, sau khi tốt nghiệp trường Báo chí, Đỗ Chí Nghĩa được giữ lại trường làm Giảng viên tập sự Khoa Báo chí của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, và chính thức là Giảng viên từ tháng 1 năm 1999. Ông công tác giảng dạy liên tục ở trường, ban đầu ở Khoa Báo chí những năm 1996–2003, chuyển sang Khoa Phát thanh – Truyền hình từ năm 2003, rồi kiêm nhiệm vị trí Tổng Biên tập Thời báo Doanh nhân từ đầu năm 2008. Tháng 10 năm 2011, ông được bổ nhiệm làm Phó Trưởng khoa Phát thanh – Truyền hình, là Bí thư Chi bộ khoa và được bầu làm Đảng ủy viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền từ tháng 12 năm 2012. Sau đó, ông là Phó Trưởng khoa phụ trách Khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo từ tháng 6 năm 2014, rồi Trưởng khoa từ tháng 11 cùng năm. Tháng 5 năm 2015, sau gần 20 năm công tác ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đỗ Chí Nghĩa được điều tới Văn phòng Quốc hội, bổ nhiệm làm Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân, đồng thời là Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Đảng ủy cơ quan này. Bên cạnh đó, ông tham gia tổ chức xã hội, là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Liên chi hội Nhà báo Văn phòng Quốc hội. Năm 2021, ông được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giới thiệu tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội từ Phú Yên, thuộc đơn vị bầu cử số 1 gồm thị xã Đông Hòa, huyện Phú Hòa, Tây Hòa, Sơn Hòa, Sông Hinh, rồi trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV với tỷ lệ 68,30%. Ngày 21 tháng 7 năm 2021, ông được phê chuẩn làm Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội.
7,901,917
19,789,724
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19789724
Phó Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Nhà nước Campuchia
Phó Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Nhà nước Campuchia () là phó nguyên thủ quốc gia của Campuchia Dân chủ từ năm 1976 đến năm 1978.
7,901,923
19,789,773
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19789773
Chất độc toàn thân
Chất độc toàn thân là nhóm chất độc quân sự, tác động nhanh, độc tính cao, gây trúng độc toàn thân dẫn đến tử vong. Thuộc nhóm chất độc này có: acid hydrocyanic (HCN), cyano chloride (ClCN, viết tắt là CK), perfluoroisobutylen, arsin (AsH3), phosphin (PH3), hợp chất cơ-carbonyl và hợp chất có fluor; trong đó 2 chất acid hydrocyanic, cyano chloride có độc tính cao. Đặc điểm. Chất độc toàn thân được sử dụng ở trạng thái khí, không gây trúng độc ở vị trí nó xâm nhập vào cơ thể mà gây tổn thương ở máu (do đó còn gọi là chất độc hại máu), hệ thần kinh và có thể gây chết người trong vài phút nếu bị nhiễm qua đường hô hấp hoặc tiêu hóa. Ở nồng độ lớn (110 mg/L), chất độc toàn thân có thể gây trúng độc qua da. Nguyên nhân dẫn đến tử vong là do các nhóm cyan (CN) của chất độc liên kết với các enzym oxy hóa các mô (ví dụ: enzym cytochrome c oxidase), làm cho enzym này mất khả năng vận chuyển oxy từ máu cung cấp cho các mô. Giai đoạn hô hấp của mô bị ức chế tới 90-95%, mặc dầu hàm lượng oxy trong máu rất cao. Cyano chloride. Tính chất và cơ chế hoạt động của cyano chloride: chất lỏng không màu, mùi hắc, nhiệt độ sôi 13,4°C, nhiệt độ đông đặc -6,5°C; ít tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ và một số chất độc khác như: acid hydrocyanic, chloropicrin, yperit (khí mù tạt). Trạng thái chiến đấu chủ yếu: thể khí; gây ngộ độc qua đường hô hấp. Độ độc kém acid hydrocyanic 2 lần, nhưng có khả năng gây kích thích mắt, đường hô hấp trên và không có thời kì ủ bệnh. Khi bị trúng độc nặng, chóng mặt, khó thở, co giật, mất trí và chết do tim ngừng đập. Liều tử vong 0,4-0,8 mg/L (trong 5 phút). Trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Quân đội Pháp đã sử dụng để chống quân Đức. Cơ chế giải độc. Cơ chế giải độc chất độc toàn thân là dùng các chất có chứa nhóm nitrit như natri nitrit, amyl nitrit, propyl nitrit... để tạo ra chất methemoglobin chứa nguyên tố sắt hóa trị 3 có khả năng liên kết với các chất độc toàn thân (nhất là liên kết với acid hydrocyanic) để giải phóng enzym cytochrome c oxidase (enzym này bị các chất độc toàn thân làm mất khả năng hoạt động khi chúng xâm nhập vào cơ thể), làm cho enzym cytochrome c oxidase có thể trở lại hoạt động bình thường, làm nhiệm vụ vận chuyển oxy từ máu cung cấp cho các mô tế bào.
7,901,944
19,789,804
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19789804
Paracaesio stonei
Paracaesio stonei là một loài cá biển thuộc chi "Paracaesio" trong họ Cá hồng. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1983. Từ nguyên. Từ định danh "stonei" được đặt theo tên của Robert Stone, người đã bắt được mẫu định danh của loài cá này ở ngoài khơi đảo Beqa (Fiji) vào năm 1981. Phân bố. Từ quần đảo Ryukyu (Nhật Bản) và đảo Đài Loan, "P. stonei" được phân bố trải dài về phía nam đến Palau, Papua New Guinea, Fiji (gồm cả Rotuma), quần đảo Samoa, Vanuatu và bờ đông Úc. "P. stonei" được thu thập ở độ sâu khoảng từ 250 đến 320 m. Mô tả. Chiều dài cơ thể (tiêu chuẩn) lớn nhất được ghi nhận ở "P. stonei" là 50 cm. Cá có màu nâu nhạt, ánh bạc ở bụng. Có 4–5 sọc dọc màu nâu đến xám đậm ở hai bên thân. Các vây màu xám đến trắng nhạt, trừ vây lưng và vây đuôi có thêm màu vàng. Số gai ở vây lưng: 10; Số tia vây ở vây lưng: 10; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 8; Số tia vây ở vây ngực: 16; Số vảy đường bên: 48–50. Thương mại. "P. stonei" từ lâu đã được đánh bắt ở Fiji và sau đó xuất khẩu sang Hawaii.
7,901,950
19,789,823
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19789823
Cymothoe ochreata
Cymothoe ochreata là một loài bướm thuộc họ Nymphalidae. Loài này phân bố ở Nigeria và Cameroon. Môi trường sống của loài là rừng.
7,901,954
19,789,958
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19789958
Furusato
là ca khúc thiếu nhi nổi tiếng của Nhật Bản được viết vào năm 1914, với phần nhạc của Teiichi Okano và phần lời của Tatsuyuki Takano. Mặc dù quê hương của Takano là Nakano, Nagano, lời ca khúc của ông không đề cập đến một địa điểm cụ thể nào. Nội dung bài hát mô tả về một người đang làm việc ở một nơi xa xôi, bày tỏ cảm xúc hoài niệm về những ngọn đồi và cánh đồng của ngôi nhà thời thơ ấu của mình. Chính phủ Nhật Bản đã chỉ định đưa Furusato vào chương trình giảng dạy của hệ thống trường công lập tại Nhật - bài hát cũng đã được đưa vào tuyển tập ca khúc nổi tiếng có tên "Nihon no Uta Hyakusen". Mãi đến những năm 1970, người ta mới biết thông tin về người soạn nhạc và viết lời của ca khúc. Từ năm 1992, tên của cả Teiichi Okano và Tatsuyuki Takano được in cùng bài hát trong sách giáo khoa âm nhạc Nhật Bản. Furusato đã được phát tại lễ bế mạc Thế vận hội mùa đông 1998 ở Nagano. Năm 2014, kỷ niệm 100 năm ra mắt công chúng, ca khúc đã được trình diễn bởi dàn hợp xướng thiếu nhi - với phần đệm của dàn nhạc tại Lễ hội Saito Kinen Matsumoto ở Nagano, do Seiji Ozawa làm nhạc trưởng. Placido Domingo, thành viên của nhóm The Three Tenors, đã trình bày ca khúc bằng tiếng Nhật tại buổi hòa nhạc tổ chức tại NHK Hall vào ngày 10 tháng 4 năm 2011. Phiên bản tiếng Anh. Ca khúc đã được Greg Irwin dịch sang tiếng Anh và xuất bản trong album "Japan's Best Loved Songs of the Season" vào năm 1998. Phiên bản này của ca khúc từng được thể hiện bởi Lexi Walker. My Country Home - Greg Irwin "Back in the mountains I knew as a child" "Fish filled the rivers and rabbits ran wild" "Memories, I carry these wherever I may roam" "I hear it calling me, my country home" "Mother and Fathers, how I miss you now" "How are my friends I lost touch with somehow?" "When the rain falls or the wind blows I feel so alone" "I hear it calling me, my country home" "I've got this dream and it keeps me away" "When it comes true I'm going back there someday" "Crystal waters, mighty mountains blue as emerald stone" "I hear it calling me, my country home"
7,901,979
19,789,974
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19789974
Brassomys
<ns>0</ns> <revision> <timestamp>2023-03-05T02:27:47Z</timestamp> <contributor> <username>Symptoms 0912AD</username> </contributor> <comment>Đổi hướng đến Coccymys albidens</comment> <model>wikitext</model> <format>text/x-wiki</format>
7,901,982
19,789,978
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19789978
Hydromyini
Hydromyini là một tông thuộc phân họ Chuột Cựu Thế giới (Murinae). Chúng là loài gặm nhấm bản địa chiếm ưu thế ở Úc, và là một trong hai nhóm loài gặm nhấm bản địa duy nhất ở đó, nhóm còn lại là nhóm "R. fuscipes" thuộc chi "Rattus" trong tông Rattini. Chúng cũng được tìm thấy ở một số vùng của Đông Nam Á. Phân loại. Tông này bao gồm các chi:
7,901,983
19,789,983
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19789983
Praomyini
Praomyini là một tông thuộc phân họ Chuột Cựu Thế giới (Murinae). Hầu hết các loài thuộc tông này được tìm thấy tại châu Phi Hạ Sahara, chỉ có loài "Mastomys erythroleucus" được tìm thấy tại Bắc Phi và loài "Ochromyscus yemeni" tại bán đảo Ả Rập. Ngoài ra, một chi hóa thạch ("Karnimata") được biết đến, phân bố tại Ấn Độ và Pakistan (cũng như ở Kenya) suốt thế Miocen muộn. Phân loại. Chi còn tồn tại. Tông này bao gồm các chi:
7,901,985
19,790,001
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19790001
Grafenberg, Reutlingen
Grafenberg là một thị xã nằm ở huyện Reutlingen, thuộc bang Baden-Württemberg, Đức.
7,901,996
19,790,032
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19790032
Giovanni di Bicci de' Medici
Giovanni di Bicci de' Medici (khoảng 1360 - tháng 2 năm 1429) là một chủ ngân hàng người Ý và là người sáng lập ra Ngân hàng Medici. Trong khi các thành viên khác của gia đình Medici, chẳng hạn như Chiarissimo di Giambuono de' Medici, người phục vụ tại Signoria của Florence năm 1401, và Salvestro de' Medici, người có liên quan đến Cuộc nổi dậy Ciompi năm 1378, đều được quan tâm về mặt lịch sử, riêng việc Giovanni thành lập ngân hàng gia đình đã thực sự khơi mào cho gia tộc Medici vươn lên nắm quyền ở Cộng hòa Florence. Ông là cha của Cosimo de' Medici và của Lorenzo the Elder; ông nội của Piero di Cosimo de' Medici; ông cố của Lorenzo de' Medici (Lorenzo Hùng vĩ); và cụ cố của Cosimo I de' Medici, Đại công tước xứ Toscana. Cuộc sống đầu đời. Giovanni di Bicci de' Medici sinh ra ở Florence, Bán đảo Ý. Ông là con trai của Averardo de' Medici và Jacopa Spini. Cha của ông, Averardo qua đời năm 1363 với khối tài sản đáng nể. Tài sản thừa kế này được chia cho Giovanni và bốn anh em của ông, để lại cho Giovanni rất ít. Tuy nhiên, chú của ông, Vieri de' Medici, vẫn là một chủ ngân hàng nổi tiếng ở Florence. Vieri đã giúp Giovanni bắt đầu sự nghiệp của mình trong hệ thống ngân hàng Florentine. Ông ấy đã thăng tiến trong các cấp bậc, cuối cùng trở thành một đối tác cấp dưới trong chi nhánh ở Rome thuộc Lãnh địa Giáo hoàng. Vieri de' Medici nghỉ hưu năm 1393 để lại ngân hàng cho Giovanni.[2] Từ thời điểm này, Ngân hàng Medici đã phát triển rộng lớn và nhanh chóng. Sự tăng trưởng này lên đến đỉnh điểm với việc mua lại Ngân hàng Giáo hoàng, điều đó có nghĩa là Ngân hàng Medici hiện đang xử lý các tài khoản của Giáo hội. Ngân hàng gia đình Medici do ông thành lập năm 1397 đã trở thành lợi ích thương mại chính của ông. Ngân hàng Medici dưới thời Giovanni có các chi nhánh trên khắp các thành phố phía Bắc Bán đảo Ý và xa hơn nữa, đồng thời tạo thành một công ty "đa quốc gia" thời kỳ đầu. Kinh doanh và những đóng góp cho Ý. Giovanni sở hữu hai xưởng len ở Florence, và là thành viên của hai hiệp hội: "Arte della Lana" và "Arte del Cambio". Năm 1402, ông là một trong những giám khảo trong hội đồng đã chọn thiết kế của Lorenzo Ghiberti cho các đồ đồng trang trí trên cửa vào Nhà thờ rửa tội Florence. Giovanni cũng tài trợ cho việc xây dựng phòng thánh trong Nhà thờ San Lorenzo vào năm 1418. Ông chọn Brunelleschi làm kiến trúc sư và chọn Donatello để tạo ra các tác phẩm điêu khắc. Đây chỉ là một vài trong số rất nhiều đóng góp mà Giovanni đã thực hiện cho thế giới nghệ thuật. Năm 1414, Giovanni đặt cược vào sự trở lại vĩnh viễn của các Giáo hoàng ở Rome sau một thời gian dài bị lưu vong và ly giáo, và canh bạc này của ông đã thành công; Giáo hoàng được định đô vĩnh viễn tại Rome vào năm 1417 dưới quyền của một Giáo hoàng duy nhất sau các cuộc thảo luận của Công đồng Constance. Khen thưởng cho Giovanni vì sự ủng hộ của ông, Giáo hoàng Martin V đã trao cho Giovanni quyền kiểm soát "Apostolic Camera" (Kho bạc Giáo hoàng). Các vị Giáo hoàng tiếp theo cũng tiếp tục sử dụng dịch vụ của các Ngân hàng Medici, và ngoài ra, Giovanni còn có thể giành được các hợp đồng khai thác thuế và quyền đối với nhiều mỏ phèn từ Giáo hoàng. Ông đã đặt những viên gạch đầu tiên để giúp gia tộc của mình bước lên con đường trở thành một trong những triều đại giàu có nhất ở châu Âu, qua đó tạo ra một bước tiến quan trọng hướng tới sự nổi bật về văn hóa và chính trị sau này của Nhà Medici trong suốt thời Phục hưng. Một cách mà ông ấy đặt nền móng cho điều này là kết hôn với Piccarda Bueri, có nguồn gốc từ một gia đình lâu đời và đáng kính đã mang đến cho ông một của hồi môn lớn. Năm 1418, Giovanni Medici hợp tác với một trong những nhà quý tộc của Florence là Niccolò da Uzzano, để đảm bảo việc trả tự do cho Giáo hoàng đối lập Gioan XXIII bị phế truất, người đang bị cầm tù ở Đế chế La Mã Thần thánh. De Medici đã tự mình trả khoản tiền chuộc trị giá 38.000 ducat, và khi cựu Giáo hoàng qua đời vào năm sau ở Florence, de Medici đã tài trợ cho việc xây dựng lăng mộ tráng lệ của ông ở Baptistery. Bất chấp sự giàu có ngày càng tăng của mình, Giovanni vẫn siêng năng nỗ lực để không tách biệt gia đình Medici với những công dân khác ở Florence. Ông đã làm như vậy bằng cách liên tục đảm bảo rằng ông và các con trai của mình ăn mặc và cư xử giống như những công dân thuộc tầng lớp lao động bình thường của Florence. Điều này một phần là do ông ấy muốn không thu hút sự chú ý quá mức đến bản thân và gia đình, đồng thời để đảm bảo rằng, không giống như những gia đình giàu có khác, Medici vẫn được lòng dân chúng. Hy vọng của ông ấy là tạo dựng danh tiếng tích cực cho gia đình mình bằng cách tránh xung đột với luật pháp và giữ cho người dân Florence hạnh phúc. Tâm tính của ông có thể được hiểu trong các bài viết của ông, "Hãy cố gắng giữ cho mọi người yên bình, và những nơi mạnh mẽ được chăm sóc tốt. Đừng tham gia vào các rắc rối pháp lý, vì kẻ cản trở luật pháp sẽ bị tiêu diệt bởi luật pháp. Các ngươi hãy giữ gìn không tì vết khi ta lìa qua đời." Hoạt động chính trị. Trong phần lớn cuộc đời của mình, Giovanni không tham gia chính trị, nhưng ông đã bị thôi thúc và phải miễn cưỡng chấp nhận nhiều chức vụ cao khác nhau trong suốt cuộc đời của mình ở trong bộ máy chính phủ Signoria của Florence vì uy tín và sự nổi tiếng mà ông được hưởng trong thành phố. Thái độ của ông ấy được thể hiện rõ trong các nội dung mà ông viết cho con trai Cosimo: "Đừng biến tòa nhà chính phủ thành nơi làm việc của con, mà hãy đợi cho đến khi con được gọi đến đó, sau đó hãy tỏ ra ngoan ngoãn". Ông là thành viên trong Signoria vào năm 1402, 1408 và 1411 và với tư cách là Gonfaloniere trong thời hạn hai tháng theo luật định vào năm 1421. Năm 1407, ông cũng giữ chức thống đốc của thành phố Pistoia. Trong lĩnh vực chính trị, Giovanni trung thành với danh tiếng của mình và truyền thống của Gia tộc Medici với tư cách là người bảo vệ của nhân dân và là đối thủ khó nhằn của giới quý tộc Florence. Năm 1426, ông đã phát huy ảnh hưởng cá nhân đáng kể của mình trong Signoria để thay thế thuế khoán bất bình đẳng và áp bức của Florence bằng "Catasto". Đây là một loại thuế tài sản cụ thể do Giovanni nghĩ ra, trong đó gánh nặng thuế được chuyển từ các tầng lớp nghèo hơn ở Florence cho giới nhà giàu, khiến giới quý tộc khó trốn tránh phần thuế của họ hơn. Năm sau, ông ấy một lần nữa sử dụng quyền lực và ảnh hưởng cá nhân của mình trong Signoria để ngăn chặn việc thông qua các cải cách đầu sỏ do giới quý tộc đề xuất, điều này sẽ bãi bỏ lệnh cấm các quý tộc phục vụ trong Signoria, và loại bỏ một số bang hội nhỏ hơn không được đại diện ở đó. Hậu duệ. Với người vợ Piccarda Bueri, ông có 4 người con trai: Di sản. Khi ông qua đời, Di Bicci là một trong những người đàn ông giàu có nhất ở Florence, thể hiện qua báo cáo thuế năm 1429 của ông. Có thông tin cho rằng khi qua đời, ông là người giàu thứ hai ở Florence, để lại khối tài sản kếch xù cho con trai Cosimo. Sự giàu có và hệ thống ngân hàng này đã khiến Cosimo trở thành một trong những người đàn ông giàu có nhất châu Âu. Cũng sau khi qua đời, ông ấy đã trở thành nhân vật được công chúng Florentine yêu quý, thậm chí với cả đối thủ trường kỳ của ông là Niccolò da Uzzano. Niccolò tuyên bố trong một bức thư gửi cho các con trai của Giovanni rằng ông đã khiến gia đình được mọi người yêu quý và giúp họ đạt được thành công rực rỡ.[8] Năm 1420, Giovanni đã trao phần lớn quyền kiểm soát ngân hàng cho hai người con trai của mình, Cosimo và Lorenzo. Sau khi ông qua đời vào năm 1429, ông được chôn cất tại Phòng thánh cũ của Vương cung thánh đường San Lorenzo, Florence, và vợ ông được chôn cùng ông sau khi bà qua đời 4 năm sau đó. Miêu tả hư cấu. Giovanni de' Medici được thể hiện bởi Dustin Hoffman trong loạt phim truyền hình năm 2016 "Medici".
7,902,003
19,790,101
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19790101
Tiếng Nga tại Hoa Kỳ
<ns>0</ns> <revision> <parentid>69749472</parentid> <timestamp>2023-03-06T15:53:05Z</timestamp> <contributor> <username>InternetArchiveBot</username> </contributor> <comment>Add 1 book for (20230305)) #IABot (v2.0.9.3) (</comment> <model>wikitext</model> <format>text/x-wiki</format> Tiếng Nga là một trong mười lăm ngôn ngữ được nói nhiều nhất tại Hoa Kỳ, và là một trong những ngôn ngữ thuộc Ngữ tộc Slav và nhóm ngôn ngữ gốc Âu được nói nhiều nhất tại nước này. Kể từ sau khi Liên Xô tan rã, rất nhiều người Nga đã di cư tới Hoa Kỳ và mang theo ngôn ngữ của họ. Phần lớn Người nói tiếng Nga tại Hoa Kỳ ngày nay là Người Nga gốc Do Thái. Theo như cuộc điều tra dân số năm 2010 số lượng người nói tiếng Nga theo thống kê vào khoảng 854,955 người, khiến cho tiếng Nga là ngôn ngữ được nói nhiều thứ mười hai tại Hoa Kỳ.
7,902,015
19,790,116
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19790116
- (album)
− (phát âm là "Subtract", nghĩa là "dấu trừ") là album phòng thu thứ sáu và cũng là cuối cùng của nam ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Anh Ed Sheeran, do hãng thu âm Asylum Records và Atlantic Records phát hành vào ngày 5 tháng 5 năm 2023. Được anh bắt tay thực hiện từ giữa năm 2022, album là thành quả hợp tác giữa anh và nhạc sĩ kiêm nhà sản xuất Aaron Dessner cùng với Fred Gibson, Max Martin và Johan Schuster, người cũng đã từng tham gia sản xuất cho ca khúc Eyes Closed cùng album. Là một album visual acoustic có tổng cộng 14 bài hát (18 bài hát trong bản CD cao cấp và 24 bài hát trong bản Vinyl cao cấp), mỗi ca khúc đều có một video âm nhạc. Trong album có bao gồm hai đĩa đơn đã được phát hành trước đó để quảng bá cho album và một đĩa đơn hợp tác, ca khúc đầu tiên là đĩa đơn chủ đạo mang tên "Eyes Closed", được phát hành vào ngày 24 tháng 3 năm 2023, bài hát đã đứng đầu bảng xếp hạng Vương quốc Anh. Ca khúc thứ hai "Boat", được phát hành vào ngày 21 tháng 4 năm 2023 và đã xếp hạng đứng thứ ba trên bảng xếp hạng Vương quốc Anh. Ca khúc thứ ba mang tên "Life Goes On", được phát hành vào ngày 12 tháng 5 năm 2023. Các video âm nhạc đi kèm của cả ba đĩa đơn cũng đã được phát hành cùng ngày với thời điểm phát hành của ba bài hát. Album đã nhận được nhiều ý kiến đánh giá tích cực từ các nhà phê bình âm nhạc khi nó ra mắt ở vị trí quán quân trên các bảng xếp hạng tại Úc, Áo, Bỉ, Hà Lan, Pháp, Đức, Ireland, New Zealand, Ba Lan, Scotland, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Vương quốc Anh và lọt vào top 10 ở 11 quốc gia khác bao gồm Hoa Kỳ, Canada, Ý và Tây Ban Nha. Bối cảnh. Vào ngày 1 tháng 3 năm 2023, Ed Sheeran đã công bố tên album, danh sách ca khúc và cả ngày phát hành cho album thông qua những nền tảng mạng xã hội. Anh cũng đã thông báo thêm về một chuyến lưu diễn nhỏ ở châu Âu từ ngày 23 tháng 3 đến ngày 2 tháng 4, để bổ sung cho việc phát hành đĩa đơn chủ đạo trong album. Album được sản xuất và đồng sáng tác bởi Aaron Dessner đến từ ban nhạc indie rock The National, người cũng đã từng sản xuất cho album "Folklore" và album "Evermore" của Taylor Swift. Ed Sheeran và Aaron Dessner đã cùng nhau soạn nhạc và viết lời cho hơn 30 bài hát trong phòng thu kéo dài hơn một tháng, cuối cùng cũng đã cắt giảm xuống còn 14 bài hát cho album. − là album về chủ đề toán học cuối cùng trong sự nghiệp của anh. Vào ngày 29 tháng 4 năm 2023, Sheeran đã công bố một loạt các thông tin về buổi biểu diễn ở Bắc Mỹ như một phần của mini tour cho album. Quảng bá. Lưu diễn. Cùng với việc công bố album, Ed Sheeran cũng đã công bố một chuyến lưu diễn nhỏ, anh đã đến thăm Vương quốc Anh, Ireland và Pháp. Với tổng cộng 7 ngày, diễn ra ở giữa chặng Châu Đại Dương và Bắc Mỹ từ chuyến lưu diễn +–=÷× Tour. Vào ngày 10 tháng 4 năm 2023, Sheeran đã biểu diễn một buổi hòa nhạc cùng với nhà sản xuất album là Aaron Dessner, anh đã hợp tác với một ban nhạc tại nhà hát Kings Theater ở Brooklyn, New York, nơi mà họ đã chơi cho từng toàn bộ album. Đánh giá chuyên môn. − đa số đều nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía các nhà phê bình âm nhạc. Trên Metacritic, một trang mạng tổng hợp điểm đánh giá trung bình của các nhà phê bình với thang điểm 100, album nhận được 65 điểm, dựa trên 14 bài đánh giá, cho thấy album được đón nhận "nhìn chung là thuận lợi". Alexis Petridis từ tờ báo "The Guardian" đã chấm cho album này 4/5 sao và cho rằng "đây có thể dễ dàng sẽ chính là album hay nhất từ trước đến nay của anh ấy", một "kỷ lục tầm thường" và "không thể thấy được sự mong đợi từ anh để làm hài lòng đám đông". Ngoài ra, ông cũng đánh giá cao công việc của Sheeran với Aaron Dessner, người mà đã mang đến "bầu không khí" và được "thực hiện một cách đẹp mắt" cho album cũng như là những đoạn biên khúc "đầy tinh tế"; những âm thanh "lấp lánh" từ chiếc synthesizer spectrum và những đoạn guitar điện đầy "chất âm vang" mang lại một "làn gió phản hồi nhẹ nhàng" cho album. Neil McCormick từ nhật báo "The Telegraph" cũng cho một đánh giá tích cực, khi phong tặng album này 5/5 sao và cho rằng "đây là một album trôi chảy, mang đầy tính cảm xúc và lo lắng" khi "album đã giúp cho chúng ta hiểu được phần nào về hành trình tự chữa lành bản thân qua nhiều liệu pháp khác nhau", trong album còn "ưu tiên trực tiếp về cảm xúc thô sơ và giản dị từ Sheeran". Từ chất liệu rung chuyển và cong vênh một cách tinh tế với hướng đi uốn lượn, album đã "mang lại tính cá nhân sâu sắc" cho người nghe. Nick Levine từ tạp chí "NME" đã chấm cho album này 3/5 sao và cho rằng, anh cảm thấy chắc chắn về album có một "sự khác biệt rõ rệt" đối với những album trước kia. Album lần này mang cho mình một cảm giác buồn bã và thất thường, u sầu và đa số mang tính chân thành, không còn bất kỳ một giai điệu thô bỉ nào giống như ca khúc "folk-Ireland" Galway Girl như trước kia. Ngoài ra, Levine cũng nhận thấy rằng album "giống như là một cái ôm ấm áp một cách thận trọng từ một người bạn nhạy cảm. Anh đã đánh giá cao việc Dessner đã cho Sheeran một không gian cá nhân để có thể nói ra những gì mà anh đã từng nghĩ để ngừng cố gắng làm Sheeran nổi bật lên", Levine cũng khen ngợi cho album về "tính đặc trưng nổi bật" trong từng lời ca của Sheeran. Robin Murray từ tạp chí "Clash" cũng đánh giá album của Sheeran có một "sự tương đồng" với album "Folklore" của Taylor Swift. Dù có điểm chung là cả hai album đều do Dessner sản xuất, nhưng ông cho rằng album của Sheeran là "quá gọn gàng để có thể bỏ sót" khi album đã cố tình "loại được bỏ đi lớp sơn bóng để lộ ra phần sáng tác bên dưới và hoán đổi nhạc pop để lấy một loại hình nghệ thuật 'nghiêm túc' hơn". Sau cùng, ông đã kết luận rằng album đang mang lại "sự ảnh hưởng đến sau này", nhưng sau cùng thì album vẫn còn "lưu luyến một chút tính chất của Ed Sheeran" mặc dù không phải là "không có chất schmaltz". Bà Maura Johnston từ tạp chí "Rolling Stone" đã chấm cho album này 4/5 sao và đã khẳng định rằng, album đã được sắp xếp "cẩn thận và có chủ ý nhằm để tạo nên một nền tảng vững chắc cho những suy ngẫm của Sheeran về một loạt các sự kiện khủng khiếp", trong khi khí chất trữ tình của anh "bỗng lại trở nên nổi bật, được hỗ trợ bởi từng dụng cụ âm nhạc tinh xảo và chi tiết bổ sung thêm với những ca từ được truyền đạt một cách gần gũi đã được đúc kết từ những câu chuyện trong cuộc sống của anh". Roisin O'Connor nhật báo "The Independent" đã mô tả album giống như là "một sự khởi đầu tốt hơn theo một cách nào đó", trong album ta có thể thấy được Dessner đã mang một phong cách "piano với damper pedal phản âm trưởng" đến với album, và từ đó quay trở lại với "phong cách âm hưởng từ tác phẩm đầu tiên của Sheeran "+"". Bà đánh giá rằng "Mặc dù album không đạt yêu cầu về phần ca từ, nhưng sau khi biết rằng Sheeran đã dành hơn một thập kỷ chỉ để tìm hiểu đến những vấn đề mơ hồ nhưng lại rất phổ biến" mặc dù "anh đã cố gắng hết sức để có thể cởi mở". Steven Loftin từ tạp chí "The Line of Best Fit" đã cho rằng mặc dù album này "không tuân theo những thói quen thông thường mà Sheeran đã làm với những album trước", nhưng anh nhấn mạnh về album rằng "chắc chắn sẽ không bị gỡ ra khỏi gốc rễ", và có thế sẽ tự đặt ra câu hỏi rằng "tại sao lần này anh ấy lại không làm như vậy". Ít nhất là để thử cho một số hình thức tiến bộ" hoặc có thể là vì Sheeran đang có vẻ "rất vui khi được chơi với những đông bằng công thức có sẵn trong sách của riêng mình mà ngay cả khi nhưng đông thức đó được sử dụng và sản xuất một cách độc lập thì nó mới trở nên nổi tiếng nhất, dù anh ấy vẫn cảm thấy lạc lõng". Nhà phê bình Kitty Empire từ tờ báo "The Observer" đã cho album này 3/5 sao và bà đã nhận định album này là một album dựa trên lý trí và theo bản năng nhằm để giải quyết các vấn đề về sức khỏe tâm thần theo cách "đối phó với bất đối phó" với người lớn.. Jon Pareles từ tờ "The New York Times" đã khẳng định album luôn "chứa đựng những ca khúc có ca từ mạnh mẽ, ngay cả khi nội dung về nó chỉ nói về những cảm xúc mong manh", ông nhận định rằng, "Rõ ràng, Sheeran vốn không hề lo lắng về những lời nói rập khuôn — mặc dù trong những bài hát này, những giai điệu buồn khiến chúng được thêm một chút sự khí giới hơn bình thường". Đội ngũ thực hiện. Đội ngũ tham gia sản xuất cho album "-" được điều chỉnh trên ghi chú trên bìa đĩa. Sáng tác Biên tập
7,902,018
19,790,194
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19790194
Hoa hậu Sinh thái Quốc tế
Hoa hậu Sinh thái Quốc tế (tên cũ là Hoa hậu Nữ hoàng Sinh thái vào năm 2015 và Hoa hậu Sinh thái Hoàn vũ vào năm 2016) là một cuộc thi Sắc đẹp Quốc tế quy tụ đại diện của các nền văn hóa và truyền thống khác nhau từ khắp nơi trên thế giới. Mục tiêu chính của nó là thúc đẩy tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường hành tinh của chúng ta bên cạnh việc tiếp thị du lịch trên toàn thế giới. Cuộc thi này tập trung vào sức khỏe trí tuệ, thể chất và tinh thần của tất cả các thí sinh đại diện cho tất cả các quốc gia từ khắp nơi trên thế giới. Đương kim Hoa hậu Sinh thái Quốc tế là Nguyễn Thanh Hà đến từ Việt Nam được trao vương miện vào ngày 3 tháng 3 năm 2023 tại Cairo, Ai Cập. Cuộc thi. Lịch sử. Hoa hậu Sinh thái Quốc tế được thành lập bởi nhà sản xuất truyền thông "Beauty Eco" nhằm mục đích nâng cao nhận thức về môi trường và chiến dịch vì một Trái đất xanh. Cuộc thi được tổ chức từ năm 2015 với tên gọi Hoa hậu Nữ hoàng Sinh thái với 9 thí sinh đến từ 9 quốc gia. Năm 2016, tên cuộc thi được đổi thành Hoa hậu Sinh thái Hoàn vũ để tạo điều kiện nhiều hơn các quốc gia tham dự, và kể từ năm 2017 đến nay, tên cuộc thi một lần nữa được đổi thành Hoa hậu Sinh thái Quốc tế. Mục đích tham gia của các thí sinh là nhằm mục đích công khai các nguồn tài nguyên môi trường hiện có ở quốc gia, nền văn hóa và sự tham gia quốc tế của mỗi quốc gia tham dự.
