text
stringlengths
93
20.7k
Sữa trứng bí đỏ dừa (tiếng Thái: สังขยาฟักทอง, sangkhaya fak thong, [sǎŋkʰajǎː fák tʰɔːŋ]; tiếng Khmer: សង់ខ្យាល្ពៅ, sankhya lapov'; tiếng Lào: ສັງຂະຫຍາໝາກອຶ, sangkhaya maku) là món tráng miệng Đông Nam Á, bao gồm sữa trứng dừa được nướng bằng bí đỏ hoặc kabocha. Đặc điểm dễ nhận biết của sữa trứng bí đỏ dừa là sữa trứng cho vào bên trong quả bí và món này thường được trình bày nguyên miếng. == Tham khảo ==
Rau muống xào là một món rau phổ biến tại châu Á. Rau muống được xào cùng với các loại rau, gia vị và đôi lúc cả với các loại thịt. Món ăn này thường xuất hiện ở khắp các nước Đông, Nam và Đông Nam Á; từ ẩm thực Tứ Xuyên và Quảng Đông tại Trung Quốc, cho tới ẩm thực Philippines, Indonesia, Malaysia, Singapore, Campuchia và Việt Nam tại Đông Nam Á; và cả ẩm thực Sri Lanka và Bengal tại Nam Á. Do vậy nên món ăn này có rất nhiều tên gọi, ví dụ như tumis kangkung hay cah kangkung ở Indonesia; kangkong goreng ở Malaysia; ginisang kangkóng hay adobong kangkóng ở Philippines; stir fry kong xin cai (空心菜); stir fry tung choy or ong choy (通菜) ở Trung Quốc; khteah tuk chien cha (ខ្ទះទឹកចៀនឆា) ở Campuchia; kankun mallung ở Sri Lanka; và kolmi shak bhaja ở Bangladesh và đông Ấn Độ. Rau muống xào là một trong những món ăn châu Á được chế biến từ rau đơn giản, dễ làm và tiết kiệm nhất, nhờ đó đã trở thành món ăn phổ biến. Rau muống mọc nhiều ở các dòng nước, sông, hồ và đầm lầy ở vùng Đông Nam Á nhiệt đới và Nam Trung Quốc. Tỏi, hành tím hoặc hành tây được phi thơm trong dầu ăn, sau đó cho thêm vào rau muống đã cắt và rửa sạch, xào trong chảo với lửa lớn và một ít dầu ăn. Quá trình xào sẽ làm caramel hóa một chút các nguyên liệu. Các loại sốt gia vị được nêm nếm tùy theo khẩu vị và công thức. Một số người có thể thêm vào vài lát ớt đỏ để món ăn có vị cay, ngoài ra cũng có thể cho thêm tôm tươi hoặc tôm khô. Một số công thức khác có thể cho thêm đậu phụ đã cắt thành miếng vuông. Món rau muống xào có thể thay đổi tùy theo cách nêm nếm gia vị. Người nấu có thể nêm nếm đôi chút bằng tỏi, hạt tiêu, nước mắm, dầu hào, hoặc cũng có thể dùng ớt cay, tauco (một loại sốt làm từ đậu nành lên men), mắm tôm hay các loạt sốt khác. Phiên bản rau muống xào tại Việt Nam thường dùng nước mắm để nêm nếm, trong khi tại Indonesia và Malaysia thì lại hay dùng mắm tôm. Ở Philippines, người ta hay dùng một loại gia vị hỗn hợp giữa xì dầu và giấm, giống như gia vị cho món adobo kiểu Philippines; một số biến thể cũng dùng mắm tôm, nước mắm hoặc cá lên men. Công thức nấu tại Nam Trung Quốc có thể dùng dầu hào hoặc đậu phụ lên men (腐乳) để làm gia vị. Còn trong công thức ở Tây Java và của những người gốc Hoa ở Indonesia, sốt đậu nành lên men tauco hay được dùng làm gia vị. Một cách nấu cụ thể của món ăn này đó là rau muống xào với mắm tôm (belacan trong tiếng Mã Lai; terasi trong tiếng Indonesia; và bagoong alamang trong tiếng Philippines). Món này có tên gọi là kangkung belacan hoặc kangkong belacan ở Malaysia và Singapore, cah kangkung terasi ở Indonesia và binagoongang kangkóng ở Philippines. Đây là một món rau phổ biến ở vùng Đông Nam Á hải đảo. Ở Philippines, mắm tôm cũng có thể được thay thế bằng bagoong isda (cá lên men) hoặc patis (nước mắm) và thường được dùng với ba chỉ heo chiên giòn (lechon kawali).
Nước mắm Phú Quốc là tên gọi chung cho các loại nước mắm được sản xuất tại Phú Quốc, một đảo lớn ở phía Tây Nam của Việt Nam, thuộc tỉnh Kiên Giang. Đây là một trong những loại nước mắm không chỉ nổi tiếng ở Việt Nam mà còn được biết ở nhiều nước trên khắp thế giới. Từ năm 2001, Cục Sở hữu Công nghiệp đã công nhận tên gọi xuất xứ nước mắm Phú Quốc và đến năm 2005, Bộ Thủy sản đã ban hành Quy định tạm thời về sản xuất nước mắm mang tên gọi xuất xứ Phú Quốc, trong đó bắt buộc sau 3 năm, chỉ có nước mắm đóng chai tại Phú Quốc theo TCVN 230:2006 mới được chứng nhận xuất xứ từ Phú Quốc. Vùng biển xung quanh đảo Phú Quốc có nhiều rong biển và phù du làm thức ăn cho các loài cá cơm, cho nên có nguồn lợi cá cơm rất lớn. Việc sử dụng nguồn lợi này để làm nước mắm ở Phú Quốc đã có lịch sử trên 200 năm. Cuối thế kỷ 19, người dân trên đảo Phú Quốc đã bán nước mắm sang Campuchia, Thái Lan. Tuy nhiên, nước mắm Phú Quốc chỉ nổi tiếng từ những năm 1950, đạt cực thịnh vào những năm 1965-1975. Trong thời kỳ bao cấp ở giai đoạn 1975-1986, ngành sản xuất này mất dần thị phần, nhiều nhà thùng đóng cửa, chuyển nghề. Tuy nhiên, kể từ khi nền kinh tế dần chuyển sang cơ chế thị trường, nghề làm nước mắm ở Phú Quốc dần dần hồi phục. Đến nay, nước mắm Phú Quốc đã đạt 8 triệu lít/năm. Trước năm 1945, ở Phú Quốc đã có gần 100 nhà thùng làm nước mắm, chủ yếu tập trung ở Dương Đông và Cửa Cạn. Trong thời gian chiến tranh, các nhà thùng ở Cửa Cạn bị tàn phá, nên các nhà thùng dần chuyển qua Dương Đông và An Thới như hiện nay. Nước mắm Phú Quốc được ngâm ủ trong những thùng gỗ lớn bằng gỗ bời lời có tại rừng Phú Quốc, hoặc thay thế bằng vên vên hoặc chai do bời lời khó tìm. Kích thước thùng từ 1,5-3m đường kính, cao từ 2-4m, ủ được từ 7-13 tấn cá. Mỗi thùng được niềng bằng 8 sợi đai, mỗi sợi bện bằng 120 sợi song mây lấy từ núi Ông Tám và Bắc Đảo. Mỗi thùng có thể dùng tới 60 năm nếu được sử dụng thường xuyên. Bất cứ loại cá nào cũng có thể sử dụng để làm nước mắm, nhưng người sản xuất nước mắm Phú Quốc chỉ sử dụng cá cơm làm nguyên liệu. Cá cơm có khoảng chục loại, nhưng chỉ có cá cơm sọc tiêu, cá cơm đỏ và cá cơm than là cho chất lượng nước mắm cao nhất. Điểm khác biệt của nước mắm Phú Quốc là cá cơm được trộn tươi trên tàu. Mùa đánh bắt chủ yếu trong năm là từ tháng 7 đến tháng 12. Khi lưới cá vừa được kéo cặp mạn, cá sẽ được vớt bằng vợt, loại bỏ tạp chất và súc rửa bằng nước biển, sau đó trộn đảo ngay với muối với tỷ lệ 3 cá 1 muối rồi đưa xuống hầm tàu. Cách trộn cá tươi như vậy giữ cho thịt cá không bị phân huỷ, nước mắm có hàm lượng đạm cao nhất, không có mùi hôi. Cá cơm Phú Quốc thường được ướp với muối Bà Rịa – Vũng Tàu, có hàm lượng tạp chất thấp. Muối cũng được lưu kho không ít hơn 3 tháng để các muối tạp gốc Calci và Magnesi - vốn tạo ra vị chát trong nước mắm - lắng xuống dưới. Khi sử dụng để muối cá, phần muối lắng ở dưới sẽ bị bỏ đi. Cá cơm đã được ướp muối gọi là chượp. Khi tàu cá cập bến, chượp được đưa vào thùng gỗ để ủ theo phương pháp gài nén (đặt vỉ và xếp đá trên mặt đã rải một lớp muối). Quy trình ủ chượp tiêu chuẩn ở Phú Quốc là 12 tháng, cá biệt tới 15 tháng. Sau thời gian này, nước mắm mới được rút: ban đầu là nước mắm cốt có độ đạm trên 30, tiếp đến là nước mắm long có độ đạm trên 20. Sau khi đã kéo rút kiệt đạm trong chượp, các loại nước mắm mới được đấu trộn lại để có độ đạm theo tiêu chuẩn. Bằng phương pháp kéo rút nước nhất - phơi - đổ lại vào thùng mắm cái, một số nhà sản xuất ở Phú Quốc đã cho ra nước mắm có độ đạm tổng tới 42o, cao nhất bằng cách chế biến tự nhiên . Sự khác biệt chính yếu của nước mắm Phú Quốc là màu cánh gián đặc trưng, hoàn toàn tự nhiên chứ không bằng cách pha màu như những nơi khác. Màu cánh gián này có được nhờ cách ướp tươi còn máu trong thân cá và thời gian ủ trong thùng gỗ tới 12 tháng. Hiện tại, nước mắm Phú Quốc đang đối mặt với 2 vấn đề: Nguồn nguyên liệu đang cạn kiệt do phương pháp đánh bắt bằng dàn đèn công suất lớn, tận diệt cá con, khiến nguồn cá không tái tạo được . Trong thời gian trước đây, tên gọi Nước mắm Phú Quốc không được chú ý để bảo hộ, một số cơ sở đã đăng ký dành riêng cho mình dẫn tới khả năng tên gọi này bị từ chối đăng bạ ở nước ngoài .
Tất niên hay cúng tất niên, lễ tất niên, tiệc tất niên là một nghi thức nhằm ghi nhận việc kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới. Tất niên có thể là một bữa tiệc tất niên, liên hoan cuối năm để bước sang năm mới (Tết Tây) và là một phần trong nghi thức Tết diễn ra vào những ngày cuối năm âm lịch, từ ngày 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu) được gọi là ngày tất niên. Đây là ngày các thành viên trong gia đình sum họp lại với nhau để ăn cơm buổi tất niên. Ngoài ra, tùy vào phong tục tập quán ở mỗi vùng, việc cúng tất niên có thể được gia chủ mời thêm bạn bè và người thân đến dự. Tất niên thường diễn ra vào buổi chiều và buổi tối ngày này, người ta làm cỗ cúng tất niên sau đó dọn tiệc mời khách đến dự. Tất niên là lúc mọi người quây quần bên nhau và bên những món thức ăn và cùng chào đón đêm trừ tịch, giao thừa và năm mới là một phong tục tập quán lâu đời của người dân nhiều quốc gia. Riêng đối người Việt Nam, nó mang nét đẹp văn hóa lâu đời của người Việt Nam. Ngày tất niên có thể là ngày 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu). Đây là ngày gia đình sum họp lại với nhau để ăn cơm buổi tất niên. Buổi tối ngày này, người ta làm cỗ cúng tất niên. Giữa ngày 30 (hoặc 29) tháng Chạp và ngày mồng 1 Tháng giêng, giờ Tý (từ 23 giờ hôm trước đến 1 giờ hôm sau), trong đó thời điểm bắt đầu giờ Chính Tý (0 giờ 0 phút 0 giây ngày Mồng 1 tháng Giêng) là thời khắc quan trọng nhất của dịp Tết. Nó đánh dấu sự chuyển giao năm cũ và năm mới, nó được gọi là Giao thừa. Để ghi nhận thời khắc này, người ta thường làm hai mâm cỗ. Một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà mình và một mâm cúng thiên địa ở khoảng sân trước nhà. Một số cộng đồng lấy con hổ là vật thờ thì gọi là cúng Ông Ba Mươi. Một số cộng đồng khác thì có một phần cỗ dành để cúng chúng sinh, cúng những cô hồn lang thang không nơi nương tựa. Mâm lễ cúng tất niên tùy theo điều kiện gia đình cũng như phong tục tập quán mỗi vùng có thể thịnh soạn hay thanh đạm, tuy nhiên một số thành phần bắt buộc phải có khi cúng theo phong tục của người Việt Nam gồm: hương hoa, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng, cỗ mặn được bầy biện đầy đặn, trang nghiêm. Sắp dọn bàn thờ. Trong gia đình người Việt thường có một bàn thờ tổ tiên, ông bà (hay còn gọi ông Vải). Cách trang trí và sắp đặt bàn thờ khác nhau tùy theo từng nhà. Biền, bàn thờ là nơi tưởng nhớ, là thế giới thu nhỏ của người đã khuất. Hai cây đèn tượng trưng cho mặt trời, Mặt Trăng và hương là tinh tú. Hai bát hương để đối xứng. Phía sau hai cây đèn thường có hai cành hoa cúc giấy với nhiều bông nhỏ bao quanh bông lớn. Có nhà cũng cắm "cành vàng lá ngọc" (một thứ hàng mã) với sự cầu mong làm ăn được quả vàng, quả bạc và buôn bán lãi gấp nhiều lần năm trước. Ở giữa có trục "vũ trụ" là khúc trầm hương dưới dạng khúc khuỷu và vươn lên trong bát hương. Nhiều gia đình đặt xen hai cái đĩa giữa đèn và hương để đặt hoa quả lễ gọi là mâm ngũ quả (tuỳ mỗi miền có sự biến thiên các loại quả, nhưng mỗi loại quả đều có ý nghĩa của nó). Trước bát hương để một bát nước trong để coi như nước thiêng. Hai cây mía đặt ở hai bên bàn thờ là để các cụ chống gậy về với con cháu và dẫn linh hồn tổ tiên từ trên trời về hạ giới. Vì Tất niên luôn có ý nghĩa tích cực trong đời sống của người Việt Nam ta nên phần lớn các công ty, xí nghiệp, thương nghiệp, hội đoàn thường tổ chức tiệc tất niên vào buổi chiều hay buổi tối cuối năm để ăn mừng công việc, những dự án thành công, sự phát triển, tăng trưởng của công ty trong năm vừa qua, đồng thời, chào đón năm mới đang đến gần. Chính vì thế, đối với dân kinh doanh hay công sở, tiệc tất niên còn là cơ hội để bạn gặp gỡ, giao lưu với các đồng nghiệp, nhất là những đồng nghiệp ở phòng khác rất ít khi gặp mặt. == Tham khảo ==
Bánh ướt thịt nướng là một món ăn phổ biến và được nhiều người biết đến của Huế, món ăn này có nguồn gốc từ vùng đất Kim Long - Huế - nơi nổi tiếng có rất nhiều nhà vườn. Món ăn này có thể dùng làm điểm tâm, bữa chính hay ăn chơi với bạn bè đều rất phù hợp. Điều đặc biệt là nước chấm của món này không phải là nước mắm chua cay như món bún thịt nướng mà là tương ớt mè đậu nấu ngọt chua cay rất đặc trưng. Nguyên liệu cần có của một món bánh ướt thịt nướng là: Bánh ướt là loại bánh tráng được làm bằng bột gạo có pha bột lọc, tráng mỏng hơn và dùng liền (nên gọi là bánh ướt chứ không phơi khô như bánh tráng). Bánh ướt có thể tự làm hoặc mua ngoài chợ. Thịt nướng thường là thịt heo ba chỉ thái mỏng, ướp tiêu, hành, nước mắm, ngũ vị hương, mè (vừng). Thịt ướp sau vài giờ thì đem kẹp, nướng trên bếp than đỏ hồng cho đến khi đủ độ chín, dậy mùi thơm. Nước chấm: Phi dầu với tỏi thơm rồi xào sơ thịt, cho ít ớt bột để có màu đẹp. Xay thịt cùng với tương hột, bơ, đậu phộng cho nhỏ vừa ăn, rồi nấu hỗn hợp cùng với tương bần, sôi vớt bọt, nêm đường, nước cốt me cho vị chua ngọt vừa ăn, nếu tương không có độ sánh thì có thể dùng một ít bột mì để tạo độ sánh. Rau: Xà lách, rau thơm, dưa leo, giá rửa sạch để ráo nước. Cuốn bánh:Trải bánh ướt lên một chiếc đĩa nhỏ,để ít rau đủ thứ, để thịt nướng lên rau và cuốn lại. Bẻ 2 đầu bánh cho gọn và đẹp. Xếp bánh đã cuốn ra đĩa, dùng kèm với nước chấm.
General Ice Cream Corporation Building là tòa nhà công nghiệp lịch sử tọa lạc tại số 485 Đường Plainfield trong khu phố Silver Lake ở Providence, Rhode Island, Mỹ. Đây là một tòa nhà bằng gạch có hai phần gồm khu hai tầng và ba tầng. Hai phần được xây dựng trong các giai đoạn riêng biệt từ năm 1915 đến năm 1918, do sự phát triển nhanh chóng của hãng Dolbey Ice Cream Company vốn là công ty sản xuất kem lớn nhất bang vào năm 1921. Cơ sở này được vận hành liên tục, thông qua một loạt các vụ sáp nhập công ty của General Ice Cream Corporation, cho đến năm 1960. Cơ sở này về sau được hãng National Dairy Products Corporation (sau là Kraft Foods, Inc.) dùng để sản xuất kem nhãn hiệu Sealtest nhưng đã bị đóng cửa vào năm 1967.Công trình này được thêm vào Sổ bộ Địa danh Lịch sử Quốc gia Hoa Kỳ vào năm 2008, như một ví dụ đặc biệt về cơ sở sản xuất kem thời kỳ đầu của nước Mỹ. == Tham khảo ==
Bánh mì vòng, có khi gọi là bánh mì tròn (tiếng Anh: bagel hoặc beigel), là một loại bánh mì của cộng đồng người Do Thái gốc Ba Lan. Bánh mỳ vòng thường được nhào nặn bằng tay làm thành hình dạng một chiếc nhẫn từ bột lúa mì men, có kích cỡ bằng bàn tay, được luộc trong một thời gian ngắn trong nước và nướng. Kết quả là một chất liệu bên trong dày đặc, nhai nhã, nhạt nhẽo với bề ngoài màu nâu và đôi khi nhăn nheo. Bánh mì vòng thường có hạt nướng trên lớp vỏ bên ngoài, với những hạt cà phê truyền thống là hạt hồi hoặc hạt vừng. Một số bánh mỳ vòng có thể có muối rắc trên bề mặt của chúng, và có các loại bột khác nhau, chẳng hạn như ngũ cốc nguyên hạt hoặc lúa mạch đen.Bánh mì vòng bây giờ là một món ăn ẩm thực bánh mì phổ biến ở Bắc Mỹ, đặc biệt là ở các thành phố có đông đúc dân số là người Do Thái, nhiều người có các cách khác để làm ra bánh mỳ vòng. Giống như các sản phẩm bánh khác, bánh mỳ vòng có sẵn (tươi hoặc đông lạnh, thường có nhiều hương vị) ở nhiều siêu thị lớn ở các vùng quê này. Thiết kế vòng với một cái lỗ ở chính giữa cơ bản là một truyền thống hàng trăm năm tuổi và có các lợi ích thực tiễn khác ngoài việc cung cấp cho nấu ăn thậm chí còn nướng bánh bột ngon hơn: Các lỗ có thể được sử dụng để luồn sợi chuỗi hoặc ghép lại với nhau thông qua các nhóm bánh mì, cho phép dễ dàng xử lý và vận chuyển và việc trưng bày người bán trông hấp dẫn hơn. Bánh mì vòng xuất hiện ở nước Mỹ Hoa Kỳ do sự hậu thuẫn và quảng bá phổ biến rộng rãi của người Do Thái Ba Lan với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ tại thành phố New York, nơi Bagel Bakers Local 338 đã thống trị thị trường bánh mì hàng thập kỷ qua, họ đã ký hợp đồng với hầu hết các tiệm bánh mì trong địa phương và xung quanh thành phố cho các nhân viên của họ, những người đã chuẩn bị làm tất cả bánh mì vòng bằng tay. Vào khoảng năm 1900, "bánh mì vòng brunch" trở nên phổ biến ở thành phố New York. Bánh mỳ vòng Brunch gồm bánh mì vòng với bánh phồng, kem, cây ông lảo, cà chua và hành đỏ. Sự kết hợp giữa các lớp phủ này và các kết hợp tương tự vẫn liên quan đến bánh mì vòng vào thế kỷ 21 ở Hoa Kỳ.Bánh mỳ vòng được đưa vào sử dụng rộng rãi hơn trên khắp Bắc Mỹ vào cuối thế kỷ 20 với sự tự động hóa. Daniel Thompson bắt đầu làm quảng cáo trên máy bunel thương mại đầu tiên vào năm 1958; người nướng bánh mì Harry Baker, con trai của ông, Murray Lender, và Florence Sender cho thuê công nghệ này và đi tiên phong trong việc sản xuất tự động và phân phối bánh mì vòng đông lạnh vào những năm 1960. Murray cũng phát minh ra bánh mì được cắt sẵn. Bánh mì vòng là một thuật ngữ trong chủng viện Do Thái nghĩa là ngủ 12 tiếng đồng hồ. I slept a bagel last night - Tối qua tôi đã ngủ một cái bánh mì vòng. Có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc của thuật ngữ này. Nó có thể là một tham chiếu đến thực tế là bánh mỳ vòng phải "nghỉ ngơi" trong ít nhất 12 giờ giữa trộn và nướng bánh hoặc chỉ đơn giản với thực tế là đồng hồ có hình tròn giống hình một chiếc bánh mì vòng và có 12 giờ. Trong quần vợt, một "Bánh mì vòng" đề cập đến một người chơi chiến thắng với tỷ số 6-0; chiến thắng trong trận đấu 6-0, 6-0, 6-0 được gọi là "ba bánh lạc đà".
Bibimbap hay Pibimpap là một món ăn Triều Tiên. Về từ nguyên, bibim có nghĩa là "hỗn hợp nhiều thành phần", còn bap có nghĩa là "cơm", vì vậy bibimbap có nghĩa là "cơm trộn". Thành phần chính của món ăn này là cơm, xếp bên trên là namul (rau xào, tuỳ loại theo mùa) và tương ớt Koch'uchang hoặc bông cải. Các thành phần bổ sung phổ biến là trứng sống hoặc trứng rán lòng đào và thịt thái mỏng hoặc xay (thường là thịt bò). Các thành phần được trộn kĩ lưỡng trước khi ăn. Nó có thể được dùng lạnh hay nóng. Tại Hàn Quốc, Jeonju, Jinju, và Tongyeong đặc biệt nổi tiếng với nhiều loại bibimbap. Năm 2011, nó được xếp vị trí thứ 40 trong danh sách 50 món ăn ngon nhất thế giới của CNN Travel do độc giả bình chọn. Bibimbap lần đầu tiên được nhắc đến ở Siuijeonseo, cuốn sách dạy nấu ăn vô danh từ thế kỉ 19. Tên của nó được cho là 부븸밥 (bubuimbap). Một số học giả khẳng định rằng bibimbap bắt nguồn từ việc trộn tất cả các loại thức ăn để làm cỗ cúng tổ tiên (jesa).Trong các gia đình Hàn Quốc, bibimbap là một món thường được chế biến từ cơm, rau, và thịt. Từ sau thế kỉ 20, bibimbap trở thành một món phổ biến ở một vài quốc gia khác, do sự tiện lợi trong công đoạn chuẩn bị. Nó cũng được phục vụ trên nhiều hãng hàng không bay đến Hàn Quốc. Rau được dùng phổ biến trong bibimbap gồm dưa chuột, bầu, mu (củ cải), nấm cắt sợi, doraji, và rong biển, cũng như rau bina, đậu tương, và gosari (thân cây dương xỉ). Dubu (đậu hũ), có thể bỏ vào hoặc xào lên, có thể bỏ thêm rau diếp, hoặc thịt gà hoặc hải sản có thể thay thế cho bia. Để thêm phần hấp dẫn, các loại rau có cùng màu thường đặt kế nhau để bổ sung cho nhau. Một biến thể của món ăn này là dolsot bibimbap (돌솥 비빔밥, dolsot nghịa là "niêu đá"), được phục vụ trong một cái niêu đá được đun nóng trong đó có một lòng đỏ của quả trứng còn sống đặt nằm sát cạnh. Trước khi bỏ cơm vào, bát sẽ được trán một lớp dầu mè, làm cho lớp cơm khi chạm vào niêu sẽ có màu nâu bóng. Thành phố Jeonju, tỉnh trực thuộc trung ương Bắc Jeolla của Hàn Quốc, nổi tiếng khắp của nước về đặc sản bibimbap của mình, cho rằng nó được dựa trên món ăn hoàng gia thời Joseon.Một biến thể khác của bibimbap gọi là hoedeopbap, sử dụng nhiều loại hải sản như cá rô phi, cá hồi, cá ngừ hoặc đôi khi là bạch tuộc, nhưng mỗi bát cơm thường chứa một loại thịt.
Tart gypsy là một loại bánh tart được làm từ sữa bay hơi, đường muscovado (mặc dù một số biến thể bao gồm đường nâu nhạt), và pastry. Nó có nguồn gốc từ Đảo Sheppey ở hạt Kent.Chiếc bánh tart có vị cực kỳ ngọt và đối với nhiều người, nó gắn liền với bữa tối ở trường học. Mặc dù hầu hết sẽ biết phiên bản bánh tart gypsy được làm bằng sữa bay hơi, nhưng nó cũng có thể được làm bằng sữa đặc. Điều này làm cho bánh tart cứng hơn và thậm chí ngọt hơn, với màu đậm hơn. Một truyền thuyết kể rằng một người phụ nữ đã phát minh ra món bánh tart này để giúp những đứa trẻ gypsy không bị đói.
Zōni (雑煮 hay ぞうに (Tạp chử), Zōni), thường được gọi với tiền tố "o-" là o-zōni, là một món súp của Nhật Bản có chứa bánh gạo mochi ở bên trong. Món ăn này có mối liên hệ mật thiết tới dịp Tết ở Nhật Bản và là phiên bản truyền thống của món osechi được dùng trong những dịp trang trọng. Những biến thể khác của zōni đến từ những cách chế biến khác nhau của từng gia đình và các vùng miền khác nhau. Trong tiếng Nhật, Zōni được viết với hai ký tự kanji. Ký tự đầu tiên, 雑có nghĩa là "hỗn hợp" hoặc "trộn", còn ký tự thứ hai 煮 có nghĩa là " ninh " hoặc "đun sôi".Người ta cho rằng từ này bắt nguồn từ những thành phần trong zōni bao gồm nhiều loại thực phẩm khác nhau (chẳng hạn như bánh mochi, rau và hải sản) được nấu chung với nhau. Trước đây, món ăn được gọi là Hōzō (烹雑, phanh tạp) trong giới samurai, với từ 烹 là một thuật ngữ cổ có nghĩa là "ninh nhỏ lửa" hoặc "đun sôi". Người ta nói rằng zōni bắt nguồn từ các món ăn được phục vụ cho các samurai. Nó được cho là một món ăn được nấu cho binh lính trên chiến trường, với thành phần chính là mochi, rau và thực phẩm khô, cùng các thành phần phụ khác. Mọi người cũng thường tin rằng món ăn này lúc đầu chỉ dành riêng cho các samurai, về sau đã trở thành món ăn chính của dân thường. Zōni ban đầu được phục vụ như một phần trong một bữa ăn tối với đủ các món khác nhau (honzen ryōri), do đó nó được cho là một bữa ăn vô cùng quan trọng đối với samurai. Truyền thống ăn zōni vào ngày đầu năm mới có từ cuối thời Muromachi (1336–1573). Món ăn này sẽ được dâng lên các vị thần trong một buổi lễ vào đêm giao thừa.
Kẹo cao su (còn gọi kẹo gum hoặc kẹo sinh-gum do phiên âm từ tiếng Pháp "chewing-gum") là một dạng kẹo được thiết kế mềm để nhai mà không nuốt. Theo truyền thống, nó được làm từ nhựa chicleđược lấy từ cây hồng xiêm. Tuy nhiên, ngày nay, vì lý do kinh tế và chất lượng nên kẹo cao su sử dụng chất polymer trên nền dầu mỏ thay cho nhựa chicle từ cây hồng xiêm. Người Mêxicô rất thích ăn loại kẹo này và nhai nó suốt ngày. Từ đó, danh tiếng kẹo cao su lại được vang đi khắp mọi nơi trên thế giới. Đây là loại kẹo đặc biệt, đường sẽ tan nhanh và kẹo sẽ hết ngọt sau khi nhai một thời gian. Loại này thường chỉ nhai mà không nuốt (mặc dù có thể nuốt nhưng không quá 2 viên/thanh). "Kẹo cao su", với những dạng khác nhau, đã tồn tại từ xa xưa, ít ra là từ thời Hy Lạp cổ đại. Người Hy Lạp nhai nhựa của cây nhũ hương; còn ở Ấn Độ, phổ biến là cây trầu không (một loại cây chứa chất gây mê nhẹ); trong khi đó, người Da đỏ lại nhai nhựa thông. Khoảng năm 1850, một loại nhựa được làm từ parafin phát triển nhanh chóng, và trở nên phổ biến, vượt trội hơn cả nhựa thông. Những loại kẹo cao su hiện đại đầu tiên được phát triển vào những năm 1860, khi nhựa cây chicle được nhập khẩu từ México vào Mỹ để coi như một vật liệu mới bên cạnh cao su, nó không thể thay thế hoàn toàn cho cao su nhưng lại nhanh chóng thống trị thị trường. Nhựa cây chicle, và các loại nhựa cây tương tự được các công ty chuyên sản xuất kẹo cao su ưa chuộng vì có kết cấu mịn và mềm, giữ hương vị tốt. Người ta nhai suốt ngày cho đỡ buồn cái miệng. Thổ dân Maya đã bắt đầu nhai chicle từ 2000 năm trước và kể từ đó người Mexico cũng thường nhai loại chất dẻo này. Chính Nhà độc tài Santa Ann cũng nhai chicle. Antonio López de Santa Anna, là một vị tướng và là một nhà độc tài Mexico, ông ta thích ví mình như "Napoleon" của miền Tây, Nổi tiếng nhất với trận tấn công vũ bão vào Alamo năm 1836 và giết sạch quân phòng thủ ở đó, ông ta trở thành nhà độc tài cai trị Mexico suốt một thời gian dài cho đến khi người Mexico lật đổ, buộc ông phải sống lưu vong. Và Santa Anna đã đến New York, vào năm 1869, nhà độc tài ở tuổi 75 này đang sống trên đảo State. Ông ta đã có dự định lên kế hoạch quyên tiền cho một cuộc cách mạng ở Mexico bằng cách bán chicle, một loại kẹo dẻo được lấy từ cây hồng xiêm. Khi gặp nhà phát minh Thomas Adams, ông ta vẽ ra một viễn cảnh màu hồng về cách biến chicle thành một chất có giá thành thấp thay thế cao su. Adams đồng ý thử xem sao. Kế hoạch làm giàu của họ thất bại hoàn toàn. Cuối cùng, Santa Anna trở lại México, còn Adams bế tắc với đống chicle vô dụng. Lúc sắp mang chúng vứt xuống sông East thì ông đi ngang qua một cửa hàng dược phẩm và nhìn thấy một cô bé đang mua kẹo sáp để nhai. Sực nhớ rằng người Mexico thường nhai chicle, Adams nghĩ ông có thể vớt vát được đống bỏ đi này bằng cách biến thành kẹo dẻo. Chicle đã chứng tỏ được ưu thế vượt trội so với kẹo sáp. Sản phẩm "kẹo gôm số 1 New York của Adams" trở nên phổ biến. Đây là tổ tiên của tất cả những gói kẹo cao su trên kệ hàng ngày nay. Và nó đã tạo ra một cơn sốt kẹo cao su mà cho đến nay vẫn còn chưa hạ nhiệt. Sau loại kẹo đầu tiên, Adams đã cho ra đời nhiều loại tiếp theo, trong đó có loại kẹo cao su Blackjack hương cam thảo và một sản phẩm hiện nay vẫn còn tồn tại trên thị trường là Chiclet. Ngày nay, kẹo cao su đạt đến sự đa dạng của hương vị. Không có kiểu kẹo cao su nào tiêu chuẩn, nó có thể được phát triển thành nhiều hình dạng, kích thước. Một số ví dụ gồm: Dạng tép (dạng thẻ): phẳng, mỏng. Dạng cuộn tròn: hình dạng tương tự như dạng tép nhưng dài hơn, vì thế nó được cuộn tròn lại bên ngoài một cái lõi. Dạng viên bao đường: thông thường được đóng gói trong giấy bạc. Dạng nhân mềm: bên trong có nhân ngọt. Dạng thổi bóng: độ dai cao, có thể thổi thành bong bóng. Dạng không đường: dùng để ăn kiêng. Nếu ăn quá nhiều kẹo cao su (đặc biệt là vị bạc hà) sẽ gây nóng, mọc mụn nhiều và chảy máu dạ dày. Khi nuốt lượng lớn bã kẹo cao su (từ 2 thanh trở lên) có thể gây tắc ruột nếu không kịp thời xử lý nhất là với trẻ nhỏ hệ đường ruột chưa hoàn thiện. Hiện nay, kẹo cao su là một loại thực phẩm dùng để đỡ buồn miệng. Nếu nhổ bã kẹo bừa bãi, nó có thể gây phiền hà cho người khác, làm mất vệ sinh. Vì vậy, phải gói bã vào tờ giấy mỏng và vứt vào thùng rác sau khi nhai hết vị ngọt. Bã kẹo cao su dính rất chặt và chắc với bê tông và những bề mặt cứng khác, cần một nỗ lực rất lớn để loại bỏ chúng. Nếu bã kẹo dính vào tóc, có thể loại bỏ (ít ra là từng phần) với bơ đậu phộng hay dầu thực vật, bã còn có thể được hoà tan với những loại bột khác nhau. Một cách khác là đặt một túi nước đá trên vùng bị dính bã kẹo rồi lấy ra từ từ. Nếu dính ít, có thể cẩn thận lấy ra bằng lược có răng tốt. Nếu bã kẹo dính trên quần áo, có thể đặt vào tủ lạnh cho cứng rồi cạo chúng ra. Phần còn lại còn bị dính trên quần áo, trùm một cặp giấy lên đó và ủi. Nếu bã kẹo dính vào bề mặt cứng, có thể dí cục đá thật lạnh lên trên ấy. Bã kẹo sẽ bị cứng lại, chất kết dính không còn. Sau đó, gỡ bỏ trực tiếp bằng tay hoặc cạo bằng dao, kéo, thìa,...
Kem tỏi là một món kem lạnh bao gồm kem được thêm vào các hương vị vani, mật ong và tỏi. Món kem này đặc trưng tại nhiều lễ hội tỏi, bao gồm Lễ hội tỏi Gilroy ở Gilroy, California. Theo công thức của nhà hàng có cơ sở tại San Francisco, The Stinking Rose, nổi tiếng về các món ăn có tỏi, kem tỏi là kem vani với một ít tỏi. Scandinavian Garlic & Shot có cơ sở tại Södermalm phục vụ kem tỏi, về cơ bản là sự kết hợp giữa kem có hương vị mật ong và tỏi. Kem tỏi là hương vị thơm ngon. Những người thưởng thức kem tỏi tại Lễ hội Tỏi và Nghệ thuật Bắc Quabbin năm 2012 đã có phản hồi tích cực về hương vị kem, một trong số họ nhận xét rằng nó "thực sự là kem, hương vị tinh tế, bạn có thể nếm tỏi". Kem tỏi là một món ăn đặc trưng với một số công ước tỏi. Ví dụ như Lễ hội Tỏi Ithaca năm 1986 tại Ithaca, New York và Lễ hội Tỏi Gilroy, kem tỏi là một trong những món tỏi đặc trưng của lễ hội trong một số thời điểm, năm 2000 và 2005. Nó cũng đã được trưng bày tại Lễ hội Tỏi Toronto 2011 ở Toronto, Canada và Lễ hội Tỏi và Nghệ thuật Bắc Quabbin 2012 tại Trang trại của Forster ở Orange, Massachusetts.Kem tỏi là một món ăn trong thực đơn của The Stinking Rose. Hương vị kem được coi là "nước sốt" đi kèm với các mặt hàng thực phẩm như bít tết, mặc dù nó cũng có thể được dùng như một món tráng miệng. Theo một ghi chép rằng người Do Thái có xu hướng thêm tỏi vào hầu hết các loại thực phẩm của họ, một cuốn tiểu thuyết của Julian Ursyn Niemcewicz mô tả người Do Thái Ba Lan ăn kem tỏi. Zimmern, A. (2012). Andrew Zimmern's Field Guide to Exceptionally Weird, Wild, and Wonderful Foods: An Intrepid Eater's Digest. Feiwel & Friends. tr. 77. ISBN 978-0-312-60661-9. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2017.
Cơm chiên hay cơm rang là một món cơm nấu đã được chế biến trong chảo hoặc chảo rán và thường được trộn với các thành phần khác như trứng, rau, hải sản hoặc thịt. Nó thường được ăn riêng lẻ hoặc như một món ăn kèm cho món ăn khác. Cơm chiên là một thành phần phổ biến của các món ăn Đông Á, Đông Nam Á và một số món ăn Nam Á. Cơm chiên thường được làm với các thành phần còn sót lại từ các món ăn khác, dẫn đến có rất nhiều biến tấu. Cơm chiên được phát triển đầu tiên vào thời nhà Tuỳ ở Trung Quốc và như vậy tất cả các món cơm chiên có thể truy nguyên nguồn gốc của chúng đối với cơm chiên Trung Quốc.Nhiều loại cơm chiên có danh sách thành phần cụ thể của riêng họ. Ở Trung Quốc, các loại phổ biến bao gồm cơm chiên Dương Châu và cơm chiên Phúc Kiến. Chāhan Nhật Bản được coi là một món ăn Nhật Bản gốc Hoa, có nguồn gốc từ các món cơm chiên Trung Quốc. Bokkeum-bap của Hàn Quốc cũng ảnh hưởng từ cơm chiên Chāhan Nhật. Ở Đông Nam Á, các món cơm chiên tương tự của Indonesia, Malaysia và Singapore là nasi goreng và Thái gọi là khao phat là những món ăn phổ biến. Ở phương Tây, hầu hết các nhà hàng phục vụ cho người ăn chay đã phát minh ra các loại cơm chiên của riêng họ, bao gồm cả cơm chiên trứng. Cơm chiên cũng được nhìn thấy trong thực đơn của các nhà hàng Mỹ cung cấp các món ăn không có truyền thống bản địa của món ăn. Ngoài ra, ẩm thực của một số quốc gia Mỹ Latinh bao gồm các biến thể trên cơm chiên, bao gồm chaulafan của Ecuador, arroz chaufa của Peru, Cuba có arroz frito và Puerto Rico arroz mamposteao. Cơm chiên là món ăn đường phố phổ biến ở châu Á. Ở một số nước châu Á, các nhà hàng nhỏ, người bán hàng rong và người bán hàng rong du lịch chuyên phục vụ cơm chiên. Ở các thành phố của Indonesia, người ta thường thấy những người bán hàng rong cơm chiên di chuyển qua các đường phố với xe thức ăn của họ và đặt nó ở những con phố đông đúc hoặc khu dân cư người Hoa sinh sống. Nhiều gian hàng thức ăn đường phố Đông Nam Á cung cấp cơm chiên với một lựa chọn trang trí tùy chọn và các món ăn phụ. Sự ra đời sớm nhất về cơm chiên được tìm thấy trong triều đại nhà Tùy (589-618 trước Công nguyên). Mặc dù kỹ thuật chiên được sử dụng cho cơm chiên đã được ghi lại trong thời kỳ sớm hơn, nhưng chỉ đến cuối triều đại nhà Minh (1368-1644), kỹ thuật này mới trở nên phổ biến.Cơm chiên được cho là đã bắt đầu như một cách để chứa thức ăn thừa. Theo truyền thống, người miền Nam Trung Quốc thích ăn cơm chiên có nguyên liệu gồm thịt và rau. Các loại rau, thịt và gạo còn sót lại từ ngày trước khi vượt qua giai đoạn đầu nhưng vẫn rất tốt để tiêu thụ, và quá tốt để cho động vật ăn được tẩm ướp với nước tương, mỡ lợn và tỏi, và xào, làm bữa ăn nóng. Các yếu tố cơ bản của cơm chiên Trung Quốc là cơm chín. Tốt nhất là thức ăn thừa từ hôm qua, thịt và rau quả cũng có thể là thức ăn thừa, trộn với trứng, nước tương và tỏi để tạo hương vị và gia vị, cũng là dầu ăn cho dầu mỡ; hoặc sử dụng mỡ lợn, dầu thực vật hoặc dầu mè. Dầu mỡ và nước tương và phủ lên các hạt gạo, do đó ngăn không cho chúng bị cháy và dính vào nồi nấu. Đôi khi hành lá xắt nhỏ, gừng, ớt và nấm, thịt lợn chế biến cũng được thêm vào hỗn hợp. Tất cả các thành phần được chiên trên lửa mạnh bằng cách sử dụng nồi nấu chảo Trung Quốc, và cơm được đánh tơi bằng muỗng khi chiên để nấu chín và nêm gia vị kèm kỹ thuật xóc chảo điêu luyện chỉ người Hoa mới thao tác thành công (một trong những phương pháp được các đầu bếp Trung Quốc chuyên nghiệp thường xuyên sử dụng để đảo thức ăn trong chảo thay vì dùng đũa hoặc thìa đảo theo cách thông thường). Một số công thức nấu cơm chiên đã được phát triển ở Trung Quốc, chẳng hạn như cơm chiên Dương Châu và Tứ Xuyên. Cơm còn sót lại trong tiếng Quảng Đông thường được chế biến thành cơm chiên, được chế biến từ rau và thịt băm nhỏ. Người ta tin rằng kỹ thuật xào cơ bản để nấu cơm chiên, đòi hỏi chảo Trung Quốc, lan truyền từ miền Nam Trung Quốc đến các nền văn hóa trồng lúa khác ở Đông và Đông Nam Á. Cơm chín là nguyên liệu chính, với vô số thành phần bổ sung, như rau, trứng, thịt (gà, thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, thịt vịt), thịt nguội (thịt xông khói, giăm bông, xúc xích), hải sản (cá, tôm, cua), nấm, trong số những người khác. Các loại rau thơm như hành, hẹ, hành lá và tỏi thường được thêm vào để tăng thêm hương vị. Các loại dầu ăn khác nhau, chẳng hạn như dầu thực vật, dầu mè, bơ làm sạch hoặc mỡ lợn có thể được sử dụng để láng chảo hoặc chảo rán để chống dính, cũng như cho hương vị. Các món cơm chiên có thể được nêm muối, các loại nước tương khác nhau, dầu hào và nhiều loại nước sốt và gia vị khác. Các loại trang trí phổ biến bao gồm hành lá xắt nhỏ, ớt thái lát, hẹ xào, nhánh rau mùi tây hoặc lá rau mùi, hạt vừng nướng, rong biển (lá nori), dưa chuột thái lát, cà chua, chanh hoặc rau ngâm chua. Đầu tiên, cho chảo lên bếp bật lửa to rồi đổ dầu hoặc mỡ vào, khi dầu (mỡ) sôi có thể thêm hành củ hoặc tỏi thái nhỏ vào cho thơm rồi cho cơm (thường là cơm nguội) vào. Thêm xì dầu (hoặc nước mắm, mặc dù nước mắm có thể khiến món cơm hơi nồng so với xì dầu), các thực phẩm mặn vào trộn đều với cơm. Tiếp đến có thể cho thêm các loại thực phẩm khác tùy khẩu vị như đậu Hà Lan, lạp xưởng, thịt, trứng (trứng tươi hoặc trứng cắt sợi) vào và trộn đều trên bếp. Đổ cơm chiên đã chín ra bát hoặc đĩa, có thể trang trí bằng rau quả như dưa leo, cà chua, rau mùi v.v.
Thịt kho hột vịt (còn gọi là thịt kho tàu hay thịt kho nước dừa) là một món ăn phổ biến tại miền Nam Việt Nam. Món ăn này có xuất xứ từ món thịt kho đậu du nhục (tiếng Trung: 豆油肉; bính âm: Dòuyóu ròu; Việt bính: dau6 jau4 juk6) của người Phúc Kiến du nhập vào Việt Nam, đặc biệt thường được chế biến để dùng trong các ngày Tết Nguyên Đán vì có thể làm sẵn, giữ được lâu ngày, nên tiện khi dùng bữa thì dọn ra hâm nóng ăn ngay với cơm không phải bận công nấu nướng trong khi vui Tết. Tại miền Bắc, món này được nấu không có nước dừa và trứng luộc. Nước dùng để kho thịt lợn và trứng vịt là nước dừa. Thịt lợn thường là thịt ba chỉ, hoặc thịt có cả nạc lẫn mỡ. Thịt được thái thành miếng vuông, to, trứng vịt được luộc, bóc vỏ và bỏ chung vào kho cùng thịt. Gia vị sử dụng gồm có: tiêu, xì dầu (nếu kho kiểu đúng chuẩn Phúc Kiến) nước mắm (kho kiểu Việt), ớt (ớt Tứ Xuyên), đường, nước màu và một số gia vị khác. Hỗn hợp thịt-trứng-nước dừa ngập vừa này được kho bằng lửa nhỏ cho đến khi thịt mềm. Món thịt kho hột vịt có thể dùng chung với cơm trắng và dưa chua. Thay vì trứng vịt thì trứng gà, trứng cút cũng được dùng kho tàu. Món ăn này cũng thường được thấy trong các quán cơm tiệm bình dân vì cách làm dễ, giá thành rẻ và hương vị thơm ngon. Một vài tỉnh thuộc miền Trung và miền Nam, món thịt kho hột vịt được thêm nguyên liệu là măng tre (không phải măng non) để nấu ăn thành món: Thịt kho măng hột vịt. == Tham khảo ==
Chắt chắt tên thông dụng để chỉ một nhóm động vật thân mềm hai mảnh vỏ, cùng họ với trìa, hến nhưng có kích thước nhỏ hơn, tập trung sống chủ yếu ở các vùng đáy sông nước lợ và nước ngọt làng Mai Xá thuộc xã Gio Mai, Gio Linh, Quảng Trị, Việt Nam và sông Gianh đoạn chảy qua Lèn Rồng, xã Phù Hóa, huyện Quảng Trạch đến thôn Tiên Xuân, xã Quảng Tiên, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình. Chắt chắt tập trung sống chủ yếu ở các vùng nước lợ và nước ngọt như: ao hồ, sông suối…, bình thường nằm lẫn sâu trong cát từ 1 – 5 cm, nhưng khi có biến động về thời tiết thì có thể lặn sâu hơn cả mét. Con chắt chắt sinh sôi nảy nở rất nhanh, đặc biệt vào sau mùa mưa. Vì thế, chắt chắt có quanh năm, nhiều nhất vào khoảng từ tháng 3 đến tháng 8 âm lịch. Chắt chắt cùng họ với ngao, hến nhưng nhỏ hơn, thường xuất hiện nhiều vào mùa hè. Chúng sống ở nước lợ trộn lẫn trong cát. Chắt chắt thường đi kiếm ăn vào buổi sáng nên muốn bắt được con chắt chắt người thợ cào phải thức dậy từ rất sớm, dùng vợt lưới để cào. Người dân làng Mai thường bắt đầu khâu chế biến bằng cách cho chắt chắt vào rổ, dùng chân xát mạnh rồi đãi cho hết lớp rong bùn bám ở ngoài. Khi con chắt chắt đã sạch mới cho vào nồi đun sôi, đợi lúc hai mảnh vỏ ngoài của chắt chắt tách ra mới dùng một que gỗ quấy mạnh cho ruột rời khỏi vỏ. Để có được mặt chắt chắt (phần thịt chắt chắt), người ta bỏ chúng vào nồi nấu cho đến khi nước sôi con chắt chắt hả miệng ra rồi trơi (tách mặt ra khỏi vỏ). Nồi nấu chắt chắt sẽ có một thứ nước đùng đục như nước gạo, ngọt lừ. Lọc lấy nước, chao lấy ruột, còn vỏ đem bán cho lò nung vôi. Chắt chắt không chỉ giàu chất đạm, bổ dưỡng mà còn tốt cho sức khỏe vì chúng không hề bị nhiễm thuốc trừ sâu như một số loại thực phẩm khác. Con chắt chắt bé tí tẹo bằng đầu mút đũa, nhưng người ta chế biến thành những món ăn khoái khẩu, nổi tiếng nhất là món đặc sản bún chắt chắt ở làng Mai Xá được nhiều người ưa chuộng. Các món ăn được chế biến từ con chắt chắt ăn rất ngon nhưng không bao giờ ngán, người ta có thể ăn no. Các món ăn chế biến từ con chắt chắt đã trở nên nổi tiếng ở miền Trung, đặc biệt là món cơm hến, một món ăn dân dã, rẻ tiền nhưng rất ngon miệng và rất tốt cho sức khỏe con người vì chắt chắt không hề bị nhiễm thuốc trừ sâu như một số loại thực phẩm khác. Món ăn khoái khẩu dân dã nhất khi chế biến chắt chắt là nấu với rau muống, trộn gừng và ớt trái tươi. Nó đã trở thành món ăn đặc sản ở xứ này và được nâng thành một thứ văn hóa ẩm thực của những làng quê ven sông Thạch Hãn. Canh chắt chắt nấu bất cứ loại rau nào cũng cho vị ngọt thanh tao mà dịu dàng. Đành rằng: "Anh đi anh nhớ quê nhà, Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương"… nhưng nếu tô canh rau muống ấy được nấu với chắt chắt hẳn là nỗi nhớ của người ra đi sẽ nhân lên gấp bội. Nước nấu chắt chắt dùng làm món canh ngon, ngọt, nấu với bất cứ loại rau nào cũng ngon, đặc biệt là rau muống. Mặt (thịt) chắt chắt xào lên, dọn ra dĩa rồi lấy bánh tráng "xúc" ăn là món khoái khẩu của nhiều người. Những ai đã từng ăn chắt chắt do chính người Mai Xá chế biến thì chắc chắn sẽ không quên hương vị ngọt ngào của món ăn dân dã rẻ tiền này. Chắt chắt đã trở thành món quà quê hương, cũng là món đặc sản của làng Mai Xá. Do chắt chắt có quanh năm nên người ta có thể khai thác chúng vào cả mùa nắng lẫn mùa mưa. Ngày trước, chắt chắt chỉ là món ăn của nhà nghèo, dân quê, nhưng nay đã trở thành món đặc sản của không ít nhà giàu. Chắt chắt được thu mua để đưa đi bỏ lại cho các chợ đầu mối và cả nhà hàng, khách sạn sang trọng. Ngoài việc chế biến thành những món ăn ngon, chắt chắt còn được sử dụng cho nhiều mục đích khác, kể cả vỏ của nó. Vì thế, chắt chắt có giá trị kinh tế rất cao. Xem bài: Làng Mai Xá.
Raita là một món ăn Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh được chế biến bằng dahi (sữa chua, thường được gọi là sữa đông) cùng với rau sống hoặc chín, ít khi ăn kèm trái cây hơn, hoặc trong trường hợp của boondi raita, với những giọt chiên của bột làm từ besan (bột đậu xanh, thường được dán nhãn như bột đậu vàng). Dạng xấp xỉ gần nhất trong ẩm thực phương Tây là một món ăn nhẹ hoặc món ngâm, hoặc salad nấu chín. Nó thường được gọi là một thứ gia vị, nhưng không giống gia vị phương Tây truyền thống như muối, hạt tiêu, mù tạt và cây cải ngựa, đã làm cho món ăn cay hơn, một món dahi hoặc raita có tác dụng làm mát tương phản với món cà ri cay và thịt nướng, đó là những món ăn chính một số nền ẩm thực châu Á. Trong ẩm thực chay Ấn Độ, một số loại bánh mỳ cắt lát có thể ăn cùng với raita, tương ớt và dưa chua. Sữa chua có thể được ướp với rau mùi, hạt thì là rang; bạc hà, ớt bột cay, chaat masala và các loại thảo mộc và gia vị khác. == Tham khảo ==
Lechon manok là món gà nướng của người Philippines, được làm từ thịt gà ướp trong hỗn hợp tỏi, lá nguyệt quế, hành tây, tiêu đen, nước tương và patis (nước mắm). Nước sốt cũng có thể được làm ngọt bằng muscovado hoặc đường nâu. Đặc biệt, nó được nhồi cùng với tanglad (sả) và nướng trên than hoa. Nó thường được ăn nhúng trong hỗn hợp toyomansi hoặc silimansi gồm xì dầu, calamansi và ớt labuyo. Nó được kết hợp với cơm trắng hoặc puso và thường được phục vụ với atchara muối chua như một món ăn phụ. Đây là một món ăn rất phổ biến ở Philippines và luôn sẵn có ở các quán ăn ven đường.
Cancer bellianus là một loài cua ở đông bắc Đại Tây Dương. Loài này có mai dài đến 130 milimét (5,1 in) và có màu nâu nhạt với các đốm đỏ. Phạm vi phân bố của nó kèo dài từ gần Höfn ở bờ nam của Iceland (tại gần 64° B) về phía nam đến Maroc, bao gồm Azores, Madeira và quần đảo Canaria. It is found at depths from 50 mét (160 ft) to over 730 m (2.400 ft). EnglishVietnameseFilipinoAlpha Trong khi loài này đôi khi phong phú ở phía nam của phạm vi của nó, nó không phổ biến ở xa hơn phía bắc, tất cả các mẫu từ Brittany và xa hơn phía bắc là con đực, và được cho là mới đến đó gần đây từ xa hơn phía nam, chứ không phải là đại diện cho một quần thể ổn định Loài này được đánh bắt phụ bởi những ngư dân khi họ nhằm đến Palinurus elephas, khoảng 10 tấn mỗi năm.
Panipuri (pānīpūrī ) hoặc Phuchka (Phuchka ) là một loại đồ ăn nhẹ có nguồn gốc từ tiểu lục địa Ấn Độ. Đây là món ăn đường phố phổ biến nhất Ấn Độ và Bangladesh. Phần lớn ở miền trung và miền nam Ấn Độ thì người ta vẫn gọi là Pani Puri. Nhưng ở vùng đông và tây Ấn Độ thì Pani Puri được gọi là Phuchka. Ở vùng phía Bắc Ấn Độ, Pani Puri được gọi là Golgappa. Pani puri có nghĩa đen là "bánh mì nước". Có rất ít thông tin về nguồn gốc của nó. Từ Pani puri được ghi lại vào năm 1955, và từ Golgappa được ghi lại vào năm 1951.Tên của Panipuri cũng thay đổi tùy theo khu vực. Ở Haryana, nó được gọi là paani patashi, ở Madhya Pradesh gọi là fulki, ở Uttar Pradesh gọi là pani ke batashe, ở Assam gọi là phuska/puska, ở Gujarat gọi là pakodi, ở Odisha gọi là Gup-chup, nó được gọi là Phuchka ở Bihar, Nepal, Jharkhand, Bengal và Chhattisgarh.Phuchka (hoặc fuska hoặc puska) khác với panipuri về thành phần và hương vị. Nó sử dụng hỗn hợp đậu gram luộc và khoai tây nghiền ướp gia vị để làm nhân, đặc hơn và có vị ngọt trong khi nước có vị chua và cay. Món gồm 2 phần chính, là bánh và nước chấm. Bánh có hình dạng tròn hoặc hình quả bóng, rỗng ruột, giòn, được chế đầy nước canh là một loại hỗn hợp có hương vị (được gọi là imli pani), tương ớt me, ớt, hỗn hợp gia vị masala chaat, khoai tây, hành tây hoặc đậu xanh.Người Ấn Độ thích ăn Panipuri thường vào buổi chiều hoặc tối. Nước được làm theo hơn 20 cách, trong đó pani puri chua, pani puri ngọt và pani puri nóng được coi là phổ biến nhất. Ở khu vực thành thị, món ăn được bán bởi những người bán hàng rong trên những chiếc xe đẩy và các cửa hàng. Các hàng quán đều có món này. Chúng có thể được tìm thấy trên các trạm xe buýt, trong công viên, trên bãi biển, mọi nơi công cộng khác... Các quán có bàn ghế và mái hiên che để phục vụ. Có hệ thống cấp nước để rửa tay.
Whipped cream hay whipping cream, heavy cream, double cream hay còn gọi trong tiếng Việt là kem sữa béo hay kem bông tuyết là một thực phẩm từ sữa được sử dụng nhiều trong các món tráng miệng. Nó là một dạng kem lạnh được làm với kem nặng, một loại kem có chứa một lượng lớn chất béo. Whipped cream có thể tự làm hoặc mua dưới dạng đóng hộp, đóng chai hoặc bình xịt. Thông thường whipped cream có chỉ số béo (butterfat) ghi trên hộp từ 38-40%. Để làm whipped cream, người ta đánh kem nặng (sữa béo và bơ) thật kỹ với một cái dụng cụ đánh trứng hoặc trộn bằng máy cho đến khi nó trở nên mịn và chứa đầy không khí. Đối với một số món tráng miệng, người ta thêm đường như chất tạo ngọt. Một số người cũng thêm hương liệu chẳng hạn như vani. Kem whipped cream hương vani còn có tên khác là kem Chantilly, tuy nhiên đôi khi người ta cũng đánh đồng hai loại này là một, không đặt ra một sự phân biệt rõ ràng. Kem được sử dụng trong nhiều loại món tráng miệng. Một số món tráng miệng, chẳng hạn như bánh táo hoặc dâu shortcake, thường ăn kèm với whipped cream. Whipped cream cũng được phục vụ với sữa lắc, cocktail trái cây, cà phê và kem sundaes. Một số món tráng miệng có kem whipped cream bên trong chúng, chẳng hạn như bánh cream puffs và eclairs, nanma chocolate. == Chú thích ==
Bánh mì nâu là một loại bánh mì được chế biến với một lượng đáng kể ngũ cốc nguyên cám dưới dạng bột thường là lúa mạch đen hay lúa mì (Bột mì nguyên cám, và đôi khi các phụ phẩm sẩm màu như mật đường hoặc cà phê. Ở Canada và Vương quốc Anh nó được gọi đơn giản là bánh mì nâu nguyên chất hay bánh mì nâu toàn phần (wholewheat). Bột mì nguyên chất có chứa mầm lúa mì thô, thay vì mầm nướng. Lượng carbonhydrate phức hợp có trong các loại hạt còn nguyên cám trong bánh mì nâu thường chứa nhiều chất xơ hơn và cơ thể tiêu hóa những thực phẩm này chậm hơn so với các loại bánh mì thông thường. Bánh mì nâu có hương vị nhẹ và độ xốp cao hơn bánh mì đen nguyên chất và có tạo hình thẩm mỹ.
Carbonade flamande (tiếng Hà Lan: stoofvlees hoặc stoverij, tiếng Pháp: carbon(n)ade) à la flamande là một món hầm được làm từ thịt bò (hoặc thịt lợn) và hành tây, phổ biến ở Bỉ, Hà Lan và vùng Flanders thuộc Pháp, làm với bia và mù tạt phết lên bánh mì, có thể thêm gia vị lá nguyệt quế, xạ hương, đinh hương và quả bách xù. Trong tiếng Pháp, carbon(n)ade cũng có thể là món thịt lưng ngựa nướng và một số thịt bò hầm nấu với rượu vang đỏ chẳng hạn như beef bourguignon ở miền Đông nước Pháp. Tuy vậy, trong tiếng Anh, carbonnade nói chung là một món ăn của Bỉ. Thuật ngữ món hầm Flemish, là một thuật ngữ chung, đôi khi được dùng để chỉ các món ăn Flemish khác như waterzooi hoặc hochepot. Là một món ăn chính của ẩm thực Bỉ, các công thức nấu ăn khác nhau giữa các vùng và hộ gia đình. Các biến thể bao gồm thay thế bánh mì bằng bánh mì gừng hoặc speculaas, sử dụng thêm gia vị, như Sirop de Liège, và sử dụng các loại bia khác nhau. Các loại bia phổ biến cho món ăn này bao gồm Oud bruin (Old Brown Beer), Brune Bia Tu Viện và Flanders red. Ngay trước khi phục vụ, một lượng nhỏ rượu táo hoặc giấm rượu vang và hoặc đường nâu hoặc thạch lý chua đỏ đôi khi được thêm vào. Carbonade thường đi kèm với khoai tây chiên, khoai tây luộc hoặc stoemp. Nó có sẵn rộng rãi trong các nhà hàng và friterie ở Bỉ và Hà Lan.
DC Cupcakes (tạm dịch: Cửa hàng Bánh nướng) là một chương trình truyền hình thực tế Mỹ chủ yếu theo chân hai chị em và đối tác kinh doanh Sophie LaMontagne và Katherine Kallinis làm việc tại Georgetown Cupcake, một tiệm bánh nhỏ tại Washington, D.C.. Chương trình được bắt đầu phát sóng trên kênh TLC vào ngày 16 tháng 7 năm 2010 và thu hút 1.1 triệu người xem.Mùa thứ hai của chương trình sau đó đã tiếp tục được phát sóng trên TLC vào ngày 25 tháng 2 năm 2011. Tại Việt Nam và toàn Đông Nam Á, kênh STAR World đã trình chiếu chương trình vào ngày 7 tháng 4 năm 2011.
Bánh lá mơ là một loại bánh dân gian của vùng sông nước miền Tây làm từ ba nguyên liệu chính là bột gạo, nước cốt dừa và lá rau mơ. Bánh có cách làm đơn giản nhưng đòi hỏi nhiều sự công phu và cẩn thận, tỉ mỉ để làm được bánh ngon. Theo truyền thống, bánh lá mơ trong, có màu xanh đậm, hình dạng dèn dẹt, dài dài. Ngoài ra, ta cũng có thể nắn bột thành những miếng tròn dẹt hay những sợi ngắn và xoăn lại như hình con nui và đem đi hấp cách thủy. Khi ăn, người ta chan ngập nước cốt dừa trắng lên mặt bánh và đôi khi cũng rắc thêm đậu phộng rang. Bánh lá mơ khi ăn thì dai giòn vừa thơm, vừa ngậy béo, vừa ngòn ngọt, ngai ngái. Bánh lá mơ được cho là "rất nên thuốc". Theo y học dân gian, rau mơ là loại dây leo dại, sống lâu năm, có vị đắng, chua chát, tính mát. Nó có tác dụng nhuận gan, thanh nhiệt, tiêu thực, sát khuẩn…, thường dùng chữa kiết lỵ, tiêu chảy, ăn khộng tiêu… Nông thôn cũng xem lá mơ là loại rau sạch để ăn sống (chấm nưước kho), xắt sợi xào, nấu canh,... Đầu tiên, vắt nước cốt dừa cùng nước dão (nước cốt dừa lần 2-3 đã loãng đi) để sẵn mỗi thứ ra tô, lá mít rửa sạch, để ráo, để nguyên cuống. Lá mơ làm bánh phải vừa ăn (không già cũng không non), đem giã dập, lược lấy nước cốt. Cho bột gạo và bột năng vào thau pha bột theo tỉ lệ tùy kinh nghiệm mỗi người. Đổ nước cốt lá mơ cùng nước dão dừa khô vào bột trộn đều nêm gia vị (muối, đường) vừa ăn thành một hỗn hợp nhão không dính tay. Tiếp đó, đầu bếp ngắt cục bột đặt lên mặt phải lá mơ, nắn nhẹ cho lớp bột phủ mỏng đều trên lá, lấy cuống lá xỏ vào phần đuôi thành một cuốn tròn để vào xửng hấp 15 phút. Bánh chín lấy ra để nguội, ăn kèm đậu phộng và nước cốt dừa.
Camaron rebosado là món tôm tẩm bột chiên giòn trong ẩm thực Philippines. Nó thường được dùng với nước sốt chua ngọt và là món ăn phổ biến trong ẩm thực Philippines. Thuật ngữ camaron rebosado bắt nguồn từ tiếng Tây Ban Nha camarón ("tôm"); và rebosar (ban đầu là "nổi bọt, tràn", nhưng có nghĩa là "tẩm bột" trong tiếng Tagalog). Mặc dù có tên tiếng Tây Ban Nha, món ăn này lại là món của người Philippines gốc Trung Quốc, ban đầu được giới thiệu bởi những người Trung Quốc di cư đến Philippines. Camaron rebosado chế biến bằng cách loại bỏ đầu và đuôi tôm. Sau đó, cắt lát theo chiều dọc lưng và phết bơ, phần tĩnh mạch được cắt bỏ. Sau đó, tôm được ướp trong vài phút với hỗn hợp nước ép quất, muối, tiêu, tỏi và các gia vị khác. Bột được trộn với trứng, tiêu, tinh bột ngô hoặc bột nở và nước. Tôm phủ đều bột sau đó chiên trong dầu nóng. Ngoài ra có cách chế biến khác là tôm phủ trong vụn bánh mì trước khi chiên.Camaron rebosado theo truyền thống thường dùng với nước sốt chua ngọt (agre dulce). Nước sốt được đổ lên trên tôm đã chế biến hoặc dùng làm xốt chấm. Nó dùng với nước tương và nước ép quất (toyomansi), sốt mayonnaise tẩm tỏi hoặc xốt cà chua và xốt chuối.Camaron rebosado tương tự như món tempura của Nhật Bản, mặc dù tempura sử dụng một loại bột nhẹ hơn được ướp lạnh trước khi chiên. Camaron rebosado con jamon (đánh vần là camaron rebosado con hamon) là một biến thể của món ăn bao gồm thịt nguội quấn quanh tôm trong quá trình chế biến. Nó là một món ăn truyền thống ở quận Binondo của Manila, khu phố người Hoa của thành phố.
Chè đậu xanh (giản thể: 绿豆沙; phồn thể: 綠豆沙; bính âm: Lǜdòu shā; Việt bính: luk6 dau6 saa1) là món ăn thanh nhiệt có nguồn gốc từ Trung Quốc với tác dụng giải độc, điều hòa ngũ tạng. Món này được làm từ đậu xanh có chứa nhiều vitamin tốt cho cơ thể như E, B1, B2, B3 và B6. Tên gọi nguyên gốc đầy đủ của nó là "lục tàu xá" (Hán Việt: lục đậu sa) nghĩa là đậu xanh nát nhuyễn; vì đây là món ăn đã theo chân các Hoa kiều và người Minh Hương du nhập vào Việt Nam từ những thế kỷ trước. Với các thành phần chính là: đậu xanh, vỏ quýt (trần bì) the the, hòa quyện cùng nước dừa thanh mát và nước cốt dừa béo ngậy. Tất cả tạo nên một món chè vô cùng thơm ngon, hấp dẫn, lôi cuốn. Đôi khi sữa và đường phèn được thêm vào để tăng hương vị. Ngoài đường, không có thành phần nào khác được thêm vào trong quá trình nấu. Đường có thể là đường phèn, đường cát hoặc đường nâu, và hương vị của chúng cũng khác nhau. Đây là một món ăn để giải khát và làm dịu cơn khát trong mùa hè.