7,902,032
19,790,226
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19790226
Mai Văn Hải
Mai Văn Hải (sinh ngày 23 tháng 12 năm 1973) là Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ông hiện là Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Thanh Hóa, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội khóa XV từ Thanh Hóa. Ông từng là Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Nga Sơn, Thanh Hóa. Mai Văn Hải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, học vị Cử nhân Quản lý đất đai, Tiến sĩ Quản lý kinh tế, Cao cấp lý luận chính trị. Ông có sự nghiệp đều công tác ở quê nhà Thanh Hóa. Xuất thân và giáo dục. Mai Văn Hải sinh ngày 23 tháng 12 năm 1973 tại xã Nga Trung, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ông lớn lên và tốt nghiệp phổ thông 12/12, theo học đại học ở Hà Nội và tốt nghiệp Cử nhân Quản lý đất đai, sau đó tiếp tục học cao học, là nghiên cứu sinh ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, bảo vệ thành công luận án tiến sĩ đề tài "Quản lý nhà nước đối với làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá", trở thành Tiến sĩ Quản lý kinh tế vào năm 2019. Ông được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 28 tháng 2 năm 2000, trở thành đảng viên chính thức sau đó 1 năm, từng theo học các khóa chính trị ở Phân viện Chính trị Khu vực I, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh từ tháng 9 năm 2004 đến tháng 6 năm 2005 và tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị. Sự nghiệp. Tháng 10 năm 1997, sau khi tốt nghiệp đại học, Mai Văn Hải trở lại Thanh Hóa, được tuyển dụng công chức vào Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, điều về huyện Nga Sơn làm cán bộ Thanh tra Ủy ban nhân dân huyện Nga Sơn. Tháng 11 năm 2005, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, được bổ nhiệm làm Chánh Thanh tra Ủy ban nhân dân huyện vào tháng 11 năm 2006. Vào tháng 12 năm 2009, ông được bầu vào Ban Thường vụ Huyện ủy, nhậm chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Nga Sơn, sau đó 1 năm vào tháng 8 năm 2010 thì được phân công làm Phó Bí thư thường trực Huyện ủy, và trúng cử Đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Nga Sơn. Tháng 10 năm 2014, ông được bầu làm Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện, Bí thư Đảng ủy Quân sự huyện Nga Sơn, sau đó được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa từ tháng 12 năm này, đồng thời tái đắc cử Tỉnh ủy viên tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015–2020. Trong giai đoạn này, ông cũng là Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa khóa XVII, nhiệm kỳ 2016–2021. Tháng 9 năm 2020, Mai Văn Hải tiếp tục được bầu làm Tỉnh ủy viên tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020–2025, được điều lên tỉnh, nhậm chức Phó Bí thư Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh. Năm 2021, ông được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh giới thiệu tham gia ứng cử đại biểu quốc hội từ Thanh Hóa, bầu cử ở đơn vị bầu cử số 2 gồm thị xã Bỉm Sơn, huyện Hà Trung, Nga Sơn, Hậu Lộc, Vĩnh Lộc, Thạch Thành, rồi trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV với tỷ lệ 93,94%. Ngày 21 tháng 7 năm 2021, ông được phê chuẩn làm Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa.
7,902,037
19,790,245
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19790245
Chữ O nhiều mắt (ꙮ) là một là một biến thể ký tự hiếm gặp của chữ cái Kirin O. Biến thể ký tự này có thể được tìm thấy trong một bản thảo thế kỷ 15, trong một cụm tiếng Slav Giáo hội cổ "серафими многоꙮ҄читїи҄" (, "những người nhà trời nhiều mắt"). Nó được ghi lại bởi Yefim Karsky từ một bản sao của Sách Thánh Vịnh từ khoảng năm 1429, hiện được tìm thấy trong bộ sưu tập của Troitse-Sergiyeva Lavra. Ký tự được đề xuất đưa vào Unicode năm 2007 và được kết hợp dưới dạng ký tự U+A66E trong phiên bản Unicode 5.1 (2008). Ký tự đại diện có bảy con mắt. Tuy nhiên, vào năm 2021, sau một dòng tweet nêu bật ký tự này, nhà ngôn ngữ học Michael Everson nhận thấy rằng ký tự trong bản thảo năm 1429 thực sự được tạo thành từ mười con mắt. Sau một đề xuất năm 2022 về việc thay đổi ký tự để phản ánh điều này, nó đã được cập nhật vào cuối năm đó để Unicode 15.0 có mười mắt.
7,902,041
19,790,246
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19790246
Chất tạo khói
Chất tạo khói là hợp chất hoặc hỗn hợp các chất được dùng để tạo ra các màn khói do quá trình thăng hoa ở nhiệt độ cao và ngưng tụ trong không khí. Lịch sử. Thời kì sơ khai, để tạo màn khói, người ta thường đốt các chất tạo khói như củi, lá cây, mùn cưa, giẻ tẩm dầu... Khi ngành công nghiệp hóa chất phát triển, các chất tạo khói được sản xuất từ các chất vô cơ và hữu cơ. Lúc đầu chỉ là chất tạo khói mù, che sự quan sát của đối phương. Do sự phát triển của khoa học quân sự, nhất là về các loại vũ khí, trang bị và phương thức tác chiến, để đáp ứng cho chiến tranh, chất tạo khói cũng phải phát triển để chống được vũ khí công nghệ cao, có thời gian tồn tại lâu trong môi trường, bảo đảm đủ mật độ khói trong thời gian quy định, thực hiện được các mục đích quân sự khác nhau. Một số chất tạo khói. Một số chất tạo khói chủ yếu: photpho trắng, hỗn hợp khói C4 (hỗn hợp anhydric sunfuric trong axit sunfuric (oleum) và trong axit clorsunfori), titan clorua (TiCL4), hỗn hợp tạo khói antraxen. Hiện thực. Chất tạo khói được nhồi vào đạn, bom, mìn… hoặc trong thiết bị tạo khói. Quân đội các nước hiện đang sử dụng các chất tạo khói: photpho trắng, anhydric sunfuric trong axit sunfuric và trong axit clorsunforic, titan clorua, silic clorua, thiếc clorua, hỗn hợp tạo khói antraxen, hỗn hợp dầu tạo khói. Trong QĐNDVN đang sử dụng chất tạo khói do Liên Xô và Nga sản xuất như: photpho trắng, anhydric sunfuric trong axit sunfuric và trong axit clorsunforic, hỗn hợp tạo khói antraxen và hỗn hợp tạo khói antraxen do Việt Nam sản xuất từ sản phẩm than cốc. Trong những năm gần đây, chất tạo khói phát triển theo hướng đối phó với sự xuất hiện của vũ khí chính xác và phương tiện trinh sát hiện đại như: Chất tạo khói tạo màn khói giống hệt nền địa hình; tạo màn khói bán trong suốt, hoạt động trong màn khói phải được trang bị phương tiện nhìn đặc biệt; tạo màn khói từ các hạt chất dẻo, kim loại giống như vật liệu phức tạp của máy bay tàng hình.
7,902,042
19,790,527
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19790527
Tháng Tư là lời nói dối của em (anime)
là một loạt anime truyền hình thuộc thể loại chính kịch, lãng mạn, âm nhạc dựa trên ấn phẩm manga "Lời nói dối tháng Tư" của tác giả Arakawa Naoshi do Ishiguro Kyōhei đạo diễn. Phim sản xuất bởi xuởng A-1 Pictures và Aniplex phân phối. Kịch bản phim do Yoshioka Takao đảm nhận, Yukiko Aikei thiết kế nhân vật, đồng thời, chỉ đạo hoạt hình, ca khúc mở đầu trong nửa đầu của phim do ChouCho thể hiện, ca khúc mở đầu trong nửa sau đảm nhận bởi Kodama Saori, Satō Satomi và Kayano Ai chịu trách nhiệm bài hát chủ đề kết thúc, bên cạnh việc soạn nhạc phim do Yokoyama Masaru thực hiện. Bộ phim kể về thần đồng piano Arima Kōsei trở nên nổi tiếng với tư cách một nghệ sĩ nhí sau khi thống trị nhiều cuộc thi. Tuy nhiên, việc mẹ qua đời khiến anh không thể tiếp tục chơi piano. Hai năm sau, Kōsei gặp một cô gái tên là Miyazono Kaori — người đã giúp anh trở lại thế giới âm nhạc thông qua nhận xét âm nhạc nên được chơi tự do và không bị hạn chế. Theo kế hoạch dự kiến, tác phẩm sẽ phát sóng trong 11 tập phim, tuy nhiên, do lo ngại nó sẽ không phải là một bản chuyển thể hoàn chỉnh từ phía nhà sản xuất Tateishi Kensuke thuộc Kodansha, Aniplex đã quyết định sẽ đẩy lên thành 22 tập phim. Ban đầu, biểu trưng tác phẩm có sự xuất hiện các yếu tố âm nhạc như ký hiệu khuông nhạc, Nawada Kouhei đã thay đổi thiết kế nhằm tránh việc khán giả nghĩ "Tháng Tư là lời nói dối của em" là một vở nhạc kịch. Quá trình sản xuất nghệ thuật của phim đã diễn ra với yêu cầu tuân thủ ba từ khóa "trong trẻo", "sống động" và "bật mí". Bởi Kaori dễ bị người xem hiểu nhầm là một nhân vật thô bạo, đội ngũ sản xuất trở nên cẩn thận trong việc xây dựng cô. Đạo diễn bộ phim đề nghị các nhân viên sản xuất tạo nên một tác phẩm có sự liên kết với thế giới thực, vì vậy, hầu hết các phần quan trọng trong phim đều dựa trên những địa điểm có thật. Kịch bản anime chuyển thể không có sự thay đổi nhiều so với manga nhằm đảm bảo bộ phim trung thành ấn phẩm nguyên tác. Bộ phim phát sóng từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 3 năm 2015 trên truyền hình Nhật Bản. Một OVA bổ sung đã ra mắt cùng với ấn bản đặc biệt của tập manga thứ 11. Aniplex đã phân phối "Tháng Tư là lời nói dối của em" dưới định dạng Blu-ray và DVD. Aniplex of America cấp phép bộ phim tại khu vực Bắc Mỹ. Tác phẩm đã bán ra 96.539 băng đĩa tại gia, xếp thứ 15 trên bảng xếp hạng của Oricon. Phim nhận nhiều đánh giá tích cực từ các nhà phê bình về phong cách, diễn biến, âm nhạc, tuyến nhân vật chính và phần hoạt họa. Bên cạnh đó, tác phẩm mang về một số giải thưởng cũng như đề cử, gồm đề cử "Sê-ri truyền hình" tại Liên hoan Giải thưởng Anime Tokyo, chiến thắng hạng mục "Anime truyền hình" tại Giải thưởng Sugoi Nhật Bản trong cùng năm 2016. Tổng quan. Bối cảnh. Bối cảnh của "Tháng Tư là lời nói dối của em" hầu hết đều dựa trên những địa điểm có thật của khu đặc biệt Nerima, Tokyo thuộc tỉnh Tokyo, đồng thời cũng là nơi nữ chính Kaori sinh sống. Các khu vực nổi tiếng có thể kể đến gồm công viên Shakuji, sông Shakuji, bên cạnh bệnh viện Nerima Hikarigaoka. Bên cạnh đó, phim cũng có nhiều địa điểm hiếm hoi mà chỉ người dân địa phương biết. Nhiều con đường trong khu vực cũng xuất hiện trong tác phẩm như phân cảnh Kaori cùng nhân vật chính Kousei bất ngờ gặp nhau và trò chuyện. Trung tâm Nerima Bunka là nguyễn mẫu của Towa Hall — nơi Kōsei và Kaori gặp nhau lần đầu tiên, đồng thời cũng là địa điểm quan trọng thường xuyên xuất hiện trong phim. Phân cảnh Kaori tìm kiếm con mèo đen nằm tại công viên Shakujii, cách Towa Hall 15 phút đi tàu. Trong các tập khác, địa điểm này cũng xuất hiện ở một số cảnh hồi tưởng của Tsubaki. Quán cà phê nơi Kaori buộc Kōsei chơi piano lấy cảm hứng từ La Primeur, mặc dù vậy, trên thực tế quán cà phê bao gồm lò sưởi thay vì nhạc cụ. Nơi Kaori sống cũng như cửa hàng cô ép Kōsei mua bánh canele cho mình — Patisserie Kamitani dựa trên tiệm bánh Kamitani. Trong phân cảnh cuối cùng của anime, nơi Kōsei đọc lá thư từ Kaori nằm ở giao lộ đường sắt đặt gần ga Kami-Shakujii. Nội dung. Thần đồng piano mười bốn tuổi Arima Kōsei trở nên nổi tiếng sau khi giành chiến thắng trong nhiều cuộc thi piano với độ chính xác vô song của mình, đồng thời, bị chế giễu là "máy đánh nhịp". Khi mẹ của anh ấy là Saki qua đời, Kōsei trở nên suy sụp tinh thần trong lúc đang biểu diễn tại một cuộc thi piano; điều này dẫn đến việc anh không thể nghe thấy tiếng đàn piano của mình, mặc dù thính giác của anh không bị ảnh hưởng. Hai năm sau, Kōsei không còn chạm vào đàn piano và nhìn thế giới bằng màu đơn sắc. Anh không còn hứng thú với bất kỳ hoạt động nào và thường dành thời gian cho những người bạn của mình là Sawabe Tsubaki và Watari Ryōta. Trong một ngày tháng Tư, Kōsei gặp Kaori Miyazono – một nghệ sĩ vĩ cầm cùng tuổi, thông qua người bạn thời thơ ấu Tsubaki dưới tán hoa anh đào nở rộ. Khi Kaori tiếp tục vực dậy tinh thần của Kōsei, anh nhanh chóng nhận ra rằng mình yêu cô ấy, mặc dù cô dường như chỉ quan tâm đến Ryōta. Sau khi theo dõi màn trình diễn của Kaori tại một cuộc thi violin, cô đã giúp Kōsei quay trở lại với thế giới piano và cho anh thấy phong cách chơi đàn của anh có thể tự do và đột phá. Kaori nhờ Tsubaki giúp cô kết thân với Ryōta nhằm có thể cộng tác cùng Kōsei. Kōsei nảy sinh tình cảm với Kaori, nhưng không thể bày tỏ tình cảm của mình trước mặt người bạn thân Ryōta. Tsubaki nhận ra Kōsei có tình cảm với Kaori, đồng thời, cô cũng nhận ra mình có tình cảm với anh, rồi trở nên buồn bã. Trong một buổi biểu diễn, Kaori suy sụp và phải nhập viện, cô giải thích điều này là do cô bị thiếu máu và cần được kiểm tra định kỳ. Sau đó, cô mời Kōsei biểu diễn cùng cô tại một buổi dạ tiệc, nhưng cô lại không đến. Sức khỏe của cô dần xấu đi, đồng thời, cô trở nên chán nản. Kōsei chơi một bản song ca bên cạnh một học sinh tiểu học, điều này đã thúc đẩy Kaori thực hiện một cuộc phẫu thuật mạo hiểm và có khả năng gây chết người để cô có thể biểu diễn cùng Kōsei một lần nữa. Khi đang tham gia vòng chung kết của Cuộc thi piano miền Đông Nhật Bản, Kōsei nhìn thấy linh hồn của Kaori đồng hành cùng mình, anh nhận ra rằng cô đã chết trong cuộc phẫu thuật. Tại đám tang cô ấy, cha mẹ Kaori đã đưa Kōsei một lá thư từ Kaori tiết lộ rằng cô đã biết trước về cái chết sắp xảy ra, cô mong muốn có được sự tự do trong âm nhạc và với chính bản thân cô, vì vậy cô sẽ không mang theo sự hối tiếc lên thiên đàng. Cô thừa nhận rằng cô đã yêu tiếng đàn piano của Kōsei kể từ khi xem anh ấy biểu diễn tại một buổi hòa nhạc khi cô 5 tuổi. Điều này truyền cảm hứng cho cô chơi vĩ cầm để một ngày nào đó cô có thể biểu diễn cùng anh. Kaori bịa đặt tình cảm của mình dành cho Ryōta để cô có thể đến gần Kōsei hơn mà không làm tổn thương Tsubaki – người dành tình cảm cho Kōsei. Cuối cùng, cô thú nhận tình yêu của mình dành cho anh. Tsubaki an ủi Kōsei và nói với anh rằng cô sẽ luôn ở bên cạnh anh. Kaori đồng thời cũng để lại một bức ảnh khi cô còn nhỏ và trở về sau buổi hòa nhạc đã truyền cảm hứng cho cô, bên cạnh Kōsei ở phía sau. Kōsei sau đó đã đóng khung bức ảnh này. Mặc dù phần lớn diễn biến trong tác phẩm cơ bản bám sát nguyên tác, tuy nhiên, tập phim cuối có hai sự khác biệt rõ rệt: Nhân vật. Nhân vật chính. Một thần đồng piano, đồng thời là nghệ sĩ trẻ nhất giành chiến thắng tại cuộc thi Saki, mặc dù vậy, anh đã từ bỏ sự nghiệp âm nhạc sau cái chết của mẹ mình. Kousei cảm thấy tội lỗi về những lời cuối cùng của mình với mẹ anh cũng như luôn ám ảnh về bà, dẫn đến anh không thể nghe thấy âm thanh do chính mình chơi. Anh đã sống hai năm không piano, nhìn thế giới qua hai màu đen trắng, tuy nhiên, điều này đã thay đổi sau lần đầu tiên anh gặp Miyazono Kaori, cô giúp anh lấy lại sự tự tin và thuyết phục anh biểu diễn trở lại. Một nghệ sĩ vĩ cầm với tinh cách tự do phản ánh trong phong cách biểu diễn của cô. Các nhà chuyên môn trong phim đánh giá cô là một người chơi vĩ cầm cẩu thả từ quan điểm kỹ thuật khi cô không biểu diễn tuân theo nhạc phổ, trái ngược, khán giả lại cho rằng Kaori là một nghệ sĩ vĩ cầm tuyệt vời. Khi Kaori năm tuổi, lớp piano của cô đã dự một buổi biểu diễn âm nhạc, đó cũng lần đầu tiên cô gặp Kōsei. Ban đầu, cô tham gia âm nhạc với mong muốn trở thành một nghệ sĩ piano, tuy nhiên sau đó, cô quyết định chuyển hướng sang nghệ sĩ vĩ cầm để có thể chơi cùng Kōsei. Những ngày cuối cùng trước khi qua đời, cô đã viết một lá thư vĩnh biệt dành cho Kōsei tiết lộ về bí mật của cô. Nhân vật phụ. Nhân vật phụ của phim cũng như bạn thời thơ ấu của Kōsei. Cô luôn đến các buổi biểu diễn và cổ vũ anh. Khi còn nhỏ, Tsubaki thường gọi Kōsei ra ngoài chơi nhưng do thời gian luyện tập của anh cùng mẹ nên ít khi cô có thể chơi cùng. Ở bên Kousei một thời gian dài, Tsubaki dần đảm nhận vai trò "chị gái", trong khi Kōsei là "em trai vô dụng mà cô ấy phải chăm sóc". Cô là một người yêu thích thể thao, cô đã tham gia đội bóng chày ở cả trường sơ trung và cao trung cùng với senpai của mình khi anh còn học cùng cô. Ryōta là bạn thời thơ ấu của Kōsei và Tsubaki, đồng thời là đội trưởng đội bóng đá của trường nằm trong tuyến nhân vật phụ. Anh rất nổi tiếng với các cô gái, bên cạnh biểu lộ thái độ phủ phiếm. Mặc dù vậy, thỉnh thoảng anh cũng có cái nhìn sâu sắc và đưa ra lời khuyên có ích. Khi Tsubaki lần đàu giới thiệu anh với Miyazono Kaori, anh đã ngay lập tức say mê cô, tuy nhiên, dù Kōsei nói với Ryōta về tình cảm của mình dành cho Kaori, anh vẫn chấp nhận điều này và khuyên nhủ Kōsei. Sản xuất. Kế hoạch ban đầu. Fuji TV đã công bố kế hoạch sản xuất anime truyền hình chuyển thể loạt manga "Lời nói dối tháng Tư" tại sự kiện Line Up 2014, đồng thời sẽ ra mắt phim vào tháng 10 và kéo dài trong nửa năm. Đây là tác phẩm anime truyền hình đầu tiên Ishiguro Kyōhei chỉ đạo, trước đó ông tham gia sản xuất với vai trò đạo diễn tập phim "Hội pháp sư" và "Psycho-Pass". Yoshioka Takao – người thường biết đến với tác phẩm "High School DxD" đảm nhận kịch bản phim. Aikei Yukiko, từng tham gia sản xuất anime truyền hình "Accel World" phụ trách vai trò thiết kế nhân vật cũng như giám đốc hoạt họa. Nhà sản xuất Shunsuke Saito của Aniplex lần đầu tiên biết đến nguyên tác vào tháng 2 năm 2012. Khi ông nhận được ấn phẩm từ đội ngũ biên tập Kodansha, ông nghĩ rằng yếu tố âm nhạc sẽ rất thú vị nếu được chuyển thể thành anime. Vào khoảng thời điểm xuất bản tập thứ ba loạt manga, Saitō đã đề nghị Tateishi Kensuke (Kodansha) đồng ý sản xuất anime truyền hình chuyển thể từ bộ truyện. Lời đề nghị ban đầu là dành cho một bộ phim dài mười một tập. Tuy nhiên, Tateishi đã từ chối lời đề nghị vì cho rằng nó sẽ không phải là một bản chuyển thể hoàn chỉnh. Saitō đã thay đổi lời đề nghị của mình thành 22 tập và được Tateishi chấp nhận. Đội ngũ sản xuất đã cùng thảo luận để biến bộ phim thành một tác phẩm anime mà không làm mất đi tính đa dạng của nguyên tác, thông qua việc dệt đúng các đặc điểm tính cách học sinh sơ trung. Thiết kế. Biểu trưng. Nhà sản xuất Shunsuke Saito đã đến văn phòng thuộc nơi nhà thiết kế đồ họa Nawada Kouhei làm việc để trò chuyện về bộ phim, đồng thời, mang theo cuốn "Lời nói dối tháng Tư" nhằm mời ông tham gia phụ trách thiết kế biểu trưng anime. Ban đầu, ông cảm thấy lo lắng khi nhận lời mời, tuy nhiên, ông quyết định đồng ý sau khi đọc ấn phẩm Saito đưa đến. Ban đầu, Nawada Kouhei dự định sẽ thiết kế biểu trưng với các yếu tố âm nhạc chẳng hạn như ký hiệu khuông nhạc. Mặc dù vậy, đạo diễn Ishiguro nói với Nawada việc ông không muốn khán giả nghĩ tác phẩm là một vở nhạc kịch, điều này đã tạo nên một biểu trưng có hơi hướng khác với âm nhạc. Trong quá trình thiết kế, ông đã quyết định một kiểu chữ có nội dung "Đây là nó." Đến giai đoạn đọc tác phẩm và tưởng tượng, ý tưởng kiểu chữ giòn với chữ kanji là "Hiragino", kana là "36 điểm của Yūchiku", "Hiragino" có khung xương cứng đã nhấp vào đầu ông. Nawada yêu cầu đạo diễn trong trailer, thay vì biểu trưng xuất hiện cùng một lúc, tôi muốn phần văn bản xuất hiện và sau đó là phần màu xuất hiện ở cuối. Về thiết kế bao bì băng đĩa, ông muốn tập trung vào hình ảnh của âm nhạc cổ điển hơn là cảm giác của tuổi trẻ. Tuy nhiên, ông muốn tránh lạm dụng nó và tạo ấn tượng sang trọng. Nhân vật. Thiết kế gốc của Arakawa Naoshi có nét chân thực và sức thuyết phục trong nét mặt và diễn xuất, đồng thời đạo diễn Ishiguro muốn có được cảm giác thực tế. Yukiko cố gắng tạo ấn tượng tổng thể giống như bản gốc, chỉ tinh chỉnh kích thước của mắt cùng các chi tiết nhỏ. Bà đã nhờ Shinkawa và Ishiguro xem bản thiết kế thô nhiều lần, và cẩn thận khi chỉnh sửa. Trong bước đầu thiết kế, Arakawa yêu cầu Yukiko Aikei phác họa Arima Kōsei như một cậu bé. Kōsei là một nhân vật phong cách, vì vậy, Yukiko ý thức được sự trẻ trung khi thiết kế để không giống khuôn mẫu "nghiêm trang, kính cận". Ngoài ra, về biểu cảm khuôn mặt, vì đây là một cậu bé có "những thay đổi tinh tế không thể hiện cảm xúc trên khuôn mặt" cho nên công việc phác họa tạo hình của nhân vật này trở nên rất khó khăn. Ban đầu, nhà sản xuất và đạo diễn nói với Yukiko rằng họ chỉ muốn Kaori dễ thương vì cách cư xử của cô dễ bị hiểu lầm. Để tránh việc nữ chính trở nên thô bạo, Ishiguro đã đề nghị bà phác họa nhân vật mà người xem có thể tha thứ ngay cả khi cô ấy trông hơi hống hách. Tsubaki là "kiểu người thể hiện tất cả cảm xúc của mình", vì vậy việc thiết kế nhân vật này là rất dễ; đồng thời Yukiko Aikei muốn phác họa cô một cách tự do cùng biểu cảm. Wataru trông rất đẹp trai, và nhân cách của anh đẹp "đến mức bạn phải tự hỏi tại sao lại có một người như vậy", là lý do tại sao Yukiko muốn thiết kế anh thật đẹp trai. Mặc dù vậy, bà lại không giỏi phác họa nam giới, dẫn đến các đường nét có xu hướng mỏng hơn. Ban đầu, Ishiguro hỏi Yukiko liệu có ổn nếu không sử dụng gag face. Tuy nhiên, khi bà cắt mà không có gag face, tác phẩm trở nên tối và nặng nề. Đẻ tạo nên sự cân bằng của bộ phim, đội ngũ sản xuất không thể loại bỏ gag face Đồng thời, nhưng cảnh ký ức đau đớn của Kōsei được kể lại được phác họa với một mức độ nghiêm trọng. Mẹ của Kōsei mặc dù xuất hiện nhưng trong nguyên tác, bà được miêu tả là "một thứ gì đó bí ẩn". Để nhấn mạnh điều đó, Yukiko đã vẽ phần gáy để thể hiện cảm giác đáng sợ. Đối với tạo hình trong buổi biểu diễn, Yukiko xem qua các bản vẽ gốc, sau đó bà sửa đổi nét mặt và hình dáng cơ thể của nhân vật. Vì các nhân vật thể hiện cảm xúc của chính họ trong khi biểu diễn, bà muốn tạo ra những biểu cảm không xuất hiện thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày cùng cảm giác chân thực. Sau khi tất cả các hình ảnh động đã được thực hiện, số lượng giấy gốc và giấy phim cho một lần cắt là khoảng 4 đến 5 cm. Khi bà nhận được một loạt cắt cảnh tác phẩm, bà nghĩ rằng đó là một số lượng lớn bản, nhưng khi mở ra bên trong, chỉ có duy nhất hai bản. Hoạt họa. Đội ngũ sản xuất đã cùng thảo luận về key visual và quyết định về concept. Key visual đầu tiên và key visual thứ hai được phác họa cùng lúc. Nhà sản xuất hoạt họa Fukushima Yuuichi đã nói chuyện với đạo diễn về cách tạo ra sự tương phản rõ ràng giữa các màu. Vì là visual đầu tiên được công bố nên ông muốn làm cho nó trở nên đáng nhớ. Theo Fukushima, đạo diễn Ishiguro rất giỏi trong việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số và đó là lý do tại sao bộ phim trọng dụng CGI. Đạo diễn Ishiguro có kinh nghiệm chỉ đạo sản xuất, vì vậy ông rất quan tâm đến quá trình sản xuất hoạt họa. Đối với cảnh biểu diễn ở tập 2, đạo diễn đã dựng bảng phân cảnh và kế hoạch sản xuất. Dựa vào đó, họa sĩ vẽ frame chính Kazuyuki Asaga và đạo diễn phác họa phân đoạn biểu diễn, đã ghép các chuyển động của nhân vật trong quá trình biểu diễn, đồng thời thêm mồ hôi và tóc bồng bềnh để tạo cảm giác động. Ông cho rằng đó là một phân đoạn mà sự chỉ đạo của đạo diễn và bản vẽ của Asaga rất ăn khớp với nhau. Nghệ thuật. Đạo diễn Ishiguro muốn tạo nên một tác phẩm có sự liên kết với thế giới thực, vì vậy, đạo diễn nghệ thuật Usui Hisayo đã nhiều lần đi đến các vị trí quan trọng liên quan đến cốt truyện phim nhằm chụp lại ảnh. Vì không chỉ bà mà các thành viên trong đội ngũ sản xuất cũng sẽ sử dụng chúng làm tư liệu, bà đã chụp khung cảnh xung quanh một cách bằng phẳng nhằm không cần thêm phối cảnh. Ngoài ra, bà cũng chú ý đến kết cấu của sàn nhà, thảm và độ bóng, bên cạnh việc chụp các bức ảnh về những đặc điểm nổi bật như hình dạng của tay nắm cửa, hình dạng của các cánh cửa trong sảnh, hình dạng của những chiếc ghế... Ban đầu, hình ảnh trong liên tưởng của Usui về bộ phim là một thứ gì đó giống như "chàng trai lang thang". Tuy nhiên, khi bà gặp đạo diễn, ông cho rằng vì câu chuyện ngày càng trở nên nặng nề hơn, ông muốn làm điều ngược lại hoàn toàn với điều đó và mang lại sự sống động cũng như nổi bật, dẫn đến sự thay đổi đột ngột về hướng của phim. Ông cũng nhấn mạnh ba từ khóa "trong trẻo", "sống động" và "bật mí", vì vậy, bà đã ghi nhớ ba từ khóa này và bắt đầu phác họa. Usui vẽ nên màu sắc những cánh hoa anh đào tựa như màu hồng cá hồi, đồng thời, tạo nên sự kết hợp "pop" giữa bầu trời xanh nhạt và màu hồng cá hồi của hoa anh đào. Thay vì kết hợp các màu tương tự với nhau, bà cố gắng tạo ra một "điểm nhấn" với cách sắp xếp các màu, bên cạnh màu sắc của phụ kiện cũng được lựa chọn nhằm đậm chất "pop", mỗi điểm nhấn lại mang một màu sắc khác nhau. Bởi bà muốn tạo ra những bức tranh truyền tải cảm xúc một cách tự nhiên đến người xem, nên các phần đơn điệu trong phim đều đơn điệu, những phân cảnh hồi tưởng của Kōsei đều trở nên tối cũng như không có nét đồ họa. Kịch bản. Các nhân viên sản xuất đã đến gặp Arakawa Naoshi nhiều lần để thảo luận về việc chuyển thể nhằm đảm bảo tác phẩm sẽ trung thành với manga, nhưng cũng yêu cầu một số sự tự do để biến manga trở thành phim truyền hình dài tập. Vì vậy, nội dung phim không thay đổi nhiều so với nguyên tác; Yoshioka Takao chỉ tinh chỉnh để phù hợp với quy mô (thời lượng) phát sóng 20 phút. Trong manga, các phân cảnh hình ảnh xuất hiện dồn dập lấn át các cảnh biểu diễn, nhưng điều này là không được phép đối với anime, dẫn đến đội ngũ sản xuất phải thay đổi cách thể hiện hoạt họa trong phim, buộc ông sắp xếp lại những cảnh hình ảnh. Khi thiết kế cảnh hình ảnh thay đổi đột ngộ, ông lo lắng về những gì sẽ xảy ra. Tuy nhiên, cuối cùng, chính đạo diễn mới là người sản xuất phần hình ảnh. Trong quá trình sắp xếp kịch bản để gửi cho đạo diễn, ông nhìn thấy cảnh hình ảnh hoàn chỉnh, đồng thời nghĩ rằng đây sẽ là cứu cánh trong tương lai của bộ phim. Những cảnh nghiêm túc được đưa vào đã khiến bộ phim nên nặng nề. Nhưng cảnh gag đã làm màn ảnh sáng hơn bởi ông cho rằng đó sẽ là thói quen hàng ngày của những đứa trẻ ở độ tuổi đó. Đội ngũ sản xuất ban đầu cố gắng lồng ghép hai tập của manga vào một tập của anime. Vì vậy, biên tập viên Yamano Shiro đã đưa tập đầu tiên và thứ hai của nguyên tác vào tập đầu tiên anime truyền hình. Khi ông thử, ông có cảm giác rằng sẽ rất chật chội trong khi đội ngũ muốn thể hiện một cách thoải mái. Với phương pháp hoạt họa thời điểm sản xuất, việc nhồi nhét nhiều vào tập đầu tiên là có thể, nhưng ông đã yêu cầu phần kịch bản phải đảm bảo cuộc gặp gỡ trong tập đầu tiên thật thư thái với sự đồng tình từ nhà sản xuất Fukushima. Kaori là một cô gái mạnh mẽ, nếu cô mắc một lỗi nào đó, có khả năng sẽ người xem nghĩ Kaori là một cô gái khó ưa. Vì vậy, Yoshioka trở nên cẩn thận trong phần kịch bản có sự xuất hiện của cô. Ông đã thay đổi một chút sắc thái