Chè bưởi là một món tráng miệng rất phổ biến ở miền Tây Nam Bộ, đặc biệt là ở Long Xuyên. Tuy có nguồn gốc từ miền Tây Nam Bộ nhưng chè bưởi cũng là một món quà thu của Hà Nội. Khác với những món chè Việt Nam truyền thống thường được làm từ các loại đậu (đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, v.v...) hoặc các loại bột (bột gạo, bột mì, v.v...), món chè bưởi được làm từ cùi bưởi (phần màu trắng của vỏ bưởi). Nguyên liệu chính của món ăn này chính là cùi bưởi, đậu xanh, bột năng, lá dứa, đường và nước cốt dừa. Bưởi sau khi ăn hết phần ruột sẽ tận dụng phần vỏ để nấu chè. Đậu xanh: 200 gram (đã xát vỏ). Bưởi: 1 trái to. Đường phèn: 150 gram. Bột năng: 100 gram. Vani: 5 ml. Dừa nạo: 300 gram Điều khác biệt lớn nhất so với các món chè còn lại chính là cùi bưởi. Cùi bưởi phải được ngâm vào nước muối cho hết vị the, cắt sợi nhỏ vừa ăn. Sau đó được cho vào bột năng và đường tinh để giữ độ giòn và dai của cùi bưởi. Một món chè bưởi ngon phải có độ ngọt thanh vừa phải, chè không quá đặc mà phải có độ sánh mịn. Để làm được điều này, lúc khuấy bột năng với lá dứa phải khuấy cho thật đều tay, không để bị vón cục hay cháy ở dưới đáy nồi. Khi gần đạt được độ đặc vừa phải mới bắt đầu cho cùi bưởi vào khuấy. Khi nào cùi bưởi chín thì cho đậu xanh vào, đun cho đến lúc sôi. Bước 1: Cho đỗ xanh đã xát vỏ vào trong một cái âu to và cho nước vào ngâm trong khoảng 1 tiếng cho đỗ nở rồi vớt đỗ ra rổ để cho ráo nước. Bước 2: Thực hiện sơ chế cùi bưởi (Đây là bước quan trọng, làm cho món chè được ngon, ngọt và giòn). - Đem bưởi gọt bỏ hết vỏ xanh bên ngoài đi và lấy lại phần cùi bưởi trắng rồi cắt cùi bưởi trắng thành hình hạt lựu dày tầm khoảng 1,5 cm. - Cho muối vào trộn đều với cùi bưởi đã cắt thành hình hạt lựu. Sau đó dùng tay bóp nhẹ khoảng vài phút để cùi bưởi bớt the và đắng, sau đó đem đi xả sạch với nước lạnh rồi vắt cho ráo hết nước. Thực hiện lặp đi lặp lại quy trình này thêm 2 lần rồi nếm nếu thấy cùi bưởi đã hết không còn vị đắng thì cho đường vào ướp với cùi bưởi trong khoảng 1 tiếng. Lưu ý: Sau khi làm như trên mà cùi bưởi vẫn đắng thì cho cùi bưởi vào luộc qua và vắt ráo nước đi rồi cho đường vào ướp. Bước 3: Cho bột năng vào cùi bưởi đã ướp đường để lăn khô và đợi một lúc cho bột năng phủ đều vào cùi bưởi rồi lấy rây lọc, lọc bớt phần bột năng còn dư ra. Bước 4: Đặt một nồi nước lên trên bếp và đun sôi lên rồi thả cùi bưởi sau khi làm ở bước 3 vào đun tiếp cho đến khi thấy cùi bưởi nổi lên và dần dần chuyển sang màu trắng trong thì vớt cùi bưởi ra. Chuẩn bị sẵn 1 tô nước đá để khi vớt cùi bưởi ra thì nhanh tay đổ vào tô nước đá đó để cùi bưởi được giòn và cứng. Vớt cùi bưởi ra tô nước đá để trong khoảng 15 phút rồi vớt ra và để cho cùi bưởi được ráo nước. Bước 5: Tiếp tục đun sôi thêm một nồi nước khác và cho đường vào nồi nước đó. Khuấy đều cho đường tan hết rồi cho đỗ xanh vào khuấy tiếp khoảng 10 phút cho đỗ xanh chín thì tắt bếp. Bước 6: Cho bột năng vào một cái tô to rồi đổ từ từ nước vào hòa tan ra rồi đổ chỗ bột năng đã hòa vào trong nồi nước chè. Vừa đổ vừa khuấy đều cho đến khi nước chè dần sánh lại thì tiếp tục đổ cùi bưởi vào và đun nhỏ lửa và cho vanilla vào để món chè bưởi tạo hương thơm ngon. Bước 7: Đun nồi chè bưởi khi thấy sôi lên thì tắt bếp. Chè bưởi nguội bớt rồi sẽ múc chè bưởi ra bát (hoặc ly, cốc...)và thêm một ít dừa nạo, đá, đậu phộng và nước cốt dừa rồi thưởng thức. Ngoài ra, nếu muốn ăn thơm ngon hơn, ta sẽ rưới nước cốt dừa lên trên. Để làm tăng thêm độ thơm, nhiều người có thói quen cho hoa bưởi lên trên bát chè rồi để nguội, đến khi ăn thì bỏ ra. Chè bưởi nên ăn lạnh. == Tham khảo ==
Bánh quai vạc là một loại bánh mặn và là một trong những món ăn bình dân ở Việt Nam (trừ bánh quai vạc chiên có xuất xứ Trung Quốc và người miền Bắc gọi là bánh gối còn Miền Nam gọi là bánh xếp) mang đậm hương vị của vùng biển miền Trung đặc biệt là ở vùng Bình Thuận là một loại thức ăn nhanh và thức ăn đường phố. Bánh có hình dáng giống chiếc quai vạc, bên trong nhân có thể chứa tôm, thịt (thường là thịt ba rọi) và các loại nhân khác, khi chế biến, bánh được gấp lại thành hình bán nguyệt và ép mép bánh, khi chín, viền bánh sẽ gợn sóng. Bánh quai vạc trần được làm từ bột mì tinh (bột mì lọc) thông qua quá trình luộc. Bánh quai vạc có các dạng phổ biến là bánh quai vạc trần và bánh quai vạc chiên. Bánh quai vạc trần có đặc tính dai. Bánh quai vạc trần được gọi để để phân biệt với bánh làm bằng bột lọc có gói lá chuối. Nếu như ngán vị mặn của nhân thịt thì thay bằng bánh nhân ngọt cũng là một sự lựa chọn không tồi. Bánh sẽ có nhân là đậu xanh ngào đường, dừa nạo hay lạc, cơm sầu riêng,... Bánh quai vạc là một trong những loại bánh khéo, nghĩa là loại bánh đòi hỏi người làm phải có kinh nghiệm và thật khéo tay. Cái khéo léo ở đây là bột bánh phải được nhồi nặn cho thật nhuyễn giữa bột mì và bột năng, để khi cắt bánh làm đôi có thể thấy từng lớp bột mỏng nằm chồng xếp lên nhau. Cũng có lẽ vì kỹ thuật làm vỏ bánh khá công phu mà bánh quai vạc còn có tên gọi là bánh xếp. Người miền Bắc, nhất là người Hà Nội gọi bánh quai vạc chiên là bánh gối. Sở dĩ nó vốn xuất xứ từ bánh há cảo chiên của Trung Quốc (giản thể: 锅贴; phồn thể: 鍋貼; bính âm: guōtiē; Hán Việt: oa thiếp) và bánh gối (bánh quai vạc chiên) theo chân những người Hoa ở Quảng Đông du nhập vào Hà Nội trước năm 1954 cùng thời điểm Việt Nam bắt đầu có món phở. Bột mì tinh là nguyên liệu cơ bản. Phương pháp chế biến được thực hiện bằng việc chế nước sôi lấy trùng cho bột vừa chín tới và nhồi bột đến khi mềm dẻo, cắt từng phân nhỏ sau đó cán mỏng tạo nên miếng vỏ bột trong đều. Nhồi các nguyên liệu, trộn chung, cho ít nước mắm, muối tiêu, đường, đem xào chín. Sau đó gắp nhân bỏ vào giữa miếng bột đã cán mỏng, xếp đôi lại từng chiếc bánh. Cho vào nồi nước sôi khi thấy bột trong là bánh đã chín, vớt ra rổ để ráo nước. Ngoài ra còn chuẩn bị phần nước chấm. == Chú thích ==
Burrito (tiếng Anh: , tiếng Tây Ban Nha: [buˈrito] ( nghe)) là một món ăn trong ẩm thực Mexico. Bánh gồm lớp vỏ bên ngoài làm bằng bột mì trộn ngô rán, bọc bên trong là phần nhân bánh, có thể có thịt, trứng gà, rau sống, cà chua, dưa chuột và các loại sốt, tương ớt kèm theo. Burrito trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là ''chú lừa con". Nguồn gốc tên gọi này được coi là xuất phát từ việc chiếc bánh có nhân thập cẩm, nhiều nguyên liệu, giống như một con lừa có thể chở nhiều thứ trên lưng. Phiên bản ban đầu của Burrito ra đời từ khoảng năm 10.000 TCN, khi người dân vùng Trung Bộ châu Mỹ ở Mexico dùng những miếng bánh bột mì ngô để gói thức ăn, kèm thêm các loại rau quả như ớt, cà chua, nấm, bí, bơ. Ở vùng tây nam nước Mỹ, những người dân vùng Pueblo cũng dùng bánh bột mì để cuộn thịt, đậu giống như như burrito ngày nay. Tuy vậy một số ý kiến cho rằng món ăn này giống phiên bản sơ khai của bánh taco hơn là burrito. Ellman, Mark; Santos, Barbara (2003). Maui Tacos Cookbook. Pendulum Publishing. ISBN 0-9652243-3-3. Fox, Peter (ngày 2 tháng 7 năm 1998). “Burrito Search”. All Things Considered. National Public Radio. Bản gốc (RealMedia) lưu trữ ngày 13 tháng 11 năm 1999. Fox, Peter (ngày 17 tháng 7 năm 1998). “Burrito Odyssey” (RealMedia). All Things Considered. National Public Radio. Fox, Peter (ngày 31 tháng 7 năm 1998). “Burrito”. All Things Considered. National Public Radio. Bản gốc (RealMedia) lưu trữ ngày 2 tháng 10 năm 1999. Fox, Peter (ngày 12 tháng 8 năm 1998). “Burrito Trail” (RealMedia). All Things Considered. National Public Radio. Fox, Peter (ngày 3 tháng 9 năm 1998). “End of the Burrito Trail” (RealMedia). All Things Considered. National Public Radio. Fox, Peter (ngày 4 tháng 11 năm 1998). “Burritos: A Search For Beginnings”. Food. The Washington Post. tr. E.01. Gold, Jonathan (2000). Counter Intelligence: Where to Eat in the Real Los Angeles. Macmillan. ISBN 0-312-26723-1. Johnson, Lisa (2006). Mind Your X's and Y's: Satisfying the 10 Cravings of a New Generation of Consumers. Free Press. ISBN 0-7432-7750-3. Sparks, Pat; Swanson, Barbara (1993). Tortillas!. Macmillan. ISBN 0-312-08912-0. Thomsen, David; Wilson, Derek (1998). Burritos! Hot on the Trail of the Little Burro. Gibbs Smith Publishers. ISBN 0-87905-835-8. Young, Marc (ngày 25 tháng 2 năm 2005). “Bringing the Burrito to Berlin”. Culture & Lifestyle. Deutsche Welle. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2008.
Cơm gà là món ăn được chế biến và trình bày với hình thức cơm và thịt gà. Cơm có thể dùng là cơm trắng hoặc cơm chiên, cơm rang và thịt gà được trình bày thông thường là đùi gà hay cánh gà. Món cơm gà tương đối dễ làm và phổ biến. Nhưng tùy theo từng quốc gia và tập tục địa phương mà có những phương cách thực hiện khác nhau.
Niễng hay củ niễng, giao bạch (tiếng Trung: 茭白; bính âm: Jiāobái), lúa bắp, lúa miêu (danh pháp hai phần: Zizania latifolia), là một loài cỏ sống lâu năm thuộc chi Zizania trong họ Hòa thảo (Poaceae). Nó cũng là loài duy nhất thuộc chi này có khu vực sinh sống bản địa là châu Á, trong khi các loài còn lại là bản địa Bắc Mỹ. Với cả thân lẫn hạt đều ăn được nên nó được sử dụng như một loại cây lương thực-thực phẩm. Được thu hoạch từ niễng mọc hoang, hạt của nó từng là loại lương thực quan trọng ở Trung Quốc cổ đại. Là loại cây mọc trong vùng đất ngập nước, hiện nay niễng đã trở nên khan hiếm trong tự nhiên, và việc sử dụng làm cây lương thực đã biến mất hoàn toàn tại Trung Quốc và các nước trong khu vực châu Á, nhưng vẫn được người ta gieo trồng để lấy phần thân làm rau ăn. Niễng trông giống lau, sậy, mọc ở dưới nước hay ở đất nhiều bùn, cao tới 1–2,5 m; rễ nhiều. Thân rễ và thân bò phát triển (đường kính 1 - 1,5 cm), thân đứng nhẵn, có phần dưới gốc to, xốp, phía ngọn gầy hơn. Lá hình mác, dài 0,3–1 m, rộng 2–3 cm, hai mặt đều ráp, hai bên mép dày lên. Cụm hoa hình chùy dẹp, dài 30–50 cm, trục to, nhiều nhánh, mang hoa cái phía trên có màu vàng xanh và hoa đực phía dưới màu tím. Niễng cùng bộ Poales và họ Poaceae với lúa gạo, và cũng trổ bông, có hạt nấu cơm ăn được, nên trong tiếng Anh người ta gọi loài cây này gọi là lúa hoang (wild rice). Trong tiếng Trung nó được gọi là cô (菰). Loài cây này chậm lớn mùa đông, nảy nở vào mùa xuân, thu hoạch vào mùa thu. Hạt nó gọi là giao bạch tử (茭白子), sau khi xay xát có thể nấu cơm được (điêu hồ phạn 雕胡饭). Tuy nhiên, niễng thường bị một loài nấm than (Ustilago esculenta) nhiễm vào mầm ngọn mà phình ra thành củ niễng nên không thể trổ bông kết hạt được. Nếu người ta không thu hoạch củ niễng làm rau ăn thì ngọn này cũng bị thối mà chết. Người ta trồng niễng bằng cách gìn giữ những mầm chưa lớn, chưa bị nấm còn sống qua mùa đông, chứ không có hạt để gieo. Vì thế Niễng rất khó trồng, và không gây giống được nhiều. Zizania latifolia từng được gieo trồng như một loại cây trồng trong khu vực châu Á. Sự thu hoạch mùa màng có thành công hay không phụ thuộc vào sự hiện diện của loài nấm than Ustilago esculenta. Hiện nay, người ta gieo trồng niễng để lấy phần thân phình to do bị nhiễm nấm than để làm rau ăn. Khi nấm nhiễm vào cây chủ nó làm cho thân niễng bị phì đại; các tế bào của nó gia tăng về kích thước và số lượng. Sự nhiễm nấm U. esculenta làm cho niễng không thể đâm bông kết hạt nên người ta nhân giống niễng nhờ sinh sản vô tính, bằng thân rễ. Các cây niễng mới bị nhiễm khuẩn có trong môi trường, nói chung là trong các khu trồng niễng. Phần thân phình to trong tiếng Việt gọi là củ niễng, còn tại Trung Quốc gọi là cao duẩn (高笋, gao sun) hay kal-peh-soon và giao bạch (茭白). Trong tiếng Nhật, nó được gọi là makomotake. Đoạn thân phình to rộng tới 3 đến 4 xentimét (1,2 đến 1,6 in) và dài tới 20 xentimét (10 in). Loài cây này đã được trồng trong nhiều thế kỷ tại Trung Quốc, ít nhất là khoảng 400 năm. Nó có mùi vị dễ chịu và mềm và được dùng để ăn sống hay chế biến thành các món ăn. Nó trở nên giòn khi được chế biến thành món xào. Mùa thu hoạch chính là cuối mùa thu, đầu mùa đông (tháng 9-11). Trong thơ Đường, có bài thơ "Trọ nhà Tuân Ảo ở chân núi Năm Cây Tùng - Túc Ngũ Tùng Sơn Hạ Tuân Ảo Gia" (宿五松山下荀媪家) của Lý Bạch, ông viết về việc được bà chủ nhà đãi một bát cơm nấu bằng hạt cây niễng, mà cảm ơn quá không thể ăn được.
Lại phấn là một loại mì sợi ngắn và dày của Trung Quốc. Nó thường được tìm thấy ở khu vực đồng bằng sông Châu Giang và ở một mức độ nào đó ở các khu phố Tàu ở nước ngoài. Tên của nó bắt nguồn từ tiếng Quảng Đông. Lại phấn cũng có thể được gọi là bánh canh của Việt Nam, trong trường hợp này, nó được làm từ bột gạo và tinh bột sắn. Lại phấn được làm từ bột gạo và/hoặc tinh bột sắn và có sẵn trong các giống ngắn hay dài. Lại phấn là một kiểu mì ngắn và dày, có hình thức rất giống với bạc kim mì.Một cách để phân biệt hai là nhìn vào mỗi mảnh của lại phấn. Các phần cuối của mì lại phấn thường được cắt thẳng chứ không để lại một "đuôi" thon. == Tham khảo ==
Buko là một loại bánh truyền thống của Philippines, được làm từ nguyên liệu chính là quả dừa. Món này được coi là đặc sản của thành phố Los Baños, Laguna, đảo Luzon. Khuôn bánh tròn, đường kính khoảng 20 – 25 cm. Bên ngoài bánh có một lớp bột mỏng, phần nhân bên trong dày hơn chứa cơm dừa non.
Anh đào hân hoan (tiếng Anh: Cherries jubilee) là món tráng miệng được làm từ anh đào và rượu mùi (thường là kirschwasser), vốn chế biến theo kiểu đốt cồn bên cạnh bàn ăn, và thường được dùng làm nước sốt trên kem vani.Công thức làm ra món này thường được ghi nhận là của bếp trưởng Auguste Escoffier, chuẩn bị dành cho một trong những buổi lễ mừng 60 năm trị vì của Nữ vương Victoria, mà nhiều người cho là Đại lễ Kim Cương năm 1897.
Bánh canh là một món ăn Việt Nam. Bánh canh có nguồn gốc từ Đông Nam Bộ, sau đó phổ biến khắp Việt Nam. Bánh canh bao gồm nước dùng được nấu từ tôm, cá và giò heo thêm gia vị tùy theo từng loại bánh canh. Sợi bánh canh có thể được làm từ bột gạo, bột mì, bột năng hoặc bột sắn hoặc bột gạo pha bột sắn. Bánh được làm từ bột được cán thành tấm và cắt ra thành sợi to và ngắn. Bánh được bỏ vào nồi nước dùng đã hầm vừa đủ độ và đợi cho chín tới. Gia vị cho bánh canh thay đổi tùy theo món bánh canh và tùy theo khẩu vị mỗi vùng. Bánh canh có nhiều cách chế biến với cá đã róc xương, cua/ghẹ, bột lọc, chả cá, tôm/thịt nhưng phổ biến nhất là bánh canh giò heo. Món bánh canh là món ăn quen thuộc ở nhiều địa phương trong cả nước nhưng mỗi nơi lại mang một mùi vị đặc trưng riêng.
Yukimi Daifuku (tiếng Nhật: 雪見だいふく"daifuku ngắm tuyết") là một thương hiệu kem mochi được sản xuất bởi Lotte. Nó bao gồm một viên kem sữa đá vani được gói trong một lớp mỏng của bánh mochi sau đó được ngâm trong sữa dừa. Lotte ban đầu đã tạo ra Watabōshi (tiếng Nhật: わたぼうし "mũ bông hoặc phủ tuyết"), một loại kem cỡ nhỏ được bọc trong một lớp kẹo dẻo mỏng vào năm 1980. Kẹo dẻo nhanh chóng được thay thế bởi mochi vì nó phổ biến hơn ở Nhật Bản và công ty đã hoàn thiện công nghệ để giữ cho mochi mềm ở nhiệt độ đóng băng vào năm 1981. Nó có ba kích cỡ: một hộp bằng giấy cứng chứa hai miếng kem, với một muỗng nhựa để ăn; hộp "yukimi daifuku nhỏ" với chín loại kem nhỏ hơn với 9 cái muỗng; và "hộp ba màu yukimi daifuku" (雪見だいふくプチ3色 Yukimi Daifuku Puchi San-iro) chứa ba loại: một kem trà xanh, một kem sô-cô-la, và một kem vani. Nhiều người tỏ ra ưa thích hương vị ngọt ngào của vani. Ngoài hương vani thông thường còn có sữa dâu, nguyên liệu sô cô la gấp ba, tokachi azuki, và sô-cô-la nguyên liệu thô. Yukimi daifuku thông thường, sữa dâu, và nguyên liệu sô-cô-la gấp ba lần có trong bao bì gồm hai miếng (mỗi miếng 47 mL). Tokachi azuki và hương vị sô-cô-la nguyên liệu thô có trong cùng một bao bì như hộp mini chứa chín miếng với 30 mL mỗi miếng. Trong mùa hanami (ngắm hoa anh đào), một dạng kem theo mùa với kem dâu tây đã được bán. Yukimi là một hoạt động theo mùa ở Nhật Bản, tương tự như hanami, nhưng là ngắm tuyết rơi. Tên gọi là một trò chơi theo tsukimi daifuku (月見大福, "ngắm trăng daifuku"), tức là ăn các đồ ngọt truyền thống khi ngắm trăng.
Bánh dẻo là một trong hai loại bánh trung thu đặc biệt của người Việt Nam, bên cạnh bánh nướng. Với vỏ bánh được làm từ bột nếp rang xay mịn nhào quyện cùng nước đường, nước hoa bưởi; và nhân bánh với đậu xanh, hạt sen, hay thập cẩm đủ loại nguyên liệu thực phẩm làm chín từ trước, để làm bánh dẻo không cần chuẩn bị lò nướng, mà chỉ cần sự kiên nhẫn cũng như cách pha trộn nguyên liệu chính xác. Không thể biết chính xác nguồn gốc ra đời của bánh dẻo - loại bánh trung thu đặc sản của Việt Nam, chỉ biết rằng nó xuất hiện với mong muốn cầu chúc cho mùa màng bội thu của người nông dân. Cứ mỗi dịp lễ tết trung thu, người Việt lại làm cả hai loại bánh trung thu, bao gồm bánh nướng (ảnh hưởng 1000 năm Bắc thuộc) và bánh dẻo, và cả hai loại bánh thường được bày cùng với nhau thể hiện sự hài hòa của đất trời. Trong khi bánh nướng nguồn gốc từ Trung Quốc phổ biến tại nhiều quốc gia Á Đông khác đến nỗi bánh dường như đồng nghĩa với khái niệm "bánh trung thu", bánh dẻo với quy trình thực hiện (không nướng), nguyên liệu (vỏ bánh làm bằng bột nếp trắng tinh nhồi với nước hoa bưởi và nước đường; nhân bánh bằng hạt sen hay đậu xanh tán nhuyễn), màu sắc hình thức (đúc trong khuôn gỗ hình tròn) lại mang tính đặc trưng độc đáo, bên cạnh các loại bánh dân tộc khác như bánh trôi, bánh nếp, bánh giày. Theo khẩu vị ẩm thực của người Hà Nội, bánh dẻo thường ngọt sắc hơn trong Nam. Đường kính của bánh thường rất lớn, có thể gần bằng chiếc mâm, để thể hiện hình dáng của vầng trăng thu lớn và trắng ngà trong biểu tượng của ý nghĩa "đoàn viên của gia đình" và nhất là tình yêu khăng khít vợ chồng. Cuối thập niên 1980, tại Hồng Kông xuất hiện một loại bánh có hình dạng tương tự như bánh dẻo là bánh dẻo lạnh (còn gọi là bánh trung thu tuyết hay bánh trung thu vỏ lạnh, chữ Hán: 冰皮月餅, tuyết bì nguyệt bính, snow skin mooncake). Loại bánh này dần lan sang các quốc gia có lễ tiết trung thu như Trung Quốc đại lục, Ma Cao, Đài Loan, Malaysia và Singapore. Tuy nhiên vỏ bánh không sử dụng nước đường mà dùng đường bột, chất béo thực vật (shortening), sữa tươi làm xốp; nhân bánh là các loại hoa quả, mứt; bánh luôn được bảo quản và thưởng thức bằng cách giữ lạnh, nên không hoàn toàn giống bánh dẻo kiểu Việt Nam. Trong tiếng Anh, bánh dẻo Việt Nam được biết đến với tên gọi là Sticky rice mooncake hoặc chỉ đơn thuần là Vietnamese Mooncake. Ngoại trừ bánh dẻo chay không nhân, bánh dẻo thông thường gồm hai phần vỏ bánh và nhân bánh, với nguyên liệu cho từng phần như sau: Vỏ bánh dẻo theo truyền thống có màu trắng trong, sử dụng bột nếp rang chín, xay và rây mịn (đôi khi có thể thêm một phần tinh bột ngô, bột mì); nước đường (tuy không cần quá cầu kỳ như bánh nướng vốn dĩ cần nước đường để rất lâu, thậm chí hàng năm, nước đường làm bánh dẻo để càng lâu cũng càng làm bánh ngon), nước hoa bưởi, một chút dầu ăn loại không mùi, màu nhẹ (dầu ăn giúp tránh cho bột bánh bị khô, tuy nhiên nhiều nghệ nhân làm bánh không dùng). Hiện nay, hình thức vỏ bánh dẻo trung thu có nhiều thay đổi. Song song với màu trắng truyền thống, vỏ bánh có nhiều vị và màu sắc thu hút hơn, với sự hỗ trợ của phẩm màu thực phẩm, bột trà xanh, lá dứa thơm, chanh dây, cà phê, dâu tây, hạt dành dành, hoa đậu biếc, củ dền và bột tinh chất than tre. Nhân bánh dẻo truyền thống thường được biết đến với kiểu nhân đậu xanh (hoặc hạt sen) được làm nhuyễn sên đặc (có thể kèm lòng đỏ trứng muối), nhưng hiện nay đã đa dạng hơn rất nhiều. Cũng như bánh nướng, những chiếc bánh dẻo khác biệt về hương vị và phẩm chất không hẳn ở hình thức bên ngoài mà là ở nhân bánh. Sự sáng tạo và đổi mới trong thời hiện đại góp phần đa dạng hóa các kiểu nhân bánh tùy theo nguyên liệu sẵn có, theo sở thích và thói quen ẩm thực của người làm bánh. Thông thường bánh dẻo có nhân đậu xanh và đường kính trắng; nhân đậu xanh và bột trà xanh; nhân đậu xanh và lòng đỏ trứng vịt muối; nhân đậu xanh và hạt sen; nhân thập cẩm với lạp xưởng, mứt bí, hạt bí, hạt dưa, vừng trắng, mỡ đường (mỡ gáy lợn luộc sơ thái nhỏ và ướp đường với tỉ lệ 1:1 cho săn lại), lá chanh); nhân cốm và dừa bào sợi. Cũng cần nói đến vô số các thử nghiệm nhân bánh khác có thể kể đến như nhân đậu đỏ hạt sen; nhân tôm thịt; nhân xoài và nước cốt dừa; nhân khoai môn; thậm chí nhân chocolate v.v. Tuy hiện tại mẫu mã và hương vị của bánh dẻo (và cả bánh nướng) rất đa dạng, nhưng gần đây người Việt đang có xu hướng quay lại với những chiếc bánh mang vị truyền thống. Trong đó, bánh nướng nhân thập cẩm (gồm nhiều nguyên liệu như dăm bông, thịt quay, dừa, hạt sen, lá chanh, hạt dưa, bí đao) và bánh dẻo làm từ bột nếp trắng nhồi đường và nước hoa bưởi thơm với nhân hạt sen hoặc đậu xanh mịn, được nhiều người lựa chọn nhất. Dụng cụ hỗ trợ tạo hình bánh là khuôn bánh. Khuôn bánh có thể làm từ gỗ hay nhựa, nhưng thường làm từ gỗ (gỗ xà cừ hoặc gỗ thị chắc chắn, dễ đục và bền, ít bị mối mọt và giá thành hợp lý). Tại Thường Tín, Hà Nội có cả làng nghề chuyên làm khuôn bánh. Trong thời hiện đại, khuôn bánh dẻo chạm trổ hoa văn tinh tế với nhiều kiểu dáng, không chỉ hình vuông hay hình tròn truyền thống, mà còn bao gồm cả hình bầu dục, hình cá chép, các con thú v.v. Bánh dẻo thành phẩm đạt chất lượng khi vỏ bánh có màu trắng trong đều, không bị hở nhân, hoa văn bề mặt sắc nét. Vỏ bánh ăn dai, dẻo; nhân bánh ráo, không bị rời rạc và không tách khỏi lớp vỏ. Bánh có mùi thơm đặc trưng và nhẹ nhàng. Tùy theo khuyến cáo của nhà sản xuất, bánh có thể để từ vài ngày cho đến vài tuần trong điều kiện thời tiết thông thường, nơi khô ráo thoáng mát, không cần phải bảo quản lạnh. Bánh dẻo có thể được sử dụng ngay sau khi ra khuôn. Tuy nhiên, khi mới sản xuất bánh có độ dẻo khá cao nên nếu ăn ngay bánh sẽ hơi nhão, dính răng và vị ngọt hơi gắt. Bánh thường được bọc giấy bóng kính (vừa tránh cho bánh khỏi bị khô, vừa vệ sinh, vừa ít nhiều thẩm mỹ) và để một vài ngày sau sẽ ngon hơn vì khi đó cấu trúc bánh vừa dẻo vừa săn chắc, vỏ bánh trong hơn, hương vị thơm mát ngọt dịu hấp dẫn. Trong dịp lễ tết trung thu, bánh dẻo thông thường được thưởng thức kèm chung với bánh nướng.
Mì là một phần chính của ẩm thực Nhật Bản. Chúng thường được phục vụ ướp lạnh với nước chấm, hoặc trong xúp hoặc các món ăn nóng. Ramen 拉麺 (ramen, lấp miến) hoặc (ラーメン, rāmen, IPA: [ɽaꜜːmeɴ]): bao gồm Mỳ sợi, phục vụ cùng một loại nước dùng từ thịt- hoặc (đôi khi) từ cá, thường thêm hương vị từ nước tương hoặc miso, và bày thêm đồ ăn kèm như thịt lợn thái lát (チャーシュー, chāshū), rong biển (海苔, nori) sấy khô, menma (メンマ, menma), và hành lá (葱, negi). Gần như mọi khu vực ở Nhật Bản đều có biến thể ramen của mình, từ món tonkotsu (nước dùng từ xương lợn) ramen của Kyushu tới món miso ramen của Hokkaido.Shirataki mì trong làm từ konnyaku. Mì này dai. Shirataki được sử dụng để làm nguyên liệu chế biến các món ăn như sukiyaki và oden. Soba làm từ kiều mạch (lúa mạch đen). Nó thường đề cập đế loại mỳ sợi nhỏ được làm từ bột kiều mạch, hoặc một hỗn hợp bột kiều mạch và lúa mì (Nagano soba). Nó đối lập với loại mỳ sợi dày, được gọi là udon. Tại Nhật Bản, từ này có thể được gọi cho bất kỳ loại mỳ sợi nhỏ nào. Mỳ soba có thể được phục vụ nguội với một loại nước chấm, hoặc với nước dùng nóng như một món mỳ nước. Ví dụ về các món ăn của soba là zaru soba (ướp lạnh), kake soba, tempura soba, Kitsune soba và tororo soba. Mặc dù món ăn nổi tiếng của Nhật Bản Yakisoba bao gồm "soba" trong tên của nó, món ăn được làm bằng mì kiểu Trung Quốc (chūkamen).Sōmen có sợi rất mảnh (đường kính không quá 1.3 mm) làm bằng bột mì và nước muối. Loại mì này thường dùng ăn lạnh. Đường kính nhỏ chính là đặc điểm phân biệt các loại mì của Nhật Bản cho dù hiyamugi và udon cũng làm bằng bột mì nhưng sợi to hơn. Cách làm somen cũng như các loại mì khác là bằng cách kéo giãn bột. Mỗi lần kéo thì mì càng nhỏ sợi. Đối với somen cần phải hơn 30 đợt trong 36 giờ đồng hồ. Sau đó, mì còn phải giữ trong kho 1 đến 2 năm để chín và ngấu, sau đó mới được mang ra ăn. Sōmen thường dùng lạnh vì được chan với nước đá kèm theo chút rau xanh, các loại củ quả hay các loại thịt khác nhau và chấm với một loại nước chấm nhạt gọi là tsuyu. Hiyamugi được làm từ bột mì, muối, đường kính nhỏ hơn mì Udon, khoảng 1.3~1.7mm. Loài mì này thường dùng ăn lạnh vào mùa hè để hạ nhiệt. Sợi mì được ướp trong đá mát lạnh, ăn cùng với nước tương Tsuyu, gừng, rong biển, rau củ, hành lá Udon làm từ bột mì trong ẩm thực Nhật Bản cùng với mì Ramen, mì Soba, mì Somen là những loại mì sợi trứ danh và là món mì quốc túy của nền ẩm thực Nhật. Người ta cho rằng udon đã được mang từ Triều Tiên tới Nhật Bản từ thế kỷ thứ VIII. Nhưng thật đây là một món ăn do người Nhật sáng tạo. Harusame làm từ bột khoai tây. Tokoroten trong như sứa, được chế biến từ agarophytes. Tokoroten đã được người Nhật ăn từ hơn một ngàn năm nay. Tokoroten được cho là đã được giới thiệu đến Nhật Bản từ Trung Quốc trong thời kỳ Nara. Tokoroten truyền thống được thực hiện bằng cách đun sôi tengusa (Gelidium amansii) và sau đó hỗn hợp được đông cứng lại để trở thành thạch. Tokoroten có thể ăn nóng (trong trạng thái được hòa tan) hoặc lạnh (như gel).
Bánh tráng Mỹ Lồng là đặc sản từ tỉnh Bến Tre, Việt Nam. Các loại bánh tráng dừa ở Mỹ Lồng vừa béo vừa xốp, đặt lên lò than tỏa hương thơm. Có ba loại bánh tráng dừa, đó là: bánh đặc biệt có sữa, trứng gà, dừa; bánh có dừa không sữa; bánh có sữa không dừa... Nghề làm bánh tráng Mỹ Lồng tại xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre là nghề thủ công truyền thống đã được công nhận là di sản phi vật thể cấp quốc gia từ năm 2018. Gạo: Gạo dùng để làm bánh tráng không phải muốn xay loại nào cũng được. Mà gạo ở đây phải là loại gạo sỏi từ một giống lúa đặc biệt ở Trà Vinh. Vì theo kinh nghiệm lâu năm của bà con Bến Tre, gạo sỏi chịu được sự khắc nghiệt của thời tiết khô hạn nên khi xay làm bánh thì bánh mới không bị gãy hay bị co khi đem phơi nắng. Đường, muối, mè cũng được cân định lượng. Dừa: đây là một nguyên liệu chính thống, làm nên thành công của bánh tráng Mỹ Lồng. Dừa trồng trên đất Mỹ Lồng nước rất ngọt, thịt cơm dừa đặc, nhiều chất béo hơn dừa các vùng khác. Gạo làm bánh được vo kĩ và xay nhuyễn mịn. Dừa thì chọn những trái già, cùi dày, chặt để nước qua một bên, rồi mới lấy cùi xay nhỏ và vắt lấy nước cốt. Nếu làm bánh tráng mè thì nguyên liệu chỉ có bột gạo, nước cốt dừa, đường, mè. Còn bánh tráng sữa thì có thêm sữa, lòng đỏ trứng gà; bánh tráng mặn thì thêm lạp xưởng tôm khô; bánh tráng gừng thì thêm nước cốt gừng. Thường những người có kinh nghiệm sẽ đảm nhiệm phần pha bột tráng bánh. Để bánh không bị dính khuôn và bột pha phải đúng và đủ, giúp dễ dàng trong việc lật trở khi phơi khô. Người tráng bánh phải quen tay thì miếng bánh tráng thành phẩm mới tròn và độ dày mỏng mới đều nhau. Pha bột và tráng bánh khéo thì vừa tiết kiệm được lượng bột mà bánh lại vừa tròn, đẹp. Lò tráng bánh được làm thủ công, phía dưới là nồi nước to, phía trên căng một lớp vài dày nhưng mịn. Bột sẽ được múc đổ từng vá lên tấm vải ấy, cán mỏng đều khắp một lượt, bánh vừa trở mình trong vắt là vít ra ống tre ngay, chuyển sang người kế tiếp, đưa ra phên phơi. Bánh được tráng xong thường được đặt trên những tấm đan làm từ lá dừa. Phơi bánh ngoài trời cũng phải chú ý, nếu nắng nhiều bánh sẽ bị giòn, dễ vỡ, ít nắng thì bánh bị chai sần đi. Bánh phơi đạt tiêu chuẩn là khi cầm lên tay thấy mịn, không có lỗ khí lồi lõm… Thời gian gần đây, sản phẩm bánh tráng Mỹ Lồng đang được các lò sản xuất chú trọng phát triển hơn về chất lượng, thiết kế bao bì bắt mắt. Cùng với đó là sự xuất hiện của nhiều nhãn hiệu gây được ấn tượng tốt như Ngọc Anh, Danh Dự, Yến Thanh, Phương Uyên. Các lò bánh tráng luôn ý thức tốt về sản phẩm, ngày một nâng cao về chất lượng, mẫu mã, bao bì đa dạng đẹp mắt hơn... Để làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng tiếp tục phát triển, giữ vững thương hiệu trên thị trường, thì cần phải có nguồn nguyên liệu tại chỗ, kịp thời nhanh chóng cung ứng đầy đủ cho nhu cầu của làng nghề. Song song việc phát triển chất lượng sản phẩm, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm phải được đặt lên hàng đầu. Đẩy mạnh quảng bá thương hiệu trên nhiều phương diện truyền thông, internet, tại các siêu thị, tổ chức nhiều hội chợ triển lãm sản phẩm. Ngoài ra các lò sản xuất cần thống nhất về giá cả, hiện đại hóa, công nghệ hóa quy trình sản xuất.
Bánh cà rốt là một món bánh ngọt có cà rốt là một trong những thành phần chính tạo nên hương vị đặc trưng của bánh. Bánh có dạng mềm và thường kèm theo các loại hạt ngũ cốc như hạt dẻ, hồ đào, óc chó khi ăn ngoài cảm giác thơm mềm, còn có thêm vị bùi của các loại hạt trên. Khi chế biến bánh, cà rốt được nấu mềm đảm bảo cho bánh mềm, dẻo quánh. Cà rốt cũng chủ động làm nổi bật hương vị, cấu trúc và hình dạng bánh. Loại bánh này khá phổ biến ở châu Âu. Bánh cà rốt giống "bánh mì nhanh" (quick bread) ở phương pháp chuẩn bị (trộn chung các nguyên liệu ướt như đường và trứng, trộn chung các nguyên liệu khô, trộn hai hỗn hợp khô và ướt với nhau) và có tính chất "kiên định" khi thành phẩm (đặc hơn bánh bông lan thường và lợn cợn thô ráp hơn). Ngoài ra còn có thể thêm vào bánh nho khô, các loại hạt hay ăn với kem phô mai tùy thích. Bánh cà rốt có thể ăn không hoặc ăn với kem trứng, kem phô mai,... Các dạng thường gặp của bánh cà rốt là ổ bánh, cái bánh hay bánh cupcake cà rốt. Taị Anh và Bắc Mỹ có loại đóng gói và loại bánh tươi từ tiệm bánh. Nhiều khi bánh cà rốt còn được làm thành bánh nhiều lớp. Cà rốt đã được dùng làm bánh ngọt từ thời Trung cổ, khi mà chất làm ngọt thì hiếm và mắc còn cà rốt thì ngọt chỉ thua của cải đường lại dễ kiếm. Nguồn gốc của bánh cà rốt còn gây tranh cãi. Sử nổi tiếng trở lại của bánh cà rốt tại Anh có lẽ do sự thiếu thốn trong Thế chiến thứ 2, và sự giới thiệu kỹ lưỡng của Bobby Charlton sau đó. Bánh cà rốt trở nên phổ biến tại nhà hàng và quán cà phê ở từ đầu thập niên 1960. Ban đầu là hàng "mới lạ", nhưng càng về sau càng được thực khách yêu thích. Năm 2005, bánh cà rốt với kem phô mai được bầu chọn đứng hạng 5 trong số các mốt ăn uống nhất thời thập niên 70. Theo khảo sát của Radio Times năm 2011, bánh cà rốt là bánh ngọt yêu thích của nước Anh
Hot dog là một loại đồ ăn nhanh của Mỹ. Là bánh mì (hot dog bun) kẹp xúc xích, thường có thêm mù tạt, nước sốt cà chua, hành, mayonnaise, gia vị có thể có hoặc không có dưa cải Đức (sauerkraut). Từ "dog" đã được sử dụng như từ đồng nghĩa với xúc xích từ năm 1884 và các cáo buộc cho rằng nhà sản xuất xúc xích sử dụng thịt chó đã có ít nhất từ năm 1845. Vào đầu thế kỷ 20, ở Đức, việc tiêu thụ thịt chó là bình thường. Những nghi ngờ xúc xích có chứa thịt chó "đôi khi chính xác".. Người ta tin rằng những chiếc hot dog đầu tiên, còn được gọi là “xúc xích dachshund”, được một người nhập cư Đức bán tại một xe hàng thực phẩm ở New York vào những năm 1860. Vào khoảng năm 1870, một người nhập cư Đức khác tên Charles Feltman đã mở quầy hot dog đầu tiên trên đảo Coney, năm đó, ông đã bán được hơn 3.600 bánh mì xúc xích.Tại Chicago năm 1893, triển lãm ở Colombia đã thu hút rất nhiều du khách, những người đã tiêu thụ số lượng lớn xúc xích được bán. Mọi người đều thích món ăn dễ ăn, tiện lợi và rẻ tiền này. Vì xúc xích là một trong những nét văn hóa đặc trưng của người Đức, nên có khả năng họ đã giới thiệu tập quán ăn xúc xích dachshund, mà ngày nay chúng ta gọi là hot dog được kẹp trong một chiếc bánh mì. == Tham khảo ==
Thịt bồ câu là loại thịt của chim bồ câu đặc biệt là loại bồ câu thịt. Nó được mô tả là có vị tương tự như mùi vị của thịt gà. Thịt bồ câu được sử dụng từ lâu ở vùng Bắc Âu, Trung Đông, Ai Cập cổ đại, La Mã và Châu Âu thời Trung Cổ. Tại một số nước Đông Á, theo dân gian thì bồ câu là món ăn được nhiều người biết đến vì chúng dễ tìm, dễ chế biến lại ngon và bổ dưỡng và được sử dụng như những vị thuốc. Bồ câu thịt được dùng phổ biến làm thực phẩm và làm thuốc chữa bệnh ngoài ra dùng để nấu cháo, hầm, nướng.... Về phân tích cấu trúc, thịt bồ câu chứa khoảng 22,14% protein thô (đạm) cao hơn 3% so với thịt gà, 4% so với thịt bò, 13.3% so với thịt dê, chất béo (mỡ) khoảng 1% trong đó hàm lượng chất mỡ chỉ có 0.73%. Trong thịt chim bồ câu còn có các loại Vitamin A, Vitamin B1, B2, E và nhiều nguyên tố vi lượng là loại nguyên liệu tạo máu và khoáng chất như calci, phosphor, sắt, muối khoáng và một bộ phận acid hữu cơ khác.Trứng chứa đạm 9,5%, chất béo 6,4%, cùng hợp chất đường, calci, sắt, phosphorus, tiết chim có nhiều đạm, sắt. Xương chim bồ câu mềm, giàu sinh tố Chondroizin. Trong gan tạng chim bồ câu có loại sinh tố mật tốt có thể giúp cơ thể hấp thụ cholesterol. Lượng cholesterol trong thịt chim bồ câu rất thấp có thể phòng ngừa bệnh xơ cứng động mạch.Theo Đông Y, thịt chim được gọi là cáp điểu nhục, tiết chim gọi là cáp điểu huyết, trứng gọi là cáp điểu noãn. Thịt bồ câu có vị thơm ngon và lành tính. Chúng có tính bình, vị mặn, đi vào gan thận, dinh dưỡng phong phú, thơm, vị ngọt. Trong các loại thịt bồ câu thì là loại giàu dinh dưỡng nhất là loại chim ra ràng tức chim sau nở khoảng 1 tháng tuổi. Theo dân gian một số nước thì thịt chim bồ câu có tác dụng kích thích ăn uống, tăng khả năng tuần hoàn máu, phòng chống lão hoá và tóc bạc sớm, thịt chim bồ câu còn dễ tiêu hoá hơn so các loại gia cầm khác nên có thể dùng làm thức ăn tẩm bổ cho người cao tuổi, trẻ em chức năng tiêu hoá kém. Theo Đông Y đây là loại thực phẩm tốt cho người già, trẻ em, người bệnh và sản phụ Ở Trung Quốc, người ta dùng chim bồ câu cùng với những dược liệu khác dưới dạng món ăn là một vị thuốc khá phổ biến để bổ tỳ, tăng cường, bồi bổ khí huyết, nhất là cho người mới ốm dậy.Thịt chim bồ câu còn có tác dụng bổ thận, bổ âm, khu phong giải độc, kiện tì vị (kích thích tiêu hóa), ích khí huyết. Dùng cho trường hợp gây yếu, hư nhược (thiểu dưỡng), lao phổi, tiêu khát, hay quên, mất ngủ, thần kinh suy nhược, dinh dưỡng không tốt, người cao tuổi suy nhược, phụ nữ huyết hư tắc kinh, bế kinh, thống kinh… Ngoài ra, thịt chim bồ câu còn có thể tăng cường khả năng sinh dục. Theo Lý Thời Trân thì thịt chim bồ câu rất nổi tiếng là có tính kích thích công năng tình dục mạnh mẽ người ta hay nấu món cháo bồ câu ra ràng để có tác dụng bổ dưỡng, tạo thêm sinh lực cho đàn ông Việc ăn thịt bồ câu quá mức là một trong những nguyên nhân dẫn đến loài Bồ câu viễn khách tuyệt chủng, lý do chính yếu là việc khai thác thương mại thịt bồ câu. Ngay cả trước thời thực dân, người da đỏ cũng thỉnh thoảng sử dụng thịt bồ câu. Trong những năm đầu thế kỷ 19, thợ săn thương mại bắt đầu giăng lưới và bắn những con chim này để bán cho các chợ trong thành phố, cũng như sử dụng như mục tiêu di động để tập bắn hay thậm chí là sử dụng như phân bón nông nghiệp. Khi thịt bồ câu trở nên phổ biến, thợ săn thương mại bắt đầu săn bắn chúng trên quy mô khổng lồ. Nô lệ và người lao động trong thế kỷ 18 và 19 ở Mỹ thường không ăn loại thịt nào khác. Những năm 1850, người ta nhận thấy dường như số lượng loài chim này đã giảm, nhưng sự tàn sát vẫn diễn ra, và còn diễn ra mạnh hơn khi đường sắt và điện báo phát triển sau Nội chiến Hoa Kỳ. == Chú thích ==
Bánh mì nướng là một dạng bánh mì đã được làm nâu bằng cách nướng, tức là tiếp xúc với nhiệt bức xạ. Màu nâu là kết quả của phản ứng Maillard, làm thay đổi hương vị của bánh mì và làm cho bánh cứng hơn để có thể dễ dàng phết lớp phủ lên trên. Nướng là một phương pháp phổ biến để làm cho bánh mì trở nên ngon miệng hơn. Bánh mì thường được nướng bằng máy nướng bánh mì, nhưng lò nướng bánh mì cũng được sử dụng. Bánh mì thái lát sẵn là phổ biến nhất. Bánh mì nướng thường được ăn với bơ hoặc bơ thực vật, và lớp phủ ngọt, chẳng hạn như mứt hoặc thạch. Trong khu vực, các món mặn, chẳng hạn như bơ đậu phộng hoặc chiết xuất men, cũng có thể phổ biến. Bánh mì nướng bơ cũng có thể ăn kèm với các món mặn, đặc biệt là súp hoặc món hầm, và được phủ lên trên các nguyên liệu ngon hơn như trứng hoặc đậu nướng như một bữa ăn nhẹ. Bánh mì nướng là một món ăn sáng phổ biến. Bánh mì tròn và bánh nướng xốp kiểu Anh cũng được nướng. Bánh mì nướng có thể chứa chất gây ung thư (acrylamide) do quá trình hóa nâu gây ra. Từ bánh mì nướng bắt nguồn từ tiếng Latin torrere 'để làm cháy'. Tài liệu tham khảo đầu tiên về bánh mì nướng trong bản in là trong một công thức cho Oyle Soppys (hành tây có hương vị hầm trong một lít bia cũ và một lít dầu) từ năm 1430. Vào những năm 1400 và 1500, bánh mì nướng đã bị bỏ đi hoặc ăn sau khi nó được sử dụng làm hương liệu cho đồ uống. Trong vở kịch The Merry Wives of Windsor năm 1602, Shakespeare đưa cho Falstaff câu thoại: "Đi lấy cho tôi một lít bao tải; đặt bánh mì nướng vào không." Trong căn bếp gia đình hiện đại, bánh mì nướng thường được làm trong một thiết bị điện chuyên dụng là máy nướng bánh mì. Bánh mì đã cắt lát được đặt vào các khe trên đầu máy nướng bánh mì, mức độ chín mong muốn được đặt và một cần gạt được đẩy xuống. Máy nướng bánh mì sẽ bật lên khi nó đã sẵn sàng. Bánh mì nướng trong máy nướng bánh mì thông thường có thể "đổ mồ hôi" khi nó được phục vụ (tức là nước đọng lại trên bề mặt của bánh mì nướng nguội). Điều này xảy ra do độ ẩm trong bánh mì trở thành hơi nước trong khi nướng do nhiệt và khi làm nguội hơi nước ngưng tụ thành những giọt nước trên bề mặt bánh mì.Nó cũng có thể được nướng bằng máy nướng bánh mì băng chuyền, thiết bị thường được sử dụng trong các khách sạn, nhà hàng và các địa điểm dịch vụ ăn uống khác. Nó hoạt động bằng cách có một bộ phận làm nóng ở trên và một ở dưới cùng với một băng tải kim loại ở giữa mang bánh mì nướng giữa hai bộ phận làm nóng. Điều này cho phép bánh mì nướng được thực hiện một cách nhất quán vì có thể thêm nhiều lát bánh mì vào bất kỳ lúc nào mà không cần đợi những lát trước bật lên. Bánh mì cũng có thể được nướng dưới vỉ nướng (hoặc lò nướng), trong lò nướng mở hoặc nằm trên giá lò nướng. Loại "bánh mì nướng trong lò" này thường được phết bơ trước khi nướng. Lò nướng bánh mì là thiết bị nhỏ đặc biệt được sản xuất để nướng bánh mì hoặc để làm nóng một lượng nhỏ thực phẩm khác. Cũng có thể nướng bánh mì bằng cách để gần nhưng không nướng trực tiếp trên ngọn lửa trần, chẳng hạn như lửa trại hoặc lò sưởi; dụng cụ nướng bánh mì đặc biệt (ví dụ như nĩa nướng bánh mì) được làm cho mục đích này. Trước khi phát minh ra các thiết bị nấu ăn hiện đại như lò nướng bánh mì và lò nướng, bánh mì đã được sản xuất trong lò nướng trong nhiều thiên niên kỷ, bánh mì nướng có thể được làm trong cùng một lò nướng. Nhiều thương hiệu bánh mì lát sẵn có sẵn, một số thương hiệu tiếp thị cụ thể sự phù hợp để nướng bánh mì. Trong thời hiện đại, bánh mì nướng thường được ăn với bơ hoặc bơ thực vật được phết lên trên nó, và có thể được phục vụ với chất bảo quản, phết hoặc các lớp phủ khác ngoài hoặc thay cho bơ. Bánh mì nướng với mứt hoặc mứt cam là phổ biến. Một số gia vị khác có thể được thưởng thức với bánh mì nướng là phết sô cô la, pho mát kem và bơ đậu phộng. Các chất chiết xuất từ nấm men như Marmite ở Anh, New Zealand và Nam Phi, và Vegemite ở Úc là truyền thống quốc gia. Một số loại bánh mì sandwich, chẳng hạn như BLT, yêu cầu sử dụng bánh mì nướng thay vì bánh mì. Bánh mì nướng là một thành phần quan trọng của nhiều bữa sáng, và cũng quan trọng trong một số chế độ ăn kiêng đặc sản truyền thống nhạt nhẽo cho những người có vấn đề về đường tiêu hóa như tiêu chảy. Ở Vương quốc Anh, bánh mì nướng là một phần của bữa sáng truyền thống: nó thường được kết hợp trong bữa sáng đầy đủ hoặc ăn với đậu nướng. Một món ăn phổ biến với trẻ em là trứng luộc lòng đào ăn với bánh mì nướng lính vào bữa sáng. Các dải bánh mì nướng (những người lính) được nhúng vào lòng đỏ lỏng của một quả trứng luộc qua một lỗ trên cùng của vỏ trứng và ăn.Ở miền nam Sri Lanka,bánh mì nướng thường được kết hợp với súp cà ri và trà bạc hà. Ở Nhật, người ta thích nướng những lát bánh mì dày. Bánh mì nướng đã trở thành một món ăn chính ở Nhật Bản sau Thế chiến thứ hai, đặc biệt là sau khi nó được giới thiệu trong bữa ăn trưa ở trường học. Những người bán hàng rong ở Hàn Quốc phục vụ bánh mì nướng với nhiều loại phủ, thường là trứng rán, rau và các lát thịt, phủ nước sốt. Bánh mì nướng Hàn Quốc được dùng làm bánh mì kẹp. Ở Đông Nam Á, mứt dừa là một món ăn phổ biến để làm bánh mì nướng. Đến năm 2013, "bánh mì nướng thủ công" đã trở thành một xu hướng ẩm thực quan trọng ở các thành phố cao cấp của Mỹ như San Francisco, nơi một số nhà bình luận chê bai ngày càng nhiều nhà hàng và tiệm bánh bán bánh mì nướng mới làm với mức giá cao bất hợp lý.Bánh mì nướng với quả bơ được coi là biểu tượng của nền văn hóa ngàn năm. Các lát bánh mì nướng có thể chứa Benzo [ a ] pyrene và hàm lượng cao acrylamide, một chất gây ung thư được tạo ra trong quá trình nâu. Mức acrylamide cao cũng có thể được tìm thấy trong các loại thực phẩm giàu carbohydrate đun nóng khác. Màu bề mặt của bánh mì nướng càng đậm thì nồng độ acrylamide càng cao. Đó là lý do tại sao, theo khuyến nghị của Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm Anh, bánh mì nên được nướng với màu nhạt nhất có thể chấp nhận được. Tính đến năm 2019 các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy không chắc rằng tiêu thụ acrylamide làm tăng nguy cơ phát triển ung thư ở người. Một thành ngữ phổ biến khác có liên quan đến từ "toast" là thành ngữ " chúc mừng sức khỏe của ai đó ", thường được một hoặc nhiều người thực hiện tại một buổi tụ tập bằng cách nâng ly để chào cá nhân. Ý nghĩa này bắt nguồn từ ý nghĩa ban đầu của bánh mì nướng, từ những năm 1400 đến những năm 1600 có nghĩa là bánh mì được làm ấm được cho vào đồ uống. Thành ngữ tiếng lóng "you toast", "I'm toast" hoặc "we toast" được sử dụng để diễn đạt trạng thái "bị ruồng bỏ", "kết thúc", "bị đốt cháy, cháy xém, bị xóa sổ, [hoặc ] bị phá hủy "(thậm chí không có sự an ủi khi được nhớ đến, như với thuật ngữ tiếng lóng" bạn là lịch sử ")." Lần đầu tiên được biết đến việc sử dụng "bánh mì nướng" như một thuật ngữ ẩn dụ cho "bạn đã chết" là trong bộ phim Ghostbusters (1984), trong đó nhân vật Peter Venkman của Bill Murray tuyên bố, "Con gà này là bánh mì nướng", trước khi nỗ lực Ghostbusters để đốt cháy kẻ thủ ác bằng vũ khí chạy bằng năng lượng hạt nhân của chúng. "Nay ban. Bạn đang nâng cốc chúc mừng, anh bạn ", xuất hiện trên <i id="mwtw">tờ The St. Petersburg Times</i> ngày 1 tháng 10 năm 1987, là trích dẫn"... sớm nhất [được in] mà nhân viên nghiên cứu của Từ điển tiếng Anh Oxford sử dụng. " Các quan sát hài hước đã được thực hiện về bánh mì nướng bơ. Người ta đã lưu ý rằng bánh mì nướng bơ có xu hướng được nhận thấy là, khi bị rơi, sẽ hạ cánh với phần bơ xuống sàn, kết quả ít mong muốn nhất. Mặc dù khái niệm "bánh mì nướng bơ bị rơi" ban đầu chỉ là một trò đùa bi quan, một nghiên cứu năm 2001 về hiện tượng bánh mì nướng bơ đã phát hiện ra rằng khi rơi khỏi bàn, một lát bánh mì nướng bơ sẽ rơi xuống ít nhất 62% thời gian. Hiện tượng này được nhiều người tin rằng là do sự kết hợp giữa kích thước của bánh mì nướng và chiều cao của bàn ăn thông thường, có nghĩa là bánh mì nướng sẽ không xoay đủ xa để tự quay trước khi chạm sàn. Một trò đùa chơi theo khuynh hướng này là nghịch lý mèo bị bơ; nếu mèo luôn hạ cánh bằng chân và bánh mì nướng bơ luôn hạ cánh, thì câu hỏi điều gì sẽ xảy ra khi bánh mì nướng bơ được gắn vào lưng mèo. Bản vẽ quy trình làm bánh mì nướng đã được giới thiệu trong một bài nói chuyện TED năm 2013 của Tom Wujec có tựa đề "Bạn gặp phải vấn đề xấu? Đầu tiên, hãy cho tôi biết bạn làm bánh mì nướng như thế nào. " Phô mai và kẹo dẻo cũng được nướng bằng cách tiếp xúc với nhiệt bức xạ khô. Bánh mì nướng phô mai có phô mai nướng và bánh mì nướng. Bánh mì tròn, bánh nướng xốp kiểu Anh, bánh ngọt Pop Tart và bánh vụn là những thực phẩm có thể nướng. Định nghĩa của bánh mì nướng tại Wiktionary Tư liệu liên quan tới Toast tại Wikimedia Commons
Tin roof pie là một biến thể của bánh kem. Thành phần nguyên liệu bao gồm phần đế được làm từ bột ngô nướng, sirô ngô và đậu phộng. Sau đó, phủ thêm một lớp kem, sirô sô-cô-la và đôi khi là những thanh sô-cô-la nghiền nhỏ. == Tham khảo ==
Bánh mật là loại bánh được làm từ bột gạo nếp trộn mật nhân đậu xanh gói lá chuối đồ bằng chõ. Bánh mật được làm bằng cách đem bột nếp thúc với mật cho vào vạc to, nấu lẫn lộn, đảo đều, sau gói thành bánh như bánh tày dài 30 cm x 10 cm. Bánh gói bằng lá chuối; khi dùng một cái cắt thành 2 bó, buộc ngửa ra thành một bát bánh rồi để lên mâm rước kiệu gọi là rước cỗ. Xuất xứ: Từ Bắc Bộ. Da bánh mật (da rám nắng nâu hồng). == Tham khảo ==
Bột gạo là một loại bột được làm từ gạo bằng phương pháp ngâm và nghiền. Tinh bột gạo là thành phần chính của rất nhiều loại thực phẩm quen thuộc ở các nước Châu Á, nhiều loại bánh cổ truyền của các nước châu Á đều có thành phần chính là tinh bột gạo. Ở Việt Nam, tinh bột gạo được sử dụng rất phổ biến từ Nam cho đến miền Bắc trong các món như bánh cuốn, bánh canh, bánh căn, bánh bò, bánh đậu xanh, bún gạo, bánh bèo, bánh xèo, bánh đúc, bánh khoái, cao lầu mì, bánh hỏi, bánh đập. Tinh bột gạo được chế biến qua nhiều công đoạn như: Ngâm: Làm hạt gạo mềm dễ xay mịn do nước sẽ ngấm vào hạt gạo (quá trình hydrat hóa) làm mềm hạt gạo, lớp màng của tế bào, giúp quá trình xay gạo và tinh bột được giải phóng được dễ dàng khi xay. Xay: Quá trình xay sẽ phá vỡ cấu trúc hạt gạo và lớp màng bao tế bào, giúp giải phóng tinh bột chứa trong bột lạp của tế bào hạt gạo. Ngoài ra quá trình xay còn giúp đồng nhất khối hạt hình thành dạng bột cho bột gạo. Khuấy: Mục đích của quá trình khuấy sẽ giúp các phân tử tinh bột thoát ra hoàn toàn khỏi các túi bột lạp giúp tăng hiệu suất thu hồi tinh bột. Ngoài ra khi khuấy một số tạp chất nhẹ còn lẫn trong gạo sẽ nổi lên và được loại bỏ dễ dàng. Quá trình khuấy còn giúp lipid (chất béo trong gạo) thoát ra và nổi lên và sẽ được loại bỏ. Lắng gạn: Để tách bột ra khỏi nước có thể dùng 2 cách lọc, lắng gạn hoặc ly tâm. Chia bột ướt: Sau khi lắng gạn sẽ thu được bột sẽ có dạng bột nhão. Khối bột này sẽ được chia ra trên mâm tre được bọc vải. Khối lượng chia cần đồng đều trên các vĩ nhằm đảm bảo bột khô đều. Lớp vải sẽ giúp việc lấy bột lên dễ dàng khi bột khô. Phơi: Bột sau khi chia sẻ được phơi hoặc sấy khô đến dưới 15% ẩm. Thời gian phơi khoảng 4 - 6 giờ. Quá trình phơi sẽ hạ độ ẩm của bột gạo xuống dưới mức cần thiết mà vi sinh vật và nấm mốc có thể phát triển làm hư hỏng bột. Sau khi bột khô có thể đóng gói và bảo quản bột hoặc có thể nghiền mịn rồi bao gói. == Chú thích ==
Werther's Original (tiếng Đức: Werthers Echte) là một hãng kẹo caramel do công ty Đức August Storck KG sở hữu, có trụ sở ở Berlin, Đức. Hãng kẹo này rất phổ biến ở châu Âu và Bắc Mỹ. Hãng kẹo ngọt này được đặt tên theo thị trấn Werther ở Westphalia, nơi công ty được thành lập vào năm 1903. Năm 1969, món kẹo ngọt này bắt đầu được ra mắt dưới thương hiệu Werthers Echte. Thương hiệu Werther's Original đã được thông qua vào những năm 1990 cho thị trường quốc tế. Chúng hiện được sản xuất gần đó, tại thị trấn Halle. Werthers Echte nguyên bản là loại kẹo caramel cứng. Các biến thể sau này bao gồm kẹo bơ cứng dai và dạng sáp, mềm, dễ tan trong miệng được gọi là "kẹo bơ đường tan chảy". Một biến thể khác với nhân sô cô la cũng có sẵn, cũng như ba biến thể không đường sử dụng isomalt làm chất thay thế cho đường: hương vị bơ ban đầu, một xoáy bơ cà phê, và một vòng xoáy bạc hà butterscotch. Một sản phẩm có sẵn ở Vương quốc Anh là "Werther's Chocolate," một loại sô cô la đen và sữa có butterscotch, được bán trong cùng một bao bì và giấy gói như Werther's Originals. Một sản phẩm khác có sẵn ở Canada và Hoa Kỳ, "Butterscotch Apple Filled," có vị táo xanh. Một quảng cáo trên TV phổ biến tại Đức và Vương quốc Anh từ cuối những năm 1980 có cảnh một người đàn ông lớn tuổi tặng kẹo bơ đường của Werther cho cháu trai của mình. Nam diễn viên Arnold Peters xuất hiện trong đó. Trong quảng cáo ở Hoa Kỳ commercials, diễn viên truyền hình Robert Rockwell đóng vai người ông tốt bụng. Cháu trai do Raymond Hewitt thủ vai. Một trong những quảng cáo này được lồng tiếng Nhật và phát sóng tại Nhật Bản vào đầu những năm 2000. Phần lồng tiếng gây khó chịu của nó đã khiến nó trở thành một meme Internet ở Nhật Bản trên các trang web như 2channel và Nico Nico Douga. Một quảng cáo ở Vương quốc Anh khác bao gồm cảnh ông nội và cháu trai gắn bó với nhau (ví dụ: chỉ vào những con vật bên ngoài cửa sổ xe lửa). Lời bài hát đi kèm với điều này là phần kết thúc của quảng cáo: "When one who loves you says to you: You're someone very special too."
Xúp cà chua hay súp cà chua, nói tổng quát là một món xúp mà rau quả chính là cà chua. Tùy theo vùng, mà món xúp còn có rau quả khác như cà rốt hay các rau quả khác để tạo ra một hương vị đặc trưng. Cũng tùy theo khẩu vị của vùng mà người ta thường cho thêm các gia vị khác nhau và các thứ như Crème fraîche hay Croûton. Xúp cà chua trắng được hình thành, khi súp được lọc bằng một miếng vải, để giữ lại những phần màu đỏ. Sau đó người ta cho kem vào, biến nó thành một món xúp màu trắng nhưng ăn thì lại có vị xúp cà chua.
Ngày Gà rán Quốc gia được tổ chức hàng năm ở Hoa Kỳ vào ngày 6 tháng 7. Không thể biết chính xác được nguồn gốc của ngày này.. Trong ngày này, gà rán được chế biến theo nhiều cách khác nhau rồi sau đó thưởng thức.. Một số chuỗi nhà hàng gà rán như Church's Chicken và KFC, cùng với các chuỗi nhà hàng khác như Grandy's thường cung cấp các chương trình khuyến mãi vào Ngày Gà rán Quốc gia. Vào năm 2018, các hoạt động của KFC tại Úc đã mang đến cơ hội được ăn gà rán miễn phí trong suốt một năm. Cuộc thi được bắt đầu bằng cách đăng các bài đăng trên mạng xã hội, nêu lý do tại sao người dự thi xứng đáng nhận được giải thưởng. Bài dự thi chiến thắng là của một cô gái 19 tuổi cùng với bạn của cô ấy, khi họ xăm logo của công ty KFC lên bàn chân của mình. Theo truyền thống, ngày này được tổ chức vào ngày 7 tháng 7 ở Úc dựa trên múi giờ gốc.
Bánh mì đen hay bánh mì lúa mạch là một loại bánh mì được chế biến nhào bột bằng tỷ lệ khác nhau của bột mì từ hạt lúa mạch đen. Nó có thể được chế biến sao cho sáng màu hoặc tối màu, tùy thuộc vào các loại bột được sử dụng. Loại bánh này thường dày hơn so với bánh mì làm từ bột mì và chứa chất xơ cao hơn so với nhiều loại bánh mì khác và thường đậm màu, đậm đà hương vị. Sự góp mặt của bột lúa mạch đen đã tạo nên màu sắc hấp dẫn và khác lạ của loại bánh mì này. Bành mỳ đen rất tốt cho những người muốn giảm hoặc giữ cân vì chúng có nhiều chất xơ, ít ngọt và béo hơn bánh mì trắng. So sánh với bánh mì trắng, bánh mì đen có Chỉ số Glycemic thấp hơn, có nghĩa là nó chỉ tăng ít mức đường trong máu, tốt cho những người bị bệnh tiểu đường. Bánh mì đen có xuất xứ từ nước Đức, khi đó nó là loại bánh mì của người nghèo, tù nhân và thủy thủ đi biển. Tuy nhiên sau biết được mùi vị ngon và công dụng của bánh mì đen thì nó dần dần trở thành món bánh mì quen thuộc trong các bữa ăn của người Châu Âu. Món bánh mì đen được làm từ lúa mì đen, đường mạch nha, trứng và sữa.