trong cuộc đối thoại để tăng thêm sự nhẹ nhàng và điều chỉnh cho phù hợp, ví dụ trong đoạn đầu, ông không biết Kaori đang cầm gì, vậy nên ông cần thực hiện một số điều chỉnh ở tác phẩm. Âm nhạc. Nhà soạn nhạc Yokoyama Masaru muốn sáng tác những bài hát xoay quanh piano và violon. Trong khi đó, đạo diễn Ishiguro muốn cảm giác trong suốt và cảm giác hiện đại, ông đã diễn giải lời đề nghị của đạo diễn để biến bản nhạc trở thành "cảm giác trẻ trung và đại chúng". Đạo diễn âm thanh Aketagawa Jin đã cố gắng kiểm soát tác phẩm để Yokoyama có thể lạc quan khi ông bị kéo vào khía cạnh tình cảm của tác phẩm gốc. Khoảng 80% bản nhạc trong phim là tất cả về những điều khó khăn, và 20% còn lại là tỏa sáng trên sân khấu. Trong quá trình sáng tác, ông đã sử dụng đàn kalimba vì âm thanh từ đàn kalimba tương tự như âm thanh của piano sau khi nhờ một nhà sản xuất nhạc cụ làm cho ông. Kalimba là một nhạc cụ có âm thanh trong trẻo nên rất hữu ích để xây dựng chủ đề chính. Trong giai đoạn lập kế hoạch, nhà sản xuất Saitô Shunsuke tin rằng chìa khóa thành công hay thất bại của phim sẽ nằm ở cách đội ngũ sản xuất thể hiện âm nhạc cổ điển và mức độ hoàn thiện của quá trình sản xuất phim. Saitô đã tham khảo ý kiến ​​của Nippon Epic Records và giao cho nhóm nhạc của tác phẩm "Nodame Cantabile" thực hiện phần nhạc cổ điển trong phim. Diễn xuất của từng nhân vật trong phim do nghệ sĩ đảm nhận để phù hợp với bối cảnh, ví dụ Sakata Tomoki đảm nhận Kōsei và Yūna Shinohara đảm nhận Kaori. Ishiguro sẽ hướng dẫn họ trước khi biểu diễn, yêu cầu họ sử dụng âm nhạc để thể hiện tâm trạng của từng phân cảnh. Ông cũng sử dụng nhiều máy quay để ghi lại màn trình diễn của họ và đưa các video này đến nhân viên sản xuất để tham khảo cho bản vẽ. Đối với bài hát chủ đề, Ishiguro hy vọng rằng bộ phim sẽ thu hút những người không thường xem anime, vì vậy ông đã chọn Goose house và wacci để lần lượt đảm nhận các bài hát mở đầu và kết thúc của nửa đầu. Ishiguro đồng thời mong muốn ca khúc chủ đề trong nửa sau sẽ có "giai điệu đầy màu sắc" nhằm phù hợp với chủ đề loạt anime nên ông đã chọn Coalamode. là nhóm nhạc thể hiện. Bài hát chủ đề mở đầu đầu tiên là của Goose House, bên cạnh bài hát kết thúc bởi Wacci, cả hai xuất hiện từ tập 1 đến tập 11. Bài hát mở đầu thứ hai là sáng tác bởi nhóm nhạc Coalamode và bài hát kết thúc thứ hai là do 7!! đảm nhận, đội ngũ sản xuất sử dụng hai ca khúc từ tập 12 đến 22. CD soundtrack gồm các bản nhạc cổ điển "Shigatsu wa Kimi no Uso Boku to Kimi to no Ongakuchou" ra mắt trên nền tảng số và qua đinh dạng băng đĩa vào ngày 19 tháng 11 năm 2014. Trong khi đó, album original soundtrack chính thức ra mắt vào ngày 21 tháng 1 năm 2015. Chủ đề. Chủ đề của loạt anime là cách vượt qua những thử thách trong cuộc sống thông qua âm nhạc. Trên trang "The Outerhaven", Josh Piedra phân tích "Tháng Tư là lời nói dối của em" là một lát cắt cuộc sống được thể hiện xuyên suốt, đồng thời, phim có nhiều khía cạnh thay vì chỉ là câu chuyện chính của Kōsei, mỗi nhân vật đều có câu chuyện của riêng họ; điều này không chỉ xây dựng bối cảnh của họ bên cạnh làm họ trở nên dễ hiểu, mà câu chuyện của họ còn đan xen và ảnh hưởng đến câu chuyện chính. Ông cho rằng điểm trừ duy nhất mà bộ phim này thực sự mắc phải là nửa sau của 22 tập phim. Bộ phim đã làm rất tốt ở nửa đầu tập phim, tuy nhiên, nửa sau lại có phần lê thê. Mặc dù cần hiểu rằng tác phẩm cần phát triển nhân vật, nhưng vấn đề là phim dành quá nhiều thời gian để phát triển tuyến nhân vật của mình đến mức một số điểm của cốt truyện hoặc các nhân vật bị bỏ dở trong một, hai tập buộc người xem tự hỏi điều gì đã xảy ra với họ. Một tập phim có thể kết thúc với một chút gay cấn và sau đó tập tiếp theo sẽ bắt đầu với một đoạn hồi tưởng dường như không liên quan đến kết thúc của tập trước, nhưng sau đó lại được gắn vào hoặc giải thích. Điều này trở nên kỳ lạ từ quan điểm về nhịp độ, một số yếu tố của câu chuyện có thể được sắp xếp tốt hơn một chút, tuy nhiên, lối kể chuyện của phim vẫn được hoàn thiện theo khía cạnh nào đó. Đây là là kiểu kể chuyện mà người xem có thể phải quay lại nhằm xem đoạn kết của tập trước chỉ để đảm bảo rằng họ không bỏ lỡ điều gì. Cái gọi là "tự sự" trong phim theo "trang web thông tin trò chơi Bahamut" là một cách diễn giải cô đọng về cuộc sống, giống như kể một câu chuyện, hùng hồn và nhẹ nhàng, nhưng cuộc đời có những thăng trầm, và khi nói đến những điều thú vị, đó là một cuộc nói chuyện đầy cảm xúc và nhanh chóng, có vui tươi hớn hở như một đứa trẻ mới lớn, có tiết tấu nhảy nhót như nhón gót, cuộc đời cũng sẽ gặp những muộn phiền nặng trĩu hay hờn giận, cuối cùng chọn giải phóng hết tâm huyết và sức lực để vẽ nên một đoạn kết cho câu chuyện cuộc đời. Trang nhận xét rằng nếu không có Kaori, Kōsei sẽ không trở lại sân khấu, đồng hành cùng cô với tư cách là một "người biểu diễn kỳ lạ", anh cũng sẽ không nhận ra rằng những gì mẹ anh để lại cho anh năm xưa là tình yêu thương chứ không phải sự sợ hãi và hận thù. Ngoài ra, từ tiêu đề của tập 21 cho đến tiêu đề của tập 22, vẻ đẹp của Kaori trong tuyết đã tan biến, cô đã biến thành một cơn gió xuân thổi vào trái tim của Kōsei. Kern của "The Demented Ferrets" cho rằng tình yêu gia đình, tình yêu lãng mạn, niềm đam mê, sở thích, tình yêu cuộc sống, tình yêu bất chấp tổn thương và khó khăn, tình yêu bất chấp đau buồn và tình yêu gắn bó chặt chẽ ngay cả khi buông bỏ quá khứ đều là những chủ đề được thể hiện tốt ở bộ phim. Anh nhận xét "Tháng Tư là lời nói dối của em" sử dụng âm nhạc như một cách để kết nối các nhân vật, đồng thời cho người xem thấy rõ hơn họ thực sự là ai thay vì để một nhân vật chỉ đơn giản là đi trên những dòng chữ dài và cồng kềnh; âm nhạc trở thành tấm gương soi thể hiện bên ngoài những chiếc mặt nạ được xây dựng cẩn thận của các nhân vật. Bên cạnh đó, chu kỳ tổn thương là một vòng luẩn quẩn trong phim; khi được xử lý kém, điều này có thể trở nên độc đoán. Người hâm mộ thường sẽ mong đợi những gì tốt hơn ở nhân vật chính, đồng thời muốn nghe những câu chuyện về chiến thắng; nhưng ở khía cạnh nào đó, bộ phim là câu chuyện về thua nhiều hơn thắng. Nhiều lần trong bộ phim, Kōsei rơi vào trạng thái tinh thần tồi tệ của chính mình, các phân cảnh này rất dễ làm người xem cảm thấy nhàm chán hoặc đánh mất thiện cảm đối với anh, một phần lớn trong số đó bắt nguồn từ những cuộc độc thoại nội tâm liên tục của Kōsei. Cuối cùng, Kern kết luận có rất nhiều sai sót với tác phẩm, mặc dù vậy, điều đó không làm giảm đi việc "Tháng Tư là lời nói dối của em" là một trong những anime chính kịch hay nhất. Quảng bá. Lần đầu tiên, Aikawa ứng cử vai trò quảng bá là khoảng 10 tháng sau khi ông chuyển sang Bộ phận Quảng bá Nhóm Sản xuất và Kế hoạch Aniplex. Kể từ khi ông chuyển đến, ông đã nói chuyện với Suzuki, một nhà sản xuất quảng bá khác của tác phẩm. Sau đó, ông được giao phụ trách quảng bá bộ phim cùng với Suzuki. "Tháng Tư là lời nói dối của em" là một tác phẩm có nhiều yếu tố "tuổi trẻ" và "âm nhạc", ông đã lo ngại rằng sẽ không thể hiên được "âm nhạc" là một yếu tố quan trọng đối với tác phẩm, nhưng sẽ thật vô nghĩa nếu bộ phim chỉ được coi là "anime âm nhạc". Vì vậy, ông đã thực hiện một quảng cáo nhằm đẩy mạnh sức hấp dẫn khác của tác phẩm là "tuổi trẻ". Với sự hợp tác của Fuji TV, đội ngũ sản xuất đã chạy quảng cáo trên truyền hình mỗi tuần trong khoảng ba tháng trước khi phát sóng. Ông không nghĩ rằng có một tiền lệ cho điều này đối với các tác phẩm khác, bởi cùng rất nhiều tựa game NoitaminA, đó là một cuộc chiến để giành được quyền quảng cáo. Vào ngày 21 tháng 3 năm 2014, tin tức về việc chuyển thể anime ấn phẩm "Lời nói dối tháng Tư", áp phích và trailer đầu tiên cùng danh sách nhân viên sản xuất chính đã được công bố tại "buổi họp báo đội hình noitaminA 2014", trang web chính thức của bộ phim cũng ra mắt trong cùng ngày. Vào ngày 6 tháng 6, đơn vị phân phối phim thông báo Sakata Tomoki và Yūna Shinohara sẽ đảm nhận vai trò nghệ sĩ mẫu của Kōsei và Kaori. Vào ngày 17 tháng 7, trailer thứ hai bên cạnh danh sách các diễn viên lồng tiếng đã chính thức công bố. Vào ngày 9 tháng 8 năm 2014, trang web của tác phẩm đăng tải thông tin Goose House sẽ viết bài hát chủ đề mở đầu. Vào ngày 5 tháng 9, trang web chính thức thông báo rằng wacci sẽ thể hiện bài hát chủ đề kết thúc. Vào ngày 17 tháng 9, phim ấn định thời gian ra mắt ngày 9 tháng 10. Vào ngày 28 tháng 9, trang web của phim công bố áp phich thứ ba. Vào ngày 6 tháng 1 năm 2015, Aniplex thông báo nhân vật mới Nagi trong nửa sau sẽ do Kayano Ai lồng tiếng. Vào ngày 14 tháng 8 năm 2014, sự kiện hợp tác "Shigatsu wa Kimi no Uso × Goose House" đã diễn ra cùng bản xem trước phát hành với các bài hát thể hiện bỏi Goose House được chọn làm nhạc phim. Đoạn giới thiệu đầu tiên ra mắt vào ngày 14 tháng 8 với bài hát "Zenryoku Shounen", bên cạnh đoạn giới thiệu thứ hai phát hành vào ngày 11 tháng 9 với ca khúc "Uroko". Từ ngày 17 tháng 9, để kỷ niệm loạt anime, triển lãm hợp tác "Tháng Tư là lời nói dối của em" và "Thất hình đại tội" – "Tháng tư là tội lỗi chết người của cậu" đã tổ chức tại các hiệu sách ở các khu vực cụ thể thuộc Nhật Bản. Vào ngày 30 tháng 9, đơn vị phân phối phim thông báo tác phẩm sẽ hợp tác thương mại với tuyến đường sắt Seibu nhằm sử dụng xe điện để quảng bá từ ngày 1 tháng 10. Vào ngày 19 tháng 10, các hoạt động liên quan đến bộ phim đã được tổ chức tại Lễ hội Hoạt hoạt Nerima. Vào đầu tháng 11, bộ phim cùng Tam giác Cao đẳng Ekoda gồm ba trường đại học ở Quận Nerima (Khoa Nghệ thuật Đại học Nihon, Đại học Musashino và Đại học Âm nhạc Musashino) đã tổ chức một sự kiện hợp tác lễ hội trường học. Cuối tháng 12, "Tháng Tư là lời nói dối của em" ký kết thỏa thuận hợp tác với Ezaki Glico và Coca-Cola Nhật Bản nhằm quảng bá xe điện tập đoàn đường sắt Seibu. Phát hành. Truyền hình và trực tuyến. Vào ngày 28 tháng 9 năm 2014, trang web chính thức của anime truyền hình thông báo phim sẽ ra mắt trên kênh NoitaminA của Fuji TV vào ngày 10 tháng 10 lúc 1h15 sáng. Một buổi chiếu trước hai tập đầu tiên của anime đã tổ chức tại United Cinema Toyosu ở tỉnh Tokyo trong cùng ngày, sự kiện tiết lộ anime sẽ phát hành trong hai nửa, đồng thời chuyển thể manga cho đến chương cuối cùng. Tokyo MX phát sóng lại tác phẩm mỗi thứ Hai từ ngày 4 tháng 11 năm 2019 vào lúc 19h30. GYAO! là nền tảng phát trực tuyến duy nhất của phim tại Nhật Bản sau khi ra mắt cùng thời điểm phát sóng lại. Aniplex of America nắm giữ bản quyền phim tại Bắc Mỹ, ra mắt thông qua nền tảng Hulu và Crunchyroll. Việc phát hành phim ở Úc và New Zealand do Madman Entertainment đảm nhận, đồng thời, phát trực tuyến tác phẩm trên AnimeLab. Plus Media Networks Asia mua bản quyền, phát hành phim tại Hàn Quốc trên ANIPLUS TV bên cạnh LAFTEL. Bahamut Anime Crazy, myTV SUPER, kênh truyền hình TVB Jade lên sóng "Tháng Tư là lời nói dối của em" tại Đài Loan, Hồng Kông thông qua quyền phân phối của Medialink. Aniplex trực tiếp ra mắt tác phẩm trên nền tảng bilibili tại Trung Quốc đại lục. Phim ra mắt trên nền tảng POPS và DANET tại Việt Nam, TrueID tại Thái Lan, đối với các quốc gia khác thuộc khu vực Đông Nam Á, bilbili là đơn vị phát hành thông qua bản quyền thuộc sở hữu của Medialink. Băng đĩa tại gia. Aniplex đã phát hành phiên bản DVD và Blu-ray của tác phẩm gồm chín tập, với tập đầu tiên ra mắt vào ngày 25 tháng 2 năm 2015, và tập cuối cùng phát hành vào ngày 28 tháng 10 năm 2015. Mỗi bộ bao gồm quà tặng kèm như đĩa CD, bình luận âm thanh, áo khoác, hộp ba mặt cũng như nhãn dán hộp đựng đàn violin. Vào năm 2020, Aniplex đã biên soạn chín tập và tập OVA thành một bộ hộp hoàn chỉnh, lên lịch phát hành vào ngày 1 tháng 4 cùng năm. Ấn bản ngoài bình luận âm thanh và áo khoác, còn bổ sung tập sách đặc biệt bên cạnh bộ sưu tập OP/ED, PV/CM. Để kỷ niệm việc phát hành bộ hộp hoàn chỉnh, một sự kiện đặc biệt đã được tổ chức dành cho những khách hàng đặt trước vào ngày 18 tháng 4 năm 2020 tại Jijitsushinhoru. Trong quá trình phát hành tại thị trường quốc tế, đĩa phim được biên soạn thành 2 tập, với tập đầu tiên là nửa đầu của "Tháng Tư là lời nói dối của em" bên cạnh tập tiếp theo nằm ở nửa sau cùng các phần quà đính kèm gồm bài hát chủ đề mở đầu và kết thúc có lời, bình luận âm thanh. Tại Bắc Mỹ, ấn bản phát hành chính thức vào ngày 29 tháng 3 năm 2016 (tập 1) và ngày 31 tháng 5 năm 2016 (tập 2). Vào ngày 9 tháng 10 năm 2020, Aniplex of America thông báo bộ đĩa Blu-ray hoàn chỉnh của tác phẩm sẽ ra mắt ngày 22 tháng 12 cùng năm tại "xứ cờ hoa", kèm theo mười ba thẻ minh họa có thể sưu tập, chủ đề mở đầu và kết thúc không lời, bình luận âm thanh của diễn viên tiếng Anh và đạo diễn, phân cảnh lỗi tiếng Anh cũng như trailer tiếng Anh. Madman Entertainment sở hữu quyền phát hành băng đĩa tại gia bộ phim tại Úc và New Zealand, cùng tập đầu tiên vào ngày 6 tháng 7 năm 2016, bên cạnh tập thứ hai vào ngày 3 tháng 8. Anime Limited lên lịch ra mắt ấn bản tại quần đảo Anh lần lượt vào ngày 14 tháng 11 năm 2016 đối với tập một và ngày 8 tháng 5 năm 2017 đối với tập tiếp theo. Đón nhận. Thương mại. Trong quá trình phát hành, đơn vị sản xuất tác phẩm đặt mục tiêu "làm cho gói DVD hoặc Blu-ray trở nên phổ biến đến mức khách hàng sẽ thích nó". Các tập tổng hợp Blu-ray "Tháng Tư là lời nói dối của em" thường xuyên xếp hạng trong nhóm dẫn đầu trên bảng xếp hạng doanh thu BD hàng tuần của Oricon, tập một xếp thứ năm, tập hai xếp thứ sáu, tập ba xếp thứ mười hai, tập bốn xếp thứ mười, tập năm xếp thứ tám, tập sáu xếp thứ tư, tập bảy xếp thứ chín, tập tám xếp thứ hai, bên cạnh tập chín xếp thứ năm. Mặc dù vậy, vị trí xếp hạng của đĩa DVD thấp hơn so với đĩa BD trên Oricon, tập một xếp thứ sáu, tập hai xếp thứ mười hai, tập ba và tập năm xếp thứ mười bốn, tập bốn xếp thứ mười, tập sáu ở vị trí thứ mười năm, tập bảy ở vị trí thứ hai mươi, tập tám ở vị trí thứ mười bốn, và tập chín ở vị trí thứ mười một. Trong bảng xếp hạng doanh số bán đĩa Blu-ray, DVD năm 2015 của Oricon, "Tháng Tư là lời nói dối của em" xếp thứ 15, với tổng số 96.539 bản đã bán ra. Trên bảng xếp hạng Billboard Nhật Bản năm 2015, CD soundtrack tác phẩm "Shigatsu wa Kimi no Uso Boku to Kimi to no Ongakuchou" đã xuất hiện trong 43 tuần liên tiếp kể từ ngày phát hành, đạt vị trí số 1 trong năm. Ngoài ra, các chuyến lưu diễn hòa nhạc được tổ chức ở nhiều nơi khác nhau đã giành vị trị thứ nhất trên bảng xếp hạng hàng năm. Đánh giá chuyên môn. Không giống như manga, các nhà phê bình phần lớn khen ngợi anime chuyển thể. Trang "Airi☆A LA MODE Remix" gọi "Tháng Tư là lời nói dối của em" là "một kiệt tác chắc chắn sẽ đi vào lịch sử"; nhận xét điểm nổi bật của tác phẩm là cách Kōsei, Kaori và các đối thủ của họ phát triển lẫn nhau trong khi xung đột với nhau, cho rằng chủ đề buồn làm nền xuyên suốt bộ phim, nhưng phong cách tươi sáng độc đáo khiến phim trở thành một câu chuyện tuổi mới lớn đầy mới mẻ, kết luận đây là một tác phẩm xuất sắc của tác giả Arakawa Naoshi. Tờ "Aka no madō sho" cho rằng người xem sẽ cảm động trước diễn biến bất ngờ từ nửa sau bộ phim, đánh giá điểm nổi bật của tác phẩm là âm nhạc, chất lượng âm nhạc cao đến mức có thể khiến người xem nghĩ rằng mình đang nghe trực tiếp, cuối cùng, anh cho "Tháng Tư là lời nói dối của em" 10/10 điểm. Trang "Kazenonatu" ghét những câu chuyện về người chết một cách vô ích chỉ để làm người khác khóc nhưng Kaori là một ngoại lệ bởi cái chết của cô ấy là hoàn toàn cần thiết để xây dựng câu chuyện, mặc dù chỉ nhìn thấy cô ấy chết đã đủ đau đớn để xé nát người xem, nhưng dù vậy, cuộc gặp của cô và Kōsei, những lời cô ấy nói với anh, khung cảnh họ nhìn thấy, những điều họ cảm nhận, khoảng thời gian họ bên nhau, và chính sự tồn tại của Kaori không phải là điều vô ích. Trên trang "UNF Spinnaker", David Eckstein-Schoemann cho "Tháng Tư là lời nói dối của em" 5/5 cánh buồm, nhận xét điều khiến tác phẩm trở nên thú vị là mặc dù phim bao gồm nhiều tình tiết quen thuộc mà người xem đã xem nhiều lần, nhưng chúng được trình bày theo những cách độc đáo và đáng ngạc nhiên. Ngoài cốt truyện, hoạt họa là một trong những điểm xuất sắc nhất của phim, cốt truyện thú vị không chỉ được thể hiện đẹp mắt mà bộ anime còn làm rất xuất sắc việc khiến người xem có được những cảm xúc phù hợp vào đúng thời điểm. Clound. Lone Star trên trang "TrueID" đánh giá điều thú vị ở cốt truyện là phim ra mắt theo phong cách đời thường, cho phép người xem chú ý đến các chi tiết trong nội dung phim. Bầu không khí, vẻ đẹp của bức tranh, đồ họa nhân vật và nhạc phim tác phẩm mang lại cảm giác lãng mạn như "trái tim gần như nổ tung khỏi lồng ngực trái"; còn phân cảnh kịch tính thì "cực kỳ bạo lực và đau thương như thể ai đó đâm một con dao vào ngực phải và xuyên qua trái tim ở ngực trái". Nick Creamer của "Anime News Network" chỉ trích sự lặp lại và lạc đề ở nửa sau của phim, cho rằng sự hài hước trong tác phẩm chỉ đơn giản là tệ hại - sự hài hước lặp đi lặp lại bên cạnh những khuôn mặt ngớ ngẩn. Allen Moody từ "THEM Anime Reviews" nhận xét một vấn đề khác đối với bộ phim là cái kết ảnh hưởng đến tam giác lãng mạn — Kōsei yêu Kaori, nhưng Tsubaki yêu Kōsei, sẽ có những lựa chọn chắc chắn được đưa ra ở cuối phim hay tác phẩm sẽ chỉ kết thúc với sự lập lờ, và người xem sẽ tự hỏi liệu họ có thực sự thích kiểu kết thúc không xác định.
7,902,086
19,790,592
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19790592
Christopher Lenz
Christopher Lenz (sinh ngày 22 tháng 9 năm 1994) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Đức thi đấu ở vị trí hậu vệ cho câu lạc bộ Eintracht Frankfurt tại Bundesliga.
7,902,115
19,790,709
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19790709
Cửa chắn sân ga
Cửa chắn sân ga (Tiếng Anh: Platform screen doors, PSDs), còn được gọi là Cửa cạnh sân ga (Tiếng Anh: Platform edge doors, PEDs), được sử dụng tại một số ga xe lửa, tàu điện ngầm và ga chở người để tách sân ga khỏi đường ray xe lửa, cũng như trên một số tuyến buýt nhanh, xe điện mặt đất và các hệ thống đường sắt nhẹ. Chủ yếu được sử dụng để đảm bảo an toàn cho hành khách, chúng là một bổ sung tương đối mới cho nhiều hệ thống tàu điện ngầm trên khắp thế giới, một số đã được trang bị thêm cho các hệ thống đã có sẵn. Chúng được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống tàu điện ngầm châu Á, châu Âu và Hệ thống vận chuyển nhanh xe buýt Mỹ Latinh. Lịch sử. Ý tưởng về cửa chắn sân ga có từ đầu năm 1908, khi Charles S. Shute ở Boston được cấp bằng sáng chế cho "Hàng rào và cổng an toàn cho sân ga". Sáng chế bao gồm "một hàng rào cho các cạnh của sân ga", bao gồm một loạt các cọc được bắt vít vào mép của sân ga và các cọc có thể di chuyển theo chiều dọc có thể thu vào trong mép của sân ga khi có một đoàn tàu trong nhà ga. Năm 1917, Carl Albert West được cấp bằng sáng chế cho "Cổng dành cho đường sắt ngầm và những thứ tương tự". Sáng chế cung cấp các thanh dẫn cách đều nhau được cố định vào tường bên của đường hầm, với "cổng có các đầu của nó được dẫn hướng trong các thanh dẫn, các đầu và phần trung gian của cổng có các con lăn ăn vào tường bên". Các xi lanh khí nén có pít-tông sẽ được sử dụng để nâng các cổng phía trên sân ga khi một đoàn tàu đang ở trong ga. Không giống như phát minh của Shute, toàn bộ cổng sân ga có thể di chuyển được và có thể rút lên trên. Các nhà ga đầu tiên trên thế giới có cửa chắn sân ga là mười nhà ga của Tuyến 2 Tàu điện ngầm Saint Petersburg được mở từ năm 1961 đến năm 1972. "Cửa" sân ga thực sự là các lỗ trên tường nhà ga, hỗ trợ trần của sân ga. Các đường hầm tiếp giáp với nền tảng đảo của mười nhà ga được xây dựng bằng máy khoan đường hầm(TBM) và các nền tảng đảo thực sự được đặt trong một hầm riêng biệt giữa hai đường hầm. Thông thường, TBM đào các đường hầm sâu giữa các nhà ga, trong khi các hầm của nhà ga được đào thủ công và chứa cả đường ray và sân ga. Tuy nhiên, trong trường hợp của Tàu điện ngầm Saint Petersburg, các TBM khoan một cặp đường hầm liên tục đi qua mười nhà ga và bản thân các nhà ga được xây dựng trong các hầm chỉ chứa sân ga, với các lỗ nhỏ ở các bên của hầm, trong lệnh cho hành khách tiếp cận các đoàn tàu trong đường hầm. Hệ thống giao thông đại chúng tốc độ cao của Singapore khai trương năm 1987 thường được mô tả là hệ thống tàu điện ngầm hạng nặng đầu tiên trên thế giới kết hợp PSD vào các nhà ga vì lý do kiểm soát khí hậu và an toàn, thay vì hạn chế về kiến ​​trúc, mặc dù Lille Metro nhẹ mở cửa vào năm 1983 trước đó. Các loại. Mặc dù các thuật ngữ này thường được sử dụng thay thế cho nhau, nhưng cửa chắng sân ga có thể đề cập đến cả rào chắn có chiều cao đầy đủ và nửa chiều cao. Cửa lưới chắn toàn bộ chiều cao của nền tảng là toàn bộ rào cản giữa sàn và trần nhà ga, trong khi cửa lưới chắn nửa chiều cao của nền tảng được gọi là cửa cạnh nền tảng hoặc cửa nền tảng tự động, vì chúng không chạm tới trần nhà và do đó không tạo ra một rào cản tổng thể. Cửa sân ga thường chỉ bằng một nửa chiều cao của cửa toàn chắn, là cửa trượt cao ngang ngực ở mép sân ga để ngăn hành khách rơi khỏi mép sân ga xuống đường ray. Nhưng đôi khi chúng đạt đến chiều cao của đoàn tàu. Giống như cửa chắn có chiều cao tối đa, các cổng sân ga này trượt mở hoặc đóng đồng thời với cửa tàu. Hai loại cửa lưới này hiện là loại chính trên thế giới. Cửa chắn sân ga kín hoàn toàn. Cửa lưới kín hoàn toàn (PSD: Platform Screen Door) là loại cửa lưới ngăn hoàn toàn từ mặt sàn đến trần nhà. Cửa lưới kín hoàn toàn đầu tiên là cửa lưới của Ga Park Pobedi trên Tuyến Tàu điện ngầm St. Petersburg số 2 ở Nga, đây cũng là "cửa lưới" được lắp đặt đầu tiên trên thế giới trong chính nhà ga. Cửa chắn sân ga nửa kín. Cửa chắn sân ga dạng nửa kín (PED: Platform Edge Door) được lắp đặt ở độ cao khoảng 2m trở lên, giống như loại kín hoàn toàn nhưng đường chạy và ke ga không tách biệt hoàn toàn, phía trên để hở. Nó chủ yếu được lắp đặt ở các ga mặt đất và ga trên cao, nhưng cũng được lắp đặt từng chút một ở một số ga ngầm. Các ga trên Tuyến 1 và 2 của Tàu điện ngầm Busan gặp khó khăn trong việc lắp đặt các hệ thống kín hoàn toàn 100% do thiếu ngân sách, Các ga trên các tuyến hệ thống giao thông mới của Nhật Bản, Tuyến Namboku của Tàu điện ngầm Tokyo và Tuyến Tozai của Tàu điện ngầm Thành phố Kyoto đã được mở tại Các ga của thập niên 1990 và các ga của Tama Urban Monorail mở cửa vào năm 1998.   Một ga trên đường không có mái che sẽ là nửa kín cho dù nó được lắp đặt ở độ cao nào. Loại đóng hoàn toàn và loại bán đóng được gọi chung là 'loại đóng'. Cửa lưới bán kín đã được lắp đặt không chỉ ở các nhà ga mà còn ở các bến xe buýt. Cửa chắn sân ga dạng lan can. Cửa chắn sân ga dạng lan can (HHPSD: Half Height Platform Screen Door) là một trong những loại cửa lưới và được lắp đặt ở độ cao khoảng một nửa so với loại cửa lưới kèm theo. Ga Đại học Konkuk và Ga Gangbyeon của Tàu điện ngầm Seoul tuyến 2, Daegu Metro tuyến 3, Ga Tokyo, Ga Shinagawa, Ga Shin -Yokohama, Ga Atami, Ga Nagoya của Nhật Bản đường sắt cao tốc Tokaido Shinkansen Nó được lắp đặt ở tất cả các ga của Kyushu Shinkansen và Nishi Kyushu Shinkansen. Hầu hết, nó được lắp đặt bằng rất nhiều kính, nhưng có những trường hợp không có kính hoặc rất ít, chẳng hạn như ga đơn giản của kho phương tiện Anpyeong hoặc sân ga của Nhật Bản. Trong trường hợp của Bangkok Skytrain, quảng cáo video được truyền đi bằng cách lắp đặt các biển báo kỹ thuật số (màn hình) trên tường. Ở JR East, đó là cửa nhà thông minh, cửa lưới có độ mở rộng hơn so với cửa lưới kiểu tay vịn hiện có, có cấu trúc phụ đơn giản và cấu trúc khung nhẹ, giúp giảm trọng lượng của thiết bị và đơn giản hóa các cơ chế hướng dẫn hỗ trợ, và rút ngắn thời gian lắp đặt (Tiếng Nhật : スマートホームドア ) đã được phát triển và đang được thí điểm tại Ga Machida trên Tuyến Yokohama và Ga Haijima trên Tuyến Hachiko. Kể từ năm 2018, đã có thông báo rằng cửa nhà thông minh cũng sẽ được giới thiệu tích cực khi lắp đặt cửa lưới ở khu vực Tokyo Cửa chắn dạng dây thừng. Cửa chắn dạng dây thừng (RSD: Rope Screen Door) là một loại cửa chắn ngăn không gian giữa sân ga và tàu bằng cách di chuyển một sợi dây hoặc thanh chắn lên xuống. Các chuyến tàu và tàu điện ngầm thông thường ở khu vực đô thị của Hàn Quốc có chiều dài tàu và vị trí cửa khác nhau nên rất khó vận hành tại các ga có cửa lưới có thể thu vào trái-phải hiện có và chỉ có thể vận hành cửa lưới dạng dây. Lần đầu tiên trên thế giới, cửa lưới dạng dây thừng được lắp đặt tại ga Nokdong trên tuyến tàu điện ngầm Gwangju số 1 ở Hàn Quốc, nhưng sau đó đã được thay thế bằng loại nửa kín. Ga Munyang trên Tuyến tàu điện ngầm Daegu số 2 và Ga Nonsan trên Tuyến Honam. Tuy nhiên, các đoàn tàu có thông số kỹ thuật khác không được vận hành tại Ga Munyang. Mặt khác, cửa lưới dạng dây thừng, được xuất khẩu sang Nhật Bản và vận hành thử nghiệm, đáp ứng các loại tàu khác nhau. Sự cố. Trên tàu điện ngầm Thượng Hải năm 2007, một người đàn ông cố gắng lên một đoàn tàu đông đúc đã bị mắc kẹt giữa cửa tàu và cửa sân ga khi chúng đóng lại. Anh ta bị kéo xuống dưới đoàn tàu đang khởi hành và bị giết. Năm 2010, một phụ nữ ở Ga Công viên Trung Sơn của Thượng Hải đã thiệt mạng trong hoàn cảnh tương tự khi cô bị mắc kẹt giữa cửa tàu và sân ga. Một cái chết gần như giống hệt nhau đã xảy ra trên Tàu điện ngầm Bắc Kinh vào năm 2014 ‍—‌cái chết thứ ba liên quan đến cửa sân ga ở Trung Quốc trong vòng vài năm trước đó. Năm 2018, một phụ nữ cũng bị mắc kẹt tương tự giữa cửa sân ga và xe lửa tại ga đường cao tốc Bao'an của Thượng Hải. Cô ấy đã thoát khỏi vết thương bằng cách đứng yên khi đoàn tàu khởi hành. Vào ngày 22 tháng 1 năm 2022, một phụ nữ lớn tuổi đã thiệt mạng khi bị mắc kẹt giữa cửa tàu và cửa chắn sân ga tại Ga đường Qi'an ở Thượng Hải. Từ năm 1999 đến 2012, các cửa sân ga của Tàu điện ngầm Luân Đôn, tất cả đều nằm trên tuyến Jubilee, là nguyên nhân gây ra 75 vụ thương tích, bao gồm cả những cú va chạm vào đầu và cánh tay của mọi người.
7,902,143
19,790,726
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19790726
Cơ số đạn
Cơ số đạn là lượng đạn tiêu chuẩn (phát bắn) được quy định cho một đơn vị vũ khí (súng, pháo, cối, bệ phóng tên lửa...), xe chiến đấu (xe tăng, xe bọc thép...) hay máy bay, tàu thuyền...; được dùng làm đơn vị tính toán cấp phát, bảo đảm đạn cho một nhiệm vụ chiến đấu nhất định. Cơ số đạn chủ yếu phụ thuộc vào tính năng chiến - kĩ thuật của vũ khí - đạn và khả năng chuyên chở, mang theo của người và phương tiện (khẩu đội, kíp xe...). Cơ số đạn từng loại vũ khí được quy định thống nhất trong toàn quân. Căn cứ chính để quy định số lượng và thành phần đạn trong Cơ số đạn của một loại vũ khí, xe chiến đấu
7,902,147
19,790,737
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19790737
Cơ sở sửa chữa
Cơ sở sửa chữa là cơ sở kỹ thuật có chức năng tiến hành công tác sửa chữa vũ khí, trang bị kỹ thuật. Cơ sở sửa chữa có cơ sở sửa chữa cố định (trạm, xưởng, nhà máy...) và cơ sở sửa chữa cơ động (đơn vị, trạm dã chiến, dã ngoại). Trong Quân đội, cấp chiến lược thường có xí nghiệp liên hiệp, nhà máy sửa chữa; cấp chiến dịch có phân đội và xưởng sửa chữa; cấp chiến thuật có phân đội và trạm sửa chữa Cơ sở sửa chữa ra đời và phát triển cùng với sự hình thành và phát triển của Quân đội, của vũ khí, trang bị kỹ thuật; phụ thuộc vào số lượng, mức độ hiện đại của vũ khí, trang bị kỹ thuật của Quân đội, thủ đoạn tác chiến và uy lực vũ khí, trang bị kỹ thuật của địch. Trong kháng chiến chống Pháp, các cơ sở sửa chữa được tổ chức ngay từ những ngày đầu kháng chiến. Sắc lệnh số 34/SL của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1946) chuyển Phòng Quân giới thành Chế tạo Quân giới cục, các khu thành lập các ti, khoa hoặc phòng quân giới trực tiếp chỉ đạo các xưởng sửa chữa, sản xuất bảo đảm vũ khí cho các đơn vị trong toàn quân. Cuối năm 1950, Cục Vận tải tổ chức các xưởng sửa chữa: Tiền Phong (96-AX), Đông Khê (96-BX), Thành Công và Chiến Thắng. Theo Nghị định số 14A/NĐA (1953) của Bộ Quốc phòng - Tổng Tư lệnh, Cục Quân khí giải thể 2 xưởng sửa chữa K78 và T40 thành lập 3 đội sửa chữa cơ động. Cùng với sự ra đời các đại đoàn, Quân đội ta đã thành lập các công trường để sửa chữa vũ khí tại các địa phương; trong Chiến dịch Điện Biên Phủ đã hình thành hệ thống cơ sở sửa chữa từ hậu phương ra tiền phương... Sau năm 1954, Quân đội đã có nhà máy, xí nghiệp sửa chữa lớn, trạm, xưởng sửa chữa vừa và nhỏ. Chiến tranh trong tương lai sẽ là cuộc chiến tranh vũ khí công nghệ cao, công tác sửa chữa có vai trò quyết định đối với công tác bảo đảm kỹ thuật cho các đơn vị tác chiến. Việc tổ chức các cơ sở sửa chữa phải theo hướng gọn nhẹ, cơ động; được bố trí theo hướng, vùng theo thế trận chiến lược.
7,902,151
19,790,920
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19790920
Times of Vietnam
Times of Vietnam là tờ báo tiếng Anh không còn tồn tại ở Việt Nam Cộng hòa dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm. Từng được coi là cơ quan ngôn luận chính thức của chế độ Diệm, tờ "Times of Vietnam" đã bị đình bản sau cuộc đảo chính năm 1963 và vụ ám sát Tổng thống Diệm ngay sau đó vào ngày 2 tháng 11 năm 1963. Lần xuất bản cuối cùng là ấn bản buổi sáng ngày 1 tháng 11, vì các văn phòng của tờ báo này đã bị những phần tử bạo loạn chống Diệm đốt cháy trong suốt cuộc đảo chính được bắt đầu vào chiều hôm đó. Tờ báo này do Gene và Ann Gregory xuất bản. Họ là hai người Mỹ thân cận nhất cả về mặt cá nhân lẫn thông qua các mối quan hệ kinh doanh với bà Nhu.
7,902,180
19,790,952
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19790952
Alexander Schwolow
Alexander Schwolow (sinh ngày 2 tháng 6 năm 1992) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Đức thi đấu ở vị trí thủ môn cho câu lạc bộ Schalke 04 tại Bundesliga theo dạng cho mượn từ Hertha BSC.
7,902,182
19,791,004
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19791004
Sebastian Polter
Sebastian Polter (sinh ngày 1 tháng 4 năm 1991) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Đức thi đấu ở vị trí tiền đạo cho câu lạc bộ Schalke 04 tại Bundesliga.
7,902,191
19,791,283
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19791283
Đầu đạn tên lửa
Đầu đạn tên lửa (phần chiến đấu của tên lửa) là bộ phận trực tiếp sát thương mục tiêu bằng năng lượng nổ và mảnh. Thông thường, phần đầu đạn được bố trí ở phần đầu tên lửa. Trong phần tách ra khỏi động cơ phóng tên lửa thì phần đầu đạn là thành phần của khối chiến đấu. Cũng có khi phần đầu đạn được bố trí ở vị trí khác của tên lửa gọi là khoang chiến đấu. Cấu tạo, phân loại. Cấu tạo của đầu đạn tên lửa được xác định bởi công dụng và dạng tên lửa hoặc khối chiến đấu. Đầu đạn tên lửa được phân thành 2 loại: Đầu đạn tên lửa có thân chịu lực và Đầu đạn tên lửa lắp vào bên trong tên lửa. Đầu đạn tên lửa có thân chịu lực là một phần của thân và được ghép chặt với thân tên lửa. Cấu tạo đầu đạn tên lửa đơn giản nhất: thân, thuốc nổ, ngòi nổ và cơ cấu bảo hiểm - chấp hành. Thuốc nổ của đầu đạn tên lửa. Đầu đạn tên lửa nạp thuốc nổ thông thường được chia thành: tác dụng phá, tác dụng mảnh, tác dụng nổ lõm, tác dụng cháy và tác dụng hỗn hợp (phá - mảnh, phá - nổ lõm). Đầu đạn tên lửa hạt nhân. Đầu đạn tên lửa hạt nhân là đầu đạn tên lửa sử dụng chất nổ hạt nhân, có công suất phá hủy lớn nhất và là loại vũ khí hủy diệt lớn. Chất nổ hạt nhân phần lớn được nạp cho đầu đạn tên lửa của tên lửa đường đạn cấp chiến lược, chiến dịch - chiến thuật và chiến thuật. Đầu đạn tên lửa nạp thuốc nổ hạt nhân cũng được lắp cho tên lửa có cánh tầm trung và tầm xa. Tác động sát thương chủ yếu của đầu đạn tên lửa hạt nhân là sóng xung kích, bức xạ quang, bức xạ xuyên và nhiễm phóng xạ. Theo các công ước quốc tế về cấm phổ biến và sử dụng vũ khí hạt nhân, lực lượng hạt nhân chiến lược bị hạn chế, chỉ có thể sử dụng đầu đạn tên lửa nhỏ hoặc thay đổi công suất để chống các mục tiêu chiến thuật. Xu thế phát triển trong tương lai. Chế tạo đầu đạn tên lửa với khối lượng xấp xỉ 20% khối lượng toàn bộ của tên lửa, có thể tiêu diệt mục tiêu bọc thép và tất cả các loại mục tiêu khác. Với tên lửa mang đầu đạn hạt nhân cấp chiến lược sẽ chế tạo đầu đạn tên lửa tách ra khỏi tên lửa với nhiều đầu đạn hạt nhân tự dẫn và đầu đạn hạt nhân cơ động (đầu đạn hạt nhân với tốc độ siêu âm) rất khó bị bắn hạ trên đường bay.
7,902,209
19,791,345
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19791345
Gibson (sứ giả Miến Điện)
Gibson (?-1825) (sử nhà Nguyễn gọi là Hợp Thần Thăng Thụ hoặc Hợp Thời Thăng Thụ) là một viên quan của Vương quốc Ava (nay là Myanmar), được cử đến Việt Nam năm 1823 để thiết lập quan hệ ngoại giao với nhà Nguyễn. Gibson sau đó gia nhập lực lượng của Đế quốc Anh với tư cách thông dịch viên và qua đời. Bản tường trình về sứ mệnh ở Việt Nam của Gibson có chứa nhiều thông tin đương thời về Việt Nam, Lê Văn Duyệt, Lê Văn Khôi, Trần Nhật Vĩnh, Trương Tấn Bửu, Trần Văn Năng, ... Tiểu sử. Gibson là một người gốc Madras, có cha là người Anh, rất minh mẩn và sinh sống ở Miến Điện lâu năm. Ông giữ chức vụ tương đối lớn ở vương quốc Ava và thông thạo ngôn ngữ, tập quán Miến Điện. Gibson thông thạo tiếng Bồ Đào Nha, Hindi và Telinga (có lẽ là tiếng mẹ đẻ của ông). Gibson trông có vẻ như là một người Miến Điện chính thống chứ không phải người Anh. Năm 1823, vị vua mới lên ngôi ở Ava là cử Gibson cùng với hai vị quan người Miến Điện là Nhĩ Miêu Ty Chí và Tu Giá Nô Tha sang Việt Nam để thiết lập ngoại giao nhằm cô lập và chuẩn bị tấn công Xiêm. Gibson sau đó đến thành phố Sài Gòn và được tiếp đón bởi Tổng trấn Lê Văn Duyệt. Gibson nhờ Lê Văn Duyệt đệ trình quốc thư lên vua Minh Mạng và ở Sài Gòn chờ kết quả. Sau khi nghị đàm, triều đình nhà Nguyễn từ chối thiết lập bang giao với Miến Điện và cử người đưa sứ đoàn Miến Điện về nước vào đầu năm 1824. Khi quá cảnh Singapore, sứ đoàn Miến Điện bị quân Anh bắt giữ do xảy ra cuộc chiến Anh - Miến Điện. Gibson bị bắt và sau đó gia nhập lực lượng Anh với tư cách thông dịch viên. Vào năm 1825, trên đường cùng quân Anh tiến đến , Gibson mắc bệnh dịch tả và qua đời. Tác phẩm. Bản tường trình về sứ mệnh ở Việt Nam của Gibson được Đại sứ John Crawfurd biên tập và cho in chung trong tác phẩm "Journal of an embassy from the Governor-General of India to the courts of Siam and Cochin China. Exhibiting a view of the actual state of those kingdoms," xuất bản lần đầu năm 1828. Năm 1824, Gibson được tàu Việt Nam đưa về nước, khi quá cảnh Singpaore, đoàn tàu bị quân Anh bắt giữ do cuộc chiến Anh - Miến. Gibson gặp Thống đốc Thường trú Singapore là John Crawfurd và trao cho ông bản nháp nhật ký của mình khi đi sứ Việt Nam. Bản tường trình này được Crawfurd biên tập lại nội dung và thêm vào phần phụ lục trong sách của mình. Sứ mệnh ở Việt Nam. Sử nhà Nguyễn. Đại Nam thực lục chép:Đệ nhị Kỷ - Quyển XXIV Thực lục về thánh tổ nhân hoàng đế Quý mùi, năm Minh Mệnh thứ 4 [1823], mùa đông, tháng 11, Quốc vương nước Miến Điện sai sứ đến thông hiếu. Khi trước Tổng trấn Gia Định là Lê Văn Duyệt sai thuộc hạ là Nguyễn Văn Độ đi thuyền buôn sang các nước bên ngoài nước Hồng Mao tìm mua đồ binh dụng, bị gió bạt đến trấn Đào Quai nước Miến Điện. Quan trấn ấy bắt Độ đưa về thành An Hoà. Vua nước ấy ngờ Độ là gián điệp của nước Xiêm, xét hỏi nghiêm ngặt. Đến lúc biết là người nước ta, bèn hậu đãi đưa về; nhân sai bồi thần là bọn Hợp Thần Thăng Thụ, Nhĩ Miêu Ty Chí, Tu Giá Nô Tha đem quốc thư và phẩm vật đến dâng (1 cái ấn vàng, 40 cái nhẫn vàng, 1 cái hộp trầu sơn đỏ, 1 chuỗi hạt châu không cháy, 1 bức chiên tơ đỏ, trừu tơ đại hồng và trừu tơ tố hồng mỗi thứ 2 bức). Sứ đến Gia Định. Thành thần sai dịch thư tâu lên. Thư lược nói: Trước đây nước ấy vẫn muốn giao hiếu tỏ lòng thành, khoảng năm Gia Long đã 2 lần sai sứ đi, nhưng không đến nơi được. Nay nghe nhà vua mới nối ngôi, nước ấy vui mừng lắm, dâng thư lên tâu, và xin nước ta tuyệt giao với nước Xiêm. Vua vời đại thần bàn bạc. Bọn Nguyễn Đức Huyên, Trần Văn Tính cho là nước Miến Điện cùng nước Xiêm thù nhau lâu đời, nay đến thông hiếu, ý đồ có thể biết được. Vả ta với nước Xiêm đã hoà hiếu với nhau, mà lại giao thông với nước Miến Điện thì người Xiêm chưa chắc không ngờ, không bằng hậu tứ mà bảo về. Bọn Nguyễn Hữu Thận, Nguyễn Văn Hưng cho rằng dắt díu người phương xa đến, đời xưa lấy làm răn; nhưng kẻ mến nghĩa mà đến, cũng không nên cự. Huống chi Miến Điện thù với Xiêm, không can thiệp gì đến ta, ta khước từ Miến Điện, người Xiêm chưa chắc cám ơn ta. Xin cứ nhận lấy. Vua dụ rằng : “Trẫm nghĩ Hoàng khảo Thế tổ Cao hoàng đế ta sang Xiêm, vua trước nước ấy đã sai quân giúp một lần, nhưng sai tướng không được người khá, đến đâu cũng cướp bóc, làm mất lòng dân, nhân đó bị giặc đánh tan phải chạy, từ đó về sau sợ oai giặc, không dám hé răng nói đến việc xuất binh nữa, cho nên Hoàng khảo ta, khôn ngoan tính trời, biết cơ đã đến, không cần phải mượn quân của họ mà bị kiềm chế, bèn tự quyết định, liền đêm đi đường biển về nước. Từ đấy chiêu tập những người cựu thuộc, rộng nộp những người mới đến, oai trời đến đâu, giặc đều tan vỡ, rồi lấy cả nước, thống nhất giang sơn, có thèm nhờ một mũi tên một tấc gươm của nước Xiêm đâu. Việc ấy chẳng những quan dân nước ta đội oai trời, mà các nước ngoài biển đều phục sức thần. Nhưng Hoàng khảo ta lại nghĩ tấm lòng tốt buổi đầu của người Xiêm, họ lại là láng giềng, nên từ trước đến giờ vẫn cho giao hiếu. trẫm noi theo phép cũ, há lại nghe lời nói ngoài mà tự mình tước bỏ nghĩa láng giềng. Nếu ngày khác nước Xiêm mưu điều không tốt, mà gây hấn ở ngoài biên, thì đã có lẽ phải trái, bên nào phải thì khoẻ, trời sẽ giúp cho, mà việc làm một nửa thu công gấp đôi. Nay tự trẫm xem ra thì quyết không có lẽ bỏ giao hiếu gây hiềm thù để nhọc quân lính. Vậy lời xin của nước Miến Điện không cho thi hành. Nhưng nghĩ sứ thần vượt biển đi xa, giữa đường lại gặp hoả tai, nên trả lại đồ cống mà thưởng cho quốc vương và sứ thần” (Thưởng cho quốc vương : quế 23 cân, sa, lụa, the, trừu mỗi thứ 100 tấm, đường cát 1.000 cân. Thưởng cho sứ thần : Chánh sứ, bạc 100 lạng ; Phó sứ, bạc 80 lạng ; áo mở bụng bằng đoạn mãng mỗi người 1 cái ; quần mỗi người 1 cái. Quân đi theo 40 người, mỗi người đều 4 lạng bạc, áo mở bụng bằng đoạn lông đỏ và quần, mỗi người mỗi thứ 1 cái). Sai đình thần viết thư trả lời. Đình thần lại xin trong cống phẩm nhận 1 cái nhẫn vàng (khảm hồng bảo thạch) để yên ủi tình người xa. Vua theo lời xin. Sai Quản cơ Nguyễn Văn Uẩn và Chánh tuần hải đô dinh Hoàng Trung Đồng đem binh thuyền và mang lương tiền 6 tháng, đưa sứ giả đến địa đầu Miến Điện thì về. Lại sai bộ Lễ đem việc ấy báo cho nước Xiêm. Người Xiêm gửi thư đến tạ.Đại Nam liệt truyện chép tương tự Thực lục nhưng có bổ sung một số thông tin.Năm Minh Mạng thứ 4, Tổng trấn Gia Định là Lê Văn Duyệt sai thuộc hạ là Nguyễn Văn Độ đi thuyền của người buôn là Phan Đạt đến các nước bên ngoài nước Xích Mao kiếm mua đồ dùng về việc binh, nhân bị bão dạt đến trấn Đào Oai ở nước Miến Điện, Trấn mục nghi là người do thám nước Xiêm, bắt đưa đến thành An Hòa, vua nước ấy nghiêm ngặt vặn hỏi, khi biết là người nước ta, bèn hậu đãi cho về, nhân đó sai bọn bồi thần là Hợp Thời Thăng Thụ, Nễ Miên Ty Chí, Tu Gia Nô Tha mang quốc thư phẩm vật đến dâng (ấn vàng 1 chiếc, nhẫn vàng đeo tay 40 chiếc, hộp trầu sơn 1 chiếc, chuỗi hạt xâu 1 xâu, chiên tơ đỏ 1 bức, chừu tơ đại hừu tơ trơn màu hồng đều 2 bức). Trong khi đi đường thuyền của sứ thần bị cháy, lại thuê thuyền khác chở đến Gia Định. Thành thần dịch tờ thư tâu lên, đại lược nói: Từ trước tới nay, nước ấy vẫn muốn đem lòng thành thông hiếu, khoảng năm Gia Long, từng hai lần sai sứ, vẫn không đến được. Nay nghe nhà vua mới nối ngôi, cả nước khôn xiết vui mừng dâng thư tâu lên, mong xin tuyệt hòa hiếu với nước Xiêm. Vua triệu đại thần thương lượng, bọn Nguyễn Đức Huyên, Trần Văn Tính cho là nước Miến Điện cùng với nước Xiêm vẫn đời đời thù hằn, nay đến nộp lễ vật, đủ rõ ý kiến. Vả ta với nước Xiêm đã trót cùng giao hiếu, mà lại cùng với Miến Điện thông hiếu nữa, người Xiêm vị tất không nghi, chi bằng hậu ban cho rồi bảo cho về. Bọn Nguyễn Hữu Thận, Nguyễn Văn Hưng cho là: Chiêu nạp người cõi xa, đời xưa vẫn có lời răn, nhưng họ mến nghĩa mà đến cũng không nên cự tuyệt, huống hồ Miến Điện thù hằn với Xiêm, đối với ta có can thiệp gì, khước đi thì chưa chắc người Xiêm đã ơn ta, nhân đó cứ nhận. Vua dụ rằng: Người Xiêm cùng với ta vốn dốc tình lân hiếu, há nên riêng nghe lời của nước ngoài mà bỏ tình giao hiếu mang lấy thù hằn ư? Lời xin của Miến Điện không chuẩn cho thi hành. Bèn trả lại cống phẩm mà thưởng cho Quốc vương và sứ thần các phẩm vật (thưởng cho Quốc vương 23 cân quế, sa lụa mỏng và trừu 100 tấm, đường cát 1000 cân). Thưởng cho sứ thần: Viên chánh sứ bạc 100 lạng, viên phó sứ bạc 80 lạng, áo mỗ bụng bằng đoạn thêu con mãng xà đều mỗi người 1 chiếc, quần đều 1 chiếc, viên bồi sứ có 5 người đều mỗi người 60 lạng bạc, áo mỗ bụng bằng thung thúc mỗi người 1 chiếc, quần đều 1 chiếc; quân theo hầu 40 người, mỗi người đều có 4 lạng bạc, áo mỗ bụng bằng đoạn lông màu hồng, mỗi người đều 1 chiếc, quần đều 1 chiếc. Sai đình thần viết thư trả lời, và sai Quản cơ là Nguyễn Văn Uẩn, Chánh tuần hải đô doanh là Hoàng Trung Đồng quản xuất đem binh thuyền cấp cho tiền lương 6 tháng, tiễn sứ giả đến đầu địa giới Miến Điện trở về. Năm Minh Mạng thứ 5, nước Anh-cát-lợi xâm lấn nước Miến, vua nước Miến đem binh đón đánh, quân Anh thua to. Rồi sau người Anh lại đem binh thuyền vào Nộ cảng (tức cửa sông Nộ). Người Miến cố sức đánh chống lại, vì bị pháo đạn oanh tạc, quân bị tan vỡ. Quân Anh sắp tới gần đô thành, vua Miến bất đắc dĩ phải nghị hòa, cắt nhượng chỗ đất rộng ở bãi biển làm nơi đỗ thuyền buôn bán của người Anh, người Miến thường để lòng báo phục nhưng chưa thể làm được.Việc giao thiệp với Miến Điện thông qua sứ mệnh của Gibson là một trong những bằng cớ đầu tiên mà nhà Nguyễn dùng để kết tội chém và thắt cổ Lê Văn Duyệt... Sau vài ngày, Nội các lũ Hà Văn Quyền, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Quỳnh cùng dâng sớ tâu rằng: Duyệt ấp ủ loài giặc gây nên sự biến nó bao chứa mầm họa, không phải là một ngày, nay tìm ra những điều từ trước bày vào chương sớ có hình tích bội nghịch 6 điều là: 1. Năm Minh Mạng thứ 4 (1823), Duyệt tự tiện cho tư nhân lũ Phan Đạt giả đi do thám cưỡi thuyền riêng đi Miến Điện, trong ấy thư tín tất có giao thông chiêu nạp. Lấy nghĩa nhân thần không ngoại giao đem vào luật thì Duyệt để lòng làm việc không thể hỏi đến được, tội này là một. 2. Đến khi sứ giả Miến Điện đến thành mới đem việc tâu vua đã dụ rằng đại nghĩa quan hệ không có lẽ nghe lời nước ngoài mà bỏ hòa hiếu gây cừu thù. Mà Duyệt còn cố xin dung nạp, may mà triều đình trả lại đồ cống cho sứ giả về danh nghĩa giải bày được minh bạch với thiên hạ, thế là Duyệt không những mưu việc nước không tốt và muốn chấp ý kiến để lấp việc làm bậy đi, tội này là hai. Đến lúc đình thần nghị án, dâng lên, chỉ ra những lời nói việc làm bội nghịch đáng làm tội xử trảm 7 điều là: 1. Sai người riêng đi Miến Điện kết ngoại giao . Đáng xử tội giảo 2 điều: 1. Cố xin dung nạp Miến Điện để thỏa việc làm bậy. Quan điểm của Gibson. Sứ đoàn tới Việt Nam. Tóm tắt: vào năm 1822, một viên quan nhỏ người Việt Nam là Nguyễn Văn Độ, trước kia theo đạo Công giáo, sau bỏ đạo, tới gặp quan Tả Quân và trình bày về một mối lợi lớn nếu đi mua tổ yến ở nước Ava mang về bán sang Trung Quốc. Việc buôn bán này chỉ được Lê Văn Duyệt cho phép mà không thông qua triều đình nhà Nguyễn. Nguyễn Văn Độ đi qua ngả Penang để tới Rangoon, bị nhà Ava bắt giam tra khảo, sau đó vua nhân cơ hội muốn liên kết với Việt Nam để đánh Xiêm nên thả Độ ra và cho sứ đoàn gồm 3 người sang Việt Nam để thiết lập bang giao. Tuy rằng sứ đoàn được đón tiếp nồng hậu ở Sài Gòn, họ không được phép ra kinh đô Huế và vua Minh Mạng từ chối bang giao với Ava. Sứ đoàn được triều đình Việt Nam đài thọ chi phí và cho người hộ tống về nước. Khi đoàn người về đến Singapore, chiến tranh Anh Miến bùng nổ, họ được bảo vệ cho đi đến Tavoy và đoàn người Việt Nam sau đó trở về nước an toàn. Phái đoàn Miến Điện khởi hành đầu tháng 1 năm 1823 trên một con tàu Châu Âu, ngày 26 tháng 2 tàu tới Penang sau khi đi qua Tavoy. Khi neo tại Penang, ngày 24 tháng 3, một con tàu Xiêm bị cháy và lan sang tiêu hủy con tàu của đoàn Miến Điện. Họ phải vay tiền của chính quyền Anh ở Penang và đi tàu Bồ Đào Nha tới Việt Nam. Ngày 1 tháng 6, tàu ghé Vũng Tàu. Ngày 3, tàu ghé Cần Giờ và sứ đoàn được 4 thuyền đưa vào Saigun ngày 8. Bảy con voi được đưa đến đón sứ đoàn khi thuyền cập bến, quan Tổng trấn cũng cung cấp thực phẩm và tiền cho sứ đoàn. Ngày 10 tháng 6 năm 1823, Ong-tan-Hiep, viên Thư ký của quan Tổng trấn, ghé thăm sứ đoàn và hỏi về bản sao và bản dịch của quốc thư. Ong-tan-Hiep cũng thảo luận với Gibson về lợi hại của việc thiết lập ngoại giao Miến Điện - Việt Nam, về sức mạng quân sự của Miến Điện. Cùng ngày hôm đó, hai vị quan người Pháp ghé thăm sứ đoàn và cho biết: ngày trước có rất nhiều người Pháp đến Việt Nam nhưng chỉ còn 2 người già bọn họ còn sống và chỉ còn tổng cộng 5 vị quan người Pháp ở đây nếu không kể các giáo sĩ. Vị vua Minh Mạng đã công khai thể hiện sự không thích người châu Âu và cấm đạo. Minh Mạng từ chối cho 2 vị giám mục hành đạo và khi họ diện kiến, Minh Mạng sỉ nhục họ bằng cách cho một ít tiền như bố thí cho ăn mày. Ngày 12 tháng 6, Ong-tan-Hiep đến chỗ sứ đoàn để hỏi tình hình dịch thuật quốc thư và trao thư mời dự tiệc ở dinh thự Tổng trấn. Sứ đoàn được gặp Lê Văn Duyệt, lúc ấy khoảng 50-60 tuổi, vóc người nhỏ nhưng linh hoạt, dáng dấp của người cựu binh. Quan Tổng trấn vốn người gốc Mitho, theo phò tá cố vương Gialong. Ông từng lưu vong ở Xiêm với Gialong. Sau nhiều công trạng, ông leo lên các cấp bậc cao hơn. Ông được kính nể bởi người dân Việt Nam và kinh sợ bởi người Kambojans và Siam. Ngày 19 tháng 6, quan Phó Tổng trấn Trương Tấn Bửu ghé sứ đoàn. Tháp tùng có nhiều quan viên người Kambojan trong quan phục Việt Nam. Ngày 21 tháng 6, sứ đoàn đón tiếp Tể tướng nước Cao Miên và quan Thống Chế bảo hộ Cao Miên Nguyễn Văn Thoại. Người Cao Miên trong dịp ấy tỏ thái độ thù ghét người Xiêm. Nhưng Gibson cho rằng họ chỉ giả vờ để làm vừa lòng người Việt Nam, và có vẻ như người Cam Miên bây giờ bị áp bức nặng nề hơn cả thời Xiêm cai trị. Ngày 30 tháng 6, sứ đoàn trình bày các món quà của vua Ava gửi cho vua Việt Nam ra cho các quan Việt Nam xem. Tổng trấn Lê Văn Duyệt khá thích thú với các món đá quý và thông tin về nhiều mỏ vàng bạc ở Miến Điện. Ông cũng cho thấy sự hiểu biết của mình về tình hình thế giới như: đặt câu hỏi nếu ý định tấn công Xiêm của Miến Điện là nghiêm túc; ông cho rằng sẽ có một cuộc chiến giữ quân Anh và Xiêm do sự tranh chấp ở Queda. Tổng trấn cũng thể hiện mình là một người có óc hài hước và kể về cuộc chiến Miến - Xiêm năm xưa khi ông và vua Gialong tỵ nạn bên Xiêm năm 1787. Ngoài ra, quan Tổng trấn cũng hỏi sứ đoàn nếu biết về bức thư của chính quyền Anh tại Penang (The Governor of Prince of Wales's Island) gửi cho ông. Ngày 1 tháng 7, sứ đoàn được phép đi tham quan thành phố Saigun trên lưng ngựa. Đường xá Saigun rộng và cao ráo, hai bên có cây cối và nhà cửa san sát. Có hai ngôi đền tưởng niệm, một cho quân đội, một cho quan chức, được ghi chép các công đức trên đó và được mọi người bày tỏ lòng biết ơn. Sứ đoàn sau đó ghé thăm một ngôi đền của người Hoa, thờ thần biển và sông, và được tiếp đãi. Đi cùng sứ đoàn có Onghim, quan Tòa án, và Ong-tam-pit, quan Tài chính. Sứ đoàn còn ghé thăm một ngôi chùa có một tượng Phật cao 6 feet và 3 tượng cao 4 feet. Ngày 3 tháng 7, quan Tổng trấn cử hành lễ rước quốc thư vào dinh thự bằng một cái kiệu vàng, có 200 lính và nhiều voi hộ tống. Ngày 4 tháng 7, quốc thư được dịch ra tiếng Latin, Pháp và chữ Hán rồi được đưa về kinh đô Huế. Ong-tan-Hiep, thư ký quan Tổng trấn, cho Gibson biết rằng quan Tổng trấn cũng chuyển luôn bức thư của chính quyền Anh về kinh mà không mở ra xem, cho dù đó là thư gửi cho ông ấy. Ông sợ rằng làm như thế sẽ tạo ra sự nghi ngờ ở triều đình là quan Tổng trấn ngấm ngầm cấu kết với người Anh. Ngày 9 tháng 7, Gibson có cuộc hội đàm với viên thư ký Ong-tan-hip về các vấn đề bang giao Miến - Việt. Ngày 10 tháng 7, viên quan bảo vệ là Ongbo cho sứ đoàn biết là vào ngày 12 này sẽ có cuộc hành hình 11 tên trộm bằng cách cho con voi yêu thích của quan Tổng trấn giày xéo. Phạm nhân sẽ bị trói vào một cái cọc và con voi sẽ chạy và dẫm đạp lên họ cho tới chết. Ngày 31 tháng 7, sứ đoàn được mời dự lễ giỗ mẹ vợ quan Tổng trấn. Ngày 4 tháng 8, triều đình ra chiếu chỉ triệu hồi quan Tổng trấn về kinh. Ngày 6 tháng 10, có 3 chiếc thuyền từ kinh đô ghé Saigun, mang theo 500.000 quan tiền để sửa chửa thành Gia Định và trả lương cho quân lính. Vài ngày trước có một chiếc tàu Xiêm bị bão khi đi tới Trung Quốc, nó ghé cảng Cape St. James xin được vào sửa chửa và miễn thuế cho các sinh hoạt thông thường. Việc miễn thuế bị bác bỏ nên viên thuyền trưởng đi tàu tới Singapore để sửa. Một chiếc tàu Anh quốc khác, trước đó ghé Huế, ghé Saigun và mang theo mấy nghìn khẩu súng hỏa mai. Nhà vua Minh Mạng đã không mua chúng vì họ cho là chúng kém chất lượng hơn súng của người Pháp. Thuyền trưởng tàu này mang theo lá thư của John Crawfurd, Thống đốc thường trú Singapore, gửi cho quan Tổng trấn. Tin tức duy nhất mà ông ta đưa đến là sự qua đời của thủ tướng Anh, ông Castlereagh. Sứ đoàn Miến không được gặp thuyền trưởng tàu Anh. Ngày 23 tháng 11, mấy chiếc thuyền hộ tống quan Tổng trấn trở về từ Baria. Từ Baria ngài sẽ đi về kinh đô Huế theo đường bộ. Ong-Kiam-Loto, chỉ huy pháo binh, khi đi từ Baria về Saigun đã mắc bệnh tả và chết ở tuổi 65. Xác của ông ấy được đặt trong một cỗ quan tài kín và đánh vẹt ni. Gia quyến và đồng đội đến lạy trước quan tài theo phong tục. Ngày 1 tháng 12, sứ đoàn nghe tin về nạn đói ở phía bắc Việt Nam và gây ra nhiều cái chết cho dân nghèo, đó là do nước biển dâng lên thất thường làm hư hại mùa màng. Còn một vài ngày trước, một người đàn ông bị chém đầu do tội đánh vợ đến chết. Chính quyền Saigun lúc này đang sửa chửa và nâng cấp Yadentain (Gia Định Thành) bằng đá lấy từ Dongnai cũ với hàng nghìn quân lính làm việc ngày đêm. Ngày 19 tháng 12, sứ đoàn gửi thư về Ava thông qua các tàu đi Singapore. Người anh em của vị chỉ huy pháo binh Ong-Kiam-Loto, trước đó đã về Athien trên vịnh Xiêm để lấy tro cốt vợ của anh mình, nay trở về và mang theo 2 cỗ quan tài, tất cả được mai táng chung với ông quan pháo binh. Ngày 28 tháng 12, sinh nhật mẹ vua Minh Mạng và thành phố thấp sáng đèn 3 đêm liên tiếp. Triều đình cho triệu tập ông Diard, bác sĩ người Pháp, về kinh. Ngày 3 tháng 1 năm 1824, có 4 chiếc tàu từ Trung Quốc cập bến và mang theo 1.300 người. Mỗi người sẽ trả phí là 6 đô la cho hành trình. Sau khi đến nơi, nọ định cư và tỏa ra khắp nơi ở xứ này. Ngày 6 tháng 1, sứ đoàn nhận 172 quan tiền và gạo từ chính quyền. Họ cũng được cho biết về công dụng chữa bệnh của gỗ trầm hương (Akila, Agila, eagle-wood), thứ tốt nhất được tìm thấy ở tỉnh Quinhon, trong điều trị bệnh ói mửa, dịch tả. Quân lính cũng diễn tập chèo thuyền ở bờ sông. Ngày 16 tháng 1, lại có thêm một tàu từ Trung Quốc mang 400 người đến. Những người trung Quốc nhập cư này đi khắp nơi, dọc theo mấy con sông. Hành lý của họ chỉ là một cái chiếu manh và mấy bộ đồ cũ. Hàng năm, có hàng nghìn người Hoa cũng đi định cư ở Xiêm và eo biển Malacca. Ngày 30 tháng 1 năm 1834, hôm này là ngày cuối năm theo