Cà-ri (từ chữ Tamil là "kari" (கறி)), là một thuật ngữ tổng quát trong tiếng Anh (tiếng Anh là curry, số nhiều là curries) và nhiều ngôn ngữ khác, chủ yếu được sử dụng trong văn hóa phương Tây để chỉ một loạt các món ăn hầm cay hoặc ngọt có thành phần chính là bột cà ri, nổi tiếng nhất trong Ẩm thực Ấn Độ, Thái, và Nam Á, nhưng cà ri được ăn ở tất cả vùng châu Á - Thái Bình Dương, cũng như các nền ẩm thực của Tân Thế giới bị ảnh hưởng bởi chúng, chẳng hạn như: Trinidad, Mauritian hoặc Fiji. Đặc điểm chung của chúng là sự hợp nhất của việc pha trộn phức tạp các loại gia vị, có thể kèm các loại thảo mộc, thường bao gồm cả các loại ớt cay dạng tươi hoặc khô. Cùng với trà, cà ri là một trong vài món ăn hay đồ uống thật sự "liên Á", nhưng nó có căn nguyên tại Ấn Độ. Những người theo Chủ nghĩa thuần túy hạn chế sử dụng cà ri để làm các món ăn có nước sốt, nhưng ta hãy xem các loại cà ri "có nước" hoặc "khô" dưới đây. Ở các nền ẩm thực truyền thống nguyên thủy, việc lựa chọn chính xác các loại gia vị cho mỗi món ăn là một vấn đề của truyền thống văn hóa dân tộc hay khu vực, tập tục tôn giáo, và ở một mức độ nào đó là sự ưu tiên của gia đình. Các món ăn như vậy được gọi bằng những tên gọi cụ thể tùy theo thành phần nguyên liệu của chúng, phương pháp tẩm ướp và nấu.Theo truyền thống, các loại gia vị được sử dụng ở dạng còn nguyên hay nghiền ra; nấu chín hoặc để sống, và chúng có thể được thêm vào ở các thời điểm khác nhau trong quá trình nấu ăn để tạo ra những kết quả khác nhau. Bột cà ri, một hỗn hợp thương mại được chế biến sẵn gồm các loại gia vị, là một khái niệm phổ biến ở phương tây, có nguồn gốc từ thế kỷ 18. Những hỗn hợp như thế này thường được cho là do các thương gia Ấn Độ chế biến ban đầu để bán cho các thành viên của chính phủ và quân đội thực dân Anh để họ mang về nước. Những món ăn gọi là "cà ri" có thể chứa thịt, gia cầm, cá, sò ốc hoặc chỉ đơn thuần là kết hợp với các loại rau quả. Chúng có thể thay thế được hoàn toàn cho việc ăn chay, đặc biệt là cho những ai mà theo các tôn giáo với quy định cấm ăn thịt hoặc hải sản. Món cà ri có thể là "có nước" hoặc "khô". Món cà ri "có nước" có chứa một lượng đáng kể nước sốt hoặc nước chấm từ sữa chua, sữa dừa, bột đậu nghiền (dal), hoặc nước hầm xương. Món cà ri khô được nấu với rất ít chất lỏng để có thể bay hơi dễ dàng, để lại các thành phần nguyên liệu được bao phủ trong hỗn hợp gia vị. Chữ "curry" đã được thông qua và Anh hóa từ chữ Tamil là "kari" (கறி) có nghĩa là "nước sốt", thường được hiểu là rau với thịt hoặc chỉ có rau nấu với các loại gia vị có hoặc không có nước dùng. Theo giả thuyết này, "kari" lần đầu tiên xuất hiện vào giữa thế kỷ 17 bởi các thành viên của Công ty Đông Ấn Anh khi giao dịch với các thương nhân Tamil (Ấn Độ) dọc theo bờ biển Coromandel ở đông nam Ấn Độ, đặc biệt tại pháo đài St George (sau này gọi là Madras và đổi thành Chennai vào năm 1996). Ở đây, họ đã trở nên quen thuộc với "một loại gia vị phối hợp được sử dụng để làm các món ăn kari... gọi là kari podi hoặc bột cà ri." Một lời giải thích sâu xa hơn được đưa ra trong cuốn "The Flavours of History" khẳng định rằng nguồn gốc của từ "curry" là từ một từ cổ trong tiếng Anh, lần đầu tiên được ghi chép trong "The Forme of Cury" Các món ăn có thịt tẩm ướp nhiều gia vị được cho là có nguồn gốc từ thời tiền sử, trong các cư dân của nền văn minh lưu vực sông Ấn. Bằng chứng khảo cổ có niên đại vào năm 2.600 TCN ở Mohenjo-daro cho thấy việc sử dụng cối và chày để giã các loại gia vị bao gồm mù tạt, rau thì là, và vỏ me mà con người dùng để tăng hương vị cho thực phẩm. Các món ăn như vậy cũng được ghi nhận trong thời kì Vệ Đà của lịch sử Ấn Độ, vào khoảng năm 1700-500 TCN. Các món ăn được tẩm ướp gia vị theo phong cách Ấn Độ dường như đã được mang về phía đông đến Miến Điện, Thái Lan, và Trung Quốc bởi các nhà sư Phật giáo vào thế kỷ thứ 7, và tiến về phía nam tới Indonesia, Philippines, và đến các nơi khác bởi những thương nhân ven biển tại cùng một thời điểm. Việc thành lập đế quốc Mughal, bắt đầu vào đầu thế kỷ 16, đã chuyển hóa nhiều nền ẩm thực Ấn Độ cổ đại, đặc biệt là ở miền Bắc. Một ảnh hưởng khác là việc thành lập các trung tâm thương mại Bồ Đào Nha ở Goa vào năm 1510, dẫn đến việc đưa quả ớt đến Ấn Độ lần đầu tiên, như một sản phẩm phụ của sự trao đổi hàng hóa đường biển. Từ giữa thế kỷ 19, cà ri đã ngày càng phổ biến ở Anh. Vào thế kỷ 19, cà ri cũng đã được mang đến vùng biển Caribbean bởi những người lao động Ấn Độ làm việc trong ngành công nghiệp đường mía ở Anh. Kể từ giữa thế kỷ 20, các món cà ri mang nhiều phong cách quốc gia đã trở nên phổ biến và vượt xa nguồn gốc của chúng, và ngày càng trở thành một phần của nền ẩm thực tổng hợp quốc tế. Từ quan điểm nấu nướng, rất hữu ích để xem Nam Á là toàn bộ khu vực lịch sử bao gồm cả trước khi độc lập vào năm 1947, và đó là những đất nước cận đại như Ấn Độ, Sri Lanka, Pakistan, và Bangladesh. Rất bình thường để phân biệt một cách rộng rãi các phong cách ẩm thực của Ấn Độ giữa miền Nam và miền Bắc, và ta có thể nhận ra rằng trong hai phong cách trên là vô số những phong cách và sự biến đổi đa dạng khác. Sự khác biệt thường nằm ở việc sử dụng các loại tinh bột chủ yếu: lúa mì ở hình thức bánh mì không lên men ở miền Bắc, lúa ở miền Đông, lúa và kê ở miền Nam. Các nước Đông Nam Á, bao gồm Campuchia, Lào, Thái Lan đều có các món cà ri của riêng mình Bột cà ri là một hỗn hợp gia vị của rất nhiều thành phần khác nhau được phát triển bởi người Anh trong thời kỳ Ấn Độ thuộc Anh, như một cách để cảm nhận hương vị của ẩm thực Ấn Độ tại quê hương. Masala có liên quan đến các loại gia vị, và đây là tên được đặt cho loại nước sốt đặc và nhão dựa trên sự kết hợp của các loại gia vị với bơ sữa trâu lỏng (bơ gạn), bơ, dầu cọ hoặc nước cốt dừa. Hầu hết bột cà ri thương mại có sẵn ở Anh, Hoa Kỳ và Canada, với thành phần chủ yếu là bột nghệ nghiền, do đó tạo ra nước sốt có màu rất vàng. Những thành phần chiếm ít hơn trong các loại bột cà ri vàng ở phương Tây thường là rau mùi, thì là, cỏ cà ri, mù tạt, ớt, hạt tiêu đen và muối. Ngược lại, bột cà ri và bột nhão cà ri được sản xuất và tiêu thụ ở Ấn Độ thì rất đa dạng; một số màu đỏ, một số màu vàng, một số màu nâu; một số có ngũ vị hương và một số với khoảng 20 loại gia vị hoặc nhiều hơn nữa. Bên cạnh các loại gia vị đã đề cập, các loại gia vị thường được tìm thấy trong các loại bột cà ri khác nhau ở Ấn Độ là tiêu Jamaica, tiêu trắng, mù tạt nghiền, gừng nghiền, quế, thì là nướng, đinh hương, nhục đậu khấu, vỏ nhục đậu khấu, hạt thảo quả màu xanh lá cây hoặc vỏ cây bạch đậu khấu đen, lá nguyệt quế và hạt rau mùi. Vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng các thành phần trong cà ri như nghệ có thể giúp ngăn ngừa một số bệnh, kể cả ung thư ruột kết và bệnh Alzheimer. Một số nghiên cứu đã cho rằng phản ứng của các thụ thể tiếp nhận cơn đau với các thành phần cay nóng trong món cà ri sẽ dẫn đến sự phát sinh các endorphin trong cơ thể; cà ri được cho là một trong những loại thuốc kích thích mạnh mẽ nhất.Với phản ứng về cảm giác phức tạp đối với nhiều loại gia vị và hương vị, một điểm giới hạn tự nhiên được hình thành, gây ra cảm giác thèm ăn tiếp theo, thường theo sau là một nhu cầu chuyển sang món cà ri cay hơn. Một số người cho rằng điều này là sự gây nghiện, nhưng các nhà nghiên cứu khác lại tranh cãi về việc sử dụng thuật ngữ "nghiện" trong trường hợp này. Các nghiên cứu khác cũng cho rằng cà ri có đặc tính chống ký sinh trùng. == Chú thích ==
Salsa là một loại sốt trong ẩm thực Mexico, được biết đến với tên salsa fresca, salsa cay hay salsa picante, được dùng để chấm. Nguyên liệu chính của salsa thường là cà chua, và có thêm hành tây, ớt và cây gia vị. Salsa đặc trưng có vị cay, từ cay vừa đến rất cay. Mặc dù có nhiều món gọi là salsa trong tiếng Tây Ban Nha, nhưng trong tiếng Anh thì thường đề cập đến loại sốt tuơi hoặc hơi tươi, được dùng để chấm. Từ tiếng Anh salsa đến từ tiếng Tây Ban Nha salsa (sốt), được mượn từ tiếng Latinh salsus (mặn). Tiếng Tây Ban Nha được phát âm là /ˈsalsa/. Trong tiếng Anh-Anh được phát âm là /ˈsɑːlsə/, còn Anh-Mỹ là /ˈsælsə/. Salsa Mexico được làm truyền thống bằng molcajete - một vật dụng giống như chày và cối, mặc dù hiện nay máy xay sinh tố thường được dùng hơn. Các loại salsa nổi tiếng như: Salsa roja (sốt màu đỏ), một loại gia vị trong ẩm thực Mêhicô và Tây Nam Hoa Kỳ, thường dùng cà chua, ớt, hành tây, tỏi, rau mùi. Pico de gallo (mỏ gà trống), hay salsa fresca (sốt tuơi), salsa picada (sốt băm), salsa mexicana (sốt Mexico), được làm từ cà chua, nước chanh, ớt, hành tây, rau mùi, các nguyên liệu khác. Salsa cruda (sốt tuơi) là hỗn hợp của cà chua thái nhỏ, hành tây, ớt jalapeño, rau mùi. Salsa verde (sốt xanh) được làm từ cà chua tomatillo, được nấu chín. Salsa negra (sốt đen) được làm từ ớt khô, dầu và tỏi. Salsa taquera (sốt taco) làm từ cà chua tomatillo và ớt morita. Ở Mỹ thường được làm bằng sốt cà chua, giấm và ớt. Salsa criolla được làm bằng hành tây và các nguyên liệu khác. Salsa ranchera (sốt ranch) làm bằng cà chua nướng, các loại ớt, gia vị. Sốt này đặc và sệt. Salsa bơ được làm từ bơ, chanh, rau mùi, ớt jalapeño, tỏi, hạt thì là, dầu ôliu và muối. Salsa xoài có vị ngọt và cay, được làm từ xoài. Dùng ăn kèm với nacho, gà hay cá nướng. Salsa dứa có vị cay và ngọt, làm từ dứa, thường để thay thế salsa xoài. Chipotle salsa thơm mùi khói và cay, được làm từ ớt jalapeño nướng, cà chua, tỏi và gia vị. Habanero salsa có vị rất cay, nhờ độ cay từ ớt habanero. Salsa ngô gồm có ngô và hành, ớt,... Salsa cà rốt chủ yếu làm từ cà rốt.Còn có nhiều loại salsa khác như truyền thống hay nouveau (mới) được làm từ bạc hà, dứa hay xoài. == Tham khảo ==
Bánh giò là một loại bánh được làm bằng bột gạo tẻ, bột năng hòa với nước xương hầm, nhân làm từ thịt nạc vai có kèm mộc nhĩ, hành tím khô, hành ta, hạt tiêu, nước mắm, muối, (ở Miền Nam nhân bánh còn có thêm trứng cút) Bánh giò có hình dài nhô cao như hình bàn tay úp khum khum với các ngón tay sát nhau, bánh được gói bằng lá chuối và hấp bằng chõ từ 30 đến 40 phút. == Tham khảo ==
Thịt chua là món ăn sử dụng thịt lợn tươi sống ướp trong thính gạo để làm thành phẩm chín tự nhiên, thịnh hành như một loại đặc sản địa phương trong ẩm thực tại vùng trung du Bắc Bộ Việt Nam, đặc biệt nổi tiếng tại vùng Phú Hà, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.Thịt chua có cách làm khá đơn giản nhưng để có một lọ thịt chua hấp dẫn và đạt yêu cầu lại là cả một nghệ thuật, và nó thể hiện qua sự chọn lọc kỹ càng để có các nguyên liệu tốt nhất cũng như quy trình thực hiện chính xác, nghiêm ngặt. Thịt lợn: thịt lợn thường chọn loại lợn mán, một loại lợn địa phương được nuôi thả rông một năm chỉ đạt tới 15– 17 kg, có thịt săn chắc và thơm ngon, ít nước. Không dùng các loại thịt bày bán phổ biến trên thị trường vì nhiều nước, sản phẩm không đạt yêu cầu. Lấy thịt ba chỉ, thịt mông sấn, thịt nạc vai hoặc nạc thăn đã được sơ chế sạch, tuy ngon nhất là những loại thịt có kết hợp cả nạc cả mỡ. Thịt được thái thành từng miếng thật mỏng, to hay nhỏ tùy thuộc sở thích, tuy nhiên miếng thịt vừa vặn trông sẽ ngon mắt hơn. Cũng đôi khi người nội trợ thái hình con chì hay thái chỉ để khi ăn trông ngon mắt hơn. Thính gạo: được làm từ gạo, đậu xanh, ngô rang vàng tán thật nhỏ mịn. Bí quyết tạo nên thành công cho món thịt chua chính là ở khâu rang thính. Thính rang phải đảm bảo yêu cầu chín kỹ, dậy thơm, vàng và không được để cháy. Lá ổi: chọn lá bánh tẻ, rửa sạch, để ráo. Các dụng cụ chứa, đựng toàn bộ nguyên liệu: ngon nhất là sử dụng ống bương, ống tre để chứa đựng nguyên liệu. Tuy nhiên, hiện nay để tiện cho thương mại hóa sản phẩm người sản xuất thường dùng lọ nhựa. Tại làng Phú Hà thường đóng nguyên liệu vào ống nứa, ống tre, nhưng khi thành phẩm chín thì được trút vào các lọ nhựa để bán. Các dụng cụ chứa đựng phải rửa thật sạch và để thật ráo nước. Thịt sau khi thái miếng mang tẩm ướp một chút gia vị, muối, rắc thính lên trên rồi trộn thật đều sao cho thính bám kín bề mặt miếng thịt. Lót lá ổi xuống dưới dụng cụ chứa đựng thành một hai lớp, lèn thật chặt thịt vào trong và phủ vài lớp lá ổi lên lớp thịt trên bề mặt dụng cụ chứa đựng, nén chặt bằng một vài nẹp tre gài chéo. Không được dùng túi nilon để ủ sản phẩm vì khi thịt lên men sẽ tạo nhiệt gây đọng nước khiến thịt bị mốc.Sau khi hoàn thành, để sản phẩm ở những nơi thoáng đãng, khô ráo, có thể treo lên xà nhà. Vào mùa hè, thời tiết oi bức thì chỉ cần 3 đến 4 ngày là đảm bảo cho thịt lên men và có thể sử dụng được. Nếu để thời gian dài hàng tuần sau khi thịt chín, thịt tuy không hỏng nhưng quá chua làm mất đi hương vị, độ béo ngọt đậm đà của thịt. Trong tiết trời se lạnh của mùa đông, thời gian ủ thịt kéo dài từ 5 tới 7 ngày để đảm bảo cho thịt đủ độ chín. Thịt chua thường được ăn kèm với bánh tráng và các loại lá như sung, ổi, đinh lăng, mơ tam thể, nhội, lộc vừng, rau mùi, rau húng nhưng thường xuyên nhất và phổ biến nhất là lá sung, lá đinh lăng, lá ổi, lá mơ. Thực khách dùng bánh tráng, xếp vài chiếc lá và gắp thịt chua cho vào gói, chấm nước mắm pha chua cay mặn ngọt, tương ớt vừa dịu.
Kem chiên (tiếng Anh: Fried ice cream) là một món tráng miệng được làm từ một muỗng kem tẩm bột và được chiên giòn, tạo ra lớp vỏ ngoài, nóng, giòn xung quanh lớp kem vẫn còn lạnh. Vẫn chưa rõ nguồn gốc của món tráng miệng này. Một số người cho rằng nó được phục vụ lần đầu tiên trong Hội chợ Thế giới Chicago năm 1893, nơi kem sundae cũng được phát minh. Vào năm 1894, một công ty ở Philadelphia đã được ghi nhận cho phát minh này, theo mô tả: "Một [chiếc bánh] nhỏ, rắn được bọc trong một lớp vỏ bánh mỏng và sau đó nhúng vào mỡ lợn hoặc bơ rồi chiên giòn lớp vỏ ngoài. Món này ăn liền, kem đông cứng thêm vào giống như chuẩn bị ban đầu." Một nguồn tin khác, bắt đầu từ những năm 1960 cho rằng kem chiên được phát minh bởi các nhà hàng tempura của Nhật Bản.Ở Hoa Kỳ, kem chiên có liên quan chặt chẽ với ẩm thực Mexico, phần lớn là do chuỗi nhà hàng Chi-Chi's dùng một loại kem chiên làm từ bánh tortilla và quế như là "món tráng miệng đặc trưng" khi hệ thống được mở vào đầu những năm 1980. Mối liên hệ với ẩm thực châu Á cũng được phản ánh ở Úc. Ở Úc, kem chiên có liên quan chặt chẽ với ẩm thực Úc Trung Quốc.Món tráng miệng thường được làm bằng một muỗng kem đông lạnh có nhiệt độ thấp mà kem thường được giữ, có thể phủ nó trong trứng sống, lăn trong bánh ngô hoặc vụn bánh quy, và chiên giòn trong thời gian ngắn. Nhiệt độ cực thấp của kem ngăn nó tan chảy trong khi chiên. Nó có thể được rắc với quế và đường và một chút bạc hà, hoặc rắc kem và mật ong. Các công thức châu Á thường sử dụng bột tempura. Phiên bản Mexico sử dụng bánh ngô, các loại hạt, vụn bánh quy, hoặc tortilla để phủ. Hương vị phổ biến trong các nhà hàng châu Á là trà xanh, vani, khoai môn và đậu đỏ.
Xíu mại hay Sú mại (giản thể: 烧卖; phồn thể: 燒賣; Hán-Việt: Thiêu Mại; bính âm: shāomài; Việt bính: siu1 maai2; Yale Quảng Đông: sīumáai) là một món của ẩm thực Trung Hoa, có nguồn gốc từ thành phố Hồi Hột, Nội Mông. Trong ẩm thực Quảng Đông, món này thường được phục vụ như món dim sum ăn nhẹ. Ngoài việc gắn liền với cộng đồng người Hoa, một số biến thể của xíu mại cũng xuất hiện tại Nhật Bản (焼売, Shūmai) và một vài quốc gia Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Tại Hồi Hột, món này được phục vụ như thực phẩm thiết yếu, đặc biệt vào bữa sáng. Đây được coi là một món ngon địa phương trong các khu vực xung quanh Hồi Hột. Các món hấp được đặt trong từng tầng của xửng hấp tre và những món chiên được phục vụ trong các đĩa, thường là 8 viên mỗi phần. Giấm thường được sử dụng làm món khai vị. Các món ăn được kết hợp kèm với trà. Trong truyền thống ẩm thực dim sum ở miền nam Trung Quốc, thiếu mại là một trong những món ăn tiêu chuẩn nhất. Món này được dùng kèm với há cảo, một loại bánh bao hấp khác có chứa tôm, mỡ lợn băm nhỏ, măng và hành lá; gọi chung là há cảo-xíu mại (蝦餃燒賣). Trong các quán ăn ở Indonesia, siomai (hay "siomay" theo phương ngữ địa phương) được ăn cùng với rau và đậu phụ hấp và ăn kèm với xốt đậu phộng cay. Còn tại các quán và nhà hàng thức ăn nhanh của Philippines, siomai được xiên vào que để thuận tiện ăn kèm hoặc dùng kèm với cơm (sử dụng muỗng và nĩa).
Horumonyaki ( tiếng Nhật: ホルモン焼き ) là một món ăn của Nhật Bản được chế biến từ nội tạng bò hoặc lợn. Kitazato Shigeo, đầu bếp của một nhà hàng yōshoku (chuyên phục vụ các món ăn có nguồn gốc từ phương Tây) ở Osaka đã phát minh ra món ăn này và đăng ký thương hiệu vào năm 1940. Ban đầu, món ăn này có nguồn gốc từ món Yakiniku. Cái tên horumon có nguồn gốc từ từ " hormone ", với ý nghĩa ban đầu là "kích thích" trong tiếng Hy Lạp gốc. Thuật ngữ horumon cũng tương tự như thuật ngữ của phương ngữ Kansai hōrumon (放る物), có nghĩa là "hàng bỏ đi". Do vậy, Horumonyaki còn nổi tiếng là một "món ăn của sự bền bỉ".Mặc dù loại thịt để chế biến horumon có thể là thịt bò hoặc thịt lợn, song thịt lợn được sử dụng phổ biến hơn. (Lưu ý: Tùy thuộc vào nguồn gôc của động vật và phương ngữ khu vực mà chúng có tên gọi khác nhau. ). Những nguyên liệu phổ biến để nấu horumon bao gồm: gari : thực quản hatu : tim * hatumoto: động mạch phổi* kobukuro : tử cung oppai: vú động vật sagari : cơ hoành shibire : tuyến tụy shiro (nghĩa đen là " màu mtrắng"): ruột teppō (nghĩa đen là "súng trường"): trực tràngMặc dù từ "tim" thường được phát âm và viết bằng chữ viết La Mã (romaji) với âm "a" mang trường âm và được viết là "aa" như trong haasu, nhưng trong tiếng Nhật âm này không dài nên đó là âm "a". == Tham khảo ==
La tiang (tiếng Thái: ล่าเตียง, phát âm tiếng Thái: [lâː tīaŋ]) là một món ăn nhẹ cổ xưa của Thái Lan. Đây là món được người Thái biết đến nhiều nhất qua bài thơ Kap He Chom Khrueang Khao Wan do vị thái tử sau này lên ngôi Vua Rama II sáng tác dưới thời trị vì của đấng tiên vương Vua Rama I. Thành phần chính bao gồm tôm, thịt lợn và đậu phộng băm nhuyễn với nhau và được bọc trong một lớp vỏ trứng tráng mỏng giống như lưới tạo hình vuông.La tiang có hai phần: phần trứng tráng hình lưới và phần nhân băm nhuyễn làm từ thịt heo, tôm, đậu phộng rang, tỏi và rau mùi. Nêm thêm tiêu, nước mắm và đường cọ dừa.Cách chế biến thì trước hết người nấu cần chuẩn bị phần thịt băm, rồi thái nhỏ hành tím, rễ rau mùi, tỏi và hạt tiêu. Chiên tất cả cùng nhau. Rồi sau mới cho thịt heo xay, tôm băm nhỏ và đậu phộng rang vào. Nêm nước mắm và đường dừa vừa ăn. Trước khi tráng trứng, người nấu nhúng ngón tay vào hỗn hợp trứng và vuốt nhẹ trên chảo theo hình lưới cho đến khi trứng chín. Sau cùng, đặt trứng xung quanh phần nhân đã băm nhỏ để tạo thành hình vuông. == Tham khảo ==
Dưa muối Nhật Bản được gọi là Tsukemono (漬物- つけもの) trong tiếng Nhật, nghĩa đen là "đồ chua", "đồ dầm muối". Món này được ăn với cơm như là một món ăn kèm (okazu), là món ăn chơi (otsumami), là một món trang trí cho bữa ăn hay là một món chính cho phần kaiseki trong một lễ trà đạo. Cách muối dưa phổ biến nhất là với muối hoặc nước muối. Điều này có nghĩa là theo tiêu chuẩn Âu Mỹ về mã thương mại áp dụng cho thuế nhập cảng, dưa muối Nhật Bản được xem là "dưa muối", chứ không phải "dưa chua" vì chúng không được muối trong axit acetic hoặc các loại giấm chưng cất nào khác. Ngoài ra, người ta cũng dùng các nguyên liệu như: nước tương, miso, giấm, cám gạo (nuka) và rượu sake lên men bằng phương pháp Lees (sake kasu) để muối dưa. Củ cải trắng (Takuan), mận muối umeboshi, củ cải tròn, dưa chuột, và cải thảo là những thứ được ưa thích để ăn kèm với cơm. Gừng đỏ muối (Beni shoga) được dùng làm dưa ăn kèm cho món bánh xèo Nhật Bản (okonomiyaki), takoyaki và mì yakisoba. Gừng muối (gari) được dùng giữa các món sushi để làm sạch miệng, mục đích là để hương vị của món trước không ảnh hưởng đến món sau. Rakkyōzuke (một loại hành tây) thường được ăn với cà ri Nhật Bản. Theo truyền thống, người Nhật thích tự tay muối dưa. Muối dưa là một trong những cách đơn giản nhất để dự trữ thực phẩm. Ngày nay, dưa muối Nhật Bản có thể mua dễ dàng ở các siêu thị nhưng nhiều người Nhật vẫn thích tự muối. Một cách đơn giản, để muối dưa, chỉ cần một thố đựng dưa, muối và thứ gì đó để nén dưa. Một vại dưa (tsukemonoki- 漬物器 - つけものき, nghĩa là vật đựng cho đồ ngâm), là một loại đồ nén dưa. Để nén dưa, người Nhật dùng các hòn đá nặng, gọi là tsukemonoishi (漬物石- つけものいし) với cân nặng 1–2 kg hoặc hơn. Cách nén dưa này vẫn còn được thực hiện ngày nay, ngoài ra thì có thể dụng các vật nặng làm từ nhựa, gỗ, thủy tinh, sứ để nén. Trước khi có vại nén dưa này, người ta nén bằng cách chèn một cái nêm dưới nắp đậy. Các vật nặng thường là đá hoặc kim loại có tay cầm và thường có một lớp không gây hại đến thực phẩm được đậy lên phía trên, ví dụ như nhựa. Đồ nén dưa hiện đại ngày nay thường làm bằng nhựa, có ốc xoắn gắn ở nắp để nén lớp dưa phía dưới. Asazuke: Loại dưa muối nhanh của Nhật. Beni shōga: gừng cắt thành sợi dài, nhuộm màu đỏ, và muối trong rượu mơ muối Nhật. Bettarazuke: loại củ cải trắng muối phổ biến ở Tokyo. Fukujinzuke: củ cải trắng, cà tím, củ sen và dưa chuột cắt nhỏ và muối bằng nước tương. Gari: Gừng non cắt mỏng ngâm trong nước giấm đường. Kasuzuke: Rau hoặc cá muối trong rượu sake lên men bằng phương pháp Lees (dùng men còn thừa lại hay các chất kết tủa khác). Karashizuke Matsumaezuke Narazuke Nozawana Nukazuke Senmaizuke Shibazuke Takanazuke Takuan Wasabizuke Umeboshi Rakkyōzuke
Tôm thương phẩm hay tôm cỡ lớn là một tên gọi phổ biến, sử dụng đặc biệt là ở các quốc gia Vương quốc Anh, Ireland và Khối thịnh vượng chung để chỉ về các loài tôm có ý nghĩa thương mại trong các ngành công nghiệp thủy sản. Những loại tôm thông dụng này thường thuộc về thuộc phân bộ Dendrobranchiata. Tại Bắc Mỹ, thuật ngữ này ít được sử dụng thường xuyên, thông thường áp dụng chỉ về các loại tôm nước ngọt. Trong Vương quốc Anh tôm thương phẩm là phổ biến hơn trên thực đơn hơn so với tôm thông thường, trong khi trái ngược đó là Hoa Kỳ. Tôm thương phẩm cũng mô tả một cách lỏng lẻo bất kỳ những con tôm cỡ lớn, đặc biệt là tôm 15 con (hoặc ít hơn)/pound. Trong tiếng Anh thuật ngữ tôm thương phẩm còn được gọi là Prawn và phân biệt với shrimp, việc phân biệt này đôi khi có ý nghĩa khá quan trọng nhất là trong hợp đồng làm ăn với các đối tác nước ngoài, đặc biệt là đối tượng của hợp đồng do đó nên dùng đúng thuật ngữ prawn hay tôm thương phẩm (tức là những loại tôm có giá trị thương mại) thay vì thuật ngữ shrimp với nghĩa rộng nhất chỉ về bất cứ loài tôm nào, bao gồm những loại tôm không có giá trị hay không ăn được.
Bánh may mắn là một loại bánh quy giòn, hình bán nguyệt bẻ gập ở giữa, thường được làm từ bột mì, đường, vani, dầu bên trong có một tờ giấy nhỏ in một thông điệp "bạn là một người thông minh" hay một câu danh ngôn như "ở hiền gặp lành" hoặc một dãy các con số mà đã có người dùng để mua vé số và trúng xổ số. Bánh may mắn thường được dùng như một món tráng miệng trong các nhà hàng Trung Hoa tại Hoa Kỳ và một số nước khác, nhưng lại không có ở Trung Quốc. Xuất xứ chính xác của bánh may mắn không rõ ràng, mặc dù nhóm người nhập cư tại Califonia tuyên bố đã phổ biến rộng rãi trong những năm đầu thế kỷ 20, dựa trên công thức một loại bánh quy giòn truyền thống của Nhật Bản. Bánh may mắn được tổng kết là "có xuất xứ từ Nhật Bản, phổ biến ở Trung Quốc, nhưng cuối cùng... được tiêu thụ ở Mỹ". Bánh may mắn phiên bản hiện đại được cho là do một người Hoa Kỳ gốc Nhật biến chế: Ông Makoto Hagiwara, một nhân công tại Japanese Tea Garden trong công viên Golden Gate ở San Francisco. Ông Hagiwara bị đuổi việc một cách bất công, sau đó được vị thị trưởng tân nhiệm thu nhận trở lại. Để tỏ lòng tri ân bạn bè, những người đã giúp đỡ và an ủi lúc thất thế, ông Hagiwara chế ra chiếc bánh và bỏ vào một miếng giấy để chữ "cảm ơn" bên trong rồi đem biếu bạn bè (năm 1914). Chiếc bánh may mắn Hagiwara được đem trưng bày trong cuộc triển lãm the Panaman-Pacific Exhibition, trong Hội Chợ Thế giới tại San Francisco năm 1915.
Korokke ( tiếng Nhật: コロッケ ; [koꜜɾokke] ) là tên tiếng Nhật của một món yōshoku được chiên ngập dầu có nguồn gốc từ một món ăn của Pháp là bánh croquette. Korokke được chế biến bằng cách trộn thịt, hải sản hoặc rau đã nấu chín xắt nhỏ với khoai tây nghiền hoặc nước sốt trắng thành hình dạng như một miếng chả dẹt, sau đó lăn qua bột mì, trứng và vụn bánh mì Nhật Bản rồi chiên ngập dầu cho đến khi vỏ bánh chuyển sang màu nâu. Vào năm 1887, món bánh croquette của Pháp đã được du nhập vào Nhật Bản. Người ta cho rằng món korokke sử dụng khoai tây nghiền đã được phát minh khi công nghệ chế biến các sản phẩm từ sữa chưa được phổ biến ở Nhật Bản vào thời điểm đó. Lần đầu tiên món " kuroketto " được đề cập đến là khi nó xuất hiện trong sách dạy nấu ăn từ thời Minh Trị.Ngày nay, Korokke có thể được tìm thấy ở các siêu thị và cửa hàng tiện lợi ở Nhật Bản và được hầu hết mọi người thưởng thức vì hương vị cũng như giá thành rẻ.Korokke đã trở thành món ăn gắn liền với các cơn bão vào những năm 2000, sau khi một người dùng trên mạng xã hội 2channel cho biết họ đang ăn thức ăn này để chuẩn bị cho một cơn bão đang đến gần, kể từ đó món ăn này trở thành một trào lưu phổ biến vẫn còn tồn tại trên mạng xã hội Nhật Bản. Tùy thuộc vào thành phần chế biến mà korokke được chia thành nhiều loại khác nhau: Korokke khoai tây - korokke làm bằng khoai tây. Korokke thịt - korokke làm từ thịt xay và khoai tây. Nếu chỉ có thịt, nó sẽ được gọi là là menchi-katsu Korokke cá ngừ - korokke làm bằng cá ngừ. Yasai (rau) korokke - korokke với nhân là rau trộn. Korokke cà ri - korokke với hương vị cà ri . Kabocha (nghĩa là "bí ngô") korokke - korokke làm bằng bí ngô . Okara korokke - korokke làm bằng Okara. Korokke kem - korokke làm với nước sốt béchamel. Guratan korokke - korokke với sốt trắng và mì ống.Korokke đôi khi được bọc trong giấy và bán cho các thực khách. Chúng cũng có thể được dùng ăn kèm với các món ăn khác. Khi được kẹp với bánh mì, chúng được gọi là korokke pan ("pan" có nghĩa là "bánh mì" trong tiếng Nhật), hoặc korokke sando. Gurakoro là một sản phẩm được giới thiệu bởi McDonald's Nhật Bản, nguyên mẫu của nó là món guratan korokke.
Agedashi dōfu (揚げ出し豆腐?, "đậu phụ chiên ngập dầu") là một món đậu phụ nóng của Nhật Bản. Trong đó, một miếng đậu phụ mềm, không quá cứng (kinugoshi) được cắt làm hai khối trước khi phủ lên một lớp bột khoai tây hoặc bột ngô, sau đó chiên ngập trong dầu cho đến khi món ăn chuyển sang màu vàng nâu. Món ăn này được phục vụ cùng nước dùng nóng (tentsuyu) được làm từ dashi, mirin và shō-yu (nước sốt kiểu Nhật), cùng với negi (một loại hành lá) băm mịn, daikon nạo hoặc katsuobushi rắc lên trên. Agedashi dōfu là một món ăn lâu đời và phổ biến. Nó đã được đề cập trong một cuốn sách nấu ăn về các món đậu phụ của Nhật Bản với tiêu đề Tofu Hyakuchin (có nghĩa là "Ngàn món đậu phụ"), được xuất bản vào năm 1782, bên cạnh những món đậu phụ khác như món đậu phụ lạnh (hiyayakko) và món đậu phụ ninh (yudofu). Trong khi agedashi dōfu là món ăn agedashi nổi tiếng nhất, một số món ăn khác có thể được chế biến theo kỹ thuật tương tự, chẳng hạn như món agedashinasu (揚げ出し茄子, agedashinasu) , sử dụng cà tím làm nguyên liệu chính.
Bánh đậu xanh là một loại bánh ngọt làm từ bột đậu xanh quết nhuyễn với đường và dầu thực vật hay mỡ động vật, thường là mỡ lợn. Bánh được cắt thành từng khối vuông nhỏ, gói giấy bạc thành hộp nhỏ, lớn hay gói giấy thấm mỡ thành từng thỏi vàng. Bánh thường được dùng khi uống trà tàu hay chè xanh, khi đó sẽ tạo cảm giác thư thái. Địa phương làm bánh đậu xanh nổi tiếng là Hải Dương.
Các sản phẩm lên men truyền thống là một trong các sản phẩm lên men phổ biến của các dân tộc trên thế giới, sản xuất thủ công mang sắc thái kinh nghiệm và bản sắc riêng của từng dân tộc, truyền từ đời này sang đời khác. Các sản phẩm lên men truyền thống đã tạo thành một thói quen của các dân tộc trên thế giới, do đó, tới bây giờ chưa có nhà nghiên cứu nào về lịch sử nước mắm ra đời từ năm nào và có tự bao giờ. Các nghiên cứu hay các phát hiện về nước mắm là các nghiên cứu về thành phần chất có trong nước nước mắm, các phản ứng hóa học, v..v..Còn xét về nguồn gốc có tự bao giờ, ai đã sáng tạo nên nước mắm ở Việt Nam, bài viết này không đề cập đến nó, vì nước mắm là cha truyền con nối, làm nước mắm gắn liền với việc khai hoang, mở cõi của người Việt. Nước mắm là sản phẩm lên men từ các loại cá, là sản phẩm truyền thống của dân tộc Việt Nam. Nước mắm được sản xuất rất lâu, nước mắm đã gắn liền với đời sống hằng ngày và là một bản sắc văn hóa rất riêng của dân tộc Việt Nam. Nghiên cứu nước mắm ở Phú Quốc và Bình Thuận. Các kết quả nghiên cứu về thành phần hóa học của nước mắm và nghiên cứu khá tỉ mỉ về công nghệ sản xuất nước mắm. Các kết quả nghiên cứu: Nước mắm là hỗn hợp các amino acid,tạo thành do sự thủy phân của proteaza Muốn có tác dụng ức chế vi sinh vật gây thối.Tỷ lệ muối thích hợp là 20÷25%. Tác dụng là ngấu và tạo hương ngoài proteaza của vi sinh vật còn do các enzym tiêu hóa cơ trong nội tạng cá. Nhiệt độ có tác dụng rất lớn đến hoạt động của các enzym. Nhiệt độ thích hợp là 36÷44oC. Trong quá trình thủy phân, độ axit tăng. Người Việt Nam đầu tiên tham gia nghiên cứu nước mắm là Đinh Minh Kha và Nguyễn Xuân Thọ. Các nghiên cứu này xoay quanh về chế độ hoạt động của proteaza và thành phần của nước mắm. Các nghiên cứu này tập trung rất nhiều vào khu hệ vi sinh vật cá và tác dụng của chúng trong quá trình tạo ra nước mắm. Nội dung chủ yếu của các nghiên cứu: Nghiên cứu so sánh các phương pháp sản xuất nước mắm ở các địa phương. Nghiên cứu chế độ nhiệt độ trong quá trình thủy phân nước mắm. Nghiên cứu các chế phẩm enzym nhằm mục đích rút ngắn quá trình lên men nước mắm. Nghiên cứu chế độ cho muối vào trong suốt thời kỳ lên men nước mắm. Nghiên cứu tính chất nguyên liệu và các quy trình công nghệ phù hợp với từng loại nguyên liệu ban đầu. Góp phần trong việc hoàn thiện và nâng cao quy trình công nghệ và chất lượng nước mắm của Việt Nam.
Cacao (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp cacao /kakao/) (danh pháp hai phần: Theobroma cacao), theo truyền thống được phân loại thuộc họ Trôm (Sterculiaceae), còn theo phân loại của hệ thống APG II thì thuộc phân họ Byttnerioideae của họ Cẩm quỳ (Malvaceae) nghĩa rộng. Loài này được Carl von Linné miêu tả khoa học lần đầu tiên năm 1753.Cacao có nguồn gốc hoang dại trong các khu rừng nhiệt đới Trung và Nam châu Mỹ. Tên gọi trong tiếng Việt ca cao là vay mượn từ tiếng Pháp cacao, đến lượt nó là vay mượn từ tiếng Tây Ban Nha hóa cacao các tên gọi trong các ngôn ngữ Trung Mỹ của loài cây này, như kakaw trong tiếng Tzeltal, tiếng K’iche’, tiếng Maya cổ, kagaw trong tiếng Sayula Popoluca, cacahuatl trong tiếng tiếng Nahuatl. Từ trong tiếng Nahuatl có nguồn gốc từ tiếng Tiền Mije-Sokean được tái tạo dựng là kakawa.Thuật ngữ cacao cũng có nghĩa: Thức uống cũng được gọi thông thường là cacao nóng hay sô-cô-la nóng. Bột cacao, là dạng bột khô làm từ những hạt cacao nghiền và loại bỏ bơ cacao từ cacao rắn, có màu sẫm và vị đắng. Một hỗn hợp giữa bột cacao và bơ cacao – một dạng nguyên thủy của sô-cô-la. Là cây thường xanh tầng trung, cao 4–8 m (15–26 ft), ưa bóng rợp, có khả năng chịu bóng tốt nên thường được trồng xen dưới tán cây khác như trong các vườn dừa, cao su, vườn rừng... có sẵn để tăng hiệu quả sử dụng đất. Cacao cho hạt làm nguyên liệu sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm, có thể kể đến một số sản phẩm có giá trị kinh tế cao như sô cô la, bột cacao, bơ cacao...Các nhóm cây trồng của cacao được trồng rộng rãi trên thế giới là Crillo và Forastero, tuy nhiên, thường gặp nhất là Trinitario, được lai tạo từ 2 nhóm trên.Giá cacao hạt thế giới từ 1991 trở lại đây dao động trong khoảng 860-3.530 USD/tấn, với giá giao dịch kỳ hạn năm 2021 khoảng 2.300-2.600 USD/tấn. Nguồn gốc của cây cacao là từ Trung Mỹ và Mexico, được những người Aztec và Maya bản xứ khám phá. Nhưng ngày nay hầu hết những nước nhiệt đới cũng có thể trồng cây này. ‎Năm 2018, sản lượng hạt ca cao thế giới là 5,3 triệu tấn, dẫn đầu là ‎‎Bờ Biển Ngà‎‎ với 37% tổng sản lượng. Các nước sản xuất cacao lớn khác là ‎‎Ghana‎‎ (18%) và ‎‎Indonesia‎‎ (11%). Cây thích hợp với những vùng có nhiệt độ trung bình 25-28 °C, độ ẩm trung bình 85%, lượng mưa hàng năm 1.500-2.000 mm.Cây có ưu điểm 1 năm thu 2 vụ, nhu cầu nước không lớn, ít phải tưới; không kén đất nhưng cũng không chịu được các vùng quá khô hạn như đất cát hoàn toàn. Hạt cacao sử dụng làm nguyên liệu chế biến ra các sản phẩm cao cấp như sô cô la. Cacao còn là đồ uống thông dụng vì có chất kích thích nhưng lượng caffein thấp hơn cà phê rất nhiều.Vỏ trái sau khi lấy hạt có thể phơi khô và xay làm thức ăn cho gia súc.Cây không cạnh tranh về đất nhiều vì có thể trồng xen trong các vườn cây có sẵn giúp tăng hiệu quả sử dụng đất. Ở Việt Nam, cacao được du nhập vào rất sớm, theo chân các nhà truyền giáo phương Tây. Hiện tại, cây được trồng rộng rãi ở nhiều nơi, vùng Tây Nguyên vẫn được đánh giá là có điều kiện lý tưởng nhất cho phát triển cây cacao. Ở đây, theo nghiên cứu thống kê thì cây ra hoa cho quả quanh năm, sản lượng bình quân đạt 3 kg hạt khô trên một cây 5 năm tuổi. Tuy nhiên, hiện tại ở Việt Nam, cây cacao chưa phát triển rộng rãi do thu hoạch không tập trung, kỹ thuật xử lý sau thu hoạch cũng phức tạp, phải ủ lên men... nên người dân ngại trồng. Tại Chợ Gạo, Gò Công Tây, Châu Thành hiện có hơn 100 ha trồng cacao lấy hạt.