âm lịch (30 tháng Chạp năm Quý Mùi), hàng quán mở chỉ cửa buổi sáng, người dân bận bịu chuẩn bị cho 4 ngày tiếp theo bởi chợ búa sẽ đóng cửa. Trước cửa mỗi ngôi nhà, người ta dựng một cây gậy dài (cây nêu), trên đó có treo trầu và thuốc lá, để cúng thần linh. Ngày 31 tháng 1 năm 1834, Tết Nguyên Đán, ngày đầu tiên của năm mới âm lịch (mùng 1 tháng Giêng năm Giáp Thân), người dân ngừng tất cả công việc, diện quần áo đẹp nhất và đi chúc tết mọi nhà. Mỗi gia đình sẽ bày một cái bàn nhỏ phía trước, có đồ ngọt và thắp đèn cầy, để cúng tổ tiên. Người dân, bất kể tuổi tác và giới tính, chơi cờ bạc ở mọi nơi; từ sáng tới tối, họ đốt đủ loại pháo hoa và pháo nổ. Ngày mùng 7 tháng Giêng, người ta sẽ đi thăm hỏi bạn bè và bà con. Tối mùng 7, cây nêu được hạ xuống, thức ăn trên bàn cúng được mang biếu người già sau khi mọi người trong nhà hành lễ. Người Việt Nam ăn mọi thứ thịt động vật, bất kể chó, mèo, chuột, cá sấu, ... Ngày 13 tháng 2, sứ đoàn Miến Điện nghe tin rằng triều đình nhà Nguyễn đã sai một chiếc tàu để đưa họ về nước. Ngày 14 tháng 2, Ong-Tan-Hiep, viên quan thư ký, mang lệnh từ triều đình đến sứ đoàn. Ông ấy đã đi đường bộ 12 ngày từ Huế. Ngày 18 tháng 2, tức ngày 17 tháng Giêng năm Giáp Thân, lễ hội Tết Nguyên Đán kết thúc. Ba phát đại bác nghi lễ được bắn ra từ thành Gia Định, tiếp sau một loạt súng hỏa mai và phảo nổ từ khắp nơi. Toàn bộ lính trong thành diễu hành xung quanh tường thành với trống nhạc và cờ phướng. Khi đoàn lễ binh đến bờ sông, có ba chiếc thuyền đợi sẵn và làm lễ bắn súng và diễu hành cùng nhiều thuyển nhỏ được trang trí cờ, biểu ngữ, đèn, guơm giáo. Lúc 7 giờ sáng, thánh chỉ của vua Minh Mạng được hộ tống từ nhà của Ong-Tan-Hiep tới dinh Tổng trấn trên một cái kiệu vàng. Sáu con voi phục vụ buổi lễ, nhiều vị quan lớn tham dự. Quan Tổng trấn Trần Văn Năng mặc bộ võ phục lộng lẫy, có thêu hình sư tử dự lễ. Sứ đoàn Miến Điện được biết sẽ có 3 vị quan và 1 thư ký, cùng 70 thuộc hạ sẽ đưa sứ đoàn về nước. Họ là: Ong-Kin, Ong-Kian, Bie Young, và thư ký là Ong-Tri-Bohe. Ong-Kin (Hoàng Trung Đồng) là hậu duệ người Hoa, cha của ông ấy là thủ lĩnh băng hải tặc người Hoa trước kia theo phò Gia Long phục quốc. Cha của Ong-Kin tới gặp Gia Long lúc ông ấy ở Pulo Condore (Côn Đảo) và xây dựng hạm đội từ các đội thuyền mang theo từ bờ biển Trung Quốc. Những người Hoa này và con cháu của họ sau chiến tranh được cho định cư ở bờ trái sông Sài Gòn (xóm Tàu Ô), số lượng của họ vào khoảng 3 đến 4 trăm người, được nhận tiền và lương thực từ triều đình, và sẵn sàng nghe lệnh khi có yêu cầu. Ngày 19 tháng 2, sứ đoàn đến thăm quan Tổng trấn Trần Văn Năng và được thông báo con tàu chở họ về nhà đang được chuẩn bị. Ngày 22 tháng 2, sứ đoàn biết được rằng các viên quan hộ tống họ đã được thăng cấp bậc để tỏ rõ oai nghiêm của triều đình khi mang thư và quà sang Miến Điện. Ngày 25, một vụ cháy xảy ra ở chợ, kế bên nhà Ong-tan-Hiep. Tổng trấn Trần Văn Năng cũng có mặt để giúp dập lửa, chỉ có 2 căn nhà bị thiêu hủy. Ngày 26, Coe-Doe-Lam, tức Nguyễn Văn Độ, từ kinh đô về và cho sứ đoàn biết rằng Tổng trấn Lê Văn Duyệt sẽ không về Nam Kỳ trước tháng 5. Ngày 27, một vụ cháy lại xảy ra gần chỗ ở của sứ đoàn. Ngày 28, ông Diard từ Huế về Sài Gòn và sẽ cùng tháp tùng sứ đoàn sang Ava. Ngày 4 tháng 3, tàu chở sứ đoàn hạ thủy. Ngày 6, sứ đoàn nhận được tiền và lương thực đủ cho ba tháng hải trình. Ngày 7, buổi sáng sứ đoàn đi bộ ra cảng và dự buổi lễ long trọng để đưa quốc thư sang Ava. Quan Tổng trấn Trần Văn Năng chủ trì, có các quan văn và quan võ đứng thành hai hàng tham dự. Có một vị quan già giữ chức tổng binh Nam Kỳ, Ong-ho-baing giữ chức ngân khố, Ong-kim giữ chức chánh án. Ong-tan-Hiep giữ chức thư ký và chỉ đứng ở hàng thứ 4. Quà của vua Minh Mạng được ban cho sứ đoàn. Ngày 10 tháng 3, sứ đoàn trao tặng quà của vua Miến Điện cho các vị quan Việt Nam và họ tỏ lòng cảm ơn. Ngày 12, sứ đoàn đến dinh thự Tổng trấn để tạ ơn các món quà của vua Minh Mạng, và sau đó được quan Tổng trấn Trần Văn Năng tiếp đón và mời xem kịch. Ngày 12 đến ngày 13, sứ đoàn chất hàng lên tàu. Tối ngày 13 và sáng ngày 14 có 2 vụ cháy lại xảy ra. Tối ngày 14, tàu nhổ neo khởi hành, hai ngày 15 và 16 thủy thủ đoàn bận rộn chuẩn bị củi. Ngày 17 tàu đến Cần Giờ, ngày 18 và 19 tàu lấy nước ngọt, ngày 20 đoàn lại xuống tàu, ngày 21 tàu neo ở Kauro cho đến ngày 24. Thủy thủ đoàn Việt Nam cho biết theo thiên văn của họ thì thời tiết này không tốt và tàu lại neo ở Vũng Tàu. Sau đó họ cho người về Sài Gòn báo cáo tình hình. Ngày 26, một thuyền từ Sài Gòn tới để kiểm tra tình hình. Khi tàu đậu ở Vũng Tàu, có 3 thuyền buôn đi Singapore đi ngang qua. Ngày 30, tàu ra khơi, ngày 31 tới Côn Đảo. Ngày 9 tháng 4 năm 1824, tàu đến Singapore sau 10 ngày đi từ Vũng Tàu và 26 ngày từ Sài Gòn. Tại Singapore, sứ đoàn hay tin chiến tranh đã bùng nổ giữ nước Anh và Miến Điện. Lê Văn Duyệt. Ngày 12 tháng 6 năm 1823, Ong-tan-Hiep đến chỗ sứ đoàn để hỏi tình hình dịch thuật quốc thư và trao thư mời dự tiệc ở dinh thự Tổng trấn. Sứ đoàn được gặp Lê Văn Duyệt, lúc ấy khoảng 50-60 tuổi, vóc người nhỏ nhưng linh hoạt, dáng dấp của người cựu binh. Quan Tổng trấn vốn người gốc Mitho, theo phò tá cố vương Gialong. Ông từng lưu vong ở Xiêm với Gialong. Sau nhiều công trạng, ông leo lên các cấp bậc cao hơn. Ông được kính nể bởi người dân Việt Nam và kinh sợ bởi người Kambojans và Siam. Ngày 10 tháng 8, sứ đoàn thấy rằng cứ mỗi tuần lại có 3 hoặc 4 phạm nhân bị hành quyết. Quan Tổng trấn rất nghiêm khắc trong việc thực thi công lý, không cho phép ai thoát tội. Ngài cho rằng những kẻ tội nhân đó không có ích gì cho xã hội mà chỉ là gánh nặng. Vị quan đưa sứ đoàn từ Cần Giờ lên Sài Gòn, vừa bị kết tội nhận hối lộ và tham nhũng. Ông ta bị tịch thu tài sản và hai vợ chồng bị đóng gông cổ. Ông quan này ăn chặn tiền lương của công nhân đào kênh Hà Tiên, và tống tiền nông dân làng bên cạnh. Tổng số tiền đó chưa tới 1.000 quan tiền. Khi đi qua chợ vào buổi chiều để xem voi biểu diễn, sứ đoàn thấy chỗ hành hình 3 phạm nhân hồi sáng, vẫn còn mấy cái gông nằm đó. Buổi diễn tập voi được tổ chức ở phía nam của thành Phiên An. Quan Tổng trấn cưỡi con voi yêu thích và cuộc diễn tập được thực hiện với 60 con voi tấn công hàng rào dựng bằng cây có quân lính dàn hàng cầm súng bắn. Còn một loại diễn tập khác là cho voi tấn công hình nộm sử tử và cọp có phun lửa. Con voi nào không làm tốt sẽ bị phạt 20 gậy lên đầu. Con voi yêu thích của quan Tổng trấn cũng được tham gia diễn tập, nó biết cúi đầu chào sứ đoàn, nó 37 tuổi và đã theo quan Tổng trấn được 25 năm. Thông qua người thông ngôn tiếng Bồ Đào Nha là Antonio, sứ đoàn có buổi hội đàm với quan Tổng trấn. Ông cho biết việc ông về kinh là vì sứ mệnh bang giao này, ông muốn nó được thực hiện và nhà vua Minh Mạng hiếm khi nào hành động trái với lời khuyên của ông. Ông cũng đặt câu hỏi về khả năng chiến tranh giữa nước Anh và Xiêm vì tranh chấp ở Queda, vốn là chư hầu của Xiêm. Gibson cho rằng nước Anh quá mạnh và Xiêm không thể chống lại. Quan Tổng trấn cho là người Anh đã dòm ngó Junk-Ceylon, Pulo, Lady, Quedah, và Perak; nhằm để Penang làm trung tâm thương mại và cả bán đảo Mã Lai cần hỗ trợ Penang vì nó bị mất vị thế so với Malacca. Quan Tổng trấn dường như có đầy đủ thông tin về kết quả cuộc chiến của hoàng đế Napoleon Bonaparte, nhất là trận Waterloo và cái chết của ông ấy ở St. Helena. Quan Tổng trấn thương xót cho Napoleon và nói cho các viên quan Việt Nam rằng, sai lầm duy nhất của Napoleon là ông ấy có tham vọng quá to lớn. Và sau khi làm cho thế giới hỗn loạn bằng những cuộc chiến, Napoleon chẳng mang lại điều gì tốt đẹp cho nước Pháp. Quan Tổng trấn ca ngợi người Anh, nhưng lại cho rằng họ cũng quá đỗi tham vọng. Từ ngày 10 đến ngày 28 tháng 8, sứ đoàn không thấy có gì đặc biệt trừ việc thường xuyên có sự hành hình tội phạm trộm cướp và gian dâm. Ngày 28, một người cô hoặc dì của vua Cao Miên ghé Saigun. Bà này vốn có chồng là một vương tử Xiêm, sau khi ông ấy chết, bà không có con cái và trở về nước. Bà ấy muốn trao đổi với người thông dịch tiếng Xiêm của sứ đoàn và anh này đến chỗ bà ấy. Vụ việc bị báo lên cho Tổng trấn và bị xử phạt: Ong-Bo, viên quan bảo vệ, bị gông cổ; Antonio, người phiên dịch tiếng Bồ, bị đánh 100 gậy. Ngày 1 tháng 9, đúng ngày dự kiến khởi hành của quan Tổng trấn về kinh. Nhưng vị Phó Tổng trấn Trương Tấn Bửu, cỡ khoảng 90 tuổi, người duy nhất được triều đình tin tưởng giao lại quyền Tổng trấn, bị bệnh nặng. Cho nên hành trình của quan Tổng trấn bị đình lại. Trong thời gian này, sứ đoàn gặp phải hai vụ việc tàn khốc cho thấy sự nghiêm khắc và chuyên quyền cực lớn của quan Tổng trấn. Một viên quan thuộc đoàn tùy tùng về kinh với quan Tổng trấn đến xin ông cho mình được đi sau vài ngày do vợ bệnh, quan Tổng trấn tức giận với lời cầu xin, lập tức sai lính kéo viên quan ra cổng chém đầu ngay tức khắc. Cùng lúc ấy, một viên quan khác, người gốc Tonquin, làm giám sát việc đào kênh Athien, đến chào hỏi quan Tổng trấn. Quan Tổng trấn trước đó đã nghe một số điều không tốt về hành vi của viên quan này, trong khi viên quan chưa kịp lạy xong 4 lạy theo lễ, quan Tổng trấn ra lệnh kéo viên quan ra chợ hành hình. Một viên quan người Pháp cho sứ đoàn biết rằng tất cả bọn họ đang chuẩn bị rời khỏi Việt Nam ngay lập tức bởi vì vị vua Minh mạng đã quyết định thù nghịch với người châu Âu. Ngày 21 tháng 9, quan Tổng trấn thăm Saigun để viếng mộ cha mẹ. Từ vụ việc liên hệ với bà cô của vua Cao Miên, sứ đoàn bị giám sát nghiêm ngặt. Ngày 1 tháng 10, có tin về vị Tổng trấn mới, Trần Văn Năng, đang trên đường từ kinh đô Huế đến Saigun. Ngày 31 tháng 10, vị Tổng trấn mới đã đến Saigun sau hành trình 9 ngày cùng với đoàn 600 người tùy tùng. Người Xiêm lúc ấy cũng biết được tin tức về ngoại giao Miến - Việt, họ cho tăng cường phòng thủ thành Bangkok và sông Menam. Sứ đoàn được triệu tập đến dinh thự Tổng trấn, trên đường họ gặp 2 người bị đóng bằng cái gông cổ lớn, họ là lính và bị tội do bất tuân và phỉ báng cấp trên. Ngài Tổng trấn cho sứ đoàn biết ông ấy bị gọi về Huế là để bàn về sứ mệnh của sứ đoàn Miến Điện, và ông ấy sẽ vắng mặt 3 tháng. Trần Văn Năng, người thay thế ông ấy, vị quan cỡ 70 tuổi, một người già dặn và thuộc hạ yêu thích của cố vương Gialong, ngồi kế bên quan Tổng trấn. Sứ đoàn được nhờ giúp đỡ bởi Trần Văn Năng. Quan Tổng trấn Lê Văn Duyệt cho rằng sứ mệnh ngoại giao Miến - Việt cần được thực thi càng sớm càng tốt, nhưng do nó có nhiều hệ quả nên phải cân nhắc, nhất là khi hai nước xa lạ với nhau và chưa từng có quan hệ. Sau buổi hội đàm, sứ đoàn được mời xem hát kịch cùng với các viên quan Việt Nam và Cao Miên. Ngài Tổng trấn trong dịp này tỏ ra ân cần và hạ mình ngồi kế bên sứ đoàn và khen ngợi họ. Sau đó, ngài Tổng trấn tặng quà cho 8 người ăn mặc nghèo khổ và có dáng vẻ rất khác mọi người ở đây. Ông cho sứ đoàn biết rằng những người đó mới chính là dân bản địa ở xứ Nam Kỳ này, trước khi bị chinh phục bởi người Việt Nam, và họ có dân số nhiều hơn người Việt. Ngày 18 tháng 11, quan Tổng trấn Lê Văn Duyệt làm lễ trao quyền Tổng trấn cho Trần Văn Năng và ra lệnh cho toàn cõi Nam Kỳ chấp hành. Quan văn đứng bên phải, quan võ đứng hàng bên trái. Ong-Bo, viên quan bảo vệ sứ đoàn, đóng vai trò như người điều hành chính của buổi lễ. Ngày 19 tháng 11 năm 1823, ngài Tổng trấn Tai-Kun khởi hành về kinh. Sứ đoàn đứng đợi ở bến tàu, lúc 5 giờ chiều, ngài cùng đoàn tùy tùng hùng hậu đến, ngài ngồi trên một cái kiệu vàng, có hai cái lộng che. Một số tàu và người đã đi tiền trạm vào ngày hôm trước, hôm nay có khoảng 50 thuyền và 1.000 người theo ngài về kinh. Ngài nhắn cho sứ đoàn rằng đừng áy ngại, ngài sẽ về sau 3 tháng và sẽ làm cho mọi thứ thỏa đáng. Trông ngài Tổng trấn có vẻ u sầu khi ngồi trên thuyền. Ngày 26 tháng 2 năm 1824, Coe-Doe-Lam, tức Nguyễn Văn Độ, từ kinh đô về và cho sứ đoàn biết rằng Tổng trấn Lê Văn Duyệt sẽ không về Nam Kỳ trước tháng 5, và ông ấy phải đợi làm xong lễ cưới của người cháu là Cadoa với một người chị em gái của vua Minh Mạng, tức là con gái của cố vương Gia Long. Ông cũng cho biết thêm là ngài Lê Văn Duyệt khi đến kinh đã đề nghị cho mở kho lương thực: giá gạo đã giảm xuống còn nửa quan tiền một đấu. Sự thiếu đói thường gây ra bạo loạn ở Tonquin, và các thủ lĩnh khởi nghĩa sẽ không đầu hàng cho tới khi họ được nói chuyện với quan Tổng trấn. Sử nhà Nguyễn chép về lễ cưới như sau: chính biên đệ nhị kỷ - quyển xxv thực lục về thánh tổ nhân hoàng đế. Giáp Thân, năm Minh Mệnh thứ 5 (1824) (Thanh Đạo Quang năm thứ 4), mùa xuân, tháng giêng, ngày mồng 1. Cho con trai Chưởng Hậu quân Lê Chất là Vệ uý Lê Hậu lấy trưởng công chúa thứ tám tên là Ngọc Cửu, con trai Chưởng Tượng quân Nguyễn Đức Xuyên là Vệ uý Nguyễn Đức Hựu lấy trưởng công chúa thứ chín là Ngọc Nguyệt, con trai Chưởng Tả quân Lê Văn Duyệt là Kiêu kỵ Đô uý Lê Văn Yến (con Lê Văn Phong thừa tự Lê Văn Duyệt) lấy trưởng công chúa thứ mười là Ngọc Ngôn, con trai Thị trung Đô thống chế Nguyễn Văn Khiêm là Kiêu kỵ Đô uý Nguyễn Thường Tuân lấy trưởng công chúa thứ mười một là Ngọc Tôn. Vua dụ rằng : “Bọn ngươi cha con một nhà mang nhiều ơn huệ vẻ vang, nên dốc lòng trung trinh, giữ trọn tiếng tốt”. Ngày 28 tháng 2, ông bác sĩ người Pháp là Diard từ kinh đô về và cho sứ đoàn biết rằng món quà của triều đình nhà Nguyễn gửi cho vua Ava đang được vận chuyển bằng đường bộ đến Sài Gòn. Ông Diard cũng được lệnh hộ tống sứ đoàn sang Miến Điện và cho đại sứ Gibson thấy chiếu chỉ của nhà vua, có con dấu của Bộ trưởng Người ngoại quốc (Mandarin of Strangers). Diard cũng cho sứ đoàn biết rằng ông ấy bị gọi về triều gấp là do vụ việc thiết lập ngoại giao này. Vị Bộ trưởng Người ngoại quốc kia đã phát biểu trước triều đình rằng ông ta phản đối việc kết giao với Miến Điện, bởi nó sẽ làm người Xiêm cảnh giác và thù nghịch với Việt Nam. Nhà vua Minh Mạng sau khi hỏi ý kiến triều thần đã đi đến kết luận là: người Miến bị công khai thừa nhận là kẻ thù của người Xiêm. Quan Tổng trấn Lê Văn Duyệt và hai vị quan người Pháp Vanier và Cheneaux thì lại ủng hộ liên minh với Miến Điện. Họ cho rằng Miến là cựu thù của Xiêm, và Việt Nam có thể hưởng lợi ở tỉnh Bantaibang của Cao Miên, chưa kể Việt Nam còn có thể giao thương với Miến Điện. Cuộc thảo luận diễn ra theo hướng bất lợi cho liên minh với Miến, và Diard không hiểu được nguyên do của sự cương quyết từ chối thiết lập ngoại giao của nhà vua. Diard cho rằng kết quả cuộc thảo luận là hệ quả của sự tự cao ngông cuồng của triều đình nhà Nguyễn, những kẻ kiên quyết cho rằng chỉ có họ và người Trung Quốc là người văn minh, còn tất cả mọi người còn lại trên thế giới là man di mọi rợ. Như đối với người Xiêm, vua Minh Mạng cho rằng ông ta có thể chinh phục nước họ tức thì nếu muốn. Trong triều đình nhà Nguyễn, không một ai có đủ thông minh trừ ngài Tổng trấn Lê Văn Duyệt, người thường hay cười trước sự ngu xuẩn của các vị quan khác. Thậm chí Lê Văn Duyệt còn gợi ý nhẹ nhàng nhà vua Minh Mạng về ý định hoang đường của nhà vua, bởi thực tế thì Minh Mạng cũng chỉ là một chư hầu của hoàng đế Trung Hoa mà thôi. Ong-tan-Hiep. Trong nhật ký của Gibson, một viên quan được nhắc đến qua tên gọi Ong-tan-hip hoặc Ong-tan-Hiep, có chức vụ là Thư ký của quan Tổng trấn và được Lê Văn Duyệt yêu thích. Người này có thể là Lê Văn Khôi hoặc Trần Nhật Vĩnh. Theo Đại Nam thực lục, năm 1820, Tham hiệp Thanh Hoa là Trần Nhật Vĩnh được cho làm Thiêm sự Hình bộ, theo thành Gia Định chuyên làm việc từ chương dưới quyền Tổng trấn Lê Văn Duyệt. Mãi đến năm 1825, Cai đội Lê Văn Khôi mới được phong Phó vệ úy. Ong-tan-Hiep có lẽ là Ông Tham Hiệp, tức Trần Nhật Vĩnh. Ong-tan-Hiep được quan Tổng trấn nuôi nấng từ thuở còn thơ ấu. Ong-tan-Hiep là kẻ có tham vọng, năng lực và nóng nảy. Ong-tan-Hiep bị tất cả quan viên thù ghét, mặc cho Ong-tan-Hiep là kẻ giàu có và quyền lực. Các vị quan có cấp bậc cao hơn Ong-tan-Hiep, khi đến nhà Ong-tan-Hiep vẫn phải đứng chờ ngoài cửa. Không ngày nào mà không có người mang quà cáp sang nhà biếu Ong-tan-Hiep. Sau đó Ong-tan-Hiep lấy số quà đó đem qua cửa hàng của mình ở kế bên, cũng gần chợ, để bán lại. Gibson thuật lại một mẩu chuyện về Ong-tan-Hiep.Ngày 23 tháng 11 năm 1823, ... xảy ra vụ bắt giữ Ong-Quan-Tabaonhy và vợ, đó là kết quả từ âm mưu của Ong-Tan-Hiep, viên Thư ký yêu thích của quan Tổng trấn... Nguyên nhân thù ghét giữ Ong-tan-Hiep và Ong-Quan-Tabaonhy là do: Ban đầu, Ong-Quan-Tabaonhy bỏ ra một số tiền lớn để có thể cưới một bà góa phụ xinh đẹp, khi ông ta cạn tiền và sắp thành công thì ông Thư ký nhảy vào. Ông Thư ký trẻ hơn, đẹp trai hơn Ong-Quan-Tabaonhy, lại được quan Tổng trấn yêu thích nên bà góa phụ đổi ý và không chịu lấy Ong-Quan-Tabaonhy nữa. Hai ông quan từ đó không bao giờ là bạn nữa và tìm cách hại nhau khi có thể. Ông Thư ký sau đó phát hiện ra Ong-Quan-Tabaonhy ăn chặn tiền lương của công nhân đào kênh Hà Tiên. (Kết quả là vợ chồng ông này bị bắt.) Một ngày nọ, người vợ lẽ của Ong-Quan-Tabaonhy tên Che-day gặp và nói chuyện với ông Thư ký ngoài đường lộ. Bà này xin được đến nhà ông Thư ký bàn chuyện và ông này đồng ý. Một buổi tối lúc 8 giờ, bà này đến nhà ông Thư ký và xin nói chuyện riêng hai người trong phòng để bà này cầu xin chuyện thả chồng bà ta ra. Một lúc sau, cả nhà nghe tiếng "hiếp dâm" và "giết người". Khi mọi người đến nơi, bà này cáo buộc bị ông Thư ký cưỡng hiếp khi đang cố xin thả chồng ra. Sau đó bà ấy chạy ra ngoài đường và la hét tiếp, bà ấy cũng cho mọi người thấy lọn tóc mình cắt được từ ông Thư ký. Buổi sáng hôm sau, bà này đến chỗ quan Tổng trấn kêu oan và trưng lọn tóc ra làm chứng. Biết rằng tội gian dâm sẽ bị xử chết, quan Tổng trấn xem xét và thấy rằng vụ việc này là là âm mưu của bà vợ lẽ và chồng nhằm mưu hại ông Thư ký nên hạ lệnh phạt bà ấy 100 roi. Bà vợ lẽ này chắc chưa tới 20 tuổi. Địa lý và lịch sử Việt Nam. Theo hiểu biết của Gibson về địa lý Việt Nam, về phía Bắc của sông lớn Kamboja (sông Cửu Long), trong tiếng Miến Điện là Meh-koan-mit, là các vùng đất chịu quản lý của vua Ava, nhất là Kiang-ung-gi và Kiang-si. Từ những nơi đó, việc giao thương có thể dễ dàng thiết lập giữa miền Nam Việt Nam với Miến Điện. Từ Kiang-ung-gi đến Tonquin (miền Bắc Việt Nam), tiếng Miến Điện là Kio-pagan, sẽ dễ dàng liên lạc nếu có đường cắt qua. Nước Lao-lan-tao trong tiếng Việt, Len-jen trong tiếng Miến, là trở ngại duy nhất. Người Lào sống ở bờ đông sông Mêkong và là đồng minh của Xiêm. Từ thủ đô Ava đi thẳng sang hướng Đông đến sông Mêkong không tới 100 dặm. Mất 20 ngày để đến Kiang-ung-gi; và từ đó băng qua Lao-lan-tao và Sandapuri, đến Bak-tin (Bắc Thành), hay Kachao (Kẻ Chợ), thủ phủ của Tonquin, mất hết 70 dặm; và chỉ 1 phần 3 đoạn đường nằm dưới sự quản lý của người Lào. Dãi núi ngăn cách Lào và các vùng đất của Việt Nam là nơi khởi nguồn con sông lớn của Tonquin. Người Cochin China đích thực là hậu duệ từ người Tonquin khi chinh phục phương Nam. Lãnh thổ Cochin China hiện tại hiếm khi cách bờ biển quá 10-15 dặm, và bị bao bọc ở phía Tây bởi Lào hoặc Kamboja. Chủng tộc bản địa, những người định cư từ tỉnh Quinhone (Quy Nhơn) tới Cape St. James, là người Loi (Lợi). Họ sống trong rừng núi và thần phục nhà vua Cochin China. Tộc trưởng của họ sống ở Phan-ri (Phan Rí), cách bờ biển 10 dặm. Họ theo tôn giáo Hindu và di tích của tôn giáo này có khắp nơi như đền đài, bích hoạ và văn bia. Quốc gia của họ được người Trung Quốc gọi là Champa. Tỉnh Dong-nai có tộc người gốc là Moi (Mọi), sống trong vùng núi, nghe nói có số lượng nhiều hơn người Việt. Họ theo đạo Phật. Phía Tây Cape St. James, gần vĩ độ 14 Bắc, là nước Kamboja đích thực. Phía Bắc của nó giáp Lào. Từ Athien tới Tung-yai trên bờ biển, người dân được gọi là người Kom (Khmer Krom). Gibson nghĩ đó là nhầm lẫn, và Kom là tên khác của người Kamboja. Nước Kamboja theo cách gọi của người bản xứ là Namvuam, và trong ngôn ngữ Sanscrit, hoặc Bali, gọi là Maha Notkorlorot Kamer, còn người Việt gọi họ là Komen (Cao Miên). Vào thế kỷ thứ 10, Kamboja là quốc gia hùng mạnh. Dong-nai, Phan-ran, và cả Xiêm là chư hầu của họ; nhưng ngay sau đó, nước này tàn lụi, và Xiêm phá vỡ ách cai trị của Kamboja để giành độc lập. Người Tonquin và Cochin China là cùng một giống dân, cùng một ngôn ngữ. Thời cổ đại, vua Tonquin (Đàng Ngoài) bổ nhiệm một vị Tổng trấn đến các tỉnh phía bắc Đàng Trong, kéo dài đến Quinhone và đặt bản doanh ở Huế. Người này (Nguyễn Hoàng?), là ông tổ của các vị vua Nguyễn hiện tại, nổi dậy, lặt đổ ngai vàng và chém đầu vua Tonquin, chiếm lấy nước ông ta. Kẻ nổi dậy chiến thắng ấy được Trung Quốc công nhận là chư hầu và cho triều cống. Theo thời gian, ông ta và hậu duệ chinh phục từ tay người Kamboja các tỉnh Quin-hone, Nhatrang, Phan-ran, và Phu-yen, theo cách hiểu của người Trung Quốc là nước Champa. Những tỉnh ấy có cư dân là người Loi, theo đạo Hindu, bây giờ sống trong rừng núi do bị chèn ép bởi người Cochin China. Gần đây, người Cochin China chinh phục tỉnh Dong-nai, và thiết lập các thuộc địa với người dân của họ ở Que-duoc (Châu Đốc), Sa-dek (Sa Đéc), Mitho, Camao (Cà Mau), Saigun, Dountain, và nhiều chỗ khác. Vùng đất từ Sa-dek tới Athien vừa mới đây đã bị đổi thành một tỉnh của Cochin China với tên Ya-din-tain (Gia Định Thành). Vua hiện tại của Kamboja tên là Luang-hang-tek (Ang Chan II), sống ở thành phố Kalompé, nơi có không quá 5.000 dân. Kinh đô cũ Pong-luang cách đó 15 dặm. Người bản xứ của Dong-nao là Moi, và của Champa là Loi, bị đẩy vào sống ở vùng núi rừng do sự đàn áp của người Cochin China. Khi Ang Eng, cha của vị vua Kamboja hiện nay, chết thì Ang Chan II mới có 6 tuổi. Khi ông ta lớn lên, ông ta bất hoà với hai người em và khiến họ chạy sang Xiêm cầu viện: Ang Chan lo sợ bị lặt đổ nên chạy sang Ya-din-tain nhờ che chở.Tai-kun (Tả Quân), Tổng trấn hiện tại, mang 30.000 quân sang Kamboja giúp Ang Chan. Khi quân Tai-kun gặp quân Xiêm khi tranh giành Calompé, họ nghị hoà và thống nhất để Kamboja tiếp tục thần phục Cochin China; và tỉnh giàu có Bantaibang thuộc về Xiêm, đường biên giới thống trị sẽ là cái hồ lớn (Biển Hồ). Người Kamboja bị áp bức mạnh mẽ bởi người Cochin China. Vua Kamboja không thể làm bất cứ điều gì mà không xin phép quan Tổng trấn ở Saigun. SAIGUN. Thành trì Yadin-tain (Gia Định Thành) được xây bởi ông Olivia. Nó có hình 4 cạnh, mỗi cạnh dài nửa dặm. Nó có 8 cổng, với 2 cổng ở mỗi cạnh, được xây dựng với thành lũy bằng đất. Nó có một con hào và chướng ngại, và 2 con kênh ăn thông ra sông giúp giao thông và liên lạc. Gibson ước đoán dân số Yadin-tain, gồm cả Saigun và Bawghue (Bến Nghé?), là 60.000 dân với 1 phần 5 là người Hoa. Nơi đây là nơi trú ngụ của thương nhân Trung Hoa, hàng hóa Trung Quốc luôn có để bán, và hàng hóa tập trung để xuất khẩu sang Trung Quốc. Nơi đây có nhiều kênh rạch nối liền với con sông chính, thuyền ghe lên xuống tấp nập, dỡ hàng hóa tới tận cửa nhà thương nhân. Nó cũng có một con đường thủy đi tới sông lớn Kamboja. DONG-NAI. Dong-nai (Biên Hòa?) là cố đô của xứ này khi người Kamboja còn sở hữu nó. Chỗ đó là một nơi rộng rãi và có thương mại tốt, nhưng hiện nay nó là một nơi mục nát. Người Cochin China khi chinh phục xứ này đã dời thủ phủ về Saigun, nơi thuận lợi giao thương hơn, và gọi thành phố mới và tỉnh này là Ya-din-tain. CANAL OF HATIAN. Năm 1820, một con kênh được đào từ Que-douc (Châu Đốc), bên bờ tây sông lớn (Cửu Long), tới Athien (Hà Tiên), bên bờ vịnh Xiêm. 20.000 người Cochin China và 10.000 người Kamboja được thuê làm việc: kênh này sâu độ 3 sải. Công nhân được trả 6 quan tiền một tháng, và triều đình nhà Nguyễn tốn 400.000 quan cho tiền lương. Thế nhưng không có sự cung cấp nước uống cho công nhân nên 10.000 người đã chết vì đói khát, lao lực và bệnh dịch. Mục tiêu của việc đào con kênh này là tạo sự gia thông dễ dàng từ xứ Kamboja (tức Ya-din-tain) tới Xiêm, thuyền chiến có thể chở lính đi thẳng thay vì phải đi vòng qua Cape of Kamboja (Mũi Cà Mau). Voi. Trước kia, mọi tù trưởng người Kamboja nuôi và bán voi cho người Cochin China và Xiêm. Một con voi tốt giá 50-100 quan. Voi rất dồi dào ở vùng thượng du, ở Pontai và Lào, nhưng nay chính quyền Cochin China chỉ cho bán 1 con voi giá 10 quan tiền, khiến người ta ngừng nuôi voi. MALAYS. Có một số người Malay định cư ở phía Đông vịnh Xiêm, họ có nguồn gốc từ Tringano và Patani. CHRISTIANS. Gibson được cha sứ Francis, một nhà truyền đạo Neapolitan ở Saigun, cho biết là ở một nơi gọi là Cheguam, nằm giữ thành Ya-din-tain và đô thị Saigun, chỗ mà cha sứ ở, có 120 người Công giáo. Ở tỉnh Ya-din-tain có khoảng 25.000 người Công giáo, và 100 nhà thờ. Các mục sư gồm 3 người châu Âu và 10 người bản xứ. Lúc cố vương Gia Long và Giám mục Adran (Bá Đa Lộc) còn sống, đạo Công giáo rất được tôn trọng. Hiện nay, đạo Công giáo vẫn được công khai tôn thờ ở phần miền nam của đất nước, nơi người theo đạo được bảo vệ và khích lệ bởi Tổng trấn Tai-kun. Người theo đạo Công giáo, tuy thế, rất nghèo và khốn khổ nên ít có thời gian làm lễ. Ở một nơi gọi là Lang (Lăng Cha Cả), là nơi chôn Giám mục Adran. 50 gia đình được Gia Long sai giữ lăng và miễn các loại thuế, dịch. BUDDHIST RELIGION. Ở giữ Yadin-tain và Saigun có một ngôi chùa Phật, có bức tượng Phật cao 7 feet, và 3 tượng cao 4 feet, với tư thế ngồi. Gibson có thảo luận với những tu sĩ Phật giáo ở chùa đó nhưng bọn họ có vẻ rất dốt nát (sic); họ không biết chút gì về sự truyền bá tôn giáo của họ ở Cochin China, chỉ biết nó đến từ phương Tây. Phía sau chùa là một công trình khác, có tên của các vị tu sĩ quá cố, được giữ rất trang trọng.
7,902,224
19,791,428
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19791428
Ugali
Ugali hoặc còn gọi là Posho hay Sima là một loại bột ngô làm từ ngô (bắp) hoặc cám ngô ở một số quốc gia ở Châu Phi Ugali đôi khi được làm từ các loại bột khác, chẳng hạn như bột kê hoặc lúa miến, và đôi khi được trộn với bột sắn. Loại bột ngô này được nấu trong nước sôi hoặc có chế thêm sữa cho đến khi đạt được độ đặc quánh giống như bột nhào hoặc đến khi có độ chắc. Năm 2017, món ăn này được xếp vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại của UNESCO, là một trong số ít món ăn trong danh sách này. Từ "Ugali" là một thuật ngữ trong ngôn ngữ châu Phi bắt nguồn từ tiếng Swahili; nó còn được gọi thông dụng là "Nsima" trong các ngôn ngữ Malawi như Chichewa và Chitumbuka. Ở các vùng của Kenya, món ăn còn có tên thân mật là "nguna". Ugali (khi được nấu thành cháo, nó được gọi là Uji) được ăn kèm với khoai lang, chuối chín, khoai tây và thậm chí cả bánh mì. Ugali dạng bánh khô thường được dùng với rau sống, món hầm hoặc Sukumawiki (còn được gọi là cải xoăn). Ugali là một loại thực phẩm thiết yếu cung cấp tinh bột phổ biến nhất trong các món ăn địa phương của vùng Hồ Lớn Châu Phi và Nam Phi. Khi Ugali được làm từ một loại tinh bột khác, nó thường được đặt tên theo vùng cụ thể. Cách ăn Ugali truyền thống (và phổ biến nhất ở các vùng nông thôn) là dùng tay phải lăn một cục thành một viên rồi chấm vào nước sốt hoặc món hầm gồm rau xay nhuyễn hoặc thịt. Người ta bấm vào viên bộ tạo chỗ lõm bằng ngón tay cái để xúc và quấn quanh các miếng thịt để gắp chúng giống như cách mà bánh mì dẹt được dùng để vét đồ. Ugali còn sót lại cũng có thể được dùng với trà vào sáng hôm sau. Tên gọi. Loại bột ngô này có rất nhiều tên gọi được biết đến ở các địa phương như:
7,902,238
19,791,459
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19791459
Bạt-kỳ
Bạt-kỳ (chữ Hán: 跋耆; tiếng Phạn: वृजि, "vṛji" hay व्रज, "vrajá", tiếng Pali:), còn gọi là Bạt-đồ (跋闍), Phất-lật-thị (弗栗恃), Phật-lật-thị (佛栗氏), là một trong mười sáu tiểu quốc Ấn Độ cổ đại có thế lực lớn vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, với kinh đô là Vaishali. Lãnh thổ tiểu quốc này nằm ở khu vực phía bắc sông Hằng thuộc bang Bihar ngày nay, kéo dài về phía đông đến phần phía đông của Nepal ngày nay, và giáp với sông Gandaki, biên giới với tiểu quốc Kosala và Mala ở phía tây. Thuyền thuyết khai sinh. Theo tài liệu Thiện kiến Tỳ-bà-sa luật ("Samantapasadika-Vinaya"), tương truyền dòng dõi nhà vua cai trị xứ Bạt-kỳ vốn từ một cặp sinh đôi nam nữ do vương hậu của tiểu quốc Ba-la-nại sinh ra. Khi mới chưa đầy một tháng tuổi, cặp đôi này đã bị bỏ vào trong một cái làn và thả trôi sông, nhưng may mắn được các tu sĩ vớt được và nhận làm con nuôi. Về sau, được những người chăn trâu tiếp tục nuôi dưỡng, khi trưởng thành, cặp đôi cưới nhau, con cháu họ dần đông đảo, cai trị những người chăn trâu, phát triển thành tiểu quốc Vaishali. Lịch sử. Khu vực mà bộ tộc Bạt-kỳ phân bố là phía bắc sông Hằng và phía nam dãy núi Himalaya. Các bộ tộc Liche, Mara, Koli và Shakya đều là một nhánh của tộc Bạt-kỳ. Trong các kinh A-hàm có ghi rằng vua xứ Ma-kiệt-đà (Magadha) là A-xà-thế muốn thôn tính xứ Bạt-kỳ, từng sai đại thần đến hỏi với Đức Phật về việc chinh phạt. Thực hư câu chuyện là chưa thể xác định, nhưng kết quả A-xà-thế đã thành công trong việc thôn tính tiểu quốc Bạt-kỳ. Kinh văn Kỳ Na giáo chép rằng A-xà-thế đã chuyển bại thành thắng khi sử dụng máy bắn đá và công cụ hãm thành, sau đó thôn tính cả xứ Bạt-kỳ. Sau khi tiểu quốc Bạt-kỳ sụp đổ, bộ tộc Bạt-kỳ vẫn tồn tại. Trong kinh điển Phật giáo có ghi lại rằng một trăm năm sau khi Đức Phật nhập diệt, Tỳ kheo Da-xá, một trưởng lão của tiểu quốc Matura ở miền tây Ấn Độ, đã đến thành Tỳ-xá-ly ở miền đông, và thấy các nhà sư Bạt-kỳ địa phương đang xin tiền từ người dân vào ngày bố-tát. Ngài tuyên bố điều này là bất hợp pháp, do đó đã gây nên mâu thuẫn với các nhà sư địa phương, dẫn đến việc ngài bị trục xuất. Tỳ kheo Da-xá trở về miền Tây và thỉnh các đại sư khác đến Tỳ-xá-ly để phân xử. Các tỳ kheo Bạt-kỳ cũng tập hợp để tranh luận giới luật với các trưởng lão miền Tây. Kết quả là kỳ kết tập thứ hai được tổ chức với tự tham dự của 700 người, và cho ra kết luận về Mười điều phi Pháp. Tài liệu Đảo sử của Thượng tọa bộ ghi lại: "Sau sự việc này, tăng chúng Bạt-kỳ triệu tập 10.000 tăng sĩ, kết tập kinh luật, tu sửa giáo nghĩa nhà Phật". . Tài liệu Đại Đường Tây Vực ký quyển 7 có ghi chép về tiểu quốc Bạt-kỳ như sau: “…"đến nước Phất-lật-thị (người phương Bắc gọi là nước Tam-đại-thị, Bắc Ấn Độ). Nước Phất-lật-thị chu vi hơn bốn nghìn dặm, dài từ đông sang tây, hẹp từ bắc xuống nam. Đất đai màu mỡ, hoa trái tươi tốt. Khí hậu hơi lạnh, bản chất con người nóng nảy, đa phần theo ngoại đạo, ít tin vào Phật pháp. Có hơn mười ngôi già-lam, tăng chúng giảm đi một nghìn, tu tậo theo cả Đại Tiểu nhị thừa. Có hàng chục đền thờ Phạm thiên, người theo ngoại đạo rất đông. Kinh thành là Chiêm-thú-nhã, phần nhiều đã bị hư hại. Khu cố cung vẫn còn hơn 3.000 ngôi nhà, giống như một ngôi làng trong thành. Phía đông bắc sông lớn có một ngôi già-lam, tăng chúng tuy ít, nhưng tu học thanh cao..."
7,902,244
19,791,601
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19791601
Syrian Petroleum Company
Syrian Petroleum Company (SPC, ) là công ty khai thác và sản xuất dầu mỏ thuộc sở hữu nhà nước của Syria. Công ty này được thành lập vào năm 1974. SPC vận hành các mỏ dầu xung quanh Al-Sweidiyeh ở tỉnh Al-Hasakah, bao gồm Al-Houla, Shadada, Jbeissa, Sweidiya, Rumailan và Al-Omar. Tháng 3 năm 2011, SPC đã sản xuất khoảng 55% tổng lượng dầu sản xuất tại Syria. Ngày 18 tháng 8 năm 2011, SPC bị đưa vào danh sách trừng phạt của Mỹ do cuộc nội chiến ở Syria. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc có cổ phần lớn tại một trong những công ty dầu mỏ lớn nhất của Syria mang tên Al-Furat Petroleum Company, cũng như tại một số mỏ dầu của Syria. Ấn Độ đã thực hiện hai khoản đầu tư đáng kể vào Syria trong lĩnh vực dầu mỏ trong những ngày trước xung đột. Đầu tiên, một thỏa thuận đã được ký kết vào tháng 1 năm 2004 giữa Tập đoàn Dầu mỏ và Khí đốt Tự nhiên (ONGC) và IPR International để thăm dò dầu và khí đốt tự nhiên tại Lô 24 gần Deir ez-Zor ở miền bắc Syria. Thứ hai, các khoản đầu tư của ONGC của Ấn Độ và CNPC của Trung Quốc để cùng mua 37% cổ phần của PetroCanada trong Al-Furat Petroleum Company của Syria. Xung đột và các biện pháp trừng phạt về sau đã làm chậm hoạt động của ONGC tại Syria. Công ty con. Syrian Petroleum Company sở hữu 50% cổ phần của nhà sản xuất dầu chính tại Syria là công ty Al-Furat Petroleum Company. Các cổ đông khác của Al-Furat Petroleum Company bao gồm Royal Dutch Shell, Tập đoàn Dầu mỏ và Khí đốt Tự nhiên của Ấn Độ và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc. Công ty con khác là:
7,902,265
19,791,613
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19791613
Ga Bucheon
Ga Bucheon (Tiếng Hàn: 부천역, Hanja: 富川驛) là ga tàu điện ngầm trên mặt đất nằm ở Bucheon, Hàn Quốc. Nhà ga này nằm trên Tàu điện ngầm Seoul tuyến 1. Nó cũng từng là điểm cuối phía nam của Tuyến Gimpo cho đến khi bị bỏ hoang vào năm 1980. Một E-Mart được đặt trong chính nhà ga. Ở phía bắc của nhà ga có rất nhiều nhà hàng, quán bar và quầy hàng pojang-macha (thức ăn đường phố). Ở phía nam của nhà ga có bến xe buýt dành cho xe buýt khởi hành đến Siheung.
7,902,273
19,791,658
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19791658
John Barrow
Ngài John Barrow, Đệ nhất Nam tước, (19 tháng 6 năm 1764 – 23 tháng 11 năm 1848) là một nhà địa lý, nhà ngôn ngữ học, nhà văn và công chức người Anh được biết đến nhiều nhất với nhiệm kỳ là Bí thư thứ hai của Bộ Hải quân từ năm 1804 đến năm 1845. Barrow ghé Đà Nẵng năm 1792-1793 dưới triều Tây Sơn và có viết một quyển sách về hành trình này mang tên: "A Voyage to Cochinchina in the Years 1792 and 1793 (Một Chuyến Du Hành Đến Xứ Nam Hà trong các năm 1792 và 1793)." Tiểu sử. Barrow là con duy nhất của Roger Barrow, một thợ thuộc da ở làng Dragley Beck, thuộc giáo xứ Ulverston, Lancashire.Ông ấy là học sinh của trường Town Bank Grammar School, Ulverston, nhưng rời đi năm 13 tuổi để theo học một trường học dạy vào chủ nhật cho trẻ em nghèo ở địa phương. Barrow được tuyển dụng làm nhân viên giám sát của một xưởng đúc sắt ở Liverpool . Mới 16 tuổi, ông đã tham gia một chuyến thám hiểm săn cá voi đến Greenland . Ở tuổi đôi mươi, ông đi dạy môn toán, môn học mà ông luôn đạt thành tích xuất sắc, tại một trường tư thục ở Greenwich. Trung Quốc. Barrow dạy toán cho con trai của Ngài George Leonard Staunton ; thông qua sự quan tâm của Staunton, ông được bổ nhiệm vào sứ đoàn Anh đầu tiên tại Trung Quốc từ năm 1792 đến năm 1794 với tư cách là người giữ nhà cho Lord Macartney . Ông ấy sớm có được kiến thức tốt về ngôn ngữ Trung Quốc, nhờ đó ông ấy đã đóng góp các bài báo cho "Tạp chí hàng quý" ; và với tài khoản của đại sứ quán do Sir George Staunton xuất bản, ghi lại nhiều đóng góp quý giá của Barrow cho văn học và khoa học liên quan đến Trung Quốc. Barrow không còn chính thức liên quan đến các vấn đề Trung Quốc sau khi trở lại đại sứ quán vào năm 1794, nhưng ông luôn quan tâm nhiều đến chúng và trong những dịp quan trọng thường được chính phủ Anh hỏi ý kiến. Một số nhà sử học gán 'luận điểm trì trệ' cho Barrow; rằng Trung Quốc là một quốc gia cực kỳ văn minh đang trong quá trình suy tàn vào thời điểm tiếp xúc với người châu Âu. Nam Phi. Năm 1797, Barrow đi cùng với Lord Macartney với tư cách là thư ký riêng trong sứ mệnh thiết lập chính phủ ở thuộc địa mới giành được là Mũi Hảo Vọng . Barrow được giao nhiệm vụ hòa giải những người định cư Boer và người da đen bản địa và báo cáo về vấn đề nội địa. Trong chuyến đi, ông đã đến thăm tất cả các vùng của thuộc địa; khi trở về, ông được bổ nhiệm làm tổng kiểm toán tài khoản công. Sau đó, ông quyết định định cư ở Nam Phi, kết hôn và mua một ngôi nhà vào năm 1800 ở Cape Town . Tuy nhiên, sự đầu hàng của thuộc địa trong hòa bình Amiens (1802) đã làm đảo lộn kế hoạch này. Trong chuyến du lịch qua Nam Phi, Barrow đã biên soạn rất nhiều ghi chú và bản phác thảo về vùng nông thôn mà ông đã đi qua. Kết quả của cuộc hành trình của ông là một tấm bản đồ, mặc dù có nhiều sai sót, là bản đồ hiện đại đầu tiên được xuất bản về các phần phía nam của Thuộc địa Cape . Những mô tả của Barrow về Nam Phi đã ảnh hưởng lớn đến sự hiểu biết của người châu Âu về Nam Phi và các dân tộc ở đây. William John Burchell "(1781–1863) đặc biệt gay gắt: "Đối với thứ đáng thương được gọi là bản đồ, thứ đã được đặt trước cho sách của ông Barrow, tôi hoàn toàn đồng ý với Giáo sư Lichtenstein, rằng nó khiếm khuyết đến mức hiếm khi được tìm thấy có ích lợi gì.""  Sự nghiệp Đô đốc. Barrow trở lại Anh vào năm 1804 và được bổ nhiệm làm Bí thư thứ hai của Bộ Hải quân bởi Tử tước Melville, một chức vụ mà ông đã giữ trong bốn mươi năm  – ngoại trừ một thời gian ngắn vào năm 1806–1807 khi có chính phủ Whig nắm quyền. Lord Grey nhậm chức Thủ tướng vào năm 1830, và Barrow được đặc biệt yêu cầu tiếp tục giữ chức vụ của mình, bắt đầu nguyên tắc các công chức cấp cao tại vị khi chính phủ thay đổi và phục vụ theo cách không đảng phái. Thật vậy, chính trong thời gian ông giữ chức vụ này, nó đã được đổi tên thành Thư ký Thường trực . Barrow nhận được sự tôn trọng và tin tưởng của tất cả mười một lãnh chúa chính, những người liên tiếp chủ trì hội đồng Bộ Hải quân trong thời kỳ đó, và đặc biệt hơn là của Vua William IV khi còn là đô đốc cấp cao, người đã tôn vinh ông bằng những biểu hiện của sự tôn trọng cá nhân. Ở vị trí của mình tại Bộ Hải quân, Barrow là người quảng bá tuyệt vời cho các chuyến đi khám phá Bắc Cực, bao gồm cả chuyến đi của John Ross, William Edward Parry, James Clark Ross và John Franklin . Eo biển Barrow ở Bắc Cực thuộc Canada cũng như Point Barrow và thành phố Barrow ở Alaska được đặt theo tên ông. Ông được cho là người đề xuất ban đầu để cho Saint Helena làm nơi lưu đày mới cho Napoléon Bonaparte sau Trận Waterloo năm 1815. Barrow là thành viên của Hiệp hội Hoàng gia và đã nhận được bằng LL. D từ Đại học Edinburgh năm 1821. Năm 1835, Sir Robert Peel phong tước nam tước cho ông Ông cũng là thành viên của Câu lạc bộ Raleigh, tiền thân của Hiệp hội Địa lý Hoàng gia. Hưu trí và di sản. Barrow từ giã cuộc sống công cộng vào năm 1845 và cống hiến hết mình để viết lịch sử về các chuyến khám phá Bắc cực hiện đại (1846), cũng như cuốn tự truyện của ông, xuất bản năm 1847. Ông đột ngột qua đời vào ngày 23 tháng 11 năm 1848. Đài tưởng niệm Ngài John Barrow được xây dựng để vinh danh ông trên Đồi Hoad nhìn ra thị trấn Ulverston, quê hương của ông vào năm 1850, mặc dù ở địa phương, nó thường được gọi là Đài tưởng niệm Hoad. Núi Barrow và Đảo Barrow ở Úc được cho là đã được đặt theo tên ông. Di sản của Barrow đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều. Một số nhà sử học coi Barrow như một công cụ của chủ nghĩa đế quốc, những người đã miêu tả Châu Phi như một vùng đất giàu tài nguyên, không có bất kỳ yếu tố con người hay văn minh nào. Các nhà sử học khác coi Barrow là người đã thúc đẩy chủ nghĩa nhân đạo và quyền của người dân Nam Phi. Việc đổi mới các chuyến đi Bắc Cực của ông để tìm kiếm Hành lang Tây Bắc và Biển mở Cực cũng đã bị chỉ trích, với tác giả Fergus Fleming nhận xét rằng "có lẽ không có người đàn ông nào khác trong lịch sử thám hiểm đã tiêu nhiều tiền và nhiều sinh mạng đến thế trong sự vô nghĩa tuyệt vọng như vậy cho một giấc mơ. Đời tư. Barrow kết hôn với Anna Maria Truter (1777–1857), một nghệ sĩ thực vật đến từ Cape, Nam Phi vào ngày 26 tháng 8 năm 1799. Cặp đôi có bốn con trai và hai con gái, một trong số đó, Johanna, kết hôn với nghệ sĩ Robert Batty . Con trai của ông , George đã kế vị tước vị của mình. Con trai thứ hai của ông, John Barrow (28 tháng 6 năm 1808ngày 9 tháng 12 năm 1898), được bổ nhiệm làm người đứng đầu Văn phòng Hồ sơ Bộ Hải quân như một phần thưởng cho việc phát triển một hệ thống ghi lại thư từ hải quân và cứu các tài liệu có từ thời Elizabeth. Ông đã xuất bản mười tập về các chuyến du hành của mình, viết tiểu sử của Francis Drake và những người khác, đồng thời biên tập các chuyến đi của Thuyền trưởng Cook cùng các tác phẩm khác. Trong tiểu thuyết. Barrow trong vai trò Bí thư thứ hai được miêu tả như một nhân vật trong "Hornblower and the Crisis" của CS Forester . Thư mục. Bên cạnh 95 bài báo trên "Tạp chí hàng quý", Barrow đã xuất bản cùng với các tác phẩm khác: Ông cũng là tác giả của một số đóng góp có giá trị cho ấn bản thứ bảy của "Encyclopædia Britannica" .
7,902,281
19,791,698
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19791698
Bống là ai?
Bống là ai? là album phòng thu thứ mười bốn của nữ ca sĩ người Việt Nam Hồng Nhung, do công ty Viết Tân Studio phát hành vào ngày 11 tháng 3 năm 2023. Được hiện thực hóa từ ý nguyện của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong việc thể hiện các nhạc phẩm của ông theo phong cách jazz, album là thành quả hợp tác giữa cô và các nhạc sĩ đến từ nhiều quốc gia khác nhau như nhà sản xuất Jean-Sébastien Simonoviez, nghệ sĩ guitar Nguyên Lê, tay trống Joël Allouche, nghệ sĩ piano và trumpet Jean-Sébastien Simonoviez, bass Dominique Di Piazza, saxophone Quyền Thiện Đắc và ca sĩ Clara Simonoviez. Album được ra mắt giới hạn với 1.000 bản đĩa than, cùng với hai buổi hòa nhạc cùng tên "Bống là ai?" tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào ngày 11 và 12 tháng 3 năm 2023. Bối cảnh. Hồng Nhung là một trong số những nữ ca sĩ gắn bó thân thiết với cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong quãng thời gian 10 năm cuối đời của ông. Ông đã sáng tác cho cô ba bài hát, trong đó lấy biệt danh của cô để đặt nhan đề "Bống bồng ơi", "Bống không là Bống" và "Thuở Bống là người". Năm 1993, Trịnh Công Sơn đưa Hồng nhung đi thu âm album "Bống bồng ơi" tại phòng thu trên gác của một nhà hát bỏ hoang. Khi thu bài "Còn mãi tìm nhau", cô có hát vài giai điệu theo phong cách jazz và bất ngờ được nhạc sĩ khen hay. Ông gợi ý cô làm một chương trình âm nhạc blue jazz với âm hưởng văn hóa Pháp; tuy nhiên ý nguyện của nhạc sĩ bị lãng quên gần 30 năm, cho đến khi Hồng Nhung phải ở lại Pháp vì những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Trong hai năm sống tại đất nước này, nữ ca sĩ dành thời gian học ngôn ngữ bản địa, tìm hiểu và thưởng thức nghệ thuật Pháp cũng như giao lưu với các nghệ sĩ địa phương, và từ đó nảy ra ý định thực hiện một dự án âm nhạc Trịnh Công Sơn theo phong cách blue jazz. Quảng bá. Cùng với việc phát hành album phòng thu, hai buổi hòa nhạc cùng tên "Bống là ai?" được tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào ngày 11 và 12 tháng 3 năm 2023. Buổi hòa nhạc nhận được nhiều lời tán dương từ giới chuyên môn cũng như khán giả. Xuyên suốt buổi hòa nhạc là phong cách đen trắng tối giản làm chủ đạo, kết hợp với nghệ thuật chiếu sáng nhiều sáng tạo khi không dùng ánh đèn màu. Ở tiết mục mở đầu, nữ ca sĩ xuất hiện sau tấm vải mỏng trong suốt và treo người trên dải lụa, đứng trên bàn xoay, xung quanh là các nhạc công mặc đồ đen trắng; sân khấu được ứng dụng kỹ thuật trình chiếu làm đánh lừa thị giác người xem. Màn trình diễn "song ca" giữa Hồng Nhung và phiên bản hồi trẻ của chính cô trong bài hát "Nhớ mùa thu Hà Nội" được Thiên Điểu của "Tuổi Trẻ Online" ví như bao trọn "cái trong sáng, ngây thơ của cô gái đôi mươi đang hạnh phúc bên người nhạc sĩ lớn, lẫn cái đằm thắm, sâu xa, nồng nàn của người đàn bà đã tắm gội đủ nước thời gian". Trong khi biểu diễn bài hát, video hình ảnh Hồng Nhung năm 23 tuổi được chiếu trên màn hình sân khấu. Nhà báo này cũng nhận xét Hồng Nhung xuyên suốt buổi diễn là "cô Bống tuổi trung niên nhún nhảy, lắc lư, 'phiêu' cùng âm nhạc như thể đó chẳng phải là cô Bống, càng chẳng phải đêm nhạc Trịnh", và cái sự phóng khoáng đó là "của người đàn bà mặn vị đời hoàn toàn đã biết làm chủ cái hoang dại của mình mà tự tin thả dây cương". Danh sách bài hát. Tất cả các bài hát do Trịnh Công Sơn sáng tác. Ghi danh. Nguồn được tổng hợp từ thông tin ghi chú album "Bống là ai?".
7,902,290
19,792,760
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19792760
Nakasato, Niigata
là một ngôi làng nằm ở quận Nakauonuma, tỉnh Niigata, Nhật Bản. Tính đến năm 2003, dân số ước tính của ngôi làng là 6.171 người và mật độ dân số 47,85 người/km². Tổng diện tích là 128,97km². Vào ngày 1 tháng 4 năm 2005, Nakasato, cùng với các thị trấn và (thuộc quận Higashikubiki), (thuộc Quận Nakauonuma), đã được sáp nhập vào thành phố Tōkamachi
7,902,365
19,792,913
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19792913
Rafael Vitti
Rafael Alencar Vitti (sinh ngày 2 tháng 11 năm 1995) là một diễn viên, nhạc sĩ và nhà thơ người Brazil. Anh là con trai của diễn viên João Vitti và Valéria Alencar, đồng thời là anh trai của nam diễn viên Francisco Vitti. Tiểu sử. Sinh ra ở Rio de Janeiro, Rafael Vitti lớn lên ở khu phố Flamengo, phía nam thành phố Rio de Janeiro. Tác phẩm nghệ thuật đầu tiên của anh ấy là trong nhà hát của anh ấy với vở kịch "Quem Matou O Leão?". Anh ấy đã thực hiện hai đoạn ngắn, "NÓS" và "Le Royale With Cheese" trước khi cố gắng thi để vào Malhação, khi đã tham gia khóa học về Nghệ thuật biểu diễn ở Đại học Liên bang bang Rio de Janeiro. Cuộc sống cá nhân. Trong quá trình ghi hình loạt phim dành cho giới trẻ "Malhação Sonhos", anh ấy bắt đầu hẹn hò với nữ diễn viên Isabella Santoni, người bạn đời lãng mạn của anh ấy trong cốt truyện. Mối quan hệ kết thúc vào tháng 5 năm 2015, ngay sau khi bộ phim kết thúc. Vào tháng 2 năm 2017, anh ấy bắt đầu hẹn hò với nữ diễn viên Tatá Werneck, cho rằng mối quan hệ chỉ diễn ra vào tháng 8. Vào tháng 1 năm 2018, họ đính hôn và vào tháng 10, họ chuyển đến sống cùng nhau. Vào ngày 23 tháng 10 năm 2019, Clara, con gái đầu lòng của cặp đôi chào đời.
7,902,386
19,793,189
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19793189
Nữ Ngôn sứ Anna
Nữ Ngôn sứ Anna ("Anna the Prophetess", tiếng Do Thái: חַנָּה, tiếng Hy Lạp: Ἄννα) là một người phụ nữ được nhắc đến trong Thánh sự Luca. Theo Phúc âm này bà là một phụ nữ lớn tuổi thuộc Bộ tộc Asher, bà là người đã nói điều tiên tri về Chúa Giêsu tại Đền thờ Jerusalem. Bà xuất hiện trong Lu-ca 2: 36–38 trong buổi ra mắt Chúa Giê-su tại Đền thờ. Luke mô tả Anna là một phụ nữ "rất già". Nhiều Kinh thánh và các bài bình luận xa xưa nói rằng bà đã 84 tuổi. Văn tự tiếng Hy Lạp biên lại nguyên văn như sau: ""καὶ αὐτὴ χήρα ὡς ἐτῶν ὀγδοηκοντατεσσάρων", thường được thông dịch là "bà ta là một góa phụ tám mươi bốn tuổi"", Đoạn văn này không rõ ràng vì nó có thể có nghĩa là bà đã 84 tuổi, hoặc bà đã góa bụa 84 năm, Một số học giả coi vế sau là lựa chọn khả thi hơn, nghĩa là bà rất già và đã có 84 năm quá bụa. Theo phương án chọn này thì bà không thể kết hôn khi chưa đủ 14 tuổi, và vì vậy bà ấy sẽ ít nhất 14 + 7 + 84 = 105 tuổi. Nhà thờ Công giáo và Nhà thờ Chính thống giáo Đông phương tưởng nhớ Anna như một vị thánh Công giáo, Nữ Ngôn sứ Anna. Nhà thờ Chính thống giáo Đông phương coi bà Anna và Simeon (Xi-mông) là những nhà tiên tri cuối cùng của Cựu Ước và cử hành lễ của họ vào ngày 3 tháng 2/16 tháng 2 trong dịp bữa tiệc ssau Các Đại lễ của Giáo hội Chính thống về Sự hiện diện của Đấng Christ, mà truyền thống Chính thống giáo gọi là "Cuộc gặp gỡ của Chúa chúng ta, Đức Chúa Trời và Đấng Cứu thế, Chúa Giê-xu Christ". Cùng với Simeon, nữ Ngôn sứ Anna được tưởng niệm vào ngày 3 tháng 2 theo nghi thức kiểu Byzantine của Giáo hội Công giáo. Thánh sử Luca đề cao đời sống của nữ ngôn sứ tên là Anna. Bà tuy đã già, nhưng là một mẫu người Do Thái lý tưởng. Ngoài ra, hình ảnh của bà được họa trong biểu tượng về Sự thuyết trình của Chúa Kitô, cùng với Hài nhi Thánh và Đức mẹ đồng trinh Mary, Joseph và Simeon. Truyền thống chính thống cho rằng Chúa Kitô đã gặp dân tộc của mình (Dân chúa Do Thái Israel), trong con người của hai người đó, Simeon và Anna. Tuy nhiên, cuộc lễ này không giống như những ngày thanh tẩy khác vì Simeon và Anna đến dự cách độc lập với nhau, dù rằng cả hai dường như được Thiên Chúa hướng dẫn. Nữ Ngôn sứ Anna là mẫu gương để về già trong Kinh Thánh.
7,902,431
19,793,211
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19793211
Lưu Toại (Lương vương)
Lưu Toại (chữ Hán: 刘遂, ? - 40 TCN), tức Lương Di vương (梁夷王), là vương chư hầu thứ mười của nước Lương, chư hầu nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Lưu Toại là con trai của Lương Kính vương Lưu Định Quốc, chư hầu vương thứ chín của nước Lương. Hán thư không ghi rõ ông chào đời vào năm nào. Năm 46 TCN, Lưu Định Quốc qua đời. Lưu Toại lên thay cha nối tước Luơng vuơng. Năm 40 TCN, Lưu Toại qua đời, làm vương được 6 năm, thụy là Lương Di vương. Con của ông Lưu Gia kế tập tước vuơng.