Thuật ngữ "Gà Maryland" đề cập đến một món ăn lịch sử gắn liền với tiểu bang Maryland của Hoa Kỳ, nhưng ở các quốc gia khác thì nó lại có nghĩa khác. Tại quê hương của thuật ngữ, món ăn gồm gà rán ăn kèm với nước sốt kem thịt. Nhiều gia đình ở Maryland có công thức nấu ăn gia truyền cho món ăn này, và đây vẫn là đặc sản của vùng trong các nhà hàng ở Bờ Đông. Yếu tố cơ bản giúp phân biệt giữa gà rán Maryland với gà rán miền Nam là thay vì nấu gà trong lớp dầu hoặc shorteing dày vài inch, thì gà được chiên trong chảo nặng (theo truyền thống làm bằng gang) và đậy nắp kín sau khi chiên sơ qua để gà được hấp cũng như chiên. Sau đó, người ta thêm sữa hoặc kem vào nước chảo để tạo ra nước sốt kem thịt trắng - một thứ thức ăn đặc trưng khác của Maryland.Escoffier có một công thức cho món "Chicken à la Maryland" trong cuốn sách nấu ăn nổi tiếng Ma Cuisine của mình. Ở Úc, thuật ngữ "Gà Maryland" dùng để chỉ kiểu cắt của người bán thịt (toàn bộ phần chân, bao gồm má đùi và đùi tỏi). Tại một số nhà hàng Trung Quốc ở Vương quốc Anh (đặc biệt là ở Scotland), người ta có thể tìm thấy món Gà Maryland ở mục "Món Âu" trong thực đơn. Món ăn bao gồm ức gà tẩm bột chiên ngập dầu ăn kèm với một lát thịt xông khói, chuối hoặc dứa chiên (hoặc cả hai) và khoai tây chiên. Những biến tấu khác của món ăn đã được ghi nhận lại bao gồm: đùi gà rán với giăm bông và hushpuppy (một loại bột nhão làm từ bột mì, trứng, dầu và sữa hoặc nước, sau đó thêm ngô rồi chiên ngập); gà tẩm bột chiên xù với hushpuppy cùng chuối chiên bột và dứa; cánh gà & đùi gà tẩm bột chiên giòn với chuối áp chảo. Có thể tìm thấy một vài biến tấu kiểu Đông Nam Á, chẳng hạn như một món ăn gồm đùi gà tẩm bột, hushpuppy và nước thịt, phục vụ cùng những lát khoai tây chiên giòn, cà rốt non, nửa quả cà chua chiên và chuối chiên. Ở Argentina và một số quốc gia Nam Mỹ lân cận, Suprema de Pollo Maryland là một phần ức gà mỏng được nghiền nhỏ, tẩm bột rồi chiên, ăn kèm với kem bắp tàu, đậu Hà Lan, thịt xông khói (pancetta), khoai tây chiên và chuối chiên.Ở Trung Quốc, Gà Maryland thường được phục vụ với khoai tây nghiền và nước thịt ngô ngọt.Thực đơn bữa trưa hạng nhất cuối cùng trên tàu RMS Titanic có một món ăn tên là "Chicken à la Maryland".Trong cuốn tiểu thuyết của F. Scott Fitzgerald, Tender is the Night, Nicole Diver đã tìm kiếm công thức chế biến món gà Maryland khi đang nằm trên bãi biển. Trong bộ phim Christmas in Connecticut, một trong những người sống sót sau vụ chìm tàu ​​đã ăn gà Maryland trong bệnh viện. Trong bộ phim năm 1929, Sally, có một khách quen của nhà hàng gọi món Chicken a la Maryland.
Các món Điểm tâm (tiếng Trung: 點心; bính âm: diǎnxīn; Yale Quảng Đông: dímsām) trong ẩm thực Trung Hoa, hay chi tiết hơn là các món Điểm tâm Quảng Đông (còn được viết trong tiếng Anh là dim sum) bao gồm rất nhiều món ăn nhẹ hợp lại và thường phục vụ cho bữa ăn sáng. Tổng cộng trên dưới 100 món khác nhau được chế biến chủ yếu từ nguyên liệu bột gạo, bột mì… và các loại nhân thịt, nhân hải sản được hấp bằng những xửng tre. Các món hấp gồm có há cảo, sủi cảo, bánh bao, bánh bao chỉ, xíu mại, bánh bao xá xíu, bánh hẹ và các món chiên như: bánh khoai môn chiên giòn, bánh cảo cá hồi chiên, các loại chả giò, các loại bánh ngọt, các loại thịt viên, chân gà chưng và cháo. Những món này cũng đã thịnh hành tại miền Nam Việt Nam từ thập niên 1960, nhất là tại vùng Chợ Lớn, nơi nhiều Hoa kiều cư ngụ. Ý nghĩa ban đầu của thuật ngữ điểm tâm không rõ ràng và được tranh luận.Một số người tin rằng thuật ngữ này bắt nguồn từ triều đại Đông Tấn (317- 420). Theo truyền thuyết, một vị tướng giấu tên đã ra lệnh cho dân thường làm bánh và gửi chúng ra tiền tuyến, để bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với binh lính sau các trận chiến. Lòng biết ơn trong tiếng Trung là 點點 心意 (diǎn diǎn xīnyì, điểm điểm tâm ý), sau này được rút ngắn thành 點心 (dim sum, điểm tâm), trong khi thuật ngữ này đại diện cho các món ăn được chế biến theo cách tương tự. Tuy nhiên, tính chính xác của mô tả trên không được hỗ trợ bởi bất kỳ văn bản lịch sử nào. Một số người cũng tin rằng sự kiện này đã xảy ra vào triều đại Nam Tống (960-1279), rất lâu sau ghi chép lịch sử sớm nhất của thuật ngữ này, do đó mâu thuẫn với quan niệm cho rằng sự kiện này là nguồn gốc của nó. Bản ghi chép xác định sớm nhất của thuật ngữ này là trong Đường thư (唐書; Táng shū, được viết thời Ngũ đại Thập quốc (907-979), trong đó điểm tâm được sử dụng như một động từ thay cho danh từ. Câu trích dẫn chính xác là "治妝未畢, 我未及餐, 爾且可點心" ("Zhì zhuāng wèi bì, wǒ wèi jí cān, ěr qiě kě diǎnxīn", "trị trang vị tất, ngã vị cập xan, nhĩ thả khả điểm tâm", nghĩa là "Chưa trang điểm xong, ta chưa ăn cơm, ngươi có thể điểm tâm". Trong bối cảnh cụ thể này, mặc dù điểm tâm có nghĩa đen là "chạm nhẹ vào tim", một bản dịch chính xác hơn là "hầu như không lấp đầy (dạ dày) của bạn". Các văn bản sau này sử dụng thuật ngữ như một danh từ. Chẳng hạn, sách Bắc viên lục (北辕錄; Běi yuán lù) của Chu Huy (周暉), được viết thời Tống) đề cập đến "洗漱冠飾畢, 點心已至" ("Xǐshù guān shì bì, diǎnxīn yǐ zhì", "tẩy thấu quan sức tất, điểm tâm dĩ chí"), có nghĩa là "giặt rửa mũ nón trang sức xong thì điểm tâm". Điểm tâm có thể được hiểu là "đồ ăn nhẹ" trong trích dẫn này. Nói tóm lại, mặc dù ý nghĩa ban đầu của nó không rõ ràng, thuật ngữ này thường được sử dụng để mô tả các món ăn nhẹ, có nguồn gốc không muộn hơn thời Tống. Điểm tâm phát triển, trở thành một nét đẹp của ẩm thực như hiện nay, không thể không kể đến sự đóng góp của người Quảng Đông. Không chỉ thay đổi phần nhân vốn đơn điệu, người dân còn đưa cả nghệ thuật tạo hình, trang trí món ăn, đem đến cho điểm tâm một diện mạo hoàn toàn mới. Như đã nêu trong phần từ nguyên, thuật ngữ "điểm tâm" có thể được truy nguyên lịch sử tới triều đại nhà Đường và nhà Tống, hoặc thậm chí là triều đại Đông Tấn nếu truyền thuyết là đáng tin cậy. Tuy nhiên, lịch sử của các món điểm tâm là một vấn đề khác. Điểm tâm thường gắn với tập quán uống trà (tiếng Trung: 飲茶; tiếng Quảng Đông: yám chàh; bính âm: yǐnchá, Hán-Việt: ẩm trà, nghĩa đen: uống trà). Người ta tin rằng uống trà gắn với các quán trà được lập dọc theo Con đường tơ lụa cổ đại, là nơi để du khách nghỉ ngơi. Mọi người sau đó phát hiện ra rằng trà có thể hỗ trợ tiêu hóa, vì vậy chủ sở hữu phòng trà bắt đầu thêm các món ăn nhẹ khác nhau và điều này cuối cùng đã phát triển thành tập quán ẩm trà hiện đại. Hình thức điểm tâm hiện đại được cho là bắt nguồn từ Quảng Châu (hoặc Quảng Đông) và sau đó truyền về phía nam tới Hồng Kông, những người qua nhiều thế kỷ đã biến ẩm trà từ một thời gian nghỉ ngơi thư giãn thành một trải nghiệm ăn uống chính thức. Do đó, các món ăn khác nhau của điểm tâm có thể có lịch sử lâu hơn chính thuật ngữ này. Ở các vùng nói tiếng Quảng Đông (như Hồng Kông và Quảng Đông), đôi khi ẩm trà được mô tả là 一盅兩件 (nhất chung lưỡng kiện, nghĩa đen là "một chén hai miếng"), trong đó "chén" dùng để chỉ trà, trong khi "hai miếng" đề cập đến hai miếng điểm tâm có kích thước lớn hơn trong lịch sử và có thể làm một người no miệng. Tuy nhiên, ngày nay, thông thường mọi người sẽ gọi nhiều hơn hai món trong thời gian uống trà. Nhiều nhà hàng Quảng Đông bắt đầu phục vụ điểm tâm sớm nhất là vào lúc 5 giờ sáng và mỗi nhà hàng sẽ có món điểm tâm đặc trưng riêng. Đó là một truyền thống cho người già tập hợp để ăn điểm tâm sau khi tập thể dục buổi sáng. Đối với nhiều người ở miền nam Trung Quốc, ẩm trà được coi là một ngày nghỉ cuối tuần của gia đình. Nhiều nhà hàng điểm tâm truyền thống thường phục vụ điểm tâm cho đến giữa buổi chiều. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, việc các nhà hàng phục vụ món điểm tâm vào bữa tối đã trở nên phổ biến; các mặt hàng điểm tâm khác nhau thậm chí được bán dưới dạng mang đi cho sinh viên và nhân viên văn phòng khi đang di chuyển. Một món điểm tâm truyền thống bao gồm nhiều loại bánh bao khác nhau như cha siu bao (xoa thiêu bao), bánh bao gạo hoặc lúa mì và bánh phở, có chứa một loạt các thành phần, bao gồm thịt bò, thịt gà, thịt lợn, tôm và lựa chọn ăn chay. Nhiều nhà hàng điểm tâm cũng cung cấp đĩa rau xanh hấp, thịt nướng, cháo và các loại súp khác. Món tráng miệng điểm tâm cũng có sẵn và nhiều nơi cung cấp bánh trứng (eggtart) thông thường. Điểm tâm thường được ăn như bữa sáng hoặc bữa nửa buổi. Điểm tâm có thể được nấu bằng cách hấp và chiên, trong số các phương pháp khác. Các kích cỡ phục vụ thường nhỏ và thường được phục vụ như ba hoặc bốn miếng trong một món ăn. Đó là phong tục để đặt hàng phong cách gia đình, chia sẻ các món ăn giữa tất cả các thành viên của bữa tiệc. Vì những phần nhỏ, mọi người có thể thử nhiều loại thực phẩm.
Cà ri cừu (còn gọi là kosha mangsho, cà ri dê và cà ri cừu non) là một món cà ri Ấn Độ được làm từ thịt cừu và rau có nguồn gốc tại Bengal và Punjab. Cà ri cừu đường sắt là một biến thể của món ăn có nguồn gốc tại khu vực thuộc địa thời Ấn Độ thuộc Anh. Thành phần chính của cà ri cừu bao gồm thịt cừu, hành tây, cà chua và gia vị. Ban đầu cà ri cừu được nấu theo cách sử dụng đun bếp lửa trong một chiếc nồi lớn. Ngày nay món này có thể được nấu bằng nồi áp suất và bếp nấu chậm. Cà ri cừu có thể ăn kèm với cơm. Món ăn được phục vụ với raji, một loại ngũ cốc. Thành phần thông thường chuẩn bị cho món cà ri cừu bao gồm: Kosha mangsho là một biến thể món ăn của người Bengal. Theo truyền thống món này ít nước trái cây và nhiều nước thịt hơn các món cà ri cừu khác. Món này được chuẩn bị theo phong cách kosha, theo đó giữ lại hương vị thịt cừu và độ ẩm bằng cách sử dụng phương pháp nấu chậm và áp chảo.Kosha mangsho là món truyền thống được chuẩn bị như một phần của lễ kỷ niệm Kali Puja, một lễ hội hiến dâng cho nữ thần Kali trong đạo Hindu, kỷ niệm vào ngày tân nguyệt của tháng Hindu Kartik. Nhà hàng Golbari, một nhà hàng 92 tuổi ở Kolkata, Ấn Độ, chuyên nấu món này. Món ăn cũng được gọi là Kosha Mangsho tại nhà hàng.Cà ri cừu đường sắt là một món ăn tại khu vực thuộc địa thời Ấn Độ thuộc Anh được phục vụ trên các chuyến tàu đường dài. Món ăn được phục vụ với ổ bánh mì ăn tối. Trái me ban đầu được dùng để kéo dài thời gian còn ăn được. Một số nhà hàng phục vụ món ăn này trong thời gian hiện nay, chẳng hạn như nhà hàng Oh! Calcutta! tại Kolkata, Ấn Độ. Cà ri cừu đường sắt được chuẩn bị bằng cách sử dụng nước cốt dừa làm thành phần chính. Biến thể cà ri thịt cừu
Yaki udon (焼きうどん, Yaki udon "mỳ udon chiên") là một món ăn Nhật Bản được chế biến bằng cách chiên lên những sợi mỳ udon trắng, dày và bóng, sau đó được trộn với nước sốt đậu nành, thịt (thường là thịt chân giò), và các loại rau củ. Món ăn này tương tự như món yakisoba, cả hai đều dùng mỳ lúa mạch để chiên. Yaki udon tương đối dễ làm và được phổ biến như một nguyên liệu trong izakaya, hoặc trong các quán rượu, thường được dùng với các loại đồ ăn vặt vào lúc khuya. Món ăn này có nguồn gốc từ vùng Kokura thuộc tỉnh Fukuoka, ở vùng phía nam nước Nhật kể từ sau thời kỳ Chiến tranh Thái Bình Dương. Một câu chuyện được truyền bá rộng rãi nói về việc tạo ra món ăn này, đó là kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, vào thời điểm mà đồ ăn trở nên kham hiếm, chủ của nhà hàng mỳ sợi Darumado đã sử dụng mỳ udon và chế biến chúng theo cách làm của Yakisoba, bởi vì lúc này không còn loại mỳ nào thích hợp hơn nữa.
Marmalade là một loại mứt được làm từ nước trái cây và vỏ trái cây đun sôi với đường và nước. Nó có thể được sản xuất từ ​​kim quất, chanh, chanh vàng, bưởi, quýt, cam ngọt, cam Bergamot. Trái cây họ cam quýt chuẩn cho sản xuất mứt tại Anh là cam Seville Tây Ban Nha, Citrus aurantium var. aurantium, được đánh giá cao về hàm lượng pectin cao. Vỏ có vị đắng đặc trưng mang lại cho mứt. == Tham khảo ==
Tôm hùm bông, tên khoa học Panulirus ornatus (tên trong tiếng Anh bao gồm tropical rock lobster, ornate rock lobster, ornate spiny lobster và ornate tropical rock lobster) là một loài tôm rồng ăn được với 11 giai đoạn ấu trùng, đã được nuôi nhốt thành công.P. ornatus có phạm vi phân bố rộng ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, từ Hồng Hải và KwaZulu-Natal ở phía tây đến Nhật Bản và Fiji ở phía đông. Trong hầu hết phạm vi phân bố của nó, tôm hùm bông bị đánh bắt bằng lao xiên hoặc lưới, trong khi ở Đông Bắc Australia, khai thác tôm hùm bông làm thủy sản thương mại đã tồn tại từ năm 1966 và thu hoạch các loài được quy định bởi cơ quan Great Barrier Reef Marine Park Authority.
Bánh mì patê hay nhiều hàng còn viết là bánh mì paté là bánh mì nướng có kẹp một hay vài lát patê (thường được làm từ gan lợn/heo) kèm theo các loại rau như rau mùi, dưa chuột, củ cải, cà rốt, xúc xích, bơ, ruốc (chà bông), những người ăn được cay thường cho thêm ớt. Món này thường được sử dụng làm bữa sáng do sự tiện dụng cho lứa tuổi học sinh, sinh viên, công nhân nhà nước hay là nhân viên văn phòng thường có bữa sáng muộn hoặc là bữa ăn khuya.
Sorbetes là loại kem truyền thống có nguồn gốc từ Philippines và có đặc điểm độc đáo là sử dụng nước cốt dừa hoặc sữa carabao. Thường được gọi một cách dân dã là "kem bẩn", trông có hơi khác biệt so với loại kem tương tự là sorbet. Theo truyền thống Philippines thì loại kem này được những người bán hàng rong gọi là "sorbeteros" bày bán trong những chiếc xe đẩy bằng gỗ đầy màu sắc. Món này có nhiều hương vị khác nhau (thường được nhuộm bằng màu sáng) đựng trong vỏ ốc quế nhỏ hoặc dạng bánh kẹp và gần đây hơn là loại kem sandwich kẹp bằng loại bánh mì pandesal. == Tham khảo ==
Sinh tố là chỉ thức uống được chế biến từ các loại hoa quả tươi bằng cách xay nhuyễn với một vài muỗng cà phê sữa đặc có đường, đá vụn và trái cây tươi. Sinh tố là một nước uống bổ dưỡng giàu vitamin rất tốt cho sức khỏe. Các loại hoa quả thường dùng để làm sinh tố như: dâu tây, cà rốt, bơ, xoài, chuối, dứa, đu đủ, dưa hấu, mãng cầu, táo, mít, sầu riêng, thanh long,...Sinh tố có một sự nhất quán giống sữa lắc -nhưng độ sệt cao hơn và dày hơn. Những năm 1970, người đồng sáng lập của công ty Smoothie King, Stephen Kuhnau, đã bắt đầu bán nước ép trái cây pha trộn dưới cái tên "sinh tố". Tuy nhiên, Kuhnau thừa nhận rằng ông không phát minh ra sinh tố. Vitamin C. Vitamin E. Vitamin K. Vitamin A. Vitamin B. Chất xơ. Kali. Axit amin. Glucose. Hỗ trợ hệ tiêu hóa Khi bạn đã bắt đầu hình thành thói quen uống sinh tố mỗi ngày, bạn sẽ cảm nhận được hệ tiêu hoá của mình ngày càng được cải thiện tốt hơn. Hệ tiêu hóa hoạt động tốt giúp bạn hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn, đào thải mọi loại độc tố - là nguyên nhân gây bệnh tật. Vì thế, bạn nên lựa chọn những món sinh tố có hàm lượng chất xơ cao, bao gồm rau xanh, hạt lanh, bơ đậu phộng và probiotics (lợi khuẩn). Tăng cường hệ thống miễn dịch Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn chống lại bệnh tật và xây dựng hệ miễn dịch mạnh hơn. Khi uống sinh tố, hãy bổ sung thêm vitamin C có trong những loại trái cây như cam và các loại dâu. Ngoài việc hỗ trợ hệ tiêu hoá, probiotics trong sữa chua cũng có tác dụng với hệ thống miễn dịch. Cung cấp nguồn năng lượng Cuộc sống thường nhật khá bận rộn khiến chúng ta không còn để tâm đến bữa ăn đầy đủ chất hoặc lựa chọn thức ăn nhanh thay thế. Vì vậy, bạn có thể không để ý đến việc cân bằng các thành phần dinh dưỡng trong ăn uống. Và khi ấy, sinh tố sẽ là vị cứu tinh đảm bảo việc bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho bạn và các thành viên trong gia đình, nhất là đối với trẻ nhỏ. Khi tăng lượng trái cây và rau rươi, bạn sẽ nhận được rất nhiều lợi ích khác như ngủ ngon hơn, ít bệnh vặt hơn, nhiều năng lượng hơn và cảm thấy hạnh phúc hơn. Cung cấp độ ẩm cho cơ thể và cảm giác no Lượng nước trong hoa quả tươi mới sẽ giúp cơ thể bạn đủ độ ẩm và cảm giác no khi bạn dùng sinh tố mỗi ngày. Điều này còn có tác dụng tăng cường hàm lượng vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hoá cho cơ thể. Bạn cũng có thể thêm nước dừa vào món sinh tố của mình. Nước dừa cung cấp thêm độ ẩm vì nó có chứa các chất điện giải, giúp bạn phục hồi độ ẩm cho cơ thể tương tự với các thức uống thể thao – nhưng không chứa đường. Giảm cảm giác thèm ăn Uống một ly sinh tố mỗi ngày sẽ giúp bạn giảm cảm giác thèm ăn trong ngày. Vì cơ thể khi ấy đã nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Mỗi khi thèm ăn ngọt, một ly sinh tố giàu vitamin và dưỡng chất sẽ là lựa chọn hoàn hảo để nạp năng lượng mà vẫn giúp bạn có được vóc dáng thon gọn. Tuy có nhiều lợi ích nhưng sinh tố cũng có thể gây dư đường do lượng glucose trong sinh tố khá cao và có thể gây vượt lượng calo cần thiết.
Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn, tên giao dịch SABECO (Saigon Beer-Alcohol-Beverage Joint Stock Corporation), là một doanh nghiệp cổ phần tại Việt Nam. Mặc dù là công ty cổ phần nhưng Nhà nước vẫn nắm gần 90% vốn điều lệ doanh nghiệp này và Bộ Công Thương đóng vai trò là người đại diện phần vốn Nhà nước tại Sabeco (2016). Tổng Công ty là chủ sở hữu của thương hiệu bia Saigon và bia 333. Tháng 12 2017, công ty con của tỷ phú Thái Charoen Sirivadhanabhakdi là Công ty TNHH Vietnam Beverage mua trọn 53,59% cổ phần nhà nước chào bán tại Sabeco với giá tiền là 4,8 tỷ USD.Sabeco có các sản phẩm bia sau: 1. Saigon Lager (Sài gòn Trắng) 2. Saigon Special (Sài gòn Xanh,Sài gòn lùn) 3. Saigon Export (Sài gòn Đỏ) 4. Saigon Chill 5. Saigon Gold (Sài gòn Vàng) 6. Bia 333 7. Bia Lạc Việt (Kỷ niệm 145 năm thành lập tập đoàn Sabeco) Tiền thân của công ty là một xưởng bia nhỏ do ông Victor Larue, một người Pháp tại Đông Dương, lập ra tại Sài Gòn vào năm 1875. Ba mươi lăm năm sau, năm 1910, xưởng phát triển thành một nhà máy hoàn chỉnh, sản xuất bia, nước ngọt và nước đá. Tháng 9 năm 1927, nhà máy được chính thức sáp nhập vào hệ thống hãng BGI của Pháp, và 50 năm sau (năm 1977), được công ty Rượu Bia Miền Nam quản lý. Từ đó, Nhà máy được đổi tên thành Nhà máy Bia Sài Gòn, chuyển sang thời kỳ mới – thời kỳ là đơn vị quốc doanh hoạt động theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung của nền kinh tế XHCN. Việc Vietnam Beverage mua thành công toàn bộ 53,59% cổ phần tại Sabeco do nhà nước Việt Nam bán ra (18/12/2017), đồng nghĩa là doanh nghiệp Thái Lan đã gián tiếp sở hữu và có quyền chi phối hoạt động của Sabeco và thâu tóm thành công một thương hiệu có mạng lưới phân phối và hoạt động hiệu quả nhất trong ngành bia rượu tại Việt Nam. Công ty TNHH Vietnam Beverage, công ty thành lập tháng 10/2017 tại Hà Nội với vốn điều lệ 681 tỉ đồng. Đây là công ty hoạt động trong lĩnh vực tư vấn quản lý (không bao gồm tư vấn pháp luật, tài chính, kế toán, kiểm toán, thuế và chứng khoán), lập trình máy tính, tư vấn máy tính và quản trị hệ thống máy tính. Công ty này được Công ty CP Đầu tư F&B Alliance Việt Nam sở hữu 100%. Công ty Beerco Limited lại sở hữu 49% F&B Alliance Việt Nam. Beerco Limited lại là công ty được sở hữu 100% bởi Thai Beverage - tập đoàn đồ uống Thái Lan thuộc sở hữu của tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi có trụ sở tại Hồng Kông – Trung Quốc.
Amezaiku (飴細工, còn gọi là di tế công) là nghệ thuật kẹo Nhật Bản. Nghệ nhân sử dụng tay và các công cụ khác như nhíp và kéo, tạo ra một tác phẩm nghệ thuật với nhiều màu sắc khác nhau. Các nghệ nhân Amezaiku cũng sơn tác phẩm của họ bằng thuốc nhuộm có thể ăn được để tăng tính thẩm mỹ. Động vật và côn trùng là những tác phẩm amezaiku phổ biến được tạo ra để thu hút trẻ em. Các nghệ nhân lâu năm có thể tạo ra những hình dạng động vật phức tạp hơn. Từ thời Heian, nghệ thuật amezaiku đã được các nghệ nhân Nhật Bản sử dụng để làm bánh kẹo dâng lên đền thờ ở Kyoto. Nghệ thuật amezaiku đã lan rộng ra ngoài đền thờ trong thời Edo, nhiều hình thức biểu diễn đường phố phát triển mạnh ở Nhật Bản và amezaiku trở nên phổ biến rộng rãi. Ở Edo, nó trở nên một bộ môn nghệ thuật. Thời kỳ Edo, bắt đầu từ thế kỷ 17 và kéo dài hơn 260 năm, là thời kỳ mà nghệ thuật amezaiku phát triển hưng thịnh. Các nghệ sĩ đường phố thường mang những tác phẩm điểu khắc amezaiku đến những vùng miền khác nhau của Nhật Bản, biến đây trở thành một hình thức giải trí phổ biến. Thậm chí, nhiều cửa hàng còn sử dụng amezaiku như một cách thu hút người mua. Không ngoa khi nói rằng, amezaiku thời kỳ đó đã phát triển thành một đặc trưng văn hóa của Nhật Bản.Một phương pháp trước đây được sử dụng trong điêu khắc amezaiku đã được thổi kẹo bằng một cái ống, tương tự như thổi thủy tinh. Thực tế này bị cấm ở Nhật vì không vệ sinh, tuy nhiên có thể sử dụng các phương tiện khác để thổi.Hiện nay, người ta cho rằng chỉ còn khoảng 100 nghệ nhân amezaiku tại Nhật Bản. Cơ hội được thấy tận mắt quá trình tạo kẹo Amezaiku là rất hiếm. Amezaiku được coi là một hình thức nghệ thuật truyền thống, được gìn giữ và bảo vệ bởi một nhóm người và được truyền lại từ đời này đến đời khác. Thế nhưng, nhịp sống hối hả và sự phát triển của công nghệ với các loại hình giải trí mới, ẩm thực mới đang dần thế chân bộ môn nghệ thuật đường phố đầy tinh tế này. Xét về một khía cạnh nào đó thì amezaiku chính là một dạng tò he phiên bản Nhật. Để có thể tạo ra một cây amezaiku hoàn chỉnh, người nghệ nhân phải tốn không ít công sức cho khâu chuẩn bị kỹ càng từ trước.Để làm được một tác phẩm điêu khắc amezaiku từ kẹo dẻo, người nghệ nhân sẽ sử dụng một viên kẹo có nguyên liệu chính là đường và siro ngô với kích thước tương đương một quả bóng golf đã được làm nóng đến 80-90 °C. Sau đó, nghệ nhân sẽ phải dùng tay để liên tục kéo và nhào nặn hỗn hợp khi còn nóng rồi điêu khắc thành hình khối mong muốn. Màu thực phẩm được sử dụng để tô điểm cho những tác phẩm nghệ thuật này.Amezaiku đòi hỏi không chỉ kỹ năng điêu khắc nhuần nhuyễn mà còn trực giác nhạy bén và kinh nghiệm để làm sao có thể vừa tạo hình vừa trang trí viên kẹo trở thành các tác phẩm độc đáo trong một khoảng thời gian ngắn dưới nền nhiệt độ cao.Đầu tiên, một liều lượng bột nếp sẽ được trộn lẫn với lượng mật đường tương xứng (cần đo lường cẩn thận để đảm bảo độ chắc chắn và khả năng tạo hình tốt). Kế đó hỗn hợp đường-bột sẽ được vo thành khối tròn lớn, luộc chín, để nguội đợi đến khi dùng thì hâm nóng lại trong than củi rồi chia thành từng phần nhỏ. Ngay lúc đó, người nghệ nhân sẽ nhanh tay ngắt lấy một phần bột vừa phải, dùng dao và kéo khéo léo tạo hình như mong muốn (có thể cho thêm phẩm màu nếu thích), đợi cứng lại rồi bỏ bọc. Bên cạnh cách nặn kẹo bằng tay, vào khoảng thời kỳ đầu – để tiết kiệm số đường ít ỏi – người ta sẽ chỉ lấy một phần bột cực nhỏ, mau mắn gọt nặn rồi cắm một ống sậy nhỏ có bôi chút mạch nha bên dưới, thổi phồng cái kẹo lên theo kích cỡ được yêu cầu. Tuy nhiên, phương thức này ngày nay ít còn sử dụng vì vấn đề vệ sinh, chỉ còn được đặc biệt áp dụng ở một số nơi.Trung bình để tạo thành một cây amezaiku cần ít nhất ba phút, yêu cầu người thợ có tay nghề cao, lanh lẹ và không sợ nóng.
Charlie và nhà máy sôcôla (tiếng Anh: Charlie and the Chocolate Factory) là tiểu thuyết văn học thiếu nhi xuất bản năm 1964 của nhà văn Roald Dahl người Anh. Truyện kể về cuộc phiêu lưu của cậu bé Charlie Bucket trong nhà máy sô-cô-la của ông chủ nhà máy lập dị Willy Wonka. Charlie và nhà máy sôcôla được xuất bản lần đầu tại Hoa Kỳ bởi Alfred A. Knopf, Inc. vào năm 1964 và tại Anh Quốc bởi George Allen & Unwin 3 năm sau đó. Cuốn sách đã được chuyển thể thành hai phim điện ảnh lớn: Willy Wonka & the Chocolate Factory vào năm 1971, và Charlie and the Chocolate Factory vào năm 2005. Phần tiếp theo của truyện có tên là Charlie and the Great Glass Elevator và được xuất bản năm 1972. Dahl từng dự định viết tiếp quyển thứ ba nhưng đã không thể hoàn thành.Tiểu thuyết được lấy cảm hứng từ những trải nghiệm của Roald Dahl tại những công ty sô-cô-la khi ông còn đi học. Công ty Cadbury thường hay gửi những gói sản phẩm mẫu cho các em học sinh để thăm dò ý kiến của chúng về sản phẩm mới của hãng. Thời đó (những năm 1920), Cadbury và Rowntree's là hai công ty sản xuất sô-cô-la lớn nhất Anh và thường hay đưa người của mình trà trộn vào công ty đối thủ giả làm nhân viên hòng đánh cắp bí quyết làm sô cô la. Vì lý do đó nên cả hai công ty đều phải bảo vệ quy trình sản xuất rất nghiêm ngặt. Những bí mật và cỗ máy sản xuất khổng lồ trong nhà máy đã thôi thúc Dahl viết nên câu chuyện. Cậu bé 11 tuổi Charlie Bucket sống trong một ngôi nhà bé xíu với bố mẹ và bốn ông bà. Ông bà của cậu phải nằm chung trên chiếc giường duy nhất trong phòng ngủ duy nhất của căn nhà. Charlie và bố mẹ phải nằm trên nệm đặt dưới nền nhà. Mỗi năm một lần vào ngày sinh nhật của mình, Charlie nhận được một thanh sô-cô-la Wonka mà cậu luôn cố gắng để dành trong nhiều tháng sau đó. Willy Wonka, chủ nhà máy sô-cô-la Wonka, bất ngờ quyết định mở cửa đón năm em nhỏ cùng cha mẹ chúng tới thăm nhà máy sau 10 năm không có bất cứ tiếp xúc với bên ngoài, bởi những công ty đối thủ liên tục đánh cắp công thức của ông. Để chọn ra người sẽ được vào nhà máy đồng thời được cung cấp sô cô la trọn đời, ngài Wonka giấu năm chiếc vé vàng trong những tờ giấy gói các thanh sô-cô-la Wonka. Cuộc truy tìm chủ nhân năm tấm vé vàng tỏ ra hết sức quyết liệt. Bất cứ ai tìm được nó đều trở thành trung tâm chú ý của báo chí. Bốn tấm vé đầu tiên lần lượt tìm ra chủ nhân của nó: cậu bé béo phì Augustus Gloop, cô bé hư và nóng nảy Veruca Salt, cô bé nghiện kẹo cao su Violet Beauregarde, và cậu bé nghiện ti-vi Mike Teavee. Một ngày nọ, Charlie nhìn thấy một đồng 50 xu (tờ 1 đôla trong phiên bản Mỹ) nằm lẫn trong tuyết. Cậu quyết định sử dụng một ít tiền để mua sô cô la còn phần còn lại sẽ mang về cho mẹ. Cậu mua hai thanh, và sau khi bóc thanh sôcôla thứ hai, Charlie tìm thấy chiếc vé vàng thứ năm. Và trùng hợp là ngày hôm sau cũng chính là ngày mà ngài Wonka mở cửa đón khách. Charlie và ông nội Joe tận hưởng khung cảnh, âm thanh, hương vị của nhà máy và gặp những người Oompa-Loompa, một chủng tộc tí hon đã và đang giúp ông Wonka vận hành nhà máy kể từ khi ông cứu họ khỏi những nỗi sợ hãi và nghèo khó ở Loompaland. Những đứa trẻ đồng hành cùng Charlie lần lượt bị buộc phải dừng chuyến tham quan nhà máy vì những lý do hài hước, bí ẩn và đau đớn. Augustus Gloop bị rơi xuống Sông Chocolate sau khi cố gắng cúi xuống uống nước sông và bị hút ngược lên ống dẫn nước. Violet Beauregarde ham hố ăn thử một miếng kẹo cao su vẫn trong giai đoạn thử nghiệm và bị biến thành quả việt quất xanh khổng lồ. Veruca Salt bị những con sóc phân loại hạt coi là "hạt hỏng" nên bị chúng ném vào thùng rác. Mike Teavee bị teo nhỏ và mắc kẹt trong một chiếc tivi. Sau khi kết thúc hành trình, bốn đứa trẻ có cho riêng mình một diện mạo mới: Augustus bị chiếc ống ép cho thành gầy nhom; da của Violet biến thành màu tím; khắp người Veruca toàn rác là rác; còn Mike thì cao tới 10 feet (hơn 3 mét) và mảnh như sợi dây vì nhầm lẫn trong quá trình hồi phục hình dạng của cậu. Lúc này, khi chỉ còn mình Charlie, Willy Wonka chúc mừng cậu vì đã là người "giành được" nhà máy này. Ông tiết lộ tuổi thật của mình cũng như lý do đằng sau những chiếc vé vàng, đồng thời tuyên bố Charlie sẽ là người kế tục ông vận hành nhà máy. Họ cùng nhau đi tới nhà Charlie bằng chiếc thang máy thủy tinh và đưa toàn bộ gia đình của Charlie tới sống tại nhà máy. Nội dung tiếp theo của câu chuyện được viết trong cuốn Charlie and the Great Glass Elevator (Charlie và chiếc thang máy thủy tinh vĩ đại). Ngoài cuốn sách có liên quan, Charlie and the Chocolate Factory cũng được chuyển thể sang nhiều phương tiện truyền thông khác như trò chơi, phát thanh, phim, và sân khấu, chủ yếu là các vở kịch hay nhạc kịch cho thiếu nhi — thường lấy tên là Willy Wonka hoặc Willy Wonka, Jr. và hầu hết luôn bao gồm nhiều bài hát được thể hiện bởi tất cả các nhân vật chính (Wonka, Charlie, Grandpa Joe, Violet, Veruca, v.v.). Tác phẩm chuyển thể đầu tiên là phim điện ảnh nhạc kịch mang tên Willy Wonka & the Chocolate Factory (1971) của đạo diễn Mel Stuart, được sản xuất bởi David L. Wolper, với diễn xuất của Gene Wilder trong vai Willy Wonka, Jack Albertson vai Grandpa Joe, và Peter Ostrum vai Charlie Bucket. Kinh phí phim rơi vào khoảng 2,9 triệu đô la và chỉ thu về 4 triệu đô la. Mặc dù vậy phim trở thành một hiện tượng nhờ doanh thu từ home video và DVD, cũng như nhờ việc được phát sóng liên tục trên truyền hình. Song song với bộ phim này, công ty Quaker Oats cũng cho ra một dòng kẹo sử dụng các hình ảnh và nhân vật trong cuốn sách. Vào năm 1985, game Charlie and the Chocolate Factory được phát hành trên hệ máy ZX Spectrum bởi nhà phát triển Soft Options Ltd và do Hill MacGibbon phát hành. Phiên bản phim điện ảnh thứ hai, Charlie and the Chocolate Factory (2005) của đạo diễn Tim Burton với diễn xuất của Johnny Depp trong vai Willy Wonka, Freddie Highmore vai Charlie Bucket, Deep Roy vai những người Oompa-Loompa, Philip Wiegratz vai Augustus Gloop, và Geoffrey Holder là người dẫn truyện, thành công vang dội khi thu về 470 triệu đô la trên toàn cầu sau khi bỏ ra kinh phí làm phim là 150 triệu. Mức độ trung thành với nội dung cuốn tiểu thuyết của hai phiên bản năm 1971 và năm 2005 là khác nhau. Phim của Burton nói nhiều hơn về quá khứ của Willy Wonka cũng như sử dụng nhiều tình tiết trong phần tiếp theo của cuốn sách. Cả hai phim đều mô tả nhiều hơn về tính cách của bốn đứa trẻ hư hỏng và cha mẹ chúng. Game Charlie and the Chocolate Factory dựa trên phim của Burton được phát hành vào tháng 7 năm 2005. Tác phẩm có hai bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Thị Bích Nga (nhà xuất bản Kim Đồng, 2003) và của Dương Tường (nhà xuất bản Kim Đồng, 2009).
Rosół (tiếng Ba Lan: [ˈrɔsuw] ()) là một món súp thịt truyền thống của Ba Lan. Loại phổ biến nhất của nó là rosół z kury, hoặc súp gà trong. Nó thường được phục vụ với mì ống capellini. Món này cũng có thể được ăn chay khi thay thế thịt bằng dầu hoặc bơ. Đây là một trong những món súp Ba Lan phổ biến nhất và được phục vụ trong bữa tối gia đình cũng như một món súp truyền thống cho đám cưới. Nó cũng được cho là một phương thuốc tuyệt vời nếu một người bị cảm lạnh. Cái tên "rosół" bắt nguồn từ một món ăn làm từ thịt muối (một phương pháp bảo tồn cũ) được nấu trong nước để làm cho nó dễ ăn hơn. Sau đó, thịt tươi được sử dụng thay thế. Theo thời gian, món ăn phát triển thành thịt nấu chín trong món súp thường được biết đến ngày nay. Có nhiều loại rosół, như: Rosół Królewski (The royal rosół), được làm từ ba loại thịt: thịt bò hoặc thịt bê, thịt gia cầm trắng (gà mái, gà tây hoặc gà) và thịt gia cầm đen như vịt, ngỗng (chỉ canh tác), một cặp nấm thông khô, một lá bắp cải và nhiều loại rau như rau mùi tây, cần tây, cà rốt và tỏi tây. Việc nấu nướng phải mất ít nhất sáu giờ để đun sôi trên ngọn lửa nhỏ. Cuối cùng, hành tây cháy nhẹ được thêm vào súp. Rosół myśliwski (The hunter's rosół) được tạo thành từ nhiều loại thịt của chim hoang dã cũng như gà lôi, gà rừng,gà gô gỗ, gà gô đen hoặc gà gô xám, với một ít thịt nai, một vài loại nấm hoang dã và 2- 3 quả bách xù. Thay vì gia cầm hoang dã, chuột lang mũ bảo hiểm cũng có thể được sử dụng. Điều quan trọng nhất khi làm rosół là không thể có thêm thịt lợn, vì điều đó sẽ không còn làm cho nước dùng trong vắt. Nó không thể được đun sôi quá nhanh vì lý do tương tự. Đây là cách nấu món Ba Lan rosół : lấy thịt bò hoặc thịt bê, gà gô hazel hoặc gà gô lông xám, và bất cứ loại thịt nào có thể được nấu trong rosół. Ngâm nó, cho vào một cái nồi, sau đó lọc và đổ nước lên thịt, thêm rau mùi tây, bơ, muối và hớt bọt. Người ta phải biết những gì để đưa vào rosół để nó không có mùi: đó là rau mùi tây, thì là, hành tây hoặc tỏi, hạt nhục đậu khấu hoặc hương thảo hoặc hạt tiêu cho vừa ăn. Chanh sẽ không làm hỏng rosół. == Tham khảo ==
Freedom fries là một lối nói trại mang tính chất chính trị tại Hoa Kỳ thay cho French fries (Pommes frites: khoai tây chiên kiểu Bỉ). Thuật ngữ này nổi bật vào năm 2003 khi Chủ tịch của Ủy ban Quản lý Nhà thuộc đảng Cộng hòa, Bob Ney, đổi tên món này trong ba quán ăn của Quốc hội để trả đũa với sự phản đối của Pháp đối với cuộc tấn công Iraq 2003. Mặc dù ban đầu được hỗ trợ với một số nhà hàng cũng thay đổi tên trong thực đơn của họ, thuật ngữ này càng ngày càng không được sử dụng do sự hỗ trợ cho cuộc chiến Iraq giảm đi. Sau khi Ney từ chức Chủ tịch năm 2006, nó đã được lặng lẽ đổi ngược lại.
Rượu nếp cái, có nơi còn gọi là cơm rượu, là một loại đồ uống/đồ ăn có cồn không qua chưng cất, được chế biến từ gạo nếp theo cách dùng gạo nếp đồ chín thành xôi, để nguội và ủ với men rượu cho lên men thành rượu. Gạo nếp: có thể dùng nếp cẩm, nếp cái hoa vàng, tốt nhất là sử dụng gạo nếp lứt có hạt màu nâu vàng, chưa xát hết cám gạo. Men rượu: được làm từ nhiều loại thảo dược có đặc tính cay, nóng, nắm thành từng bánh nhỏ và ủ cho đến khi nở phồng, chuyển hóa thành một dạng nấm. Tùy nghệ nhân làm với những bí quyết riêng mà men rượu được làm từ các loại nguyên liệu khác nhau (thường có riềng, rễ cam thảo, lá ổi xanh, thuốc Bắc v.v. giã nhỏ trộn với bột gạo và vỏ trấu). Rượu nếp cái sử dụng men ngọt, loại men khác với men đắng dùng cho rượu chưng cất. Tỷ lệ men và gạo thường có sự thay đổi tùy theo trọng lượng của mỗi quả men (quả men lớn có thể chỉ cần 2-2,5 quả/kg gạo, men nhỏ thì 6-8 quả/kg gạo, trung bình là 50g men/1 kg gạo); đặc tính men (tùy người làm men mà chất lượng men có khác nhau); thời tiết (trời lạnh dùng nhiều men hơn); loại gạo (gạo trắng dùng ít men hơn gạo lứt); xôi mềm hay cứng; ý đồ ủ rượu (ủ rượu để ăn rượu nếp cái dùng ít men hơn ủ để lấy rượu nếp cái đem ngâm). Men là thành phần quan trọng tác động đến hương vị và chất lượng của rượu. Một số loại lá có men khác như lá nhãn, lá chuối, lá ổi dùng để lót dưới đáy dụng cụ đựng nguyên liệu và phủ lên bề mặt nguyên liệu (có thể không cần). Gạo được ngâm một thời gian sau đó để cho ráo, đãi sạch và đem đồ thành xôi chín. Dỡ ra đảo nhanh tay cho tơi nguội hoặc trụng qua nước lạnh cho các xôi gạo được tơi, sau đó lại bỏ vào chõ đồ một lượt nữa cho chín kỹ và mềm để nguyên liệu không bị "lại gạo" (khô) và được chín dẻo. Xôi chín được đổ ra rá và làm tơi. Men tán thành bột mịn, rây bỏ trấu, rắc đều vào xôi, lưu ý nếu trời lạnh thì để xôi hơi ấm còn trời nóng thì xôi cần để nguội, tránh làm cho men bị chết. Có thể nắm xôi thành từng viên nhỏ và rắc men lên. Rải lá lót xuống đáy dụng cụ đựng, cho xôi nếp đã trộn men vào, phủ lá lên trên. Ủ thật kín và để nơi nóng ấm khoảng chừng 25-35 độ C. Chỉ sau một hai ngày nguyên liệu đã có mùi thơm của rượu và có độ ướt do nước rượu ngọt chảy xuống dưới đáy dụng cụ chứa đựng. Nếu chưa thấy mùi thơm, cần gia thêm men. Để càng lâu càng có nhiều nước rượu và lượng đường chuyển hóa thành lượng cồn trong nước cũng nhiều lên hơn khiến cơm rượu trở nên cay hơn. Tuy nhiên cũng không nên để quá lâu vì rượu sẽ dần bị chua, tùy theo thời tiết thường từ 3 đến 5 ngày sau đã có thể đem dùng. Có nơi làm rượu nếp cái để ngâm chiết rượu, có thể rải men ba lần và ủ trong vòng 10 ngày. Sau đó trút thêm rượu trắng vào và vắt kiệt lấy nước bỏ xác. Nhiều kiểu rượu nếp cái bổ dưỡng được các dân tộc trên đất nước Việt Nam làm, với nguyên liệu chính là rượu nếp đã ủ ở trên: Rượu nếp cái: ăn nguyên cả nước và cái. Thường được làm và sử dụng trong ngày "giết sâu bọ" (ngày 5 tháng 5 âm lịch), rất thịnh hành đối với người Việt. Rượu nếp cái bổ dưỡng: dùng rượu nếp cái phối trộn với lòng đỏ trứng gà, chuối tiêu chín xắt nhỏ. Rượu nếp đục (còn gọi là nếp sữa) hoặc rượu nếp than (nếp cẩm): lấy nguyên liệu là rượu nếp cái cho thêm rượu trắng (rượu gạo đã chưng cất), vắt lọc bằng vải bỏ xác để lấy một hỗn hợp nước rượu trắng đục hoặc nâu tùy theo nguyên liệu là loại gạo nếp cái hoa vàng hay gạo nếp cẩm. Các quán ăn bình dân khắp ba miền, đặc biệt là các quán thịt chó, thường phục vụ món rượu nếp đục hoặc rượu nếp cẩm kiểu này cho thực khách. Rượu nếp quất: rượu nếp cái cho vào bình với một ít quả quất chín và trút rượu trắng vào tiếp tục ngâm. Tinh dầu từ vỏ quả quất và hương vị của các múi quất tạo cho rượu vị thơm ngon khá đặc biệt. Các dạng rượu cần ở Tây Bắc Việt Nam và Tây Nguyên cũng sử dụng men ủ với nếp đồ thành xôi trong bình, chèn đậy để ủ thật kỹ. Khi dùng thì trút nước lạnh vào bình cho rượu hòa lẫn nước, uống bằng các cần làm bằng ống tre, trúc nhỏ đục thông các mắt. Rượu nếp cái, đặc biệt là cơm rượu nếp cẩm, là món ăn, đồ uống bổ dưỡng với nhiều protein, lipid, các nguyên tố vi lượng và vitamin (nhất là vitamin B1), nên được ưa chuộng tại nhiều nơi. Trong phong tục của người Việt, ngày lễ tết 5 tháng 5 âm lịch còn gọi là ngày "giết sâu bọ", người dân thường làm rượu nếp cái để ăn.
jambon-beurre (phát âm: [ʒɑ̃bɔ̃ bœʁ]; Pháp cho '"giăm bông - bơ"') là một món ăn Pháp cực kỳ nổi tiếng, được làm từ bánh mì Pháp cắt lát mở, phết bơ và đầy những lát Giăm bông.Món ăn này thường được ăn vào bữa trưa, nó là nguyên mẫu của một bữa ăn phổ biến mà người lao động Pháp theo truyền thống đặt hàng trong các quán rượu để ăn trưa hoặc ăn trong các chuyến dã ngoại. Do đó, đây là món ăn được tiêu thụ nhiều nhất ở Pháp, quốc gia duy nhất mà thị phần sandwich không giảm so với thị phần của bánh mì kẹp thịt. Người Pháp mua tới 830 triệu giăm bông và bơ hàng năm, tương đương hơn 2,2 triệu chiếc bánh mỗi ngày, chiếm 72% tổng lượng tiêu thụ bánh mì baguette trên toàn quốc, chiếm 64% tổng lượng tiêu thụ bánh mì ở Pháp. Mỗi ngày ở Pháp, hơn 3 triệu chiếc bánh jambon-beurre được bán ra, nhiều hơn hầu hết các loại bánh mì kẹp khác, ngoại trừ hamburger. Thêm khoai tây chiên vào giăm bông và bơ có thể biến chiếc bánh thành bánh sandwich kiểu Mỹ. Việc bổ sung rau diếp tươi có thể biến chiếc bánh thành món bánh mì kẹp kiểu Paris. Việc thêm pho mát, rau sống và sốt trứng gà sẽ biến chiếc bánh thành dagobert ở Bỉ. Lượng calo: 440kcal/100g Chất béo: 20g/100 g Carbohydrate: 50g /100g Protein: 15g/100g
Milano Coffee là chuỗi cà phê nhượng quyền tại Việt Nam, do ông Lê Minh Cường thành lập từ năm 2011. Hiện có hơn 1900 cửa hàng tại 52 tỉnh thành cả nước. Theo Tạp chí điện tử Kinh Doanh, đây được xem là "chuỗi nhượng quyền cà phê lớn nhất Việt Nam hiện nay". Năm 1996, ông Lê Minh Cường bắt đầu vào thị trường cà phê vào năm 1996, với ngành nghề chủ yếu là đứng rang xay cà phê.Năm 2011, thành lập Công ty TNHH Cà phê Lê Phan, bắt đầu nhượng quyền thương hiệu với cửa hàng đầu tiên tại quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2013, có hơn 200 cửa hàng nhượng quyền. Năm 2017, thành lập Công ty Cổ phần Cà phê Milano Việt Nam, cán mốc hơn 1.000 cửa hàng. Năm 2020, mở thêm 179 điểm bán mới, triển khai thêm 20 thức uống mới.Ngày 30 tháng 12 năm 2020, công ty khánh thành nhà máy sản xuất Milano. Tháng 9 năm 2021, công ty có hơn 1900 cửa hàng trên 52 tỉnh thành Việt Nam, ước tính mỗi năm phục vụ hơn 50 triệu ly cà phê trên toàn quốc. Cà phê bột: Truyền thống, Phong cách, Sành điệu, Moka. Cà phê hạt nguyên chất: Arabica, Robusta, Culi, Espresso, Rang mộc. Cà phê tươi: Cà phê nhân xanh Cà phê phin giấy: Cà phê phin giấy Arabica, Robusta. Thức uống: Cà phê đá, cà phê sữa, bạc sỉu, cà phê sữa phô mai, đá xay, trà sữa, trà trái cây, trà đào. Nhà máy sản xuất Milano (Công ty TNHH Sản xuất Milano), thành lập năm 2019, tại Khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi, Tân An Hội, Củ Chi. Năng suất nhà máy có thể đạt khoảng 2.000 tấn/năm, sản phẩm chính là: Cà phê hạt, Cà phê bột, Cà phê phin giấy, Cà phê nhân chất lượng cao, Cà phê nhân chế biến ướt và Cà phê nhân Natural. Nhà máy đạt được các chứng nhận: Tiêu chuẩn FSSC 22000 version 5.1, HACCP CODEX version 2020, có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Công ty là chuỗi cà phê nhượng quyền được thành lập từ năm 2011. Hệ thống hơn 1900 cửa hàng tại 52 tỉnh thành. Các mô hình nhượng quyền chính: Mô hình tiêu chuẩn Milano G1, Mô hình Container, Mô hình Kiosk. Thành phố Hồ Chí Minh: 590/2 Phan Văn Trị, Phường 7, Gò Vấp Thành phố Đà Nẵng: 356 Hoàng Diệu, Hải Châu, Đà Nẵng
Café liégeois là món tráng miệng lạnh của Bỉ được làm từ loại cà phê ngọt nhẹ, kem cà phê và kem chantilly. Cách chế biến món này là cần làm lạnh một ly lớn chứa đầy lượng cà phê ngọt cần thiết và thêm kem và chantilly ngay trước khi ăn. Hạt cà phê rang thường được nghiền nát rồi phủ trên lớp chantilly để trang trí cho món này thêm phần bắt mắt. Trái ngược với tên gọi của món tráng miệng này, café liégeois không bắt nguồn từ hoặc xung quanh Liège, Bỉ. Ban đầu ở Pháp người ta hay gọi món này là café viennois (tiếng Pháp có nghĩa là "cà phê Viên"). Tuy vậy, trong suốt Thế chiến thứ nhất, khi nổ ra Trận Liège, kéo dài lâu hơn nhiều so với dự đoán của quân đội Đức, đã gây ra sự chậm trễ trong đà tiến công của quân Đức đối với Pháp vào năm 1914, cho phép quân Pháp tái tổ chức tốt hơn. Nhằm tôn vinh thành phố Liège vì sự kháng cự quân xâm lược Đức, và do thành phố này phải hứng chịu đạn pháo kích từ quân Áo (đồng minh của Đức trong chiến tranh), các quán cà phê ở Paris đã bắt đầu đổi tên món tráng miệng này từ café viennois thành café liégeois. Ngay tại Liège, người dân vẫn tiếp tục gọi món tráng miệng này là café viennois trong một thời gian. và trong tiếng Pháp Thụy Sĩ vẫn chỉ gọi là café viennois. Café liégeois thường bao gồm hai muỗng kem cà phê và một muỗng kem vani, cùng với kem chantilly và cà phê. Một phiên bản khác của café liégeois gọi là "sô-cô-la liégeois". Trong phiên bản này, kem cà phê được thay thế bằng kem sô-cô-la. == Tham khảo ==
Zopf hoặc Züpfe là một loại bánh mì Thụy Sĩ, Áo hoặc Bayern làm từ bột, sữa, trứng, bơ và men nướng. Bột được nhào với lòng đỏ trứng trước khi nướng, tạo màu vàng ở lớp vỏ. Bánh được nướng với dạng tết và theo truyền thống mọi người hay ăn vào sáng chủ nhật. Một biến thể từ Swabia được biết đến với tên Hefekranz (hoặc: Hefezopf), và khác với Zopf ở độ ngọt. Tên "Zopf" bắt nguồn từ những hình dạng của bánh, có nghĩa là "bện".
Arepa là một món ăn làm từ bột ngô xay, có nguồn gốc từ khu vực phía bắc Nam Mỹ vào thời tiền Colombia. Arepa là món bánh ngô quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người dân Venezuela và cũng là loại bánh truyền thống tiêu biểu cho nền ẩm thực Colombia. Bánh được làm từ bột ngô vàng óng ánh và nướng trên bếp lửa tạo thành những chiếc bánh có lớp vỏ thơm ngon, tròn đầy và nóng hổi. Bánh Arepa được làm từ bột ngô và nướng vỉ trên bếp lửa (ở Colombia) hoặc chiên sơ và nướng lò (ở Venezuela). Bánh có thể để ăn không nhưng thường được nhồi thêm phần nhân thịt nguội, phô mai, salad thịt gà, bơ, đậu và sốt để tăng hương vị, nó có thể được phục vụ với các món ăn kèm như pho mát, cuajada (pho mát tươi), các loại thịt khác nhau, thịt gà, bơ, hoặc diablito (giăm bông nghiền). Nó cũng có thể được tách ra để làm bánh mì, được ăn kèm cùng bơ, phô mai, trứng, sữa đặc, xúc xích rán. Kích cỡ, loại ngô và các thành phần bổ sung khác nhau khi chuẩn bị.
Trà sen hay chè sen là tên gọi chỉ loại trà ướp hương sen. Trà sen được coi là một loại trà đại diện của văn hóa trà Việt Nam, đóng góp vào nền văn hóa trà thế giới. Trà sen trở thành một tinh thần đặc trưng của văn hóa trà Việt Nam, mang trong đó nhiều triết lý, lịch sự và lòng kính trọng. Một nơi lý tưởng để thưởng thức trà sen cổ truyền là dưới mái hiên. Người uống trà ngồi xếp bằng trên sập gỗ. Cảnh quan nếu có thì trông ra hồ sen xanh ngát mênh mang gió. Người uống trà có thể ngắm cảnh, làm thơ, hàn huyên tâm sự hay trầm ngâm tự tại. Muốn có trà ngon, chỉ hái những búp trà loại "một tôm hai lá" và phải hái nhanh, nhẹ nhàng, không để búp bị nhàu nát. Loại trà ngon là sau khi sao phải còn lại một lượng nước nhất định từ 5-7%. Trà hái xong không ướp hương ngay mà phải để trong chum đất, trên ủ lá chuối, ướp từ 20-30 ngày nhằm làm giảm độ chát và để cánh trà phồng lên hút được nhiều hương. Một cân trà ướp hương sen cần có 1000-1400 bông sen, mà phải đúng loại sen ở đầm Đồng Trị, Thủy Sứ, làng Quảng Bá, Hồ Tây (sen ở đây có trăm cánh và hương thơm đặc biệt mà sen ở những nơi khác không có). Sen được hái khi trời vừa mới ửng sáng, lúc còn e ấp hơi sương, tinh túy của đất trời còn đọng lại trong đài nhụy sen.. Bông sen còn đẫm sương được tách lấy phần hạt gạo rồi rải đều, cứ một lớp trà một lớp gạo sen. Sau cùng phủ một lớp giấy bản. Ướp như vậy liên tục 7-9 lần, mỗi lần ướp xong lại sấy khô rồi mới ướp tiếp. Công phu là thế nên một ấm trà sen có thể uống hàng chục tuần trà. Nước trong rồi, hương sen còn ngan ngát.
Pad Thái (tiếng Thái: ผัดไทย hay ผัดไท, tiếng Anh: pad thai hay phad thai) là món xào dạng sợi truyền thống của Thái Lan. Thành phần của món ăn gồm có: mì gạo hay hủ tiếu xào với trứng và đậu phụ, thêm một chút ớt đỏ, bột me, nước mắm và đường thốt nốt. Đĩa pad được trộn cùng lạc rang giã nhỏ, tôm tươi hoặc khô, tỏi hoặc hẹ tây. Khi ăn, vắt thêm một chút chanh để tạo vị chua. Một vài phiên bản pad Thái khác có thể có thêm giá đỗ, hẹ, cải củ hoặc cải củ turnip muối; hay thậm chí là cua, mực, thịt gà. pad Thái Thái được xếp hạng 5 trong danh sách World's 50 most delicious foods (50 món ăn ngon nhất thế giới) theo khảo sát khán giả của đài CNN International (CNN) năm 2011. Ngày 7 tháng 11 năm 2017, logo Google Doodle với món pad Thái xuất hiện trên trang chủ của Google tại Hoa Kỳ, Canada, Cuba, Thái Lan, Đài Loan, Uc, New Zealand, Israel, và một vài quốc gia khác ở châu Âu và Nam Mỹ.
Bào ngư Bạch Long Vĩ (chủ yếu là loài Bào ngư chín lỗ-Haliotis diversicolor) là nguồn gen đặc hữu, quý hiếm, nằm trong sách đỏ Việt Nam, sinh sống ở khu vực biển thuộc đảo Bạch Long Vĩ, thành phố Hải Phòng. Đây là sản vật đặc trưng, loài đặc sản mang lại hiệu quả kinh tế cao của huyện đảo này; là nguồn thực phẩm bổ dưỡng, vị thuốc quý, được đánh giá là có chất lượng nhất và là một trong mười đặc hải sản của Việt Nam sánh ngang với bào ngư nổi tiếng ở nhiều nước trên thế giới như: Niu Dilân, Mehicô, Úc… Nhãn hiệu Bào ngư Bạch Long Vĩ đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu Bào ngư là loài nhuyễn thể, thân mềm chân bụng, thuộc chi Haliotis, có vỏ cứng như vỏ sò nhưng dẹt hơn, từ mép vỏ gần miệng xoắn gờ thường tạo thành các lỗ (khoảng từ 7 – 13 lỗ, cũng có tài liệu ghi là từ 7 - 9 lỗ) để hô hấp. Bào ngư Bạch Long Vĩ chủ yếu gồm hai giống, bào ngư đá và bào ngư lỗ. Bào ngư đá chuyên sinh sống, bám vào các vỉa đá ngầm. Bào ngư lỗ chuyên sống trong các lỗ dưới đáy biển. Bảo ngư Bạch Long Vĩ phổ biến nhất là giống bào ngư Chín Lỗ, hay còn gọi là ốc "Cửu Khổng". Đây là giống chỉ phân bố ở một số số vùng biển như Thanh Lân, Cô Tô, Hạ Mai, Thượng Mai, vịnh Hạ Long, mật độ cao nhất là ở vùng đảo Bạch Long Vĩ. Giống có đặc điểm: vỏ hình thuyền, dài 90 - 100mm, mỏng, nhẹ, chắc; mặt ngoài vỏ sần sùi có nhiều gờ phóng xạ hoặc đồng tâm cắt nhau; mép vỏ có một hàng 14 lỗ hoặc ít hơn, trong đó có 9 lỗ thông mặt trong và ngoài; mặt vỏ ngoài màu xanh sẫm hoặc nâu sẫm, mặt trong sáng bóng với lớp xà cừ láng bóng; chân rộng, bám chắc vào đá, các rạn đá; ưa những vùng nước biển chảy mạnh, dưới triều từ 1 - 15m nước, có độ mặn cao từ trên 20 - 32‰; bào ngư ăn tảo đa bào như: Sargassum, Gracilaria… Là nguồn thực phẩm bổ dưỡng, một vị thuốc quý với nhiều công dụng, nguồn lợi Bào ngư Chín Lỗ ven đảo Bạch Long Vĩ giảm sút nhanh do cường độ khai thác cao. Theo Viện Nghiên cứu Hải sản, sản lượng khai thác Bào ngư ở Bạch Long Vĩ trước những năm 1987 đạt 37 tấn bào ngư khô/năm, đến năm 1992 còn 5 tấn khô/năm, những năm gần đây sản lượng khai thác chỉ đạt dưới 1 tấn khô/năm. Trước nguy cơ kiệt quệ nguồn lợi hải sản này, nhiều hoạt động tái tạo và bảo vệ được triển khai như: “mô hình quản lý 6m nước”, “thiết lập vành đai bảo vệ”, “quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng”, “đề xuất thiết lập khu bảo tồn biển”...Năm 2013, huyện đảo đã nuôi sinh sản thành công giống bào ngư Chín Lỗ, mẻ giống đầu tiên sản xuất được 125.611 con giống (từ 20 kg giống bố, mẹ) và trở thành nơi nhân giống nhân tạo đầu tiên ở Việt Nam. Bào ngư bố mẹ được khai thác tự nhiên ngay tại khu vực biển Bạch Long Vĩ, thuần hóa, cho đẻ và ương nuôi lên bào ngư giống. Nguồn nước và thức ăn (rong, tảo biển) cho ương nuôi đều khai thác tại chỗ. Con giống bào ngư nhân tạo được được nuôi cho tỷ lệ sống cao. Hiện nay, việc bảo tồn và khai thác phát triển nguồn lợi bào ngư đang được quan tâm, tập trung vào các hoạt động: nuôi trồng theo phương thức nuôi thả tự nhiên, sản xuất giống nhân tạo, thả giống tái tạo nguồn lợi; ban hành những quy định về kích cỡ bào ngư được phép khai thác, cấm khai thác bào ngư vào mùa sinh sản; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm bào ngư Bạch Long Vĩ.
Bò pía (còn gọi là pía, tiếng Phúc Kiến: pȯh-piáⁿ) là món cuốn theo phong cách ẩm thực Triều Châu (Quảng Đông) và Phúc Kiến, Trung Quốc, hiện phổ biến ở Đài Loan, Singapore và Malaysia. Tại Phúc Kiến, món này thường dùng ở Hạ Môn, còn ở Quảng Đông, món ăn phổ biến tại vùng Triều Sán ở phía đông của tỉnh trong lễ thanh minh. Tại Việt Nam, món này do các di dân Triều Châu du nhập vào. Trong tiếng Tiều, bò pía đọc là /poʔ˩piã˥˧/ (薄餅), bính âm báobǐng, Hán-Việt là bạc bỉnh, nghĩa là "bánh mỏng". Loại bánh này có phổ biến ở Malaysia và Singapore. Ở Philippines và Indonesia, món này được gọi là "lumpia" /lun˩piã˥˧/ (潤餅), bính âm rùnbǐng, Hán-Việt là nhuận bánh có gốc từ tiếng Hán hệ Mân. Tại Việt Nam, bò pía mặn được làm bằng các nguyên liệu gồm lạp xưởng, trứng gà tráng, cà rốt, rau xà lách, củ đậu (miền Nam gọi là củ sắn), hay su hào, tôm khô, rau thơm... tất cả thái nhỏ và cuộn trong bánh tráng làm từ bột mì. Gia vị dùng kèm là tương ớt trộn với lạc rang giã nhỏ phi bằng dầu ăn với hành khô. Đối với loại bò bía ngọt, nguyên liệu gồm một thanh kẹo mạch nha hay thay đường cuốn cùng dừa nạo (cơm dừa).
Sữa lắc hay sữa khuấy là một hỗn hợp kem sữa được xay nhuyễn của kem và sữa tươi (ở Việt Nam có thể dùng cả sữa đặc có đường), kết hợp thêm cùng đá bào, siro, kem tươi phủ lên trên cùng, đây còn là một loại đồ uống được làm từ sữa, kem, các nguyên liệu tạo mùi và các chất làm ngọt tự nhiên như bơ, caramel, vanilla, socola, siro trái cây hoặc trái cây nguyên trái thành một hỗn hợp đặc quánh, món này có vị ngọt và lạnh. Bắt nguồn từ năm 1885 ở các nước phương Tây và đến ngày nay, sữa lắc đã phổ biến trên toàn thế giới. Tùy theo từng khu vực mà hương vị của sữa lắc sẽ khác nhau. Theo thời gian, cách làm sữa lắc có nhiều thay đổi để phù hợp hơn với xu hướng đồ uống hiện đại. Phương pháp lắc (shake) vẫn được sử dụng để món đồ uống được đúng với tên gọi vốn có. Cách làm sữa lắc đơn giản chỉ cần xay nhuyễn (hoặc nhồi bằng máy xay) hỗn hợp sữa tươi, mứt trái cây, đá viên lên. Để tăng độ hấp dẫn, người ta thường kết thúc ly sữa lắc bằng một lớp kem tươi đánh bông trên cùng.
Hành tây chiên giòn (tiếng Anh: Onion ring), hay còn được gọi là Hành tây chiên giòn kiểu Pháp, là một món khai vị hoặc món phụ trong ẩm thực Anh và ẩm thực Mỹ. Chúng thường bao gồm một "vòng" mặt cắt ngang gồm hành tây được nhúng vào bột ướt hoặc vụn bánh mì và sau đó chiên ngập dầu; một biến thể được làm với bột hành. Mặc dù thường được phục vụ như một món ăn phụ, hành tây chiên thường được ăn riêng. Một công thức nấu ăn của Anh từ năm 1802 yêu cầu cắt hành tây thành lát, nhúng vào bột, thêm pho mát Parmesan và chiên ngập dầu. Nó gợi ý phục vụ chúng với nước sốt bơ tan chảy và mù tạt.Các công thức và tài liệu tham khảo về các lát hoặc khoanh hành tây tẩm bột chiên giòn được tìm thấy trong suốt thế kỷ 20: một ở Middletown, New York vào năm 1910; một cái khác trong quảng cáo năm 1933 cho Crisco.Nhiều nhà hàng tuyên bố đã phát minh ra vòng hành tây, bao gồm chuỗi nhà hàng Kirby's Pig Stand, được thành lập tại Oak Cliff, Texas vào đầu những năm 1920. Quá trình nấu phân hủy propanethial oxide trong hành tây thành bispropenyl disulfide có mùi thơm và vị ngọt, chịu trách nhiệm tạo ra vị hơi ngọt của các vòng hành tây.
Gejang (게장) hay gejeot (게젓) hay còn gọi đơn giản là cua ngâm tương là một loại món ăn từ hải sản lên men mặn gọi là Jeotgal trong ẩm thực Hàn Quốc, món cua ngâm tương này được chế biến bằng cách ướp cua tươi sống trong nước tương Ganjang (nước tương) hoặc sốt bột ớt. Thuật ngữ món ăn này bao gồm hai từ là ge (게-giải), nghĩa là "con cua", và jang (장-hương) có nghĩa là "gia vị" trong tiếng Hàn, Ganjang gejang là sự kết hợp giữa Gejang và Ganjang (nước tương). Mặc dù Gejang ban đầu chỉ dùng để chỉ cua ướp trong nước tương, nhưng ngày nay nó đã bắt đầu được gọi là "Ganjang gejang" để phân biệt với Yangnyeom-gejang (양념 게장) hay Ganjang gejang (간장 게장) là món cua ngâm xì dầu. Món Gejang được cho là xuất hiện từ thế kỉ 17, lúc đầu chỉ là cua ngâm trong nước muối nhưng sau đó được sáng tạo bằng cách ngâm với nước tương, ngoài ra còn có cả phiên bản ngâm trong sốt ớt cay. Sau này là một món ăn tương đối mới xuất hiện kể từ khi ngành công nghiệp nhà hàng bắt đầu phát triển mạnh ở Hàn Quốc. "Yangnyeom" theo nghĩa đen có nghĩa là "gia vị" hoặc "hương vị" trong tiếng Hàn nhưng dùng để chỉ nước sốt cay làm từ bột ớt. Theo một cuộc thăm dò ý kiến của khách du lịch đến Hàn Quốc, món gejang rất khó ăn vì món quá nóng và mặn. Món cua ngâm tương phổ biến với khách du lịch châu Á hơn là châu Âu hay Mỹ. Thời điểm tốt nhất để ăn gejang là khoảng tháng năm, vì lúc này cua cái đang mang trứng. Các nhà hàng thường mua cua với số lượng lớn và đóng băng chúng để bán cho cả năm. Cách làm món Ganjang gejang đúng chuẩn sẽ khá cầu kỳ và mất thời gian. Người ta ngâm cua vào xì dầu đã được đun sôi rồi để qua đêm. Sau đó, phần xì dầu dùng để ngâm cua sẽ được đổ ra nồi và đun sôi trở lại. Sau khi xì dầu được đun sôi thì người ta đổ vào cua và tiếp tục ngâm. Thực hiện quy trình này lặp đi lặp lại khoảng 4 lần và tốn khoảng 5 ngày thì món cua ngâm xì dầu mới hoàn thành. Khi cua được ngâm hoàn hảo thì người ta tách rời phần mai cua và thân cua rồi dùng kéo cắt đôi thân cua ra. Trong khi món cua ngâm tương cần được ướp ít nhất vài ngày, món cua ngâm sốt cay có thể được ăn ngay sau khi ướp. Ban đầu, nguyên liệu chính để làm nên món ăn này là cua nước ngọt nhưng do sản lượng cua này đang ngày càng khan hiếm nên người ta đã sử dụng Kkotge (cua ngựa) được đánh bắt ở biển. Trước khi dọn Ganjang gejang cho thực khách thì đầu bếp sẽ rưới thêm xì dầu nhiều ớt lên phần cua để hương vị cua trở nên đậm đà hơn. Món Ganjang gejang này thường được ăn chung với cơm trắng. Người Hàn thường có thói quen múc cơm cho vào mai cua rồi trộn đều với gạch cua, sau đó mới thưởng thức. Cua ngâm nước tương được gọi là ganjang gejang và thường phổ biến hơn do vị ngọt thịt của cua. Thịt cua có màu trắng, đôi khi hơi ngả xám do ướp với nước tương. Cua ngâm với sốt cay được gọi là yangnyeom gejang và phù hợp hơn cho những người thích ăn cay. Do tính lạnh lại có thể làm thanh mát cơ thể nên Ganjang gejang được người dân Hàn ưa chuộng vào những ngày nắng nóng. Gejang là món ăn quen thuộc trong những bộ phim Hàn Quốc nổi tiếng như Thư ký Kim, Thực Thần, Vì sao đưa anh tới.