7,902,433
19,793,226
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19793226
Thánh Rita thành Cascia
Thánh Rita thành Cascia ("Rita of Cascia") hay Thánh nữ Rita ở Cascia tên khai sinh là Margherita Lotti (1381–22 tháng 5 năm 1457) là một góa phụ người Ý và là nữ tu dòng Augustine, bà được tôn sùng như một vị thánh Công giáo trong Nhà thờ Công giáo La Mã. Sau khi chồng của Rita qua đời, bà đã gia nhập một cộng đồng các nữ tu dòng Augustinô, nơi bà được biết đến với cả việc các nghi lễ hành xác để đem lại hiệu nghiệm cho những lời cầu nguyện. Nhiều phép lạ xảy ra được cho là nhờ sự can thiệp của bà ấy, và bà thường được miêu tả với vết thương chảy tươm máu trên trán, được hiểu là một phần dấu thánh. Mãi sau này, Giáo hoàng Leo XIII đã phong thánh cho Rita vào ngày 24 tháng 5 năm 1900. Lễ kính của bà được cử hành vào ngày 22 tháng 5 hàng năm. Tại buổi lễ phong thánh, bà được phong tước hiệu Người bảo trợ cho những trường hợp vô vọng, trong khi ở nhiều quốc gia Công giáo, Rita được biết đến như là người bảo trợ cho những người vợ bị bạo hành gia đình và những phụ nữ đau khổ. Thi thể của bà bị hư hỏng nhưng vẫn còn trong Vương cung thánh đường Santa Rita da Cascia. Tiểu sử. Margherita Lotti sinh năm 1381 tại thành phố Roccaporena, một vùng ngoại ô nhỏ của Cascia (gần Spoleto, Umbria, Ý). Tên của bà lúc ấy là Margherita, có nghĩa là "viên ngọc trai", được gọi một cách trìu mến là Rita. Ngay từ nhỏ bà vì vâng lời cha mẹ già mà phải kết hôn với một ông chồng thô bạo và nóng nẩy. Người thanh niên này là người khô đạo, thường xuyên hành hạ vợ mình. Trong 18 năm, bà kiên nhẫn dùng sự cầu nguyện và tử tế để đối xử với ông chồng luôn khinh thường và gian dâm. Sau cùng, ông ta đã bị giết vì một mối thù truyền kiếp. Sau khi chồng chết, và sau đó là hai người con ngã bệnh nặng, bà đã chăm sóc, khuyên răn hai người con trở về với Chúa, bà xin gia nhập Dòng Augustine ở Cascia, nhưng bị từ chối vì không còn trinh nhưng sau này nhờ có phép lạ xảy ra mà các nữ tu tin rằng ý Chúa muốn bà được chấp nhận vào dòng. Phép lạ đó là bà được 3 vị thánh Thánh Gioan tẩy giả, Thánh Augustine của thành phố Hippo & Thánh Nicholas của thành phố Tolentino (John the Baptist, Augustine of Hippo, and Nicholas of Tolentino) can thiệp "mang" bà vào sân nhà dòng dù là cửa tu viện đã khoá!. Trong 40 năm ở nhà dòng, bà sống trong cầu nguyện và chiêm ngắm, hầu hạ người bệnh và người nghèo, làm những việc tay chân được bề trên chỉ định. Sau này bà bị thương, các bề trên của bà nghĩ rằng đó là hiện tượng bệnh phong cùi, nên tách riêng bà ra khỏi cộng đoàn nhà dòng và cho bà sống trong một căn phòng nhỏ trong góc tu viện. Bà mang vết thương này trong 15 năm, âm thầm chịu đựng đau đớn khổ sở cho đến lúc nhắm mắt lìa đời ngày 22 tháng Năm năm 1457 khi 76 tuổi.
7,902,444
19,793,228
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19793228
Đường Trường Sơn Đông
Đường Trường Sơn Đông là một tuyến đường đang được xây dựng có điểm đầu tại thị trấn Thạnh Mỹ, Nam Giang, Quảng Nam và điểm cuối tại xã Đưng KNớ, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. Đường được xây dựng dựa trên cơ sở của tuyến Z114 cũ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, chủ yếu nằm trên sườn Đông của dãy Trường Sơn. Thông tin. Toàn tuyến có chiều dài là 666,79 km, trong đó đoạn tuyến xây dựng mới có chiều dài là 609,02 km, 57,77 km tận dụng từ những tuyến đường có sẵn. Đây là trục giao thông quan trọng chạy giữa Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh, kết nối 10 tuyến quốc lộ trong khu vực. Theo quyết định ngày 1 tháng 9 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tuyến đường Trường Sơn Đông thuộc danh sách các tuyến quốc lộ chính yếu ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên. Đường Trường Sơn Đông dự kiến hoàn thành vào năm 2025. Lịch sử. Đường Trường Sơn Đông khi hoàn thành sẽ có vai trò đặc biệt quan trọng về chiến lược phòng thủ quốc gia, củng cố an ninh – quốc phòng. Ngoài ra tuyến đường đi qua những khu vực mà đồng bào dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, do đó tuyến đường hoàn thành sẽ giúp khai thác tiềm năng của khu vực và phát triển kinh tế – xã hội. Sai phạm. Vào ngày 14 tháng 2 năm 2022, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lâm Đồng nhận được văn bản báo cáo về việc Ban Quản lý dự án 46 tự ý mở đường Trường Sơn Đông qua Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà đoạn thuộc huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. Kết quả kiểm tra cho thấy, tại một phần của tiểu khu 22, 26 thuộc xã Đưng KNớ, Lạc Dương. Tổng chiều dài đoạn đường đã mở là 3.321 m, bề rộng trung bình 4 m. Trong đó đoạn dài 1.067 m nằm ngoài ranh giới đã chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng sang mục đích đất đường giao thông. Tổng diện tích mở đường nằm ngoài ranh giới chuyển mục đích sử dụng đất là 4.268 m². Ngoài ra còn hai vị trí san ủi khác với tổng diện tích san ủi là 8.300 m². Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lâm Đồng đã nhận định rằng việc Ban Quản lý dự án 46 tự ý mở đường làm thiệt hại tài nguyên rừng ở địa phương khi chưa có sự quyết định của các cơ quan có thẩm quyền là sai quy định.
7,902,446
19,793,354
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19793354
Cộng hòa Ural
Cộng hòa Ural () là một chủ thể không được công nhận của Liên bang Nga tồn tại từ ngày 1 tháng 7 năm 1993 đến ngày 9 tháng 11 năm 1993 trong ranh giới của tỉnh Sverdlovsk. Nước cộng hòa này được thành lập như là kết quả của một cuộc trưng cầu dân ý do Eduard Rossel tổ chức vào ngày 12 tháng 4 năm 1993. Cộng hòa Ural do một nhóm các chính trị gia địa phương dựng lên mà một người trong số họ tên Anton Bakov, cũng chính là tác giả của dự án về một loại tiền tệ cho nước Cộng hòa này gọi là đồng franc Ural.
7,902,462
19,793,380
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19793380
Tỉnh Kuwait
Tỉnh Kuwait () là tỉnh thứ 19 của Iraq được thành lập sau khi nước này xâm chiếm Kuwait vào năm 1990. Trước đó là nhà nước bù nhìn ngắn ngủi của Cộng hòa Kuwait. Tỉnh Kuwait bao gồm phần lớn lãnh thổ Kuwait bị chiếm đóng, ngoại trừ các khu vực phía bắc trở thành Huyện Saddamiyat al-Mitla'. Người họ hàng của Saddam Hussein là Ali Hassan al-Majid trở thành tỉnh trưởng của tỉnh này.
7,902,469
19,793,411
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19793411
Emmanuel Petit
Emmanuel Laurent Petit (sinh ngày 22 tháng 9 năm 1970) là một cựu cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Pháp từng thi đấu ở vị trí tiền vệ phòng ngự ở cấp câu lạc bộ cho Arsenal, Barcelona, Monaco, và Chelsea. Anh đã đại diện cho Pháp ở cấp độ quốc tế trong kỳ FIFA World Cup và hai kỳ UEFA Euro; anh đã ghi bàn thắng thứ ba trong chiến thắng 3–0 của Pháp trong trận chung kết FIFA World Cup 1998 và cũng là thành viên của đội tuyển Pháp đã vô địch UEFA Euro 2000. Đầu đời. Petit sinh ra ở Dieppe, Seine-Maritime. Sự nghiệp câu lạc bộ. Petit bắt đầu sự nghiệp của mình tại câu lạc bộ nhỏ ES Arques-la-Bataille trước khi được đội bóng của Arsène Wenger ký hợp đồng với Monaco ở tuổi 18. Anh ra mắt ngay sau đó và chơi trong trận chung kết Coupe de France năm 1989. Petit trở thành cầu thủ thường xuyên của Monaco, chơi ở vị trí tiền vệ cánh trái hoặc trung tâm. Năm 1991, anh đã giành được Coupe de France với Monaco và cũng chơi trong trận chung kết European Cup Winners' Cup năm 1992 (mà Monaco đã thua Werder Bremen). Trong mùa giải 1996–97, mùa giải cuối cùng của anh ấy tại Monaco, anh ấy đã dẫn dắt đội bóng của mình giành chức vô địch Ligue 1. Petit gia nhập Arsenal vào tháng 6 năm 1997 với giá 2,5 triệu bảng, nơi anh tái hợp với huấn luyện viên cũ của Monaco, Arsène Wenger. Wenger chuyển Petit từ tiền vệ trung tâm sang tiền vệ phòng ngự , và cho anh đá cặp với người đồng hương người Pháp Patrick Vieira. Bộ đôi người Pháp đã hình thành mối quan hệ đối tác ở hàng tiền vệ, mang lại thành công ngay lập tức, khi Petit giành cú đúp cùng Arsenal ngay trong mùa giải đầu tiên, giành được cả chức vô địch Premier League và FA Cup. Tổng cộng, trong 3 mùa giải trong sự nghiệp ở Arsenal, Petit đã ra sân 118 lần và ghi 11 bàn thắng, trong đó có một pha đi bóng tuyệt đẹp từ ngoài vòng cấm vào lưới Derby County ( cũng là bàn thắng quyết định), trong mùa giải 1997–98. Petit chuyển đến Barcelona (cùng với đồng đội ở Arsenal, Marc Overmars) vào mùa hè năm 2000 với giá 7 triệu bảng (14 triệu euro). Tại Barcelona, ​​anh ấy được chuyển trở lại hàng phòng ngự và dính phải một loạt chấn thương dai dẳng. Kết quả là, anh ta không ổn định và không thể giữ một vị trí thường xuyên. Trong cuốn tiểu sử của mình, xuất bản năm 2008, tiền vệ này đã dành cho thời gian ở Barcelona một chương đặc biệt, trong đó anh tiết lộ rằng huấn luyện viên Lorenzo Serra Ferrer thậm chí còn không biết anh chơi ở vị trí nào khi gia nhập đội. Bàn thắng duy nhất của anh ấy cho Barcelona đến vào ngày 13 tháng 5 năm 2001 trên sân nhà trước Rayo Vallecano trong chiến thắng 5–1. Sau mùa giải đầu tiên ở Camp Nou, Petit được cho là sẽ trở lại Anh thi đấu cho Manchester United, Tottenham và Chelsea, gia nhập đội cuối cùng vào năm 2001 trong một hợp đồng chuyển nhượng trị giá 7,5 triệu bảng. Ban đầu, anh được ra sân thường xuyên ở đội một của "The Blues" trong mùa giải đầu tiên khá thất vọng và góp mặt trong trận chung kết Cúp FA 2002 trận đấu mà Chelsea thua câu lạc bộ cũ của anh, Arsenal. Anh ghi bàn thắng đầu tiên cho Chelsea trong chiến thắng 2–1 trước Derby vào ngày 30 tháng 3 năm 2002. Mùa giải thứ hai của anh đã chứng kiến ​​sự cải thiện đáng kể, khi anh hình thành mối quan hệ đối tác tiền vệ ấn tượng với Frank Lampard khi Chelsea gây ấn tượng trong trận đấu chung kết thắng thua của mùa giải với Liverpool khi Chelsea giành được suất tham dự UEFA Champions League lần thứ tư. Anh cũng đã ghi hai bàn trong suốt mùa giải: vào lưới Everton ở League Cup, và câu lạc bộ cũ Arsenal ở giải VĐQG. Tuy nhiên, sau một loạt chấn thương đầu gối, anh ấy đã dành phần lớn mùa giải cuối cùng trong sự nghiệp của mình để ngồi ngoài, và anh ấy được ra đi theo dạng chuyển nhượng tự do vào mùa hè năm 2004, trận đấu cuối cùng của anh ấy cho câu lạc bộ gặp Blackburn Rovers vào ngày 1 tháng 2 năm 2004. Sau khi được Chelsea trả tự do, Petit từ chối cơ hội ký hợp đồng với Bolton Wanderers, và anh tuyên bố giải nghệ vào ngày 20 tháng 1 năm 2005 sau khi không thể hồi phục hoàn toàn sau ca phẫu thuật đầu gối. Sự nghiệp quốc tế. Chơi cho đội tuyển quốc gia Pháp, Petit đã có 63 lần khoác áo đội tuyển và ghi được 6 bàn thắng quốc tế trong sự nghiệp của mình và giành chức vô địch FIFA World Cup 1998 và UEFA Euro 2000. Anh đã ghi hai bàn ở World Cup 1998, bàn đầu tiên từ một cú sút cực mạnh từ ngoài vòng cấm vào lưới Đan Mạch, bàn thắng ấn định chiến thắng trong trận đấu, và bàn thứ hai trong trận chung kết với Brasil. Bàn thắng mà anh ấy ghi được trong trận chung kết đặc biệt đáng nhớ, vì anh ấy đã bắt đầu một pha đi bóng đầy lạc quan trước khi bình tĩnh ghi bàn thắng ở phút cuối cùng của thời gian thi đấu chính thức. Cũng chính bàn thắng đó đã trở thành bàn thắng thứ 1.000 trong lịch sử của Liên đoàn bóng đá Pháp, và là bàn thắng cuối cùng của World Cup trong thế kỷ 20. Pháp thắng trận 3–0. Một quả phạt góc trước đó của Petit đã giúp Zinedine Zidane đánh đầu ghi bàn thắng đầu tiên cho Pháp. Petit cũng là một phần của đội tuyển tham dự World Cup 2002, mặc dù Pháp đã không thể vượt qua vòng bảng và không ghi được bàn thắng nào trong ba trận đấu trong quá trình bảo vệ ngôi vương. Petit từ giã sự nghiệp thi đấu quốc tế vào tháng 9 năm 2003. Phong cách thi dấu. Mặc dù có khả năng chơi ở vị trí hậu vệ, nhưng Petit thường chơi ở vị trí tiền vệ phòng ngự trong suốt sự nghiệp của mình và được biết đến với năng lượng, tốc độ làm việc, sức mạnh, tắc bóng, khả năng không chiến và trí thông minh ở vị trí này, cũng như sự thanh lịch của anh, và phạm vi chuyền bóng và khả năng sút xa bằng chân trái của anh ấy; như vậy, anh không chỉ có khả năng phá vỡ các đợt tấn công mà còn có thể điều tiết lối chơi ở khu vực giữa sân, tạo cơ hội cho đồng đội và thậm chí là ghi bàn. Đời tư. Petit kết hôn với nữ diễn viên người Pháp Agedit de La Fontaine, vào năm 2000, nhưng họ ly dị vào năm 2002 sau khi có một con, Zoe. Bây giờ anh ấy chia sẻ cuộc sống của mình với Maria Servello, người mà anh ấy đã có một đứa con khác, Violet, vào năm 2007. Anh ấy thường xuất hiện trên truyền hình Pháp với tư cách là một nhà phân tích bóng đá. Anh trai của anh ấy Olivier là một cầu thủ bóng đá nghiệp dư khi Petit còn là một thiếu niên. Khi đang chơi cho câu lạc bộ Arques của anh ấy vào năm 1988, Olivier ngã quỵ và được đưa đến bệnh viện, nơi anh ấy được thông báo là đã chết do cục máu đông trong não. Trong tiểu sử của mình, Petit giải thích rằng sự kiện này đã khiến anh bị sốc đến mức gần như khiến anh phải bỏ bóng đá. Anh ấy coi anh trai mình là một thanh niên tài năng, có ngoại hình đẹp và luôn nỗ lực hết mình, cho dù đó là bóng đá hay giáo dục. Ở tuổi 18, anh ấy đã phải đối mặt với sự khắt khe khắt khe của học viện trẻ Monaco, và không lâu sau đó, anh ấy đã mất đi người ông của mình. Sự ra đi của anh trai và ông nội của anh ấy xảy ra trong khoảng thời gian hai năm và sự ra đi của anh trai anh ấy gần như trở thành sợi dây cuối cùng. Anh ấy đóng vai chính trong một tập đặc biệt về Giáng sinh của chương trình cảnh sát Anh "The Bill" vào năm 1998. Petit đã từng là đại sứ cho phong trào Homeless World Cup kể từ khi giải đấu được tổ chức tại Paris vào năm 2011. Petit đã được thêm vào trò chơi của EA Sports FIFA 16 với tư cách là một huyền thoại cuối cùng của đội.
7,902,474
19,793,460
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19793460
Cung Khôn Thái
Cung Khôn Thái (chữ Hán: 坤泰宮) nằm ngay phía sau điện Càn Thành. Cung này là nơi ở cho các bà Hoàng hậu, Hoàng Quý phi triều Nguyễn. Đặc điểm. Cung có một chính điện là điện Cao Minh Trung Chính (chữ Hán: 高明中政殿), lập vào năm Gia Long thứ ba (1804). Chính tịch 7 gian, tiền tịch, hậu tịch đều 9 gian. Điện làm theo kiểu "trùng thiềm trừng lương", hợp ngói âm dương, hai mặt trước và sau mỗi mặt có 3 bệ đá để lên xuống, tả hữu mỗi bên một bệ. Phía đông của điện Cao Minh Trung Chính có Viện Tịnh Quan - một nhà hát để phục vụ riêng cho vua và hoàng phi xem. Vua Thành Thái là người thường xem diễn tuồng nơi đây, vua không chỉ là người đánh trống chầu giỏi mà đôi lần, vua còn lên sân khấu để diễn tuồng với vai "Thạch Giải" (tuồng Xảo Tống). Tuy nhiên, cung Khôn Thái đã bị triệt giải vào thời Khải Định, chỉ còn là dãy hành lang lợp ngói nối điện Dưỡng Tâm và viện Thuận Huy, và hai nhà phương đình tức điện Kiến Trung.
7,902,482
19,793,487
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19793487
John McClaughry
John McClaughry là một chính trị gia người Mỹ. Ông phục vụ tại Hạ viện Vermont từ 1969 đến 1972 và Thượng viện Bang Vermont từ 1989 đến 1992. Đầu đời và giáo dục. McClaughry sinh ra ở Paris, Illinois. Năm 1958, ông lấy bằng Cử nhân về vật lý và toán học tại Đại học Miami. Năm 1960, ông lấy bằng Thạc sĩ về kỹ thuật hạt nhân tại Đại học Columbia. Năm 1963, ông lấy bằng Thạc sĩ khoa học chính trị tại Đại học California, Berkeley. Từ năm 1962 đến năm 1965, McClaughry dành thời gian sinh sống như một thợ đi làm rong và nhảy tàu, rong ruổi trên những toa hàng khoảng qua 19 tiểu bang. Sự nghiệp. McClaughry chuyển đến Washington, D.C., tại đây ông làm việc tại tạp chí ôn hòa của Đảng Cộng hòa "Advance". Năm 1968, nhà báo John F. Osborne của tờ "The New Republic" gọi McClaughry là "nhà hoạt động người da trắng đặc biệt của Đảng Cộng hòa", người đang làm việc "để đẩy mạnh cơ hội cho người da đen và đưa kiểm soát đến với người da đen đối với các cộng đồng người da đen." Ông chuyển hẳn đến Vermont vào năm 1970. Năm 1969, McClaughry được bầu vào một ghế tại Hạ viện Vermont. Ông phục vụ đến năm 1972. McClaughry từng là cố vấn chính sách cấp cao trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 1980 của Ronald Reagan. Sau đó, ông phục vụ tại Văn phòng Nhà Trắng về Phát triển Chính sách đến tháng 3 năm 1982. McClaughry tranh cử vào thượng viện trong cuộc bầu cử Thượng viện Hoa Kỳ năm 1982 tại Vermont. Ông xếp vị trí thứ ba trong cuộc bầu cử sơ bộ của Đảng Cộng hòa. Năm 1989, McClaughry được bầu vào Thượng viện Vermont, ông phục vụ đến năm 1992. Năm 1992, ông là ứng cử viên Đảng Cộng hòa cho vị trí Thống đốc Vermont, cuối cùng thất bại trước đảng viên Đảng Dân chủ đương nhiệm Howard Dean. McClaughry là người điều hành ngày họp thị trấn ở Kirby, Vermont từ năm 1967. Năm 1993, McClaughry thành lập Viện Ethan Allen. Ông giữ vị trí chủ tịch từ năm 1993 đến năm 2009, và quyền chủ tịch vào năm 2010. Hiện nay ông là phó chủ tịch.
7,902,487
19,793,755
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19793755
Chính phủ Nhân dân thành phố Đặng Châu thứ hai
Chính phủ Nhân dân thành phố Đặng Châu thứ hai (第二邓州市人民政府) hoặc Chính phủ Nhân dân thành phố Đặng Châu mới (新邓州市人民政府), là chính quyền địa phương giả mạo do ba người nông dân tên là Trương Hải Tân (张海新), Mã Hương Lan (马香兰) và Vương Lương Song (王良双) thành lập dưới danh nghĩa "Chính phủ Nhân dân thành phố Đặng Châu" ở Đặng Châu, Hà Nam, Trung Quốc tồn tại từ năm 2013 đến năm 2014. Tổng quan. Tháng 9 năm 2013, người phụ nữ tên Trương Hải Tân ở thôn Tưởng Trang, hương Văn Cừ, thành phố Đặng Châu, người phụ nữ tên Mã Hương Lan ở thôn Liêu Trại, hương Cấp Than và anh nông dân tên Vương Lương Song từ tổ Khổng Dinh thôn Lý Cương, trấn Cao Tập, cả ba người bọn họ ngầm bày mưu, lấy lý do Chính phủ Nhân dân thành phố Đặng Châu ngừng hoạt động, thông báo rằng chính quyền này sắp bị hủy bỏ và một "Chính phủ Nhân dân thành phố Đặng Châu" khác được thành lập đối diện với số 28, Phố 1 Quảng trường Lão Cổ, nằm cạnh chính quyền thành phố. Họ còn tuyên bố rằng "Chính phủ Nhân dân thành phố Đặng Châu" có ba chính quyền hương trấn trực thuộc bao gồm hương Văn Cừ, hương Cao Tập và trấn Cấp Than. Trương Hải Tân là thị trưởng chính phủ nhân dân và phụ trách chính quyền hương Văn Cừ, trong khi Mã Hương Lan và Vương Lương Song lần lượt phụ trách chính phủ nhân dân trấn Cấp Than và chính phủ nhân dân hương Cao Tập. Trương Hải Tân và đồng bọn đã hợp tác sản xuất công văn dưới tên chung của chín bộ ngành và ủy ban Trung ương, rồi chi tiền cho việc khắc riêng hơn 10 con dấu chính thức thông qua những mẫu quảng cáo nhỏ trên đường phố bao gồm "con dấu của Chính phủ Nhân dân thành phố Đặng Châu", "con dấu của Viện Kiểm sát thành phố Đặng Châu", "con dấu của Chính phủ Nhân dân hương Cao Tập", "con dấu đặc biệt về tài chính của Chính phủ Nhân dân hương Cao Tập, "con dấu của Chính phủ Nhân dân trấn Cấp Than", "con dấu đặc biệt về tài chính của Chính phủ Nhân dân trấn Cấp Than", bao gồm hàng loạt con dấu liên quan của ủy ban thôn. Lấy danh nghĩa "Chính phủ Nhân dân Đặng Châu" đã ban hành hơn 40 văn bản, thư bổ nhiệm cùng hơn 20 thông tư và thông báo, đồng thời cấp văn kiện đầu đề màu đỏ cho Mã Hương Lan và Vương Lương Song, yêu cầu họ phát triển các thành viên chủ chốt tại địa phương rồi tham gia tổ chức kinh tế tập thể và xin “Giấy chứng nhận quyền quản lý đất nông thôn”, đấu tranh với hành vi không xin phép xây dựng nhà ở tại địa phương. Kết quả là hơn 200 hộ dân không biết sự thật đã nộp đơn xin "Giấy chứng nhận quyền quản lý đất nông thôn". Trương Hải Tân, Mã Hương Lan và Vương Lương Song cũng phát thông báo tuyển dụng nhân danh Chính phủ Nhân dân Đặng Châu, tuyển dụng sinh viên đại học vào làm việc cho chính quyền này, trước sau có hơn 10 sinh viên đại học không biết sự thật đã liên tiếp gửi hồ sơ xin việc đến Văn phòng Chính phủ Nhân dân thành phố Đặng Châu đối diện với số 28, Phố 1 Quảng trường Lão Cổ. Vài tháng sau, một dự án phát triển đô thị ở trấn Cấp Than liên quan đến lợi ích của những người thân Mã Hương Lan và Vương Lương Song do tranh chấp sử dụng đất. Các nhà phát triển bất động sản đã liên tiếp nhận được "Thông báo đình chỉ của chính phủ nhân dân thành phố Đặng Châu" và "Thông báo xử phạt hành vi xây nhà trái phép của chính quyền trấn Cấp Than". Cảm thấy nghi ngờ, họ liền đi trình báo vụ việc với cảnh sát, sau khi Cục Công an thành phố Đặng Châu lập hồ sơ điều tra, bộ ba Trương Hải Tân, Mã Hương Lan và Vương Lương Song đã bị cảnh sát bắt giữ ngay lập tức. Ngày 21 tháng 4 năm 2014, Trương Hải Tân, Mã Hương Lan và Vương Lương Song đã bị Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Đặng Châu truy tố với tội danh giả mạo tài liệu chính thức của cơ quan nhà nước. Sáng ngày 27 tháng 6 năm 2014, Tòa án Đặng Châu đã tuyên phạt Trương Hải Tân 2 năm tù về tội làm giả văn bản của cơ quan nhà nước; các đồng phạm Mã Hương Lan và Vương Lương Song bị kết án 10 tháng và 8 tháng tù về cùng tội danh. Sau khi tòa tuyên án, Trương Hải Tân và Mã Hương Lan đã bày tỏ sự không hài lòng với phán quyết tại tòa nhưng không rõ liệu họ có kháng cáo hay không. Ảnh hưởng. Trương Hải Tân, Mã Hương Lan và Vương Lương Song tự đứng ra thành lập chính phủ nhân dân thành phố Đặng Châu. Trọng tâm công việc chính của họ là quản lý và giao thầu đất đai ở nông thôn. Đây là yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy họ thành lập chính quyền này. Việc tiếp cận của hơn 200 hộ dân còn có thể chứng minh “chính sách” mà họ xây dựng đã thực sự đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận người dân. Điều này cũng phản ánh rằng chính quyền thành phố Đặng Châu có một số vấn đề nhất định trong chính sách hợp đồng đất đai. Sau khi vụ việc bị báo chí phanh phui, nó cũng phơi bày nhiều vấn đề tồn tại trong xã hội Trung Quốc hiện nay, chẳng hạn như ở Trung Quốc, cần tăng cường giám sát các ban ngành liên quan, cải thiện khả năng phân biệt đúng sai của sinh viên đại học, khẩn trương nâng cao việc quản lý công tác khắc dấu, cân nhắc xem nên có thêm các kênh biểu đạt thông suốt để bảo vệ quyền lợi của người dân hay không.
7,902,511
19,793,765
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19793765
Josephine Langford
Josephine Langford (sinh ngày 18 tháng 8 năm 1997) là một nữ diễn viên người Úc. Cô được biết đến nhiều nhất với vai chính Tessa Young trong sê-ri phim "After (2019)" (bao gồm các phần After We Collided, After We Fell, After Ever Happy). Cô cũng vào vai Emma Cunningham trong phim "Moxie" phát sóng trên Netflix đồng thời vào vai Zoey trong phim hài lãng mạn "The Other Zoey" của Netflix và Katy Gibson trong "Gigi & Nate". Josephine Langford đã giành được Teen Choice Award với vai diễn Tessa. Sự nghiệp. Josephine Langford sinh ra ở Perth, Tây Úc và lớn lên ở Applecross là một vùng ngoại ô ven sông của Perth. Cô là con gái út của Stephen Langford là một bác sĩ và là giám đốc dịch vụ y tế của Royal Flying Doctor Service of Australia và Elizabeth Green là một bác sĩ nhi khoa. Khi còn nhỏ, Langford đã bắt đầu yêu thích âm nhạc và chơi saxophone, violin và piano. Năm 2008, khi mới 10 tuổi, chính Langford đã viết và biểu diễn bài hát có tên ""Shadows" cho một cuộc thi âm nhạc, bài hát này đã mang về cho cô danh hiệu "Bài hát của năm"". Langford bắt đầu tham gia các lớp diễn xuất từ năm 13 tuổi. Năm 2012, cô bắt đầu tham gia các lớp diễn xuất tại Trường Điện ảnh Perth. Năm 14 tuổi, cô bắt đầu góp mặt trong một số phim ngắn như Sex Ed (2013), "Khi Biệt Ly" (2013), "Dòng Máu Giang Hồ" (2014). Cô ra mắt lần đầu trên màn ảnh trong bộ phim Pulse (2017), được chiếu tại các liên hoan phim. Cô cũng đóng vai nữ diễn viên phụ cùng năm trong bộ phim kinh dị của Mỹ "Wish Upon", diễn xuất cùng với Joey King. Vào tháng 7 năm 2018, Langford được chọn vào vai Tessa Young trong phim "After (2019", dựa trên tiểu thuyết cùng tên năm 2014 (thuộc dòng tiểu thuyết dành cho người lớn mới) của Anna Todd. Phim được khởi chiếu vào năm 2019 và thu về 69,7 triệu đô la trên toàn thế giới. Josephine Langford đóng lại vai diễn trong phần tiếp theo, "After We Collided", được phát hành vào tháng 9 năm 2020.
7,902,514
19,793,865
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19793865
Album1
album1 là album phòng thu đầu tay của DJ, nhạc sĩ, nhà sản xuất âm nhạc, nhà soạn nhà người Hà Lan San Holo. Được xuất bản ngày 21 tháng 9 năm 2018 bởi label độc lập bitbird, album này có sự tham gia của Sofie Winterson, Bipolar Sunshine, James Vincent McMorrow, Yvette Young, Cassini, The Nicholas, Duskus, Caspian và Fazerdaze. album 1 có 12 đĩa đơn, nổi bật nhất là: "Worthy", "lift me from the ground", "Brighter Days", "Forever Free", "Surface" và "Voices In My Head". Ngay sau khi xuất bản, "album1" đã chiếm giữ vị trí #7 trên bảng xếp hạng Billboard Dance/Electronic Albums vào tuần ngày 6 tháng 10 năm 2018, trở thành album đầu tiên của San Holo đạt top 10. Đồng thời, 3 đĩa đơn trong "album1" đã lọt vào bảng xếp hạng Dance/Electronic Songs cũng trong khoảng thời gian đó: "lift me from the ground" "tái xuất" với vị trí #39, trong khi "Show Me" và "Brighter Days" lần lượt chiếm vị trí #42 và #49. "album1" được đề cử giải Edison Pop Award Album nhạc dance hay nhất năm 2019. Thông tin cụ thể. Phần lớn các bài nhạc trong album được viết và thu âm ở một phòng thu tại gia, nơi San Holo thuê ở Đại lộ Vestal, Los Angeles, Mỹ thông qua Airbnb. Khác với phần lớn các album EDM khác, San Holo tập trung vào sáng tác và thu âm nhạc cụ sống với băng ghi âm analog. Những bài nhạc trong "album1" là sự kết hợp của giọng hát đậm chất melodic, các đoạn guitar riff, vĩ cầm, dàn trống, và các yếu tố của dòng nhạc future bass. Album mang đậm màu sắc post-rock của San Holo và chịu ảnh hưởng bởi âm thanh EDM đương đại. Sander gọi đây là "post-EDM". Từ tháng 5 năm 2018 đến đầu tháng 7 năm 2018, van Dijck đã phát hành các đoạn video hậu trường của những bài hát chưa phát hành, bao gồm "forever free" và "worthy". Vào ngày 26 tháng 7 năm 2018, những cảnh hậu trường này được tiết lộ là một phần của việc phát hành album mới, trong một video của Sander thông báo về album đầu tay "album1". Ngày 3 tháng 8 năm 2018, Holo phát hành 2 đĩa đơn trong album: "worthy" và "lift me from the ground" trên hãng bitbird và thông báo về tour diễn để quảng bá album. Ngay sau khi ra mắt, "lift me from the ground" chiếm vị trí #42 trên bản xếp hạng Billboard Hot Dance/Electronic Songs tuần ngày 18 tháng 8 năm 2018. 31 tháng 8 năm 2018, một đĩa đơn khác trong "album1" được phát hành: "brighter days", với sự góp giọng của ca sĩ Bipolar Sunshine, và một video lời của bài nhạc. San Holo và Bipolar Sunshine đã cùng nhau trình diễn bài nhạc này tại sự kiện 3FM Awards vào ngày 5 tháng 9. Các đơn đặt mua sớm "album1" được mở bán ngày 7 tháng 9 năm 2018, kèm theo đó là thông báo về ngày chính thức phát hành album: ngày 21 tháng 9 trên Twitter của San Holo. Một đĩa đơn khác trong "album1" được phát hành ngày 14 tháng 9 năm 2018 có tựa đề "forever free" với sự hợp tác cùng Duskus. Một tuần trước khi chính thức phát hành album vào ngày 21 tháng 9, hai đĩa đơn nữa trong album được phát hành: "Surface" với sự góp mặt của ban nhạc post-rock Caspian và giọng hát của Fazerdaze vào ngày 17, "Voices in My Head" với sự góp mặt của The Nicholas vào ngày 19. Phát biểu với Forbes, San miêu tả album này là "nhạc điện tử, nhưng với album mới này, tôi sẽ sử dụng những âm thanh từ các nhạc cụ sống, những âm thanh hoàn toàn chân thực để xây dựng cầu nối giữa thế giới EDM và thế giới indie cho tới khi chúng thành một." Đánh giá chuyên môn. Album này đã nhận được những đánh giá tích cực từ các nhà phê bình. Nó đã đạt vị trí #2 trên bảng xếp hạng Top 10 Album Dance/Electronic hay nhất do giới phê bình bình chọn năm 2018 của "Billboard". ""album1" nổi bật nhờ việc sử dụng sáng tạo các nhạc cụ sống và những kĩ thuật thu âm analog... Đó là một trải nghiệm nghe mạnh mẽ, và không có gì sánh bằng việc xem San Holo chơi những đoạn solo guitar khi đứng trước tác phẩm đầy mê hoặc của mình, trực tiếp trên sân khấu" Kat Bein, từ tạp chí Billboard nhận xét. Brian Bonavoglia từ trang ThisSongSlaps xếp hạng "album1" là top album của năm 2018 và tuyên bố, ""album1" là một trong những sản phẩm vượt trội nhất mà chúng tôi từng chứng kiến trong suốt cả năm qua." Molly Hudelson từ tạp chí "Substream" nhận định, ""album1" album1 sẽ đưa bạn vào một cuộc hành trình đầy cảm xúc từ đầu đến cuối. Nhưng thay vì ép buộc một cảm xúc nhất định vào bất kỳ thời điểm nào, nó sẽ mang lại cảm giác vô cùng sảng khoái. Cho dù bạn đang bận học hay đi làm, căng thẳng bởi những rắc rối gia đình, hoặc bị choáng ngợp bởi bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào trong cuộc sống mà bạn đang phải đối mặt vào lúc này, điều mà tất cả chúng ta khao khát trong những khoảnh khắc đó là một sự nhẹ nhõm... "album1" sẽ nhẹ nhàng hướng dẫn bạn cách giải quyết tất cả." Biên tập viên Sophia Medina của EDMSauce nhận xét, "đây chắc chắn là album đầu tiên, sau một thời gian rất dài, mà tôi thực sự thích tất cả các bài hát trong album. Có lẽ bạn chưa biết, nhưng tôi rất thích những bài hát có thể không chỉ chạm đến trái tim tôi mà còn có thể đồng thời khuấy động cảm xúc của tôi. Album này đã làm được điều đó. Cảm xúc của tôi ở khắp mọi nơi! Tôi cảm thấy nếu một album có thể tạo ra một loại kết nối tình cảm nào đó, thì đó là điều chắc chắn nên được thừa nhận." Tờ The Nocturnal Times ca ngợi "album1" với đọc giả của họ: "không có gì ngạc nhiên khi album đã nhận được nhiều lời khen ngợi từ giới phê bình và là album yêu thích của những người đam mê nhạc dance." "album1" xếp hạng nhất trong top các album nhạc dance/electronic hàng đầu năm 2018 của tờ The Nocturnal Times. Matt Meadow của trang Your EDM đã gọi đây là album hay thứ ba của họ trong năm 2018 và nói thêm rằng "album gồm 12 ca khúc là sự kết nối giữa progressive rock với nhạc dance, sử dụng một phong cách sắp xếp rất khác so với hầu hết những gì mà người hâm mộ nhạc dance đã quá quen thuộc. Thêm vào đó, San đưa những đoạn guitar riff nhẹ nhàng và mạnh mẽ của mình vào bản phối để làm nổi bật phong cách âm nhạc của mình, đưa những âm thanh đậm chất riêng ấy gắn chặt vào từng nốt nhạc." Tour diễn. Bắt đầu vào ngày 30 tháng 10 năm 2018, tour diễn "album1" khu vực Bắc Mỹ có kéo dài 35 ngày, với show đầu tiên ở St. Petersburg, Florida và show cuối cùng ở Seattle, Washington. Tour diễn này có sự góp mặt của Taska Black, Duskus, Eastghost, Chet Porter, Baynk, Slow Magic, Said The Sky, The Nicholas, và BeauDamian. ""Tôi luôn nghĩ về tương lai và âm nhạc mới cũng như chuyến lưu diễn này. Tôi hy vọng sẽ mở rộng ranh giới trong cộng đồng EDM lên một tầm cao mới. Ca hát và chơi guitar mang đến cho buổi biễu diễn cảm giác mạnh mẽ hơn, sống động hơn." - Sander van Dijck"Vào ngày 3 tháng 12 năm 2018, San Holo đã công bố chuyến lưu diễn lớn nhất ở châu Âu của mình từ trước đến nay, qua hơn 12 thành phố thuộc 8 quốc gia khác nhau. Chuyến lưu diễn sẽ bắt đầu vào tháng 3 năm 2019 và sẽ diễn ra trong suốt tháng mà đỉnh điểm là chương trình ở quê nhà của anh, Hà Lan, tại Paradiso nổi tiếng ở Amsterdam. Ngày 22 tháng 1 năm 2019, Sander thông báo trên Instagram về tour diễn "album1" mở rộng ở Bắc Mỹ, qua 17 thành phố, nhắm vào thị trường mà anh đã bỏ lỡ trong chuyến lưu diễn Bắc Mỹ đầu tiên trong năm 2018. Tour diễn bắt đầu ở Sacramento, CA, kéo dài suốt một tháng cho đến khi kết thúc ở Chicago, IL.