Bánh quy và kem (còn gọi là cookies 'n cream) là nhiều loại kem, sữa lắc và các món tráng miệng khác bao gồm bánh quy kẹp sô-cô-la, với biến thể phổ biến nhất chứa bánh quy làm bằng tay hoặc bẻ thành vụn trước từ thương hiệu Oreo của hãng Nabisco theo thỏa thuận cấp phép. Món kem bánh quy và kem thường đem trộn trong loại bánh quy kẹp sô-cô-la vụn tạo thành kem vani, cho dù có những biến thể thay vào đó có thể sử dụng sô-cô-la, cà phê hoặc kem bạc hà. Có những tuyên bố tranh giành nhau xem ai mới là người đầu tiên phát minh và tiếp thị món kem bánh quy và kem. John Haynes là nhà tư vấn kem xác nhận rằng chính ông đã tạo ra hương vị này vào năm 1976, 1977 hoặc 1978. Đại học Tiểu bang Nam Dakota khẳng định hương vị này được phát minh tại nhà máy sữa của trường đại học vào năm 1979. Trong một thông cáo báo chí năm 2005, Blue Bell Creameries cho biết họ là công ty đầu tiên sản xuất hương vị kem hàng loạt vào năm 1980. Năm 2006, tờ The New York Times đưa tin rằng Blue Bell "không tuyên bố đã phát minh ra món này nhưng chắc chắn là người tiên phong theo hương vị này." Tuy vậy, vào năm 2020, trang web của công ty công bố rằng, "Chúng tôi là người đầu tiên tạo ra hương vị mang tính sáng tạo này." Blue Bell Creameries đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu "Cookies 'n Cream" vào năm 1981. John Harrison là người nếm thử kem chính thức của Dreyer's/Edy's cho rằng chính ông đã phát minh ra loại kem này đầu tiên cho công ty vào năm 1982. Một tuyên bố khác nữa chính là thương hiệu kem Herrell's Ice Cream thuộc quyền sở hữu của Steve Herrell tại Massachusetts. Năm 1983, bánh quy và kem trở thành một trong năm hương vị kem bán chạy nhất. == Tham khảo ==
Bánh quy hình thú (Animal cracker) là các loại bánh quy (Cookie) hoặc bánh quy giòn (Cracker) được tạo hình và nướng theo hình một con vật thường là con vật ở sở thú hoặc rạp xiếc, chẳng hạn như sư tử, hổ, gấu hoặc voi hoặc các loài vật thân thuộc dễ thương khác để thu hút thị hiếu của các em thiếu nhi, loại phổ biến nhất là bánh quy cá và bánh quy hình gấu (bánh gấu), loại phổ biến trên thị trường thuộc dòng này có màu sáng và hơi ngọt, nhưng các loại có hương vị sô cô la đậm hơn và nhiều màu sắc cũng được bày bán. Mặc dù bánh quy hình thú có xu hướng có hương vị ngọt ngào như bánh quy, chúng được làm bằng bột nhiều lớp như bánh quy giòn và được bán trên thị trường như bánh quy giòn chứ không phải bánh quy. Vào cuối thế kỷ 19, những chiếc bánh quy (hay bánh quy bơ) có hình loài vật được gọi là "các con vật" đã được nhập khẩu từ Anh vào Hoa Kỳ. Những năm sau đó, nhu cầu về những chiếc bánh quy giòn có hình dáng bắt mắt này đã tăng đến mức các thợ làm bánh bắt đầu sản xuất chúng trong nước. Công ty Bánh quy của Stauffer đã sản xuất lô bánh quy đầu tiên và ra lò ở York, Pennsylvania, vào năm 1871. Bánh quy hình thú được làm và phân phối dưới biểu ngữ của Công ty Bánh quy Quốc gia. Số lượng và sự đa dạng trong mỗi hộp đã thay đổi trong nhiều năm. Tổng cộng, có tới 53 loài động vật khác nhau đã được thiết kế và tạo hình trên bánh quy hình thú kể từ năm 1902. Trong các loại hình hiện tại, mỗi gói chứa 22 chiếc bánh quy bao gồm nhiều loại động vật. Lần bổ sung gần đây nhất, là tạo hình loài gấu túi (gấu Kaola), được thêm vào tháng 9 năm 2002 sau khi được người tiêu dùng bình chọn, đánh bại các đề cử khác là tạo hình của chim cánh cụt, hải mã và rắn hổ mang. Các loại bánh quy hiện tại có hình dáng của những con vật là gấu, bò rừng, lạc đà, báo sư tử, voi, hươu cao cổ, khỉ đột, hà mã, linh cẩu, chuột túi kangaroo, sư tử, khỉ, tê giác, hải cẩu, cừu, hổ, và ngựa vằn. Để kỷ niệm 100 năm thành lập, Barnum's đã thêm gấu túi vào bộ sưu tập này vào tháng 9 năm 2002. Công ty bánh quy Stauffer của York, Pennsylvania, cũng có một dòng bánh quy hình động vật, hiện được phân phối bởi một số nhà bán lẻ giảm giá lớn, việc họ sử dụng các loại gia vị nhục đậu khấu và quả chùy mang lại cho món bánh quy hình thú một đặc điểm hơi khác so với bánh quy giòn Nabisco. Austin một chi nhánh của Công ty Keebler cũng sản xuất nhiều loại bánh quy động vật, sản phẩm của Austin có hàm lượng dinh dưỡng và hình dạng giống động vật được dán nhãn dưới tên của Công ty Kellogg, công ty đã mua lại Keebler vào năm 2001. Tập đoàn Borden cũng sản xuất một thương hiệu bánh quy động vật cho đến cuối những năm 1970. Công ty Market Square Food Company Inc. ở Illinois cũng đã sản xuất thương hiệu bánh quy hình thú của riêng mình từ năm 1982. Bánh quy giòn hình thú của công ty này được phân phối bởi một số nhà bán lẻ lớn trên khắp Hoa Kỳ và quốc tế.
Cà cuống (có khi còn được gọi là đà cuống 佗誑 hay long sắt 龍蝨, tên khoa học: Lethocerus indicus Lep. et Serv.) là một loại côn trùng thuộc họ Chân bơi Belostomatidae sống dưới nước, thuộc bộ Cánh nửa (Hemiptera). Cà cuống là một trong những nhóm côn trùng có kích thước lớn nhất hiện nay, có cơ thể dẹt, hình lá, màu vàng xỉn hoặc nâu đất, dài trung bình từ 7–8 cm, có con lên đến 10–12 cm. Khi còn non cà cuống giống như con gián, mình dài khoảng 7–8 cm, rộng 3 cm, màu nâu xám, có nhiều vạch đen, đầu nhỏ với hai mắt tròn và to, miệng là một ngòi nhọn hút thức ăn. Ngực dài bằng 1/3 thân, có 6 chân dài, khỏe. Bụng vàng nhạt có lông mịn, ở phía trên có một bộ cánh mỏng nửa mềm nửa cứng. Cà cuống có một bộ máy tiêu hóa dài khoảng 4–5 cm, gồm có một ống đầu trên nhỏ là cuống họng, đầu dưới phình to chứa một thứ nước có mùi hôi. Sát ngay bầu chứa nước nầy là hai ngòi nhọn mà con cà cuống có thể thò ra thụt vào được. Ở dưới ngực, ngay gần phía lưng, có hai ống nhỏ gọi là bọng cà cuống. Mỗi bọng dài khoảng 2–3 mm, rộng 2–3 mm, màu trắng, trong chứa một chất thơm, đó là tinh dầu cà cuống. Ở con đực tuyến này phát triển mạnh hơn con cái. Tinh dầu cà cuống nhẹ hơn nước, cho thoảng ra một mùi đặc biệt gần giống như mùi quế. Trong cuốn Thương nhớ mười hai, nhà văn Vũ Bằng kể: Tục truyền rằng Triệu Đà là người đầu tiên ở nước ta ăn cơm với con cà cuống. Thấy thơm một cách lạ lùng, ông ta gửi dâng vua Hán một mớ và gọi là quế đố nghĩa là con sâu cây quế. Vua Hán nếm thử thì nhận rằng nó giống mùi quế thực, khen ngon và phân phát cho quần thần mỗi người một con. Bất ngờ, trong đám có một ông lắm chuyện lại tâu rằng: "Đó không phải là con sâu sống trong cây quế (quế đố), mà chỉ là một con sâu sống dưới nước" (thủy đố). Vua mới phán rằng: "Thử nãi Đà chi cuống dã" (此乃佗之誑也 - Đó là lời nói láo của Đà). Dần dần chữ Đà Cuống đọc chệch ra thành Cà Cuống. Nó còn có một tên nữa là long sắt nghĩa là "rận rồng". Trước Vũ Bằng, sự tích nói trên từng được cụ Nguyễn Công Tiễu, tốt nghiệp Trường Cao đẳng Công nghiệp và Lâm nghiệp Đông Dương, cán bộ Sở Công nghiệp, kể lại trong Tạp chí Kinh tế Đông Dương với lời phán của hoàng đế Trung Hoa có phần khác: "Nam Việt hà nhân quế đố, anh hùng vị tất bất khi nhân", tuy vẫn cùng hàm ý chế nhạo. Cà cuống có thể sống trên bờ hoặc nơi hồ, ao, đầm hay các ruộng lúa nước. Chúng có thể bơi lội nhờ các đôi chân bè, kẹp chặt mồi nhờ các móng nhọn. Tuy bay không khỏe nhưng về đêm, cà cuống có thể bay từ dưới ruộng lúa lên bờ đến những nơi có ánh đèn điện vì chúng rất nhạy cảm với kích thích của ánh sáng điện. Cà cuống rất háu ăn, chúng tấn công và hút máu của nhiều động vật thủy sinh như: tôm, tép, trai, nòng nọc, nhái, cá con v.v. Hiện nay, do lạm dụng dụng thuốc bảo vệ thực vật, cà cuống đã rất hiếm gặp ở Việt Nam. Tại Campuchia, Thái Lan, cà cuống được bán với giá khá đắt. Cà cuống chết đến đít còn cay. Dùng để chỉ những kẻ ngoan cố, bảo thủ, cố chấp, cay cú trước sự thất bại hoặc cái sai rành rành của mình. Cà cuống đem cho người ngạt mũi.
Thịt nướng xâu hay là thịt nướng xiên que là một món ăn thịt nguyên miếng xắt nhỏ, xiên que và nướng, thường được phục vụ với một loại nước sốt. Thịt nướng xâu có thể bao gồm thịt gà thái hạt lựu hoặc thái lát, thịt dê, thịt cừu, thịt bò, thịt lợn, cá, các loại thịt khác, hoặc đậu hũ, xiên thành xâu với những thanh tre hay cọng đuôi lá dừa, được nướng bằng gỗ hay than, và rồi phục vụ với một loại nước sốt hay là gia vị cay. Cách chế biến này được cho là có nguồn gốc ở Java, Indonesia, và được gọi là Satay hay Sa tê (khác với Sa tế trong tiếng Việt). Trong tiếng Indonesia, sate có nghĩa là “thịt được nướng trên xiên tre trên bếp lửa”. Satay có mặt gần như bất cứ nơi nào ở Indonesia, nơi mà nó đã trở thành một món ăn truyền thống dân tộc phổ biến, thường ăn với nước sốt đậu phộng Nó cũng phổ biến ở nhiều quốc gia Đông Nam Á, bao gồm Mã Lai, Singapore, Brunei, và Thái Lan, Trung Quốc, cũng như ở Hà Lan, vì Indonesia là một thuộc địa của Hà Lan trước đây. Nó được liệt kê ở vị trí thứ 14 trong cuộc bình chọn 50 món ăn ngon nhất của độc giả trên thế giới, thực hiện bởi CNN Go vào năm 2011.Các món ăn tương tự hay là cải biến, có thể kể món Yakitori từ Nhật Bản, Shish kebab từ Thổ Nhĩ Kỳ, shashlik từ vùng Kavkaz, chuanr từ Trung Quốc, sosatie từ Nam Phi và chả miếng tại Việt Nam. Biến thể của món ăn này, cũng có thể kể xâu cá viên, xâu thịt viên nướng, xâu gan gà, lòng gà,...
Golden Opulence Sundae là một loại sundae phục vụ theo đơn đặt hàng đặc biệt tại nhà hàng Serendipity 3 ở Thành phố New York. Năm 2007, món kem này được ghi vào Sách Kỷ lục Guinness là loại sundae đắt nhất thế giới với mức giá 1.000 đô la Mỹ. Nhà hàng này từng tuyên bố rằng họ bán khoảng một cái mỗi tháng. Nó được tạo ra để chào mừng lễ kỷ niệm lần thứ 50 – "hoàng kim" – của tiệm này vào năm 2005. Chủ sở hữu Stephen Bruce cho biết cần phải thông báo trước 48 giờ khi thực khách đòi ăn món sundae này vì nguyên liệu phải được vận chuyển từ các nơi khác nhau trên thế giới. Golden Opulence Sundae được làm bằng ba muỗng kem đậu vani Tahiti đậm đà thấm với vani Madagascar và được bao phủ bởi lá vàng ăn được 23k. (Lá vàng ăn được được làm từ vàng nguyên chất được nén hoặc cuộn thành những tấm rất mỏng, chỉ dày vài micromet và không chứa kim loại hoặc tạp chất nào khác.) Xi-rô sô-cô-la được sử dụng là từ Amedei Porcelana nấu chảy, một trong những loại sô-cô-la đắt nhất thế giới; và được bao phủ bởi những miếng sô-cô-la Chuao quý hiếm, được làm từ hạt ca cao thu hoạch ở vùng biển Caribê trên bờ biển Venezuela. Sau đó, sundae được trang trí bằng "các loại kẹo trái cây kỳ lạ từ Paris, hạnh nhân/kẹo kéo phủ vàng, kẹo sô-cô-la nấm cục và quả anh đào bánh hạnh nhân". Thêm vào món tráng miệng là một bát thủy tinh nhỏ chứa Trứng cá muối Grand Passion, một loại trứng cá muối tráng miệng độc quyền, được làm từ trứng cá muối vàng không muối của Mỹ, nổi tiếng với màu vàng lấp lánh. Món này đem làm ngọt và hòa quyện với chanh dây tươi, cam và rượu Armagnac. Cuối cùng, nó được phủ lên trên một bông hoa đường mạ vàng và rắc những mảnh vàng nhỏ ăn được hơn. Sundae được đựng trong một chiếc cốc pha lê Baccarat Harcourt trị giá 350 đô la Mỹ mà người mua được phép giữ lại. Sundae này được dùng làm trò đùa trên phim truyền hình NBC 30 Rock của Mỹ. Trước đây nó cũng được đưa vào danh sách các món tráng miệng đắt nhất thế giới của Forbes cho đến khi bị loại vào năm 2008 cùng với Sô-cô-la cao cấp đông lạnh trị giá 25.000 đô la của Serendipity 3. == Tham khảo ==
Ăn hải sản sống là việc ăn các loài hải sản khi chúng đang còn sống, đây là một dạng của ăn động vật sống, loại hải sản thường được ăn sống nhiều chính là hàu. Hàng trăm năm nay, con người đã ăn sống các loại hải sản như cá, tôm, cua, nghêu, sò, ốc, hến. Những loại hải sản này nếu được ăn sống quả là có hương vị lạ thường, chất dinh dưỡng sẽ được bảo toàn hơn so với khi nấu chín. Trong tự nhiên, các loại động vật thân mềm buộc phải tiêu hóa một số lượng lớn các loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, các chất hóa học và những chất nhiễm bẩn khác trong môi trường nước, trong đó có các loại vi khuẩn gây bệnh dịch tả và virus gây bệnh viêm gan siêu vi A, những loại vi khuẩn và virus này không hề gây hại cho các động vật thân mềm nhưng rất nguy hiểm đối với con người. Qua nấu nướng, những loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng này sẽ bị tiêu diệt nhưng, nếu các loại hải sản được ăn không qua nấu nướng hoặc nấu chưa chín thì thực khách có thể mắc bệnh. Các loài động vật nhuyễn thể (ngao hến, hàu, móng tay, tu hài) sống vùng đáy, ăn bùn, tảo và phù du nên rất nhiều con có thể nhiễm các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, trong đó có thể sán, nhất là với hàu sống ở vùng cửa biển. Ăn hàu sống có khả năng cao bị ngộ độc thực phẩm, nhiễm các loại ký sinh trùng khác. Nhưng nếu hàu sống ở vùng nước mặn thì những ký sinh trùng, vi khuẩn đó không sống được ở nước mặn nhưng chúng bị nhiễm kim loại nặng. Tôm, cua là nơi trú ẩn của vô số các loại giun, sán ký sinh như Paragonimus westermani. Cua, tôm là vật chủ trung gian cho loại ký sinh này, người ăn sống chúng sẽ mắc chứng bệnh ho ra máu (paragonimiasis). Đây là một dạng bệnh nhiệt đới do nhiễm sán paragonimus trong phổi. Hiện có hơn 22 triệu người trên thế giới bị nhiễm loại ký sinh trùng này. Cá thường rất dễ bị nhiễm sán lá gan. Mặc dù thịt hàu mang lại rất nhiều giá trị dinh dưỡng cho cơ thể nhưng ăn hàu không đúng cách, đặc biệt là ăn hàu sống nhiễm khuẩn sẽ mắc bệnh. Thịt hàu sống là một món ăn khoái khẩu vì đây là một thực phẩm rất giàu chất bổ và kích thích tố. Song hàu sống nơi cửa biển, dễ nhiễm ký sinh trùng, sán. Hàu còn sống chứa rất nhiều nguyên sinh vật và vi khuẩn. Hàu là loại hải sản sống ở dưới nước, ăn các loại sinh vật trong bùn, cát, nước biển nên có thể chứa nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh. Trong những tháng hè ấm áp, số lượng ký sinh, tá túc trong thịt hàu càng gia tăng gấp bội. Những loại ký sinh trùng là Vibrio parahaemolyticus, Vibrio vulnificus. Nhiều người tin rằng vắt chanh vào hàu và các loại hải sản khác (gọi là tái chanh) thì có thể loại trừ nhưng thực ra chanh chỉ làm mùi vị ngon thêm, chứ không hề có tác dụng diệt khuẩn, diệt ký sinh trùng. Chỉ có nấu chín hải sản mới có thể diệt sán, trừ giun. Khi ăn hàu sống, để không bị đau bụng nên dùng gia vị là mù tạp, tăng khẩu vị cho món ăn, rất hợp với hải sản, giảm độ tanh và nguy cơ đau bụng, không nên dùng nhiều mù tạt ăn với hàu. Đồng thời mù tạt kích thích cả niêm mạc dạ dày nên những người bị đau dạ dày, viêm ruột không nên ănKý sinh trùng thường có trong hải sản sống hoặc nấu chưa chín, bao gồm: giun tròn, sán dây, sán lá gan... Giun tròn, sống ký sinh trong ruột cá voi, hải cẩu. Trứng của loài ký sinh này theo phân cá voi, hải cẩu thải ra ngoài, trôi nổi dật dờ trên biển và bám vào các loại cá, mực nhỏ hơn như: Cá bơn, cá đá, cá hồi, cá ngừ, tôm... Sau đó, chúng phát triển thành ấu trùng. Các loại tôm, cá nhỏ lại là hải sản được ưa thích, vì vậy ăn sống dễ nhiễm giun. Một nguyên nhân dẫn đến việc giun lươn (Strongyloides stercoralis) bò dưới da là do ăn hải sản sống. Ngoài ra, tiếp xúc với đất hoặc vật nuôi cũng khiến giun lươn xâm nhập cơ thể. Ấu trùng giun không chỉ ở trong đất mà còn trong hải sản sống cần tránh ăn hải sản sống nếu hải sản đó không được nuôi trong vùng được kiểm soát dịch, bệnh. Ăn cua, ốc, hàu chưa được nấu chín kĩ, nhiều người đã bị các loại sán chui vào phổi, não, mật gây bệnh nguy hiểm tới tính mạng. == Tham khảo ==
Phở là một món ăn truyền thống của Việt Nam và được xem là một trong những món ăn tiêu biểu cho nền ẩm thực Việt Nam. Thành phần chính của phở là bánh phở và nước dùng cùng với thịt bò hoặc thịt gà cắt lát mỏng. Thịt bò thích hợp nhất để nấu phở là thịt, xương từ các giống bò ta (bò nội, bò vàng). Ngoài ra còn kèm theo các gia vị như: tương, tiêu, chanh, nước mắm, ớt, vân vân. Những gia vị này được thêm vào tùy theo khẩu vị của người dùng. Phở thông thường được dùng để làm món điểm tâm buổi sáng hoặc lót dạ buổi đêm; nhưng ở các thành phố lớn, món ăn này có thể được thưởng thức cả ngày. Tại các tỉnh phía Nam Việt Nam và một số vùng miền khác, phở được bày kèm với đĩa rau thơm như hành, giá và những lá cây rau mùi, rau húng, trong đó ngò gai là loại lá đặc trưng của phở; tuy nhiên tại Hà Nội thông thường sẽ không có đĩa rau sống này. Phở thường là phở bò hay phở gà, nhưng đôi khi cũng có những biến thể khác, đặc biệt là phở sốt vang, phở khô, phở xào, phở chua, phở vịt ở Cao Bằng, và phở thịt quay ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Nước dùng cho nồi phở thường là nước dùng trong được ninh từ xương bò (hoặc xương lợn), kèm theo nhiều loại gia vị bao gồm quế, hồi, gừng nướng, thảo quả, sá sùng, đinh hương, hạt mùi, hành khô nướng. Thịt dùng cho món phở là thịt bò (với đủ loại thịt bắp, nạm, gầu được làm tái, hay chín hẳn) hoặc thịt gà (gà ta già luộc, xé thịt cho thịt ngọt đậm đà). "Bánh phở" theo truyền thống được làm từ bột gạo, tráng thành tấm mỏng rồi cắt thành sợi. Phở luôn được thưởng thức khi còn nóng hổi. Theo đó, để có một bát phở ngon và đậm vị, điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào kĩ năng của người nấu, trong đó quan trọng nhất đó chính là nồi nước dùng. Một trong những tài liệu đầu tiên nhắc đến phở là cuốn từ điển Hán-Việt Nhật Dụng Thường Đàm (日用常談) của Phạm Đình Hổ biên soạn vào năm 1827. Trong mục thực phẩm, cụm từ chữ Hán 玉酥餅 "ngọc tô bính" được chú thích bằng chữ Nôm là 𩛄普𤙭 "bánh phở bò".Phở như ngày nay được cho là đã ra đời và định hình vào những năm đầu thế kỷ 20. Hà Nội hay Nam Định là địa phương thường được cho là xuất xứ của phở. Ở Nam Định, phở có nguồn gốc từ làng Vân Cù (xã Đồng Sơn, Nam Trực), nổi tiếng với dòng họ Cồ đã mang nghề nấu phở gia truyền đi khắp mọi nơi sinh cơ lập nghiệp. Món phở được tin là bắt đầu phổ biến trong bối cảnh hình thành Nhà máy dệt Nam Định. Phở cũng xuất hiện ở Hà Nội từ những năm đầu thế kỷ 20, đây cũng được biết đến là nơi đã làm cho món ăn này trở nên nổi tiếng. Tuy nhiên một số nhà văn, nhà thơ và nhà sử học đều nghiên cứu và thống nhất cho rằng phở xuất hiện đầu tiên tại Ô Quan Chưởng - Hà Nội bởi thời gian Pháp thuộc địa, Ô Quan Chưởng là nơi tập kết xương bò bỏ đi không dùng tới, người dân đã dùng để ninh và tạo nên món phở từ đó. Có người nói rằng phở bắt nguồn từ một món ăn Quảng Đông mang tên "ngưu nhục phấn" (tiếng Trung: 牛肉粉; bính âm: niúròu fěn; Việt bính: ngau4 juk6 fan2).Cũng có giả thuyết khác cho rằng, phở có nguồn gốc từ phương pháp chế biến món thịt bò hầm của Pháp pot-au-feu (đọc như "pô tô phơ") kết hợp với các loại gia vị và rau thơm trong ẩm thực Việt Nam. Cũng có ý kiến cho rằng phở vốn bắt nguồn từ món "xáo trâu" (dùng sợi bún) của Việt Nam, sau được biến tấu thành món "xáo bò" dùng bánh cuốn.Tuổi khai sinh của phở không được sử liệu ghi nhận chính thức. Các cuốn tự điển Việt như Tự điển Việt - Bồ - La của Alexandre de Rhodes xuất bản năm 1651 không có từ "phở". Tự điển Huỳnh Tịnh Của (1895), Tự điển Genibrel (1898) cũng vậy P.Huard và M.Durand đã phân tích chữ phở tiếng Nôm gồm ba chữ Hán ghép lại: a/chữ mễ (lúa), b/chữ ngôn (lời nói), c/chữ phổ (phổ biến). Từ phở hiểu nôm là món ăn chế biến từ lúa gạo phổ biến trong đại chúng và phát âm là "phổ". Tiếng rao của các hàng quà rong vốn dĩ nghe rất du dương có vần, có điệu, đôi khi còn luyến láy như hát biến âm đủ thanh sắc rót vào tai người nghe Nguyễn Công Hoan (1903-1977) ghi nhận: "1913... trọ số 8 hàng Hài... thỉnh thoảng tối được ăn phở (gánh phở rong). Mỗi bát 2 xu, có bát 3 xu, 5 xu" Tiếng rao món phở âm Nôm: "phố đây, phố ơ! Danh từ phở được chính thức ấn hành lần đầu trong cuốn Việt Nam tự điển (1930) do Hội Khai Trí Tiến Đức khởi thảo: "Món đồ ăn bằng bánh thái nhỏ nấu với thịt bò"Năm 1939, phở gà xuất hiện, bởi khi ấy một tuần có hai ngày: thứ hai và thứ sáu không có thịt bò bán. Chưa rõ vì sao có sự cố này, song có lẽ một nguyên nhân khó thể bỏ qua đó là việc giết mổ trâu bò luôn bị hạn chế suốt thời phong kiến, do trâu bò vẫn là sức kéo chính cho nền nông nghiệp lúa nước Việt Nam. Bởi vậy, nhiều chủ quán phở bò đành phải đóng cửa vào hai ngày không có thịt bò trong tuần, tạo điều kiện cho phở gà phát triển. Từ sau năm 1939, hai món phở bò và phở gà đã chính thức ngự trị và song hành cùng nhau trong lòng ẩm thực Việt. Phở là món ăn tổ hợp của các chất vị. Trong bát phở có chứa 18-20 loại thực phẩm gốc động vật và thực vật tự nhiên. Điều đặc biệt nhất ở phở là các nguyên liệu đó được sử dụng gần như ở trạng thái nguyên thủy và tự phối hợp với nhau hài hòa để tạo nên một hương vị đặc trưng rất lạ lẫm, ngon miệng, dễ tiêu hóa. Nước dùng là phần quan trọng của phở. Calci từ xương, tủy; chất nhờn từ gân sụn tan ra là những hoạt chất cực tốt trị bệnh khớp ở tuổi già và giúp phát triển cơ thể ở tuổi trẻ. Trong nước dùng còn có hương vị được hòa tan từ các nguyên liệu khô như thảo quả, hạt mùi thơm, quế thanh, hồ tiêu, gừng, hành ta, nước mắm, muối ăn... là nguồn cung cấp khoáng chất (sắt, kẽm) và vitamin (Vitamin B2, Vitamin B3, vitamin B5) giúp nâng cao chất lượng máu và góp phần bảo vệ thành mạch máu. Thịt bò có nhiều axit amonia, Creatinin, carnitine và khoáng chất kali hỗ trợ cơ bắp phát triển săn chắc. Nó chứa khoảng 50% lượng chất béo thuộc dạng chưa bão hòa, chất cytocilin và vitamin B12 cùng các loại rau, củ, quả tươi có tác dụng điều hòa Cholesterol trong máu và các tế bào của cơ thể con người. Bánh phở tươi cung cấp rất nhiều dinh dưỡng cho mỗi thực khách (3 mg đạm, 0,5 mg B1, 1,2 mg B5/bát). Ngày nay, phở đã có những phương pháp chế biến và hương vị khác nhau. Tại Việt Nam, có những tên gọi để phân biệt chúng là: Phở Bắc (ở miền Bắc), phở Huế (ở miền Trung) và phở Sài Gòn (ở miền Nam). Thông thường thì phở miền Bắc đặc trưng bởi vị mặn còn miền Nam thì ngọt và nhiều rau. Bánh phở ở miền Nam nhỏ hơn ở miền Bắc. Trước đây, chỉ có phở bò chín với đầy đủ "chín-bắp-nạm-gầu", về sau, thực khách chấp nhận cả phở tái, phở gà. Đi xa hơn, có nhà hàng thử nghiệm với cả thịt vịt, ngan nhưng không mấy thành công. Ngoài ra còn một số món ẩm thực từ nguyên liệu bánh phở truyền thống như phở cuốn, loại phở xuất hiện vào thập niên 1970 là phở xào, của thập niên 1980 là phở rán... Ngoài những kiểu chế biến truyền thống là phở chan nước dùng, ngày nay người ta còn tạo ra nhiều loại phở khác như phở cuốn, phở áp chảo, phở xào, phở bò viên sa tế... và phở trong công nghiệp chế biển thực phẩm như phở ăn liền, phở chay, phở công nghiệp...Tại Hà Nội thì ăn phở với quẩy trong khi người Sài Gòn chỉ ăn quẩy với cháo. Người Gia Lai có món phở khô hay còn gọi là "phở hai tô" với sợi phở nhỏ và dai như sợi hủ tiếu Mỹ Tho và chén nước dùng để riêng. Và một số người kinh doanh ăn uống hiện nay lạm dụng tên gọi "phở" để gọi một số món ăn hoàn toàn không phải là phở do nguyên liệu và cách chế biến khác, gia vị khác và hình thức cũng khác. Cá biệt có quán bán tô phở với thịt bò Kobe và giá đến 850 nghìn đồng ở Hà Nội , phở thố đá với thịt bò 7 loại, bò Kobe và nấm truffle đen giá 100 USD ở Thành phố Hồ Chí Minh hoặc tô phở AnQi tại nhà hàng Tiato ở California với thịt bò Kobe loại A 5 Wagyu đắt nhất, tôm hùm xanh cực hiếm, nấm truffle alba trắng loại tốt, nước dùng nấu bằng gan ngỗng béo và giá khởi điểm 5.000 đô la để từ thiện một bệnh viện trẻ em. Những người Việt Nam vượt biên sau Chiến tranh Việt Nam và định cư ở các nước phương Tây đã làm cho phở được biết đến ở nhiều nơi trên thế giới. Đã có nhiều nhà hàng phở ở Hoa Kỳ, Pháp, Úc và Canada. Những người Việt Nam đi du học, xuất khẩu lao động ở các nước thuộc Khối xã hội chủ nghĩa, rồi định cư cũng mang phở đến khu vực Đông Âu như các nước Nga, Ba Lan và Cộng hòa Séc. Phở đã dần lan tỏa sang cộng đồng người Hoa Kỳ. Phần lớn quán phở Việt ở Mỹ dùng bánh phở khô chứ không dùng bánh phở tươi như ở Việt Nam vì lý do dễ bảo quản. Phở rất phổ biến ở California đặc biệt ở vùng Little Saigon, được nhiều người, nhiều giới biết đến. Tại đây có quán cũ đã mở hơn 40 năm, có quán mới vài ba năm. Quán có những tên bằng số như phở 54, phở 45, phở 86. Quán mang những cái tên lạ như phở Lú, phở Tàu Bay, hoặc những tên rất Việt Nam như phở Nguyễn Huệ, phở Quang Trung. Còn nhiều tiệm khác tuy không có chữ "phở" ở bảng hiệu nhưng không hề thiếu món ăn đặc thù Việt Nam này.Không chỉ có người Việt nấu phở mà cả người Hoa Kỳ cũng mở quán phở. Năm 1990, một đầu bếp người Hoa Kỳ có tên Didi Emmons đã tự mở quán phở đầu tiên ở thành phố Cambridge, Massachusetts, và rồi nhanh chóng lan tỏa ra nhiều bang nước Hoa Kỳ. Riêng tại Hoa Kỳ, thống kê không chính thức năm 2005 cho biết doanh thu các cửa hàng phở Việt Nam trên toàn Hoa Kỳ lên tới khoảng 500 triệu USD một năm.Tháng 5 năm 2009, ông Nguyễn Trọng Thìn - chủ quán phở thìn Lò Đúc (Hà Nội), nhận được thư mời của một giám đốc người Hàn Quốc cho biết muốn mở phở Việt tại Seoul. Sau khi tiếp nhận kỹ thuật nấu phở của ông Thìn, phía Hàn Quốc đã đề nghị ông hợp tác mở quán phở tại Seoul, nhưng vì việc kinh doanh ở nhà nên ông đã từ chối và tặng lại công thức nấu để họ tự hoạt động và họ đã mở hai tiệm Pho Tang (Phở Tặng - với hàm ý phở nấu từ công thức do người Việt Nam tặng). Năm 2019, Phở Thìn Lò Đúc đã xuất hiện ở nước ngoài tại Tokyo, Nhật Bản và Melbourne, Úc. Phở 24 là thương hiệu Việt Nam đầu tiên tiến hành nhượng quyền kinh doanh cửa hàng phở và đã xây dựng được hệ thống khoảng hơn 20 cửa hàng phở ở ngoài Việt Nam, tập trung chủ yếu ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (từ năm 2003 - 2011). Từ cửa hàng nhượng quyền đầu tiên ở Jakarta năm 2005, Phở 24 đã có mặt tại rất nhiều thành phố lớn trên thế giới như Seoul, Hồng Kông, London, Melbourne... Năm 2006, PGS.TS Trần Doãn Sơn (Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) đã sáng chế thành công máy làm bánh phở tươi kiểu one touch - một nút nhấn xuất sang Hoa Kỳ, đầu này cho bột vào, đầu kia ra bánh phở tươi chỉ trong năm phút. Tháng 1 năm 2007, công ty Imperial (Hoa Kỳ) ký nhập khẩu bảy máy với giá 6.500 USD/máy. Từ năm 2012 trở lại đây, hệ thống nồi ninh nước phở đã được hiện đại hóa bằng công nghệ cao với sự hỗ trợ của ngành điện tử - tin học. Hệ thống nồi inox liên hoàn được áp dụng cho ra đời các kiểu nồi hầm ninh bán tự động hoặc hoàn toàn tự động. Loại cao cấp hoàn toàn tự động còn có chương trình mô phỏng chế độ ninh xương truyền thống tự điều tiết nhiệt lượng, thời gian ninh cho chất lượng nước dùng rất cao. Hệ thống còn có van xả giúp rửa, vệ sinh nồi sạch sẽ.