7,902,530
19,794,047
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19794047
Câu lạc bộ bóng đá Hoàng Anh Gia Lai mùa bóng 2023
Mùa bóng 2023 là mùa giải chính thức thứ 43 trong lịch sử của câu lạc bộ bóng đá Hoàng Anh Gia Lai và là mùa thứ 21 liên tiếp đội bóng thi đấu tại V.League 1, giải bóng đá cấp độ cao nhất trong hệ thống giải đấu của bóng đá Việt Nam. Tiền mùa giải và giao hữu. Trước mùa giải 2023, Hoàng Anh Gia Lai không có bất kỳ một trận đấu giao hữu nào mà chỉ tập luyện tại Trung tâm Bóng đá Hàm Rồng. Mùa giải. Giải vô địch quốc gia. Lịch thi đấu Giải bóng đá Vô địch Quốc gia 2023 được công bố vào ngày 26 tháng 12 năm 2022. Thống kê mùa giải. Thống kê đội hình. ! colspan=14 style="background:yellow; color:; text-align:center"| Thủ môn ! colspan=14 style="background:yellow; color:; text-align:center"| Hậu vệ ! colspan=14 style="background:yellow; color:; text-align:center"| Tiền vệ ! colspan=14 style="background:yellow; color:; text-align:center"| Tiền đạo ! colspan=14 style=background:#dcdcdc; text-align:center| Cầu thủ chuyển nhượng giữa mùa giải
7,902,561
19,794,332
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19794332
Open Sud de France 2023 - Đơn
Jannik Sinner là nhà vô địch, đánh bại Maxime Cressy trong trận chung kết, 7–6(7–3), 6–3. Alexander Bublik là đương kim vô địch, nhưng thua ở vòng 1 trước Grégoire Barrère. Hạt giống. 4 hạt giống hàng đầu được miễn vào vòng 2.
7,902,613
19,794,464
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19794464
Đạp huyết tầm mai
Đạp huyết tầm mai (tiếng Trung: 踏血寻梅; tiếng Anh: Port of Call) là bộ phim điện ảnh thể loại tội phạm, giật gân của Hồng Kông năm 2015, được biên kịch, biên tập và đạo diễn bởi Ông Tử Quang (翁子光 - Philip Yung) với các diễn viên Quách Phú Thành, Xuân Hạ, Bạch Chỉ, Đàm Diệu Văn; phim dựa theo vụ án Vương Gia Mai năm 2008. "Đạp huyết tầm mai" là bộ phim bế mạc Liên hoan phim quốc tế Hồng Kông lần thứ 39 ngày 6 tháng 4 năm 2015. Phim được công chiếu tại Hồng Kông từ ngày 3 tháng 12 năm 2015. "Đạp huyết tầm mai" thắng 7 giải trong số 13 đề cử tại Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông lần thứ 35; phim còn chiến thắng và đề cử tại Giải Kim Mã, Giải hiệp hội phê bình phim Hồng Kông và Giải thưởng phim Châu Á. Phim được lựa chọn đại diện Hồng Kông cho hạng mục mục Phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc tại giải Oscar lần thứ 89, nhưng không được đề cử. Nội dung. Dựa theo Vụ sát hại Vương Gia Mai Sản xuất. Đạp huyết tầm mai bấm máy từ ngày 1 tháng 9 và đóng máy ngày 26 tháng 9 năm 2014, tại Hồng Kông. Để vào vai thanh tra Tang, Quách Phú Thành đã nuôi râu tóc, nhuộm màu và giảm chế độ tập gym. Phát hành. "Đạp huyết tầm mai" ra mắt trong buổi bế mạc Liên hoan phim quốc tế Hồng Kông ngày 6 tháng 4 năm 2015 với bản cắt của đạo diễn dài 120 phút. Phim sau đó được chông chiếu tại Hồng Kông từ ngày 3 tháng 12 năm 2015 với hai phiên bản; bản cắt của đạo diễn dài 120 phút được xếp hạng phim cấp 3, và bản chính thức dài 98 phút được xếp hạng 2B (IIB-rated).
7,902,630
19,794,474
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19794474
RIM-8 Talos
RIM-8 Talos là một trong những hệ thống tên lửa phòng không tầm xa thế hệ đầu tiên của Hải quân Mỹ, được phát triển bởi Bendix. Tên lửa Talos sử dụng phương thức dẫn đường lái theo cánh sóng, cùng với phương thức dẫn đường bằng radar bán chủ động semi-active radar homing (SARH) ở pha tiếp cận mục tiêu. Tên lửa có 4 ăng ten nhỏ ở mũi đóng vai trò bộ phận thu sóng SARH, hoạt động giống như là bộ giao thoa sóng liên tục. Tên lửa sử dụng động cơ nhiên liệu rắn khởi tốc; trong khi giai đoạn tiếp theo bay tới mục tiêu là động cơ ramjet do Bendix sản xuất, cùng với đầu đạn đóng vai trò nén khí nạp vào động cơ ramjet. Lịch sử ra đời. Talos là thành quả của chương trình phát triển tên lửa phòng không hay còn gọi là Operation Bumblebee của Hải quân Mỹ, với mục đích đánh chặn các loại tên lửa chống tàu tương tự như bom lượn Henschel Hs 293, Fritz X, và máy bay kamikaze. Tên lửa Talos là trọng tâm chính của chương trình nghiên cứu này nhưng nó lại không phải là loại tên lửa đầu tiên được phát triển, thay vào đó loại tên lửa đầu tiên được đưa vào trang bị là loại RIM-2 Terrier. Tên lửa Talos ban đầu được mang mã định danh là SAM-N-6 sau đó được định danh lại thành RIM-8 vào năm 1963. Cấu trúc thân tên lửa được sản xuất bởi McDonnell Aircraft tại St. Louis; công đoạn tổng lắp được thực hiện bởi Bendix Missile Systems tại Mishawaka, Indiana. Các phiên bản ban đầu của tên lửa có giá khoảng 155.000 $ thời điểm năm 1955 (1.793.335 $ năm 2022); tuy nhiên, giá thành của tên lửa đã được giảm xuống do Bendix nâng cao sản lượng tên lửa. Hệ thống Talos có nhược điểm là kích thước lớn và sử dụng hệ thống radar kép; do đó chỉ có một số loại tàu chiến cỡ lớn mới thích hợp cho việc trang bị loại tên lửa này cùng với radar dẫn đường AN/SPW-2 và radar chiếu xạ mục tiêu AN/SPG-49. Với kích thước dài tới 9,9 mét và nặng 3,5 tấn, tên lửa Talos có thể tương đương với các loại máy bay chiến đấu cỡ nhỏ. Hệ thống phóng tên lửa Talos Mark 7 GMLS (Guided Missile Launching System) được lắp đặt trên 3 tàu chiến thuộc lớp Galveston (được sửa đổi từ lớp tàu tuần dương hạng nhẹ Cleveland) với 16 tên lửa sẵn sàng trên giá phóng cùng với 30 tên lửa và tầng đẩy phụ dự trữ. Các tàu tuần dương chạy bằng năng lượng hạt nhân cùng với 3 tàu tuần dương thuộc lớp Albany mang hệ thống phóng tên lửa Mark 12 cùng kho chứa 52 tên lửa đặt bên dưới boong tàu. Nguyên mẫu SAM-N-6b/RIM-8A có tầm bắn khoảng 50 dặm và được trang bị đầu đạn loại tiêu chuẩn. Phiên bản SAM-N-6bW/RIM-8B được trang bị đầu đạn hạt nhân, loại đạn này không trang bị radar bán chủ động. Phiên bản tên lửa SAM-N-6c/RIM-8E "Unified Talos" có khả năng thay đổi các loại đầu đạn khi cần thiết. Trong khi RIM-8E được trang bị loại đầu dò mục tiêu sóng liên tục pha cuối cải tiến và có trần bay lớn hơn. Các tên lửa thuộc phiên bản RIM-8C cũng được trang bị lại với đầu dò mục tiêu mới và được định danh là RIM-8F. RIM-8G và RIM-8J có cải tiến về cự ly khoá mục tiêu lớn hơn và thay thế nhiên liệu động cơ đẩy giúp tên lửa đạt tầm bắn 130 dặm. Phiên bản đất đối không đã được Mỹ sử dụng trong chiến tranh tại Việt Nam, theo đó đã có 4 chiếc MiG bị bắn hạ bởi tên lửa phóng từ các tàu chiến mang số hiệu USS "Chicago" và "Long Beach". Ngày 23 tháng 5 năm 1968, một tên lửa Talos phóng đi từ "Long Beach" đã bắn rơi máy bay MiG từ khoảng cách 65 dặm. Đây là lần đầu tiên tên lửa phòng không bắn đi từ tàu chiến hạ được máy bay của đối phương. Các mảnh vỡ từ vụ nổ đã làm rơi chiếc MiG thứ 2 bay gần đó. Tháng 9 năm 1968, tàu khu trục "Long Beach" đã tiếp tục bắn rơi một máy bay MiG khác ở cự ly 61 dặm. Ngày 9 tháng 5 năm 1972, tên lửa Talos phóng từ bệ phóng phía mũi tàu đã bắn rơi một chiếc MiG từ khoảng cách xa. tên lửa Talos cũng có khả năng bắn các mục tiêu mặt đất. Phiên bản tên lửa RIM-8H Talos-ARM là phiên bản chống radar, được phát triển để tấn công các trạm radar bờ biển, phiên bản này bắt đầu được đưa vào thử nghiệm trong việc chống lại các trạm radar tên lửa phòng không của kiền Bắc Việt Nam. Fate. "Long Beach" tiến hành loại biên hệ thống Talos từ năm 1978. Hệ thống hoàn toàn bị loại khỏi trang bị của Hải quân Mỹ sau khi tàu bị loại biên năm 1979. Sau quãng thời gian dài 21 năm trang bị, nó đã được thay thế bởi hệ thống tên lửa RIM-67 Standard, cùng với hệ thống phóng Mk10 nhỏ hơn. Hiện tại ở công viên Military Honor Park ở lối vào sân bay quốc tế Bend, South Bend, bang Indiana có trưng bày 2 tên lửa Talos. Một tên lửa cũng đang được trưng bày tại South Bend Regional Airport (Bendix Field).
7,902,632
19,794,554
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19794554
Thân vương của Thánh chế La Mã
Thân vương của Đế chế La Mã Thần thánh (tiếng Latinh: "princeps imperii"; tiếng Đức: "Reichsfürst, cf. Fürst") còn được gọi là Hoàng thân, nó là một tước hiệu cao cấp nhất được phong cho một nhà cai trị cha truyền con nối, nhà quý tộc hoặc Giám mục vương quyền được Hoàng đế La Mã Thần thánh công nhận chính thức bằng chiếu thư. Định nghĩa. Ban đầu, những người sở hữu tước vị Thân vương mang nó với tư cách là chư hầu trực tiếp của Hoàng đế, người nắm giữ một thái ấp (lãnh thổ thế tục hoặc lãnh thổ giáo hội) không nằm dưới bất kỳ quyền lực của một nhà cai trị nào khác ngoại trừ Hoàng đế. Tuy nhiên, vào thời điểm Đế chế La Mã Thần thánh bị bãi bỏ vào năm 1806, có một số người nắm giữ các tước hiệu Hoàng gia không đáp ứng các tiêu chí này. Do đó, có hai loại Thân vương chính: những người thực thi "Landeshoheit" (chủ quyền trong lãnh thổ của một nhà cai trị trong khi tôn trọng luật pháp và truyền thống của Đế chế) cũng như một cá nhân hoặc cử tri chung trong Đại hội Đế chế, và những người có tước hiệu danh dự (sở hữu tước vị nhưng không có thái ấp hoặc bỏ phiếu trong Đại hội Đế chế). Người đầu tiên được coi là thuộc "hoàng gia" theo nghĩa được đối xử như những người có chủ quyền, có quyền kết hôn với các triều đại trị vì. Tầng thứ hai bao gồm các quý tộc cấp cao, tuy nhiên, tước hiệu quý tộc không bao hàm sự bình đẳng với hoàng gia. Những khác biệt này đã phát triển trong Đế chế, nhưng đã được Đại hội Viên công nhận cụ thể vào năm 1815 khi nó thành lập Bang Liên Đức và công nhận một địa vị cụ thể, nâng cao (Standesherren hoặc triều đại trung gian) cho các Thân vương trung gian của Đế chế không còn tồn tại. Các tước hiệu thực tế được sử dụng bởi các quý tộc Đế quốc thay đổi đáng kể vì lý do lịch sử, và bao gồm Đại công tước (Archduke), Công tước, Phiên địa Bá tước (Markgraf), Phong địa Bá tước (Landgraf), Hành cung Bá tước (Pfalzgraf), Bá tước hoàng gia (Gefürstete Grafen), cũng như các Thân vương và Tuyển đế hầu. Hơn nữa, hầu hết các thái ấp của Đức trong Đế chế (ngoại trừ các Tuyển đế hầu) đều được thừa kế bởi tất cả nam giới trong một gia đình chứ không phải bởi con trưởng, tước hiệu Thân vương (hoặc bất kỳ tước hiệu nào mà gia đình sử dụng) cũng được chia sẻ tương tự như vậy bởi tất cả các thành viên gia đình, nam và nữ.
7,902,643
19,794,670
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19794670
Chuyển vị liên hợp
Trong toán học, chuyển vị liên hợp ("conjugate transpose") của một ma trận phức formula_1 cỡ formula_2 là một ma trận thu được bằng cách chuyển vị formula_1 và lấy liên hợp phức của từng hệ số trong ma trận formula_1 (liên hợp phức của số phức formula_5 là formula_6, với hai số thực formula_7 và formula_8). Chuyển vị liên hợp có kích cỡ formula_9 và thường được ký hiệu là formula_10 hay formula_11 hay formula_12, hoặc một ký hiệu rất thường gặp trong vật lý là formula_13. Nó còn được gọi là chuyển vị Hermite, theo tên của nhà toán học Pháp Charles Hermite, hoặc chỉ đơn giản là liên hợp ("adjoint"). Đối với các ma trận thực, chuyển vị liên hợp chỉ đơn giản là chuyển vị, formula_14. Định nghĩa. Chuyển vị liên hợp của một ma trận formula_1 cỡ formula_2 được định nghĩa chính tắc là:|cellpadding=6|border colour=#0073CF|background colour=#F5FFFA}}trong đó chỉ số formula_17 ký hiệu cho hệ số thứ formula_18 trong ma trận, với formula_19 và formula_20, và gạch ngang trên ký hiệu liên hợp phức vô hướng. Định nghĩa trên còn có thể được viết dưới dạng trong đó formula_22 ký hiệu cho chuyển vị và formula_23 ký hiệu cho ma trận với các số hạng được lấy liên hợp phức. Một số tên gọi khác cho chuyển vị liên hợp của một ma trận bao gồm chuyển vị Hermite, ma trận liên hợp hay chuyển hợp. Chuyển vị liên hợp của ma trận formula_1 có thể được ký hiệu bởi một trong các cách sau: Trong một số ngữ cảnh, formula_11 ký hiệu cho ma trận chỉ với các hệ số được liên hợp phức và không có chuyển vị. Ví dụ. Giả sử chúng ta muốn tính toán chuyển vị liên hợp của ma trận formula_1 sau. Đầu tiên ta chuyển vị ma trận: Sau đó ta lấy liên hợp từng hệ số của ma trận: Một số liên hệ cơ bản. Một ma trận vuông formula_1 với các hệ số formula_35 được gọi là Ngay cả nếu formula_1 không là ma trận vuông, hai ma trận formula_45 và formula_46 đều là hermite và chính là các ma trận nửa xác định dương. Khái niệm a trận chuyển vị "liên hợp" formula_10 không được nhầm lẫn với ma trận phụ hợp ("adjugate"), formula_48, đôi khi cũng được gọi là "adjoint". Chuyển vị liên hợp formula_10 của ma trận formula_1 với các hệ số thực đơn giản về chuyển vị formula_22 của formula_1, bởi liên hợp của một số thực là chính nó. Đặt vấn đề. Chuyển vị liên hợp được nảy sinh từ cách mà các số phức có thể được biểu diễn hữu ích bằng các ma trận thực formula_53, thỏa mãn các phép toán cộng và nhân: Điều này nghĩa là, ký hiệu mỗi số "phức" formula_55 bằng một ma trận "thực" formula_53 biểu diễn biến đổi tuyến tính trên sơ đồ Argand (được coi là không gian vectơ "thực" formula_57), chịu ảnh hưởng của phép nhân phức với "formula_55" trên formula_59. Do đó, một ma trận phức formula_2 cũng được biểu diễn hiệu quả bởi một ma trận formula_61 gồm các số thực. Chuyển vị liên hợp do đó được nảy sinh một cách tự nhiên từ kết quả của việc chuyển vị một ma trận như vậy—khi được xem lại là một ma trận formula_9 gồm các số phức. Tổng quát hóa. Tính chất cuối cùng bên trên cho thấy rằng nếu ta coi rằng formula_1 là một biến đổi tuyến tính từ không gian Hilbert formula_100 vào formula_101 thì ma trận formula_10 tương ứng với toán tử liên hợp của formula_103. Khái niệm toán tử liên hợp giữa các không gian Hilbert do đó có thể được xem là tổng quát hóa của khái niệm chuyển vị liên hợp của các ma trận đối với một cơ sở trực chuẩn. Còn có một cách tổng quát hóa khác: giả sử formula_104 là một ánh xạ tuyến tính từ một không gian vectơ formula_105 vào một không gian khác, formula_106 thì ánh xạ tuyến tính liên hợp phức và ánh xạ tuyến tính chuyển vị được xác định, và do đó ta có thể lấy chuyển vị liên hợp của formula_104 là liên hợp phức của ánh xạ chuyển vị của formula_104. Nó ánh xạ đối ngẫu liên hợp của formula_106 vào đối ngẫu liên hợp của formula_105.
7,902,668
19,794,767
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19794767
Vòng loại Cúp bóng đá U-20 nữ châu Á 2024
Vòng loại Cúp bóng đá U-20 nữ châu Á 2024 là giải đấu bóng đá dành cho lứa tuổi dưới 20 tuổi của nữ nhằm quyết định các đội tham dự Vòng chung kết Cúp bóng đá U-20 nữ châu Á 2024. Tổng cộng có tám đội đủ điều kiện để thi đấu trong vòng chung kết. Đội chủ nhà Uzbekistan và ba đội xuất sắc nhất của giải đấu năm 2019 gồm Nhật Bản, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Hàn Quốc sẽ được đặc cách vượt qua vòng loại, trong khi bốn đội tuyển còn lại sẽ được quyết định thông qua vòng loại. Sẽ có hai vòng loại, với vòng đầu tiên từ ngày 4 đến ngày 12 tháng 3 năm 2023 và vòng thứ hai diễn ra từ ngày 3 đến ngày 11 tháng 6 năm 2023. Bốc thăm. Trong số 47 thành viên của AFC, có tổng cộng 31 đội tham dự, trong đó Nhật Bản, CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc mặc định giành suất tham dự vòng chung kết với vị trí là ba đội xuất sắc nhất của Giải vô địch bóng đá nữ U-19 châu Á 2019 và do đó được miễn tham dự vòng loại. Lễ bốc thăm cho vòng loại thứ nhất được tổ chức vào 14:00 MYT (), ngày 3 tháng 11 năm 2022, tại Trụ sở của AFC ở Kuala Lumpur, Malaysia. 31 đội được chia thành 7 bảng 4 đội và 1 bảng 3 đội, các đội được xếp hạt giống theo thành tích ở vòng chung kết Giải vô địch bóng đá nữ U-19 châu Á và vòng loại (xếp hạng tổng thể được hiển thị trong ngoặc đơn; NR là viết tắt của đội không xếp hạng). 8 đội tuyển đóng vai trò là chủ nhà của các bảng đấu được chia thành nhóm cho các nước chủ nhà. Vòng hai. Lễ bốc thăm cho vòng hai của vòng loại được tổ chức vào ngày 23 tháng 3 năm 2023, lúc 15:00 MYS (), tại trụ sở của AFC ở Kuala Lumpur, Malaysia. Đối với vòng loại thứ hai, 8 đội sẽ được chia thành 2 bảng 4 đội. Các đội sẽ được xếp hạt giống theo thành tích của họ ở vòng chung kết Giải vô địch bóng đá nữ U-19 châu Á 2019 và vòng loại. Vòng loại thứ hai sẽ diễn ra từ ngày 3 đến ngày 11 tháng 6 năm 2023. Bảng A. <onlyinclude> Bảng B. <onlyinclude> Các đội tuyển đã vượt qua vòng loại. 8 đội sau đã vượt qua vòng loại để tham dự giải đấu.
7,902,680
19,794,869
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19794869
Hiện tượng quan sát thấy UFO ở Vương quốc Liên hiệp Anh
Đây là danh sách những trường hợp được cho là đã nhìn thấy vật thể bay không xác định (UFO) đáng chú ý ở Vương quốc Liên hiệp Anh. Nhiều vụ chứng kiến hơn đã được biết đến kể từ khi Văn khố Quốc gia công bố dần dần số lượng báo cáo về hiện tượng quan sát thấy UFO của Bộ Quốc phòng từ năm 2008 đến năm 2013. Trong những năm gần đây, người ta đã nhìn thấy nhiều nhóm đèn di chuyển chậm trên bầu trời đêm, có thể dễ dàng giải thích đó là đèn lồng Trung Quốc. Được thực hiện từ năm 1997 đến năm 2000, Dự án Condign kết luận rằng tất cả các trường hợp nhìn thấy hiện tượng trên không không xác định được điều tra ở Vương quốc Liên hiệp Anh có thể là do các vật thể bị xác định nhầm nhưng có thể giải thích được hoặc là hiện tượng tự nhiên chưa được hiểu rõ.
7,902,709
19,795,047
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19795047
Thúy Hà (định hướng)
Thúy Hà có thể là
7,902,745
19,795,120
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19795120
Redmi Note 10
Redmi Note 10 là một dòng điện thoại thông minh chạy hệ điều hành Android của dòng sản phẩm Redmi Note của hãng Redmi, một thương hiệu con của Xiaomi Inc. Dòng máy này được giới thiệu vào tháng 3 năm 2021 tại Ấn Độ và trên toàn thế giới. and May 2021 in China. Nó kế thừa dòng điện thoại thông minh Redmi Note 9, được giới thiệu vào năm 2020. Trong một số thị trường, Redmi Note 10 5G được tiếp thị dưới tên gọi POCO M3 Pro và Redmi Note 10T 5G. Ở Nga, Redmi Note 10 5G được bán dưới tên gọi Redmi Note 10T nhưng không hỗ trợ mạng 5G. Một phiên bản Redmi Note 10 JE (Japan Edition) được giới thiệu cho thị trường Nhật Bản, có các thông số kỹ thuật tương tự như Redmi Note 10 5G nhưng có bộ xử lý, pin khác và được thêm khả năng chống nước IP68. Redmi Note 10T tại Nhật Bản có hầu hết các thông số kỹ thuật giống với Redmi Note 10 JE nhưng có camera, thiết kế, dung lượng pin khác với Note 10 5G và hỗ trợ eSIM. Vào ngày 24 tháng 5 năm 2022, Xiaomi giới thiệu Redmi Note 11SE có cùng cấu hình với phiên bản Redmi Note 10 5G ở Trung Quốc nhưng có thiết kế từ POCO M3 Pro. Điện thoại Redmi Note 10 Pro 5G được bán trên thị trường toàn cầu với tên gọi POCO X3 GT. Năm 2022, Redmi Note 10S đã được giới thiệu lại tại Ấn Độ với tên gọi Redmi Note 11 SE (không nên nhầm lẫn với phiên bản Redmi Note 11SE của Trung Quốc) và với tên gọi Poco M5s trên thị trường toàn cầu. Redmi Note 11 SE không đi kèm với sạc và Poco M5s có một số khác biệt nhỏ. Thông số kỹ thuật. Điện thoại có trọng lượng nhẹ 188,8g, giúp dễ dàng cầm và sử dụng bằng một tay. Độ dày và lưng nhựa cong với bề mặt mịn giúp tăng độ bám và sự hấp dẫn. Thiết kế và Cấu trúc. Điện thoại có ba màu đẹp; Shadow Black (Onyx Gray), Frost White (Pebble White) và Aqua Green (Lake Green). Nó có lưng nhựa và mặt trước được bảo vệ bởi kính Corning Gorilla Glass 3 với các cạnh bo tròn và thân máy cong. Nói về kích thước của điện thoại, chiều cao là 160,46 mm, chiều rộng là 74,5 mm và độ dày là 8,29 mm. Như đã đề cập trước đó, trọng lượng tổng thể của nó là 188,8 gam. Chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng kích thước của nó có sự cân bằng tốt hơn với các đối thủ khác trên thị trường. Màn hình. Xiaomi Redmi Note 10 được trang bị màn hình AMOLED Dot-Display với độ phân giải 1080 x 2400 Pixel. Kích thước màn hình là 6,43 inch. Ngoài ra, độ sáng của điện thoại là 700 nits, có thể mở rộng lên tối đa 1100 nits, rất cao. Hơn nữa, điện thoại có mật độ điểm ảnh là 409 PPI, trong khi tỷ lệ tương phản là khoảng 4.500.000:1. Ngoài ra, tỷ lệ màn hình trên thân máy là khoảng 83,5%. Điện thoại có 16 triệu màu hiển thị 8-bit và độ phân giải HD+. Loại màn hình này thường được tìm thấy trên các điện thoại cao cấp. Ngoài ra, tốc độ làm mới là 60Hz, một chút thấp so với hầu hết các điện thoại tầm trung, vì gần như tất cả các điện thoại tầm trung đều có tốc độ làm mới 90Hz. Các tính năng khác liên quan đến màn hình bao gồm gam màu DCI-P3, một phiên bản cập nhật mới cung cấp đủ lượng kết hợp màu sắc đối với hiển thị hình ảnh chuyển động. Ngoài ra, nó còn có chế độ đọc 3.0 và chế độ hiển thị dưới ánh nắng mặt trời 2.0, giúp bảo vệ mắt khi đọc và sử dụng màn hình dưới ánh nắng mặt trời. Hiệu suất. Điện thoại có hai phiên bản RAM là 4GB và 6GB. RAM của tất cả các phiên bản đều là loại LPDDR4X, nhanh hơn và hiệu quả hơn so với các loại RAM DDR. Hơn nữa, điện thoại chạy trên nền tảng Android 11 và giao diện người dùng tùy chỉnh MIUI 12 dựa trên Android R. Về phần cứng, điện thoại được trang bị chipset Qualcomm Snapdragon 678, phổ biến và được yêu thích bởi người dùng, cùng với GPU Qualcomm Adreno 612, đảm bảo hiệu suất mượt mà của điện thoại. Hơn nữa, nó có kiến trúc 64 bit và đạt điểm AnTuTu 238.519. Điểm AnTuTu này rất tốt so với các điện thoại cùng loại. Camera sau. Điện thoại này được trang bị bốn camera ở mặt sau. Bộ camera gồm một camera góc rộng 48MP, một camera siêu rộng 8MP, cảm biến macro 2MP và cảm biến độ sâu 2MP. Camera sau cung cấp độ phân giải hình ảnh lên đến 8000 x 6000 pixel. Hơn nữa, nó có thể quay video 4K. Camera trước. Xiaomi đã trang bị cho Redmi Note 10 một camera trước đơn 13MP. Nó cung cấp độ phân giải hình ảnh lên đến 4128 x 3096 pixel và có khẩu độ f/2.45, phủ rộng một khu vực lớn. Một số tính năng chụp ảnh đáng chú ý của camera này bao gồm Timed burst, AI Beautify, chế độ chân dung AI với hiệu ứng bokeh và điều khiển độ sâu, nhận diện khuôn mặt và HDR. Hơn nữa, camera trước cũng có thể quay video độ phân giải cao.
7,902,765
19,795,126
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19795126
Al Malbanah
Al Malbanah là một ngôi làng ở tỉnh Al Madinah, phía tây Ả Rập Xê Út .
7,902,766
19,795,168
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19795168
James Pantemis
James Pantemis (; sinh ngày 21 tháng 2 năm 1997) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Canada thi đấu ở vị trí thủ môn cho CF Montréal và đội tuyển quốc gia Canada.
7,902,777
19,795,176
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19795176
Richie Laryea
Richmond Mamah Laryea ( ; Ga: ; sinh ngày 7 tháng 1 năm 1995) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Canada chơi ở vị trí hậu vệ hoặc tiền vệ cho câu lạc bộ Toronto FC tại Major League Soccer theo dạng cho mượn từ Nottingham Forest. Anh thi đấu cho đội tuyển quốc gia Canada.
7,902,782
19,795,341
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19795341
Giả thuyết Firoozbakht
Trong lý thuyết số, Giả thuyết Firoozbakht ) là giả thuyết về sự phân phối của các số nguyên tố. Nó được đặt tên theo nhà toán học Farideh Firoozbakht người phát biểu nó lần đầu trong 1982. Giả thuyết phát biểu rằng formula_1 (trong đó formula_2 là số nguyên tố thứ "n)" là hàm giảm ngặt của "n", hoặc tương đương: xem , . Sử dụng các khoảng cách tối đại, Farideh Firoozbakht đã kiểm chứng giả thuyết của bà cho tới 4.444. Nhờ mở rộng đáng kể bảng các khoảng cách tối đại, giả thuyết được kiểm chứng cho tất cả số nguyên tố nằm dưới 264 ≈ . Nếu giả thuyết đúng, thì hàm khoảng cách số nguyên tố formula_5 sẽ thỏa mãn: Hơn nữa: xem thêm . Đây làm một trong những cận trên mạnh nhất cho khoảng cách số nguyên tố, đôi khi còn mạnh hơn cả "giả thuyết của Cramér và Shanks". Nó suy ra dạng mạnh hơn của giả thuyết Cramér và do đó không nhất quán với heuristic của Granville và Pintz và của Maier rằng xuất hiện vô số lần với bất kỳ formula_9 trong đó formula_10 là hằng số Euler–Mascheroni. Có hai giả thuyết có liên quan sau (xem bình luận dưới ) là là dạng yếu hơn, và là dạng mạnh hơn.
7,